Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN nghiên cứu tìm hiểu một số giải pháp nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức trong hoạt động thể dục thể thao cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.32 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC TRONG
HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO
CHO HỌC SINH THPT

Người thực hiện: Lê Văn Bảo
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Giáo dục thể chất

THANH HOÁ NĂM 2021
0


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU

Trang

1.1 Lí do chọn đề tài ...............................................................................................2
1.2 Mục đích nghiên cưú ........................................................................................3
1.3 Đối tượng nghiên cưú........................................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cưú .................................................................................3
1.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ...................................................3
1.4.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm ....................................................................3
1.4.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm ......................................................................3


1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...............................................................3
1.4.5. Phương pháp toán học thống kê ......................................................................3
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:................................................................................................4
2.1.1 Cơ sở lí luận chung.......................................................................................4
2.1.2. Đặc điểm về giáo dục phẩm chất đạo đức trong thể thao ở trường THPT
...............................................................................................................................5
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY HỌC MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG THPT
................................................................................................................................... 6
2.2.1. Thực trạng vấn đề q trình dạy học mơn thể dục của giáo viên ....................6
2.2.2. Thực trạng về việc thực hiện các giải pháp nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức
trong hoạt động TDTT của học sinh THPT ..............................................................6
2.2.3. Nguyên nhân của những hành vi thiếu đạo đức trong hoạt động TDTT của
học sinh THPT .......................................................................................................... 7
2.3. TÌM HIỂU, ỨNG DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT ...........................................7
2.3.1. Tìm hiểu một số giải pháp nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh
THPT......................................................................................................................... 7
2.3.2. Phương pháp thực hiện một số giải pháp nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức
cho học sinh THPT....................................................................................................8
2.3.2.1. Giải pháp tức thời ........................................................................................8
2.3.2.2. Giải pháp lâu dài ..........................................................................................8
2.4. Hiệu quả các giải pháp .....................................................................................11
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận............................................................................................................... 13
2. Kiến nghị............................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................14

1



I. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thể dục Thể thao trong nhà trường THPT là một trong những công tác rất
quan trọng trong giai đoan hiện nay, nhằm bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện thế
hệ trẻ trở thành con người phát triển tồn diện, có sức khỏe tốt, thể chất cường
tráng, tâm hồn sáng suốt, minh mẫn để học tập tốt, lao động tốt, sẵn sàng tham
gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Việc giảng dạy bộ môn thể dục trong nhà trường phổ thông luôn được ngành
GD & ĐT quan tâm đặc biệt, cũng xuất phát từ tầm quan trọng, vị trí và mục
tiêu của mơn học mà cần phải thực hiện tốt công tác chuyên môn, từ xây dựng
đội ngũ giáo viên đến cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và
học bộ môn.
Hoạt động thể dục thể thao đang phát triển rộng khắp trên mọi miền của đất
nước với nhiều hình thức tập luyện khác nhau đã đem lại sự say mê, hứng thú và
bổ ích cho người tập. Hiện nay phong trào tập luyện TDTT ở nước ta đang phát
triển mạnh mẽ về cả số lượng lẫn chất lượng và đã đạt nhiều thành tích cao trong
khu vực cũng như trên tồn thế giới.
Là một trường THPT đóng trên địa bàn thuộc miền núi đời sống kinh tế còn
nhiều khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nắng gắt, mưa nhiều...Đây là
những yếu tố gây trở ngại cho công tác TDTT.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua huyện Thạch Thành nói chung, các
trường THPT trên địa bàn nói riêng phong trào tập luyện và thi đấu thể thao
ngày càng được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, thường
xuyên tổ chức giải và thành lập các câu lạc bộ nhằm thu hút rất nhiều tầng lớp
nhân dân tập luyện, đặc biệt là các em học sinh ngày càng u thích mơn học
hơn. Những năm qua học sinh của trường đã tham gia thi đấu giải cấp huyện,
tỉnh đạt kết quả khá cao. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện và thi đấu các mơn
thể thao, ngồi việc thực hiện các Kỹ - Chiến - Thuật thì những biểu hiện về tâm
lý và hành động phi thể thao vẫn cịn xảy ra, điều đó đã làm ảnh hưởng không

nhỏ đến kết quả thi đấu. Đặc biệt là làm mất đi hình ảnh của nền thể thao nước
nhà trong mắt của bạn bè quốc tế.
Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu tìm hiểu một số giải pháp nhằm giáo dục
phẩm chất đạo đức cho học sinh trong tập luyện và thi đấu thể thao luôn là
những trăn trở của đội ngũ giáo viên Thể dục, HLV và những người làm công
tác TDTT.
Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt trên, cũng như để góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy bộ môn Thể dục và công tác bồi dưỡng HSG TDTT của ngành nói
chung và trường THPT nói riêng. Cùng với điều kiện và khả năng cho phép, tôi
quyết định chọn đề tài:
“Nghiên cứu tìm hiểu một số giải pháp nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức
trong hoạt động thể dục thể thao cho học sinh THPT”.
2


