Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

SKKN phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG,
SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 10
Người thực hiện: Lê Thị Huế
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Cơng nghệ nơng nghiệp

THANH HĨA, NĂM 2021


MỤC LỤC
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Phương pháp dạy học chủ động
2.1.2. Tìm hiểu hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.1.2.1.Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.1.2.2.Đặc trưng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.1.2.3. Ưu, nhược điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo


2.1.2.4. Một số hình thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng dạy học môn Công Nghệ 10 trong trường THPT
2.2.2. Thực trạng giáo viên
2.2.3. Thực trạng học sinh
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Cách bước để xây dựng dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo
2.3.2. Tiến trình thực hiện
2.3.3. Vận dụng dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dạy học
phần Đất trồng và phần Tạo lập doanh nghiệp – SGK Công nghệ 10
2.3.3.1. Dạy thực hành bài số 5: Làm giá đỗ
2.3.3.2. Phần đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
2.3.3.3. Phần mơ hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
1
1
2
2
2
2

3
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
7
8
8
10
14
16
19
19
20
21


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục hiện nay không chỉ cung cấp cho học sinh các kiến thức hàn
lâm, mà phải đồng hành cùng với các em trong thực tiễn cuộc sống. Trước
những thách thức đó, chương trình giáo dục phổ thơng địi hỏi phải đổi mới
đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức

đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy
học(PPDH). Chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới có thể tạo ra được sự đổi mới
thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo ra lớp người năng động, sáng tạo, có
tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng
đến nền kinh tế tri thức
Nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của việc giáo dục thế hệ
trẻ thời đại 4.0 là những con người có sự tâm huyết, nhiệt tình, đam mê, sáng
tạo, nhiều ý tưởng, sẵn sàng đối mặt và chinh phục các thử thách mới. Cho nên,
đổi mới tư duy dạy học và PPDH để đáp ứng tình hình giáo dục thời đại hiện
nay là vơ cùng cấp thiết và quan trọng. Tuy nhiên, dạy học trong trường THPT
nói chung, đặc biệt là bộ mơn Cơng nghệ 10 từ trước tới nay trong nhận thức của
phụ huynh HS cũng như của HS đây là môn học có vai trị thứ yếu và mờ nhạt
trong nhà trường. Việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan, nặng nề, ít
gây hứng thú cho HS, do đó hiệu quả giáo dục còn gặp nhiều hạn chế chưa đem
lại những kết quả như mong đợi của các nhà quản lý giáo dục cũng như các GV
giảng dạy bộ môn
Là một GV môn Công nghệ 10, tôi luôn ý thức nhiệm vụ của mình là
phải đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học đồng thời phát huy
tính tích cực, vận dụng vào đời sống thực tế, để các em được tự do sáng tạo, tự
do trình bày ý tưởng, quan điểm của bản thân. Trong suốt một năm học qua, tôi
đã áp dụng phương pháp dạy học theo dự án vào trong quá trình giảng dạy của
mình. Tơi nhận thấy, hiệu quả và chất lượng dạy học tăng lên rất nhiều. Chính vì
thế, tơi chọn đề tài “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh
thông qua hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Mơn Cơng
Nghệ 10”, góp phần thực hiện việc đổi mới tư duy và PPDH phát huy tích cực
của HS trong trường THPT hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và xây dựng kịch bản cho q trình dạy học diễn ra theo đúng
chủ đích.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

