Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN Một số giải pháp giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng và trốn học giữa buổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.94 KB, 8 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỶ LỆ HỌC SINH BỎ HỌC GIỮA
CHỪNG VÀ TRỐN HỌC GIỮA BUỔI"
Cần có hệ thống giải pháp đồng bộ, qui trình tổ chức thực hiện chặt chẽ, xuyên
suốt năm học để quản lý, giáo dục học sinh vi phạm nội vi, có nguy cơ bỏ học,
nhằm góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng và trốn học giữa buổi
I/ Mục đích đề tài:
Đưa ra hệ thống giải pháp; qui trình tổ chức thực hiện xuyên suốt năm học để quản
lý, giáo dục HS vi phạm nội qui, có nguy cơ bỏ học và bỏ học, nhằm góp phần giảm tỷ
lệ HS bỏ học giữa chừng.
II/ Mô tả giải pháp:
1/ Mô tả giải pháp:
* Những hạn chế trong nhà trường thường gặp:
+ Một số giáo viên chưa có biện pháp giáo dục cụ thể để đạt hiệu quả cho từng đối
tượng học sinh trốn học giữa buổi; bỏ học giữa chừng.
+ Phối kết hợp giữa Ban giám hiệu với các đoàn thể trong nhà trường; giữa nhà
trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh chưa chặc chẽ,
thiếu đồng bộ.
* Những ưu điểm chính của giải pháp mới:
+ Các giải pháp được thực hiện có hệ thống, xuyên suốt cả năm học.
+ Tạo các biểu mẫu giúp cán bộ giáo viên, chủ động trong việc nắm bắt thông tin,
xử lý thông tin và quản lý chắc những học sinh có dấu hiệu vi phạm, học sinh yếu kém
có nguy cơ bỏ học dẫn đến bỏ học giữ chừng.
+ Nội dung của các giải pháp đã phát huy được chức năng, nhiệm vụ của các tổ
chức trong và ngoài nhà trường; của mỗi cán bộ giáo viên trong việc tăng cường tinh
thần trách nhiệm; tạo thành sức mạnh tổng hợp trong việc giáo dục đạo đức, kịp thời
ngăn chặn học sinh bỏ học giữa chừng.
2/ Nội dung giải pháp:
2.1/ Xây dựng một số qui định và hệ thống biểu mẫu để quản lý, giáo dục học
sinh vi phạm, nguy cơ bỏ học:


2.1.1/ Một số qui định: 5 qui định
* Giáo viên cần nắm vững về quá khứ, hoàn cảnh cụ thể từng em, hỏng kiến thức
nào, cần hiểu cặn kẽ các sự việc để lựa chọn phương pháp giáo dục thích hợp, khi các
em có khuyết điểm.
* Giáo viên cần phát huy những ưu điểm, những năng lực sở trường hiện có; khơi
dậy những phẩm chất tốt, lòng tự trọng của học sinh để các em tự sửa sai cho mình.
* Giáo viên cần phải có giải pháp giáo dục từng em cụ thể, không áp dụng tràn lan
một biện pháp giáo dục với nhiều học sinh hoặc nhiều lần đối với một học sinh.
* Giáo viên cần phải tin vào sự tiến bộ của các em; không định kiến, không nhắc lại
lỗi lầm cũ khi cần uốn nắn các hành vi sai trái; không lên án, xúc phạm đến nhân cách
của các em.
* Tất cả CBGV thực hiện nghiêm túc qui trình của các giải pháp đã đề ra xuyên
suốt cả năm học.
2.1.2/ Hệ thống biểu mẫu quản lý:

2.2/ Qui trình tổ chức quản lý, giáo dục HS:
2.2.1/ Nội dung thực hiện vào cuối năm học:
+ Tổng hợp; xử lý thông tin của các biểu mẫu. (Biểu mẫu 1;2).
+ Xây dựng triển khai kế hoạch quản lý, giáo dục trong thời gian nghỉ hè cho đối
tượng học sinh yếu, kém; có nguy cơ bỏ học.
2.2.2/ Nội dung thực hiện trong thời gian hè:
+ Phối hợp với Đoàn thanh niên xã, tổ chức quản lý và có kế hoạch hoạt động trong
thời gian học sinh nghỉ hè.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch thời gian hè và triển khai kế hoạch thực hiện vào đầu
năm học đến
2.2.3/ Nội dung thực hiện vào đầu năm học:
+ Đầu năm học Ban giám hiệu bàn giao biểu mẫu 2 cho giáo viên chủ nhiệm mới.
+ Sau khi có kết quả Khảo sát chất lượng đầu năm, GVCN lập danh sách HS yếu
(Biểu mẫu 3)
+ Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đăng ký quản lý, giáo dục học sinh có

dấu hiệu vi phạm và có nguy cơ bỏ học.
+ Thiết lập các biểu mẫu theo dõi học sinh trong năm học (Biểu mẫu 4;5).
+ Tổ chức các lớp cam kết: “Lớp an toàn; không vi phạm nội qui”
+ Bồi dưỡng cho cán sự lớp; đội cờ đỏ về cách quản lý lớp; thực hiện các qui định
nhà trường.
+ Thông qua họp phụ huynh học sinh đầu năm, tham mưu xây dựng quĩ Khuyến
học trong nhà trường, nhằm hổ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn và Qui chế phối
hợp giữa nhà trường với gia đình để giáo dục con em.
2.2.4/ Nội dung thực hiện vào giữa học kỳI:
+ Tổ chức kiểm tra, đối chiếu, so sánh kết quả với đầu năm mà giáo viên đã đăng
ký giáo dục.
+ Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách học sinh chưa tiến bộ về hạnh kiểm (Biểu
mẫu 6).
+ Phối hợp với Công an xã, huyện GD học sinh chậm tiến (Tư vấn, trợ giúp pháp lý
cho các em).
2.2.5 Nội dung thực hiện xuyên suốt năm học:
+ Đối với GVCN:
- Xây dựng giải pháp giaó dục học sinh vi phạm, có nguy cơ bỏ học cụ thể từng em.
- Qui định và yêu cầu cơ bản của tiết sinh hoạt lớp; khi vận động HS bỏ học trở lại
trường, lớp.
+ Đối với GVBM:
- Cải tiến phương pháp giảng dạy trong giờ lên lớp; quan tâm thiết thực đối tượng
HS yếu, kém.
- GD đạo đức HS thông qua các bộ môn giảng dạy; coi trọng môn hoạt động ngoài
giờ lên lớp.
+ Đối với lãnh đạo trong nhà trường:
- Ban giám hiệu phối hợp với các tổ chức trong nhà trường thực hiện công tác kiểm
tra các nội dung, yêu cầu đã qui định; kịp thời sơ kết, đánh giá trong các buổi sinh
hoạt.
- Phối hợp với các chính quyền địa phương để hạn chế học sinh sa vào các trò chơi,

các dịch vụ vi tính.
3/ Khả năng áp dụng:
+ Hệ thống các giải pháp đều có tính khả thi và đạt hiệu quả trong nhà trường phổ
thông.
+ Giải pháp đã có tác động tốt trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi
đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
4/ Hiệu quả sử dụng:
+ Tạo nề nếp, kỷ cương trong nhà trường; từng bước nâng cao chất lượng dạy và
học; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; tỷ lệ học sinh trốn học giữa buổi và bỏ
học giữa chừng giảm hẳn.
* Năm học: 2005 – 2006 tỷ lệ học sinh bỏ học 1,9%
* Năm học: 2006 – 2007 tỷ lệ học sinh bỏ học 1,6%
* Năm học: 2007 – 2008 tỷ lệ học sinh bỏ học 1%

×