1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tơi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích là nhằm xác định, tìm hiểu
và ứng dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thể
dục và công tác bồi dưỡng HSG TDTT.
- Đối với giáo viên
Nhằm giúp giáo viên trau dồi thêm về các Kỹ - Chiến - Thuật, tâm lý giáo dục
và phẩm chất đạo đức nhà giáo, đồng thời qua đó nhằm khơng ngừng đổi mới
phương pháp giáo dục để nâng cao hiệu quả dạy học, xứng đáng là tấm gương
sáng cho học sinh noi theo.
- Đối với học sinh
Thông qua những biện pháp giáo dục của giáo viên, học sinh nắm và thực
hiện loại bỏ những thói quen xấu, hành động phi thể thao để xây dựng tinh thần
luyện tập và thi đấu thể thao chân chính, trung thực và cao thượng.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CƯÚ
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THPT Thạch Thành 1

Hình thành phát triẻn tinh thần luyện tập và thi đấu thể thao chân chính, trung
thực và cao thượng, loại bỏ những thói quen xấu, hành động phi thể thao.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
1.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Từ các kênh thơng tin truyền hình, báo chí cũng như từ thực tế giảng dạy
chúng tôi thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
1.4.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
Trong q trình nghiên cứu, tơi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tận
dụng trí tuệ, hiểu biết và kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, quý thầy cô giáo
bộ môn để lựa chọn các giải pháp giáo dục.
Đối tượng phỏng vấn của tôi là 20 giáo viên đang làm công tác giảng dạy
1.4.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Tôi sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả các giải pháp đã lựa
chọn, nhằm kiểm tra thành tích chung của các học sinh trước và sau khi thực
nghiệm
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm so sánh song
song nhằm kiểm định tính thực tiễn, hiệu quả và khoa học của những giải pháp
đã lựa chọn.
1.4. 5. Phương pháp toán học thống kê
Là phương pháp được sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu đã thu được
của quá trình nghiên cứu nhằm so sánh thống kê và đánh giá.

3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:

2.1.1. Cơ sở lí luận chung
Theo một số nhà nghiên cứu ở lứa tuổi này tâm sinh lý và trình độ nhận thức
đang đạt tới sự hoàn thiện. Với sự phát triển bùng nổ của thời đại công nghệ
thông tin, do thường xuyên được tiếp cận với các trang mạng xã hội và thu nhận
một khối lượng lớn thông tin về cuộc sống xung quanh nên sự phát triển về tâm
lý và nhận thức bộc lộ rõ nét. Các em thường tỏ ra quan tâm đến nhau nhiều
hơn, tự tin hơn, quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề xung quanh của cuộc sống,
chính vì thế nhu cầu được giao tiếp, trao đổi học hỏi, chia sẻ lẫn nhau, thậm chí
là tranh luận cũng phát triển mạnh.
Trong các mối quan hệ thì mối quan hệ giao tiếp bạn bè ln chiếm vị trí quan
trọng. Trong q trình học tập khơng phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ, hành vi
hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao
tiếp giữa thầy - trò và giữa trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác trên con đường
chiếm lĩnh nội dung học tập.
Trí tuệ ở tuổi này phát triển mạnh, năng lực quan sát trở nên sâu sắc và nhạy
bén, các em khơng cịn ghi nhớ các sự vật hiện tượng một cách máy móc mà đã
biết tổng hợp, so sánh, phân tích tư duy, ghi nhớ có chủ định nâng cao, đồng thời
giữ vai trò ghi nhớ logic, trừu tượng và ghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng lên rõ
rệt. Trong các giờ học, các em cũng muốn giáo viên đánh giá đúng khả năng của
mình trong các hoạt động cũng như tập luyện. Hầu hết các em có tính tự trọng
cao, ln có xu hướng bảo vệ những ý kiến, những suy nghĩ độc lập của mình.
Đa số các em có tính tích cực cao, thích các hoạt động tập thể, sẵn sàng tham gia
công việc chung. Đó là những biểu hiện ban đầu của sự trưởng thành.
Ở lứa tuổi này các em rất năng động nên khi tổ chức học tập ngoài trời phải tổ
chức và có tính kỷ luật tốt, nếu khơng rất khó để đảm bảo giờ học. Trong hoạt
động nhóm tính cách mỗi cá nhân được bộc lộ, nhất là trong hoạt động TDTT,
cũng vì vậy được uốn nắn phát triển tình bạn, tinh thần tương trợ, đoàn kết.
Từ những cơ sở tâm, sinh lý nêu trên, nên trong quá trình tập luyện và thi đấu
thể thao giáo viên cần phải mẫu mực, nghiêm túc trong giờ học. Nội dung giảng
dạy cần phải phong phú. ngoài việc giảng dạy Kỹ - Chiến - Thuật giáo viên cần