3


- Nghiên cứu việc dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
Phần đất trồng, phần tạo lập doanh nghiệp
- Nghiên cứu tâm lí lứa tuổi
- HS khối 10, trường THPT Triệu Sơn 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu và cấu trúc liên quan dạy học thông qua hoạt
động trải nghiệm sáng tạo.
- Nghiên cứu nội dung, hệ thống kiến thức chương trình Cơng Nghệ 10
nhất là nội dung phần đất trồng, các biện pháp cải tạo đất và phần tạo lập doanh
nghiệp
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận, biện pháp thiết kế và kịch bản cho các nội
dung bài học có sự dụng phương pháp dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm
sáng tạo – Môn Công nghệ 10 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo, cho học sinh.
1.4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi với các đồng nghiệp để tham khảo và rút kinh nghiệm
cho bản thân trong quá trình thực hiện đề tài.
1.4.3. Phương pháp thực tập sư phạm.
Tiến hành dạy học theo nội dung đề tài ở các lớp 10 của trường THPT
Triệu Sơn 4.
1.4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc tính tốn kết quả của
q trình thực hiện.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Phương pháp dạy học chủ động

Phương pháp dạy học chủ động(Active Teaching), là một thuật ngữ rút
gọn, được dùng để chỉ phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Dạy học chủ động hướng tới việc
hoạt động hóa, chủ động hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập
trung phát huy tính tích cực chủ động của học sinh chứ không phải phát huy tính
chủ động của giáo viên. Do đó địi hỏi giáo viên phải nỗ lực rất nhiều so với
phương pháp dạy học truyền thống.
Theo một số nghiên cứu của Bigas(2003), cho thấy mối quan hệ chặt chẽ
giữa các hoạt động của người học với hiệu quả học tập. Tỷ lệ tiếp thu kiến thức
của người học tăng cao khi được vận dụng đa giác quan vào hoạt động học tập,
4


được trải nghiệm và tự mình khám phá kiến thức, đặc biệt là khi truyền đạt lại
cho người khác[2]

10%
đọc

20% nghe
30% nhìn
50% nghe và nhìn
70% trao đổi với người khác

80% sử dụng trong thực tế

90% truyền đạt cho người khác

Hình 1: Tháp học tập
thể hiện tỷ lệ phần trăm khả năng tiếp thu kiến thức tương ứng với các hoạt

động học tập của học sinh (theo hội thảo CPIO – 2010 – ĐHQG TPHCM)
2.1.2. Dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
2.1.2.1. Khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Là hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà
giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt độngt hực
tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngồi xã hội với tư
cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất,
nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình
2.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp và phân hóa
cao
- Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng
- Học qua trải nghiệm là q trình học tích cực và hiệu quả
- Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường
5


- Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hôi những kinh nghiệm mà các hình thức
học tập khác khơng thực hiện được [4]
2.1.2.3. Ưu , nhược điểm của hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
Ưu điểm
- Có tính hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống
thực.
- Giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng
tiếp cận khơng hồn tồn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa cao nhất và
có phần bao hàm cả làm và thực hành
- Không chỉ học sinh có được năng lực thực hiện mà cịn có những trải
nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lí khác
- Có nhiều cơ hội trải nghiệm và vận dụng các kiến thức đã học vào thực

tiễn [4]
- Tạo cơ hội được khám phá những điều mới mẻ, được đi và hiểu hơn về
các vùng đất mới
Nhược điểm
- Với những trường đóng trên địa bàn thuộc khu vực thơn q, miền núi
khó khăn hẻo lánh rất khó thực hiện vì hạn chế về mặt kinh phí và tổ chức
- Lựa chọn nội dung để học sinh trải nghiệm cần phải bám sát vào tình
hình thực tế của nhà trường, của gia đình và bản thân học sinh: khơng phải tất cả
các trường đều có vườn để học sinh làm, nếu làm ở nhà thì ai sẽ quản lí và giám
sát…….
- Hình thức lựa chọn mang tính chất an tồn như diễn đàn, sân khấu
hóa…. Vì vậy khi hoạt động trải nghiệm, sáng tạo trở thành một mơn học bắt
buộc sẽ là lựa chọn khó khăn cho các trường thực hiện.[4]
2.1.2.4. Một số hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong
nhà trường phổ thông
- Hoạt động câu lạc bộ( CLB): Tạo cơ hội để học sinh chia sẻ những kiến
thức hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển
các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý
kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài……
- Tổ chức trò chơi: Trò chơi có thể sử dụng trong nhiều tình huống khác
nhau như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp
nhận tri thức đã được tiếp nhận…. Trị chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn
và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp
chuyển tải tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau…..
- Tổ chức diễn đàn: Thơng qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy
nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề suất của mình về một vấn đề nào
đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng của các em
6



- Sân khấu tương tác: Nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh
đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì
nội dung nào của cuộc sống…
- Tham quan, dã ngoại: Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em
học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích
lịch sử, văn hóa, cơng trình, nhà máy…ở xa nơi các em sinh sống, học tập, giúp
các em có những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của
chính các em
- Hội thi, cuộc thi: Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm
hoặc tập thể ln hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn
thơng qua việc tìm ra người/ đội thắng cuộc. Mục đích tổ chức hội thi/ cuộc thi
nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động
giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh, góp
phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thức hứng thú trong
quá trình nhận thức
- Tổ chức sự kiện: Là hoạt động tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện
những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt
động, thực hiện năng lực tổ chức hoạt động. Thông qua hoạt động tổ chức sự
kiện học sinh được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động,
nhanh nhẹn, kiên nhẫn…..
- Hoạt động giao lưu: Nhằm tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc, trị
chuyện và trao đổi thơng tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực
hoạt động nào đó. Qua đó giúp các em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được
những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện
nhân cách.
- Hoạt động chiến dịch: giúp học sinh có cơ hội khẳng định mình trong
cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “ mình vì mọi người, mọi
người vì mình”
- Hoạt động nhận đạo: Là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự
đồng cảm của học sinh trước những con người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

Thơng qua hoạt động này, giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ,
tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng,
giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các
giá trị cho học sinh như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương,
trách nhiệm, hạnh phúc….[5]
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng dạy học môn Công Nghệ 10 trong trường THPT
Dạy học Công nghệ 10 trong trường THPT hiện nay nói chung, và trong
trường Triệu Sơn 4 nói riêng vẫn cịn nhiều khó khăn và bất cập. Là một bộ môn
7


thực nghiệm nhưng Công Nghệ không kéo dài suốt 3 năm học như những bộ môn
khác mà lại phân thành hai nhóm: Nơng nghiệp (dạy lớp 10) và Cơng nghiệp (lớp
11 và 12) hoàn toàn khác nhau về mặt bản chất. Do đó việc tạo ra niềm say mê và
yêu thích bộ mơn này cho học sinh là điều vơ cùng khó khăn. Hơn nữa với bộ mơn
như Cơng Nghệ 10, thường chỉ cần có một giáo viên để giảng dạy, nên việc trao đổi
chun mơn trong tổ, nhóm cũng như sự đóng góp của bộ mơn này trong thành tích
chung của nhà trường hầu như là khơng đáng kể.
Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục trên cơ sở áp dụng những tiến bộ của
thời đại về khoa học nà công nghệ nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội, trường
THPT Triệu Sơn 4 nói chung, mơn Cơng nghệ 10 nói riêng đã chủ động xây dựng
chương trình học theo hướng trải nghiệm, sáng tạo, giúp người học “ học cách học”
suốt đời chứ không phải chỉ “ truyền giảng kiến thức”
2.2.2. Thực trạng giáo viên
Trước đây ở hầu hết các trường THPT trong cả nước việc quan tâm đến
chất lượng giảng dạy và sự đầu tư của giáo viên cho bộ mơn này cịn rất hạn chế,
bởi các giáo viên tham gia giảng dạy không phải là giáo viên được đào tạo đúng
chuyên ngành mà là giáo viên của các bộ môn khác tham gia giảng dạy.
Trong những năm gần đây, cùng với sự đòi hỏi về việc nâng cao chất