chú trọng đến công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Với những đặc điểm về tâm, sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh ở lứa
tuổi này thì việc lựa chọn ứng dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục là có ý nghĩa thiết thực.
Đạo đức nói chung đó là phẩm chất tốt đẹp mà con người có được nhờ tu
dưỡng theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, nó quy định
cách hành xử, mối quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. "Đạo
đức cách mạng là bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm cơng việc gì, đều khơng sợ
khó, khơng sợ khổ, đều một lịng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của
nhân dân”(lời dạy của Bác Hồ tại Đại hội lần thứ III Đoàn TNLĐVN ngày
4


24/3/1961). Đạo đức của cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, trọng tài,
VĐV thể thao và những người hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao phải là
đạo đức cách mạng. Tiêu chuẩn đạo đức ấy được xây dựng dựa trên những
chuẩn mực về cách hành xử giữa người với người trong các hoạt động thể thao
theo nguyên tắc đoàn kết - trung thực - cao thượng.
Những người hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao trước hết là một công
dân phải nhận thức rõ và thực hiện tốt trách nhiệm cơng dân của mình đối với
Tổ quốc, Dân tộc và cộng đồng xã hội. Phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ
trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã được thể chế
hoá bằng luật và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, trong đó có rất nhiều
quy định điều chỉnh các hành vi về các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng
vơ tư như vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phịng, chống tham
nhũng; chống tham ô, cửa quyền hách dịch, lười biếng, ỷ lại, cá nhân, ích kỷ…
Pháp luật về thể dục, thể thao có những quy định về cách hành xử, mối quan
hệ giữa những người tham gia hoạt động thể thao cần được khuyến khích mà
trong thực tiễn đó là những cử chỉ, hành vi mang tính chơi đẹp “FAIRPLAY”
giúp đỡ lẫn nhau một cách vơ tư, thực chất; đó là những hành vi đạo đức thể

hiện lòng yêu nghề say mê học tập để nâng cao trình độ; tinh thần tận tụy sẵn
sàng vượt qua khó khăn vì học sinh và VĐV.
Luật Thể dục, thể thao, Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao và các văn bản quy
phạm pháp luật khác quy định nhiều nội dung về đạo đức và giáo dục đạo đức
cho cán bộ, trọng tài, VĐV thể thao như: Đối với VĐV thể thao thành tích cao,
điều 32 quy định tại khoản 1 điểm e là, chấp hành quy định của luật thi đấu thể
thao và điều lệ giải thể thao; khoản 3 là, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo
đức; nâng cao ý chí, lịng tự hào dân tộc.
Một điều hiển nhiên, người có đạo đức tốt là người khơng có những hành vi
vi phạm pháp luật do lỗi cố ý gây ra, nhưng có thể có hành vi vi phạm pháp luật
do thiếu hiểu biết gây ra (lỗi vô ý). Bởi vậy, cần hiểu biết pháp luật và nâng cao
trình độ chun mơn để hạn chế thấp nhất và loại bỏ được những vi phạm pháp
luật đáng tiếc do lỗi vô ý gây ra.
2.1.2. Đặc điểm về giáo dục phẩm chất đạo đức trong thể thao ở trường
THPT
Để tập luyện và thi đấu ở bất kì một mơn thể thao nào người tập phải nắm
được đầy đủ, chính xác của các kỹ thuật của mơn thể thao đó. Từ đó ngày càng
nâng cao trình độ tập luyện của mình, đưa các động tác kỹ thuật được hồn thiện
tới mức tự động hóa để làm tiền đề cho việc áp dụng chiến thuật trong thi đấu
một cách có hiệu quả.
Trong thể thao, ngồi việc thực hiện kỹ thuật động tác, vấn đề giáo dục tâm lý
và phẩm chất đạo đức cũng là một trong những nhân tố rất quan trọng. Giáo dục
phẩm chất đạo đức trong tập luyện và thi đấu thể thao là một q trình sư phạm
nhằm tác động một cách có hệ thống vào khả năng, chức phận của cơ thể học
sinh để phát triển con người toàn diện và hướng tới thể thao thành tích cao. Đặc
5


trưng của q trình này là hướng học sinh thơng qua các giải pháp với các hình

thức và các phương tiện quan trọng khác, giúp cho quá trình dạy học được hiệu
quả cao.
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh cần kết hợp chặt chẽ với việc phát
triển Thể lực – Kỹ - Chiến - Thuật cho học sinh.
Trong học tập và thi đấu thể thao, những biểu hiện về hành vi phi thể thao là
một trong những vấn đề làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến thành tích và danh dự
của cả cá nhân và tập thể.
2.2. Thực trạng việc giản dạy môn Thể dục ở nhà trường
2.2.1. Thực trạng về q trình dạy học mơn thể dục của giáo viên
Trường THPT Thạch Thành 1, tổ chuyên môn hiện có 5 giáo viên tham gia
giảng dạy, đa số các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, về cơ sở vật chất và
trang thiết bị dạy học chưa được đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng cho nên nó
ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc dạy và học.
Bên cạnh đó, nhận thức của học sinh, phụ huynh và một số bộ phận giáo viên
các mơn học khác về vai trị của môn thể dục cũng chưa được chú trọng, chỉ
nghĩ đây là môn học phụ và chỉ xếp loại không tính điểm.
Nội dung và phân phối chương trình ở bậc THPT tuy có được nhiều học sinh
u thích, song việc học và tập luyện bộ mơn cịn phụ thuộc vào rất nhiều về khí
hậu thời tiết và trang thiết bị.
Do đặc thù bộ môn học trái buổi, thời tiết nắng gắt, mưa nhiều, phương tiện đi
lại, địa hình cách trở gặp nhiều khó khăn nên học sinh vắng học nhiều.
Đa số các em là người đồng bào dân tộc thiểu số trong vấn đề giao tiếp các
em còn rất lúng túng, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, ngôn từ vụng về, thậm chí
các em cịn nói tục, chửi thề rất nhiều, đơi khi có những hành động q khích...
và rất dễ bị người xấu lôi kéo.
2.2.2. Thực trạng về việc thực hiện các giải pháp nhằm giáo dục phẩm
chất đức trong hoạt động TDTT của học sinh THPT
Qua quá trình điều tra, thu thập thông tin và theo dõi các em học sinh tham
gia tập luyện và thi đấu tập trong các tiết học, tổ chức giải thi đấu thể thao cấp
trường, tham gia các giải thể thao cấp huyện, tỉnh. Cùng với phương pháp phỏng

vấn, tọa đàm với các giáo viên, huấn luyện viên đang giảng dạy và huấn luyện
trên địa bàn tồn tỉnh, tơi đã thu thập được một số biểu hiện và hành vi phi thể
thao như sau:
Bảng I: Bảng thống kê những biểu hiện và hành vi phi thể thao
Mức độ
TT
Hành vi
Ít xảy Thỉnh Thường
ra
thoảng xuyên
1 Nói tục chửi thề
X
2 Các hành vi khiếm nhã
X
3 Có hành vi bạo lực
X
4 Có lời lẽ hoặc hành động phản đối lại quyết
X
định của trọng tài
6


5

Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất kỳ
X
người nào khác
6 Dùng lời lẽ hoặc hành động xúc phạm, sỉ nhục
X
hoặc lăng mạ

7 Cá độ tỉ số bóng đá
X
8 Sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia...)
X
9 Gian lận trong hoạt động thi đấu thể thao
X
2.2.3. Nguyên nhân của những hành vi thiếu đạo đức trong hoạt động
TDTT của học sinh THPT
Từ thực trạng trên chúng tơi cũng tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn đến những
lỗi về hành vi thiếu phẩm chất đạo đức trong thể thao. Quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu tơi đã thu thập được những nguyên nhân chính như sau:
Bảng II: Bảng thống kê của những nguyên nhân biểu hiện và hành vi
phi thể thao
TT
1

2

Nguyên nhân
- Do vô ý
Khách - Do mặt trái của cơ chế thị trường và tác động của xã hội
quan - Do lối sống buông thả của một số thanh niên lôi kéo rủ rê...
- Do sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi
- Do sự quan tâm giáo dục của cán bộ, giáo viên, HLV và những
người làm công tác TDTT.
Chủ
- Do sự quan tâm giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội
quan
- Do Kỹ - Chiến - Thuật chưa thuần thục
- Do ý thức tự học tập và rèn luyện của một số học sinh còn thấp