lượng giáo dục sách giáo khoa Công nghệ 10 đã được đổi mới để cho phù hợp.
Song song với việc đó chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng đã được
quan tâm hơn rất nhiều. Hiện nay ở các trường THPT đều đã có GV dạy Công
nghệ tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành nên việc dạy học theo phương pháp
đổi mới đã có nhiều thuận lợi. Là một giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ
thuật Nông nghiệp, đã tham gia trực tiếp giảng dạy Công nghệ trong 10 năm
qua, tôi nhận thấy rằng việc dạy bộ mơn này trong nhà trường vẫn cịn nhiều
điều đáng quan tâm, đặc biệt làm thế nào để đem lại hứng thú cho học sinh, giúp
cho các em nhận thức được vai trị của mơn học, bản thân tơi cũng phải tìm tịi
để đổi mới PPDH, đổi mới cách truyền đạt để mỗi giờ Cơng Nghệ khơng cịn là
sự nhàm chán, là sự bắt buộc học đối với học sinh.
2.2.3. Thực trạng học sinh
Học sinh với bộ môn Công nghệ nói chung đều ít có hứng thú, bởi xuất
phát từ thực tế cho thấy rằng đây không phải là bộ mơn thi tốt nghiệp, cũng
khơng phải là mơn địi hỏi thi học sinh giỏi, lại cũng không là môn thi đại học
cho nên tâm lý của học sinh đều xem Công nghệ là “môn phụ của những môn
phụ” học với thái độ thờ ơ, khơng quan tâm. Do đó giáo viên cần phải nắm rõ
đặc điểm của học sinh, cũng như đặc trưng của môn học để dạy học một cách
chủ động, để mỗi giờ lên lớp khơng cịn là gánh nặng với học sinh và với cả bản
thân mình. Trong hơn10 năm qua cùng với những trải nghiệm thực tế ở các lớp
về các phương pháp giảng dạy của mình tơi đã gom cho mình một số kinh
8


nghiệm và mạnh dạn phát triển nó thành đề tài, với hi vọng sẽ góp một phần nào
đó để các đồng nghiệp dạy cùng mơn với tơi có thể tham khảo để đưa giờ học
Công nghệ trở thành giờ học được học sinh chờ đợi trong từng tuần.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Cách bước để xây dựng phương pháp dạy học thông qua hoạt động
trải nghiệm, sáng tạo

Nội dung được xây dựng có thể là một chủ đề hoặc một nội dung trong chủ
đề bao gồm 2 hoặc 3 bài có liên quan về mặt kiến thức với nhau được lựa chọn từ
những mơ hình, bài học, hình ảnh…... Khi xây dựng một chủ đề dạy học thông qua
hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cần bao gồm các bước sau:
- Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
- Đặt tên cho hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
- Xác định mục tiêu của hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
- Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động
trải nghiệm, sáng tạo
- Lập kế hoạch
- Thiết kế chi tiết các hoạt động trên bản giấy
- Kiểm tra, điều chỉnh và hồn thiện các chương trình hoạt động
- Lưu trữ kết quả hoạt động [6]
2.3.2. Tiến trình thực hiện
Tiến trình các giai đoạn được trình bày sau đây là tiến trình lý tưởng để
dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong thực tiễn vận dụng
có thể linh hoạt, chẳng hạn có những giai đoạn được rút gọn, kéo dài hơn hoặc
bỏ qua tùy theo trường hợp cụ thể.
Các bước tiến hành:
1. Kinh nghiệm có sẵn: Kinh nghiệm có sẵn ở đây có thể được hiểu đó là
kết quả của quá trình sau khi học sinh được đọc tài liệu, xem video, hay từ thực
tế cuộc sống, qua một số bài học được tích lũy từ trước…..được học sinh xâu
kết, gợi nhớ lại biến nó thành nguyên liệu học tập
2. Trải nghiệm cụ thể: Học sinh là người tự định hướng cho chặng
đường học tập của mình, sẽ tham gia sâu hơn và phát triển trong quá trình học
tập
3. Phản hồi: Phân tích, đánh giá nó dưới hình thức chiêm nghiệm lại để
học sinh tự đúc rút xem vấn đề đó có đúng với suy nghĩ của các em hay đúng
với lí thuyết mà các em đã được đọc hay khơng
4. Kinh nghiệm mới: Khái niệm hóa những kinh nghiệm đã nhận được,