2.3. TÌM HIỂU, ỨNG DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT
2.3.1. Tìm hiểu một số giải pháp nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức cho
học sinh THPT
Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp từ các tài liệu chuyên môn, kết
hợp quan sát, tọa đàm với các giáo viên, HLV và những người làm công tác
TDTT, tôi đã thu thập được một số giải pháp thường được sử dụng trong giảng
dạy, huấn luyện và giáo dục về phẩm chất đạo đức trong học tập và thi đấu
TDTT bao gồm:
Bảng III: Bảng thống kê những giải pháp nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức
cho học sinh THPT
TT
1

Giải pháp
Giải
pháp
tức
thời

- Khích lệ
- Khen thưởng
- Nêu gương, biểu dương
- Sử phạt
7


- Huấn luyện Kỹ - Chiến - Thuật thuần thục và tâm lý ổn định
- Đổi mới phương pháp giảng dạy và huấn luyện

Giải - Tổ chức thi đấu và tham gia thi đấu các giải có tính chất khác
pháp nhau.
2
lâu - Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường
dài trong quản lý giáo dục
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn GDCD,
GDQP...trong giảng dạy và giáo dục.
2.3.2. Phương pháp thực hiện một số giải pháp nhằm giáo dục phẩm chất
đạo đức cho học sinh THPT
2.3.2.1 Giải pháp tức thời
- Khích lệ: Giáo dục bằng cách cho học sinh tìm hiểu một số câu tục ngữ,
khẩu hiệu, về thể dục thể thao:
+ "Sức khỏe là vàng"
+ "Người có sức khỏe có trăm ngàn ước muốn, người khơng có sức khỏe chỉ
có một ước muốn đó là mình có sức khỏe"
+ "Có cơng mài sắt, có ngày nên kim"
+ "Nói khơng với phân biệt chủng tộc" tại Would cup 2010.
+ "Thể thao đoàn kết thế giới"
+ Khẩu hiệu Olympic "Nhanh hơn, cao hơn, xa hơn".
- Khen thưởng: Đối với những cá nhân và tập thể đạt thành tích cao trong hoạt
động TDTT sẽ được tặng thưởng về vật chất cũng như tinh thần. Bên cạnh đó
việc đánh giá giờ học cũng được giáo viên xếp loại Tốt.
- Nêu gương, biểu dương: Giáo dục học sinh bằng cách thơng qua những hình
ảnh đẹp, gương tiêu biểu, phấn đấu rèn luyện, vượt lên số phận trong hoạt động
Thể dục thể thao, lấy ví dụ cụ thể trên báo đài, các phương tiện truyền thông
giúp các em hiểu rõ tinh thần thể thao cao thượng. Biểu dương những học sinh
có tinh thần học tập tốt, rèn luyện tốt, tuyên dương những học sinh là VĐV của
trường tham gia các giải thể thao các cấp tổ chức.
- Sử phạt: Trong thể thao nếu vi phạm sẽ bị xử lý tùy theo mức độ từ nhắc nhở
đến truất quyền thi đấu hoặc tước danh hiệu thậm chí bị truy cứu trách nhiệm

hình sự.
Đối với học sinh sẽ bị xử lý kỷ luật từ kiểm điểm, phê bình, nhắc nhở, cảnh
cáo đánh giá hạnh kiểm cuối kỳ cuối năm thậm chí buộc thơi học nếu vi phạm
nặng.
Cùng với những giải pháp tức thời, việc đánh giá giờ học cũng luôn được
quan tâm, tinh thần thái độ học tập và rèn luyện được đánh giá trong từng tiết
học, từng bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, học kỳ và cả năm học.
2.3.2.2 Giải pháp lâu dài
2.3.2.2.1 Đổi mới phương pháp giảng dạy và huấn luyện
Phương pháp dạy học tích cực: Là phương pháp dạy học giúp học sinh phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự
học, tinh thần tự giác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống trong học
8


tập, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Từ đó
tạo niềm vui hứng thú trong học tập, đem lại kết quả cao trong công tác giảng
dạy, học tập và thi đấu thể thao.
Một số phương pháp dạy học tích cực được đề xuất để tích hợp giáo dục
phẩm chất đạo đức cho học sinh trong q trình giảng dạy mơn Thể dục.
Phương pháp dạy học nhóm: Là phương pháp dạy học tích cực, giáo viên trở
thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập để học sinh
chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kỹ năng thái độ
theo yêu cầu của chương trình.
Hoạt động nhóm là một hoạt động giúp cho từng thành viên bộc lộ ý kiến, suy
nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, xây dựng phát
triển tình bạn, ý thức cộng đồng, nâng cao ý thức kỹ luật, tinh thần tương trợ
hợp tác..., thông qua dạy học nhóm, xây dựng mơ hình hợp tác trong xã hội để
học sinh quen dần với sự phân công, hợp tác xã hội.
Thực tế trong công tác giảng dạy, giáo viên thể dục vẫn tổ chức cho học sinh

dưới hình thức tập luyện phân nhóm, nhưng nhằm mục đích chính là để giải
quyết các nhiệm vụ khác nhau của một bài học, hoặc để đảm bảo lượng vận
động của các nhóm đối tượng học sinh…mà chưa chú trọng đến mục đích giáo
dục kỹ năng làm việc nhóm của các em. Vậy, cái thiếu sót ở đây khơng phải là
giáo viên khơng làm, mà có làm nhưng khơng nhận ra. Do đó để tích hợp giáo
dục phẩm chất đạo đức cho học sinh thì ngồi nhiệm vụ tổ chức cho học sinh tập
luyện theo nhóm để giải quyết các nội dung bài học. Người giáo viên cần chú
trọng giáo dục các em các kỹ năng hợp tác nhóm, giải quyết các mâu thuẫn,
xung đột trong nhóm, kiểm sốt cảm xúc cá nhân, thể hiện sự cảm thông với các
bạn có kỹ năng vận động yếu, lắng nghe tích cực để sửa sai, tìm kiếm sự hỗ trợ
từ mọi người khi gặp trở ngại khó khăn…
Phương pháp trị chơi: Trị chơi đã và đang thỏa mãn nhu cầu khác nhau của
con người về vui chơi, giải trí, nhận thức, về phát triển thể chất cũng như tinh
thần, song ý nghĩa cơ bản của trò chơi là ý nghĩa sư phạm. Cụ thể từ lâu nó đã là
một trong những phương tiện và phương pháp cơ bản của giáo dục thể chất. Có
thể nói phương pháp trị chơi là một phương pháp tổng hợp vận động, nó cho
phép hồn thiện ở mức độ lớn nhất các phẩm chất thể lực và trí tuệ. “Trị chơi
hóa” trong các buổi tập sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để giải quyết một cách sinh
động và có hiệu quả các nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong nhà trường, đặc
biệt là giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Ngồi những trị chơi được giới thiệu trong chương trình thể dục, thì việc lồng
ghép tổ chức một số trò chơi dân gian vào nội dung bài học cũng là một giải
pháp hay và cần thiết, góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tạo nên
môi trường học tập vô cùng thân thiện, học sinh hứng thú, tích cực và tự giác
trong học tập.
2.3.2.2.2 Tổ chức thi đấu và tham gia thi đấu các giải có tính chất khác
nhau.
9



Phương pháp thi đấu: Trong lĩnh vực giáo dục thể chất thì phương pháp thi
đấu được sử dụng rộng rãi trong q trình tiến hành buổi tập để kích thích sự
hứng thú và tính tích cực thực hiện các buổi tập riêng lẻ, cũng như tiến hành với
các hình thức độc lập như thi - kiểm tra.
Đặc trưng của phương pháp thi đấu là tất cả các hoạt động của học sinh đều
phụ thuộc vào nhiệm vụ chiến thắng đối phương và phải tuân thủ theo các điều
luật, điều lệ đã đặt ra. Chính nhiệm vụ đó là nhân tố kích thích tính sáng tạo và
tính tích cực của học sinh. Để giành lấy thứ bậc và thành tích cao, học sinh phải
thể hiện một cách lớn nhất các phẩm chất thể lực, tâm lí, trình độ kỹ thuật, chiến
thuật tốt nhất. Do đó, phương pháp thi đấu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc
giáo dục đạo đức, ý chí. Vì vậy, phương pháp thi đấu chỉ giữ đúng vai trị của
mình đối với việc giáo dục đạo đức, tính cách cho học sinh trong điều kiện có sự
hướng dẫn sư phạm đúng đắn của người giáo viên.
Phương pháp đấu tập và thi đấu là tổ chức cho các em vận dụng các kỹ thuật
đã học vào thực tế, vận dụng các điểm luật vào đấu tập và tập làm cơng tác trọng
tài, và đó cũng là biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng, kỹ xảo vận động, tinh thần
đoàn kết cho các em, để cho học sinh cơ hội tự giải quyết vấn đề, thấy được
điểm mạnh - yếu của mình. rèn luyện nâng cao sức khỏe, ngồi ra tạo khơng khí
vui chơi, rèn luyện thể lực.
Trong q trình dạy học, việc giao nhiệm vụ, tạo tình huống cho học sinh tự
quản, chỉ huy và cơ hội tham gia trong đánh giá, cho điểm các bạn cũng là một
giải pháp giúp các em học sinh hình thành các kỹ năng xác định giá trị, thể hiện
sự tự tin, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kiên định, ra quyết định và quản lý
thời gian….
2.3.2.2.3 Huấn luyện Kỹ - Chiến - Thuật thuần thục và tâm lý ổn định
Đối với học sinh là VĐV ngoài việc học tập những kỹ thuật cơ bản trong từng
môn học, VĐV được huấn luyện về mọi mặt: Kỹ thuật, kỹ xảo - Chiến thuật hợp
lý theo từng môn, từng nội dung thi đấu, bên cạnh đó VĐV cịn được trang bị
cho mình một trạng thái tâm lý vững vàng, sẵn sàng thi đấu và đạt thành tích cao
nhất.