từ đó tìm ra cho mình khái niệm mới. Qúa trình này biến kiến thức trở nên có hệ
thống và lưu giữ, khắc sâu trong bộ nhớ

9


5. Áp dụng giải quyết vấn đề thực tế: Học sinh đư ra kết luận được đúc
rút từ thức tiễn với những luận cứ, suy nghĩ chặt chẽ. Nhờ kết luận đó học sinh
có thể đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm.[7]
2.3.3. Vận dụng dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào
dạy học phần Đất Trồng– SGK Cơng nghệ 10 để phát huy tính tích cực, sự
sáng tạo cho học sinh
2.3.3.1.Bài 5: Thực hành làm giá từ đậu xanh
Hình thức: Thực hành trải nghiệm
Để dạy nội dung này, GV giới thiệu các bước tiến hành làm giá đậu, sau
đó chia lớp thành các nhóm để trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm.
Nội dung bài học: Quy trình thực hiện làm giá đỗ
B1: Lựa chọn đậu xanh, ngâm với nước ấm từ 5 – 7 tiếng
B2: Cho đậu xanh đã ngâm ra rổ và dội nước
B3: Dùng khăn phủ lên sau đó cho cả rổ vào trong chậu và ủ trong bóng
tối
B4: Tưới nước bằng cách vẩy nhẹ lên đậu và tiếp tục ủ
B5: Sau 2 – 3 ngày bắt đầu thu hoạch giá đậu
Yêu cầu: Học sinh theo từng nhóm thực hiện quy trình làm giá đỗ, quay
video hoặc chụp ảnh các công việc thực hiện và gửi sản phẩm để báo cáo trước
lớp.

GV hướng dẫn quy trình thực hiện làm giá đỗ tại lớp học
10



Sản phẩm báo cáo:

Sản phẩm của 1 nhóm học sinh lớp C5

11


Sản phẩm của nhóm học sinh lớp C6
GV nhận xét: Với việc được tham gia trực tiếp vào hoạt động hình thành
và tạo ra sản phẩm các em học sinh đã chủ động sắp xếp, bố trí thời gian cũng
như liên kết lượng kiến thức từ lí thuyết sang một trải nghiệm thú vị tại gia đình.
Các sản phẩm mà các em tạo ra đã phản ánh được sự chủ động của các em trong
việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân cũng như những cố gắng và hiểu biết của
các em trong việc tiếp nhận kiến thức. Ngoài ra cùng với sự trải nghiệm này đã
giúp các em tự tin hơn, bản lĩnh hơn trong việc trình bày quan điểm cá nhân
cũng như của nhóm trong q trình báo cáo sản phẩm trước lớp và cô giáo.
2.3.3.2. Phần Đặc điểm của Kinh doanh hộ gia đình( Bài 51: Doanh nghiệp
và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp)
Hình thức: Tổ chức hoạt động dạy học bằng hình thức tham gia trải nghiệm
thực tế
GV cho HS tham quan trải thực tế tại địa điểm kinh doanh tại địa phương:
Cửa hàng tạp hóa Minh Nhật tại xóm 7, Xã Thọ Dân, Triệu Sơn Thanh Hóa
12


(Địa điểm học sinh tham quan, học tập tại Cửa hàng Minh Nhật)

(Học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động trải nghiệm kinh doanh khởi nghiệp)
13