Ngồi ra, cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường
trong quản lý giáo dục, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và sử dụng phương
pháp dạy học tích hợp liên mơn như GDCD, GDQP...trong giảng dạy và giáo
dục.
Tóm lại, trên đây chỉ là một số phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng
để tích hợp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh trong quá trình học tập và
thi đấu TDTT. Đặc biệt là trong quá trình giảng dạy bộ mơn Thể dục thì cịn
nhiều phương pháp phong phú và phức tạp khác có thể phối hợp sử dụng một
cách linh hoạt. Muốn giải quyết bất kì một nhiệm vụ sư phạm nào cũng phải dựa
vào nhiều phương pháp khác nhau. Vì vậy, việc vận dụng các phương pháp
giảng dạy phù hợp với từng nội dung tiết học Thể dục là khoa học và cũng là
nghệ thuật. Nó địi hỏi người giáo viên Thể dục khơng những được trang bị và
thực hành thành thạo các phương pháp giảng dạy mà cịn có kỹ năng sống, gần
10


gũi, thân thiện với học sinh và vốn sống phong phú, những trải nghiệm, khó
khăn thử thách trong lĩnh vực hoạt động TDTT và trên hết phải có tấm lịng
nhân hậu.
2.4. Hiệu quả các giải pháp
Việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng một số giải pháp nhằm giáo dục phẩm
chất đạo đức cho học sinh trong giảng dạy môn thể dục tại Trường THPT
Đakrơng cịn khá mới mẻ đối với bản thân tôi cũng như các giáo viên đang cơng
tác tại trường. Vì vậy, những giải pháp nêu trên chỉ mang tính chất cá nhân được
tơi áp dụng trong quá trình giảng dạy và đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong công
tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Với sáng kiến kinh nghiệm của
mình, tơi hy vọng sẽ giúp ích được cho các đồng nghiệp góp phần tham gia có
hiệu quả vào nhiệm vụ giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, đồng thời
cũng góp phần nâng cao hiệu quả của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường THPT Đakrơng để hồn thành thắng lợi

nhiệm vụ năm học.
Sau đây là kết quả đạt được khi tơi áp dụng một số giải pháp tích hợp giáo
dục phẩm chất đạo đức cho học sinh trong giảng dạy môn thể dục tại Trường
THPT Thạch Thành 1:
- Tinh thần, thái độ học tập của học sinh trong lớp được nâng lên, học sinh
tham gia các tiết học tích cực hơn, nhiều học sinh nhút nhát thì có thể tự tin điều
khiển được nhóm, lớp, qua các tiết học lý thuyết và thực hành học sinh tự tin,
năng động hơn, mạnh dạn phát biểu ý kiến, nhận xét, góp ý nhiều hơn… Điều
này được thể hiện qua việc đánh giá, xếp loại các tiết học và hội ý rút kinh
nghiệm sau các tiết dạy của giáo viên bộ môn.
- Minh chứng: 100% các tiết dạy thao giảng, dự giờ đều được xếp loại khá
giỏi, trong đó mục thái độ học tập tích cực của học sinh đều đạt điểm tối đa. Số
học sinh vắng học không phép môn Thể dục giảm rỏ rệt, số tiết học xếp loại khá,
trung bình rất ít. 100% số học sinh cuối năm đều xếp loại Đạt.
- Những em học sinh biết cách giải quyết mâu thuẫn và các xung đột phát sinh
trong và ngoài giờ học làm cho tình trạng các em gây gổ với nhau giảm đáng kể.
- Khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước đây rất
nhút nhát, rụt rè khi phát biểu trong lớp nay tự tin, giản dị hơn, đã dám phát biểu
nhận xét một cách đầy đủ, lưu lốt suy nghĩ của mình khi được yêu cầu phát
biểu ý kiến.
- Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa, văn minh lịch sự hơn trước. Trong giờ
học, giờ ra chơi, hay trong các hoạt động thi đua rất ít khi nghe các em nói tục,
chửi thề, phát ngôn không đúng, các em gọi bạn, xưng tên khá thân thiện…
- Việc học sinh bỏ học môn Thể dục với những lý do khác nhau cũng được
kéo giảm.
+ Cuối năm 100% học sinh xếp loại Đạt, 100% học sinh đạt tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể.
+ Trường học an toàn, tỉ lệ học sinh hút thuốc lá, uống rượu, bia thấp, đặc biệt
là khơng có tệ nạn ma túy.
11