Trên địa bàn Xã Thọ Dân và các xã lân cận thuộc khu vực đặt trường
THPT Triệu Sơn 4 có rất nhiều hộ gia đình kinh doanh đủ các loại mặt hàng từ
sản xuất Nông nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, bn bán hàng tạp hóa, quần áo,
mỹ phẩm….. Với ưu thế, là một cửa hàng gần với Trường THPT Triệu Sơn 4,
nên cửa hàng tạp hóa Minh Nhật phù hợp với việc tham quan, học hỏi cho học
sinh. Thông qua hoạt động này học sinh có thể quan sát, tiếp cận và thực hiện
các hoạt động buôn bán đơn giản diễn ra trong phạm vi nhỏ. Giúp cho quá trình
trải nghiệm bản thân của các em được phong phú, từ đó chủ động hơn, tự tin hơn
với các hoạt động giao tiếp và hoàn thiện bản thân. Sau khi tham quan hoạt động
kinh doanh, học sinh sẽ được tham gia trải nghiệm tại trường học
GV cho HS quan sát các hoạt động diễn ra trong cửa hàng và nêu câu hỏi
thảo luận
Câu hỏi thảo luận:
- Hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực nào?
- Kinh doanh hộ gia đình là loại hình kinh doanh như thế nào?
- Hoạt động này sử dụng những cơng cụ, thiết bị gì khi triển khai các hoạt
động kinh doanh?
- Lực lượng lao động tham gia hoạt động này là ai? Số lượng như thế nào?
- Trang trại có loại hình kinh doanh hộ gia đình hay khơng? Vì sao?
- Vận dụng vào trải nghiệm thực tế để tìm hiểu một vài chiến lược mà cửa
hàng đưa ra để thu hút khách hàng
Yêu cầu:
Sau thời gian cụ thể cho học sinh quan sát, sau đó tiến hành thảo luận với
nhau, cần đưa ra các nhận định về việc tổ chức hoạt động kinh doanh của hộ gia
đình. Nhận xét về quy mơ kinh doanh, lực lượng tham gia, và công nghệ kinh
doanh. HS đọc tài liệu, nghiên cứu, quan sát, phân tích và nêu quan điểm. Trên
cơ sở đó gợi mở cho Học sinh trình bày các ý tưởng đưa ra để phát triển hoạt
động kinh doanh của cửa hàng khi đi vào thực tế khi tham gia hoạt động trải

nghiệm tổ chức hoạt động kinh doanh
GV nhận xét:
Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình nói chung
đều có những thuận lợi và khóa khăn khi tiến hành các hoạt động bán hàng của
mình. Mỗi một của hàng sẽ có những phương châm hoạt động khác nhau nhằm
lôi kéo khách hàng đến với cửa hàng của mình. Vốn dĩ xuất phát là các cửa hàng
bán tạp hóa, bao gồm rất nhiều mặt hàng khác nhau nên đó cũng là một ưu thế
của cửa hàng, nhưng với mật độ xuất hiện dày đặc các cửa hàng trên cùng một
khu vực thì địi hỏi cửa hàng cần có chiến lược riêng.
Nội dung bài học: Thơng qua hoạt động tìm hiểu hoạt động tại cửa hàng,
GV sẽ dẫn dắt vào nội dung bài học
14


Kinh doanh hộ hộ gia đình là một hình thức kinh doanh nhỏ thuộc sở hữu
tư nhân bao gồm các lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ; Cá nhân (chủ gia
đình) là chủ và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình bao gồm:
+ Quy mơ kinh doanh nhỏ: Sử dụng khơng gian chủ yếu là của gia đình,
hoặc thuê mướn một gian hàng nhỏ làm địa điểm hoạt động kinh doanh.
+ Lao động tham gia đều là thân nhân của gia đình: Chủ yếu là ơng bà, bố
mẹ hoặc con cái tham gia
+ Công nghệ kinh doanh đơn giản: chỉ cần sử dụng máy tính cá nhân đơn
giản, chứ không yêu cầu và đồi hỏi các thiết bị quá hiện đại và tốn kém.
- Trong thực tế, chúng ta hay nhầm lẫn một vài các hoạt động khác là loại
hình kinh doanh hộ gia đình, ví dụ như loại trang trại. Trang trại thực chất không
phải là loại hình kinh doanh hộ gia đình, mà là cơ sở sản xuất cơ bản trong chu
trình sản xuất lương thực, ở Việt Nam, kinh tế trang trại tương đối phát triển.
Trang trại có thể được sở hữu và điều hành bởi một cá nhân, cộng đồng, gia
đình, Tổng cơng ty hoặc một cơng ty. Một trang trại có thể là một khu vực có

kích thước tùy nghi từ một diện tích nhỏ cho đến vài chục héc ta. Hiện nay
người ta xây dựng trang trai chủ yếu theo mơ hình hệ sinh thái kết hợp du lịch
và một chu trình khép kín, vừa tiến hành các hoạt động sản xuất, thương mại và
du lịch.
* Cho học sinh trình bày quan điểm, ý tưởng của mình khi đặt bản thân là
một chủ cửa hàng tạp hóa, các em sẽ có những ý tưởng gì để hoạt động kinh
doanh diễn ra có hiệu quả và ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh của cửa
hàng. Xin giới thiệu hai ý tưởng, chiến lược của hai học sinh đại diện cho 2 lớp
khác nhau để thấy được các em đã có sự tư duy, sáng tạo trong việc tiếp thu và
chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động
1. Ý tưởng của em Lê Ngọc Mai – Lớp 10B6: Trước hết cần phải tìm hiểu
rõ các cửa hàng bên cạnh trong cùng khu vực hiện nay đang phát triển ở mức độ
nào, sau đó mới đưa ra các chiến lược phát triển cho phù hợp: Ví dụ như thực
hiện chương trình giảm giá, khuyến mại ở tất cả các mặt hàng mà cửa hàng kinh
doanh nhằm lơi kéo khách hàng; hoặc có thể thực hiện chiến lược mạo hiểm hơn
đó là bán hàng ăn doanh số của công ty chứ không bán ăn lợi nhuận theo sản
phẩm để chiếm lấy phần thị trường(nếu thị trường đó quan trọng)…
2. Ý tưởng, chiến lược của em Nguyễn Văn Hải – Lớp 10B3:
Thay đổi các loại mặt hàng kinh doanh, hoặc chỉ bán các loại mặt hàng
mà cửa hàng có thế mạnh để thu hút các khách hàng “ruột” của cửa hàng, từ đó
có những khuyến mại theo đợt hoặc tri ân khách hàng thân thiết của cửa hàng.
Tất nhiên là vẫn có tính đặc trưng riêng mang dấu ấn của cửa hàng; Đổi mới
cách thức bán hàng, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm….
15


2.3.3.3. Phần mơ hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ( Bài 55: quản lý
doanh nghiệp)
Hình thức: Tham quan, dã ngoại
GV cho HS tham quan về hoạt động sản xuất, chế biến chè xanh tại Xã