+ Xếp loại hạnh kiểm cuối năm: Học sinh đạt hạnh kiểm Tốt, Khá trên 85%
còn lại là hạnh kiểm trung bình, khơng có học sinh vi phạm vì lỗi đạo đức trong
học tập và rèn luyện về lĩnh vực TDTT.
Qua thống kê khảo sát nhận thức về lỗi hành vi đạo đức sau thời gian tổ chức
thực hiện sáng kiến của học sinh cho thấy học sinh trong trường đã đổi mới về
nhận thức, đổi mới về hành vi, có chuyển biến rất nhiều về những giá trị sống và
kỹ năng sống so với thời điểm chưa thực hiện đề tài.
Trên đây là một số kết quả đạt được khi tơi áp dụng một số phương pháp tích
hợp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh trong giảng dạy môn thể dục tại
trường THPT Thạch Thành 1.
Bằng phương pháp tốn học thống kê, tơi đã xử lý số liệu thu thập được giữa
2 nhóm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm cho thấy sự chênh lệch về tỉ lệ
hành vi biểu hiện. Điều đó có nghĩa là khi áp dụng các giải pháp cho nhóm thực
nghiệm thì chất lượng học tập và rèn luyện của nhóm thực nghiệm cao hơn so
với trước thực nghiệm. Qua đó có thể khẳng định tính thực tiễn và hiệu quả của
các giải pháp đã được xác định và nếu được đầu tư nhiều hơn thì chắc chắn kết
quả thu được sẽ cịn cao hơn nữa.

12


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận để tìm hiểu, vận dụng một số giải pháp nhằm
giáo dục phẩm chất đạo đức trong học tập và thi đấu TDTT ở trường THPT
Thach Thành 1. Từ thực tiễn giảng dạy và huấn luyện cho đội tuyển HSG TDTT
và thi đấu ở các cấp huyện, tỉnh của nhà trường cho phép tôi đưa ra kết luận như
sau: Hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp vào giáo dục đạo đức học sinh có

sự tiến bộ rõ rệt, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Học sinh tích
cực, chủu động trong học tập, giao tiếp, ứng sử văn minh hơn.
3.2. KIẾN NGHỊ
Nhà trường : Tổ chức nhiều hoạt động tập thể, quan tâm nhiều hơn đến bộ
môn GDTC và các giải thi đấu TDTT.
Giáo viên: Phối hợp nhiều hơn nữa với các giáo viên bộ môn khác dể cùng
giáo dục đạo đức cho học sinh.
Thanh Hóa, ngày 7 tháng 5 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
ĐƠN VỊ
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT

Lê Văn Bảo

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thế Truyền – Lê Bửu (1997), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ NXB TDTT TP Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Tốn – Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp thể dục thể
thao - NXB TDTT Hà Nội
3. Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV - NXB
TDTT Hà Nội, 1998
4. Lưu Quang Hiệp – Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT - NXB TDTT
Hà Nội
5. Nguyễn Bá Minh (2007), Tâm lý học TDTT
6. Trịnh Trung Hiếu (1993), Sách hướng dẫn giảng dạy TDTT - NXB TDTT
7. Sách giáo viên Thể dục lớp 10, 11, 12 (NXB Giáo dục)

8. Sách hướng dẫn giảng dạy TDTT, Trịnh Trung Hiếu, NXB TDTT, 1993.
9. Nguyễn Đức Văn (1997), Phương pháp toán thống kê - NXB TDTT Hà Nội
10. Một số kênh thơng tin báo, tạp chí và truyền hình trong nước và nước ngoài.

14



×