Bình
Sơn,
Huyện
Triệu
Sơn,
Tỉnh
Thanh
Hoa

(Bà con Xã Bình Sơn đang tham gia thu hoạch và chế biến chè)
Quan sát hình ảnh, thảo luận:
Câu hỏi thảo luận:
- Từ những việc tham qua thực tế hãy cho biết về mô hình cơ cấu của loại
hình doanh nghiệp mà bà con tại Xã Bình Sơn đang tham gia: về quyền quản lý,
đầu mối quản lý, số lượng nhân viên và cấu trúc mơ hình.
- Hãy liên hệ tại địa phương, tìm kiếm một mơ hình doanh nghiệp mà em
biết.
u cầu: Từ việc quan sát, học sinh biết được quá trình trồng, chăm sóc,
chế biến chè của bà con để tạo nên một thương hiệu chè nổi tiếng trong khu vực,
đưa sản phẩm có chất lượng đến tay người tiêu dùng trong nước và vươn ra thị
trường thế giới. Từ đó để thấy được quy mơ hoạt động của loại hình doanh
nghiệp này, và liên hệ thực tế tại địa phương để trình bày.
GV nhận xét: Truyền hình Thanh Hóa đã giới thiệu rất nhiều những mơ
hình kinh doanh tiêu biểu trong toàn tỉnh về sự sáng tạo, về ý tưởng khởi nghiệp
kinh doanh đầy thuyết phục cũng như nghị lực thay đổi vận mệnh, làm giàu cho
q hương. Mơ hình sản xuất chè tại Xã Bình Sơn là một mơ hình như vậy, sau
khi được đưa tin đã tạo nên sự lan tỏa trong cộng đồng một cách sâu rộng về sự
ngưỡng mộ cũng như sức sáng tạo, ý tưởng kinh doanh tuyệt vời của bà con nơi
16



đây. Sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị
về mặt gìn giữ truyền thống cũng như giá trị thương mại cao…. nên rất thích
hợp cho nhiều thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Bằng sự nỗ lực từ các cấp chính quyền và của bà con nông dân đã mang lại
thành công rất lớn cho không bà con tại Bình Sơn mà cịn làm rạng danh quê
hương của mình. Vì vậy sau khi tham quan dã ngoại tại địa phương các em càng
tự hào hơn khi mình là người con trên mảnh đất quê hương Triệu Sơn yêu dấu,
và tích cực giới thiệu những giá trị tốt đẹp của địa phương đến bạn bè của mình
trên khắp mọi miền đất nước.
Nội dung bài học: Qua việc đi tham quan thực tế tại cơ sở, GV dẫn dắt
vào nội dung bài học
Mơ hình cấu trúc đơn giản là loại mơ hình
- Quyền quản lý tập trung vào một người thường là giám đốc doanh
nghiệp.
- Đầu mối quản lý ít, số lượng nhân viên ít
- Cấu trúc đơn giản, đẽ thay đổi để thích nghi với mơi trường kinh doanh
* Giới thiệu một vài mơ hình sản xuất tại địa phương của học sinh:
- Nghề Chăm nón tại Xã Xuân Lộc, Triệu Sơn, Thanh Hóa
- Nghề trồng cây cảnh, cây ăn quả tại Xã Hợp Lý, Triệu Sơn, Thanh Hóa

(Nghề Chăm Nón tại Xã Xuân Lộc – Triệu Sơn)

17


( Mơ hình sản xuất cây cảnh/ cây ăn quả tại Xã Hợp Lý, Huyện Triệu Sơn)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua thực tế giảng dạy, trong năm học vừa qua, với 4 lớp khối 10 tại trường

THPT Triệu Sơn 4 thì việc áp dụng dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh đã đem lại hiệu
quả nhất định. Nó đã thực sự lôi cuốn, tạo được sự phấn khởi của học sinh khi tham
gia vào mỗi tiết học Công nghệ.
Tôi đã tiến hành dạy bốn lớp 10C1, 10C2 (Ban KHTN, lực học của học sinh
tốt hơn) và 10C6, 10BC7(Ban cơ bản) theo hai giáo án tương đương với hai
phương pháp hoàn toàn khác nhau: một giáo án được dạy theo phương pháp truyền
thống(10C2,10C7), một giáo án có sử dụng dạy học thông qua các hoạt động trải
18


nghiệm sáng tạo(10C1, 10C6). Sau khi dạy xong một số nội dung trong phần Đất
trồng và Tạo lập doanh nghiệp, tơi đã tiến hành kiểm tra 5 phút để có kết quả làm
căn cứ cho quá trình sử dụng phương pháp dạy học chủ động trong bộ môn mà tôi
đang hoàn thiện.
Kết quả kiểm tra như sau:
TN - KHTN: lớp thực nghiệm Ban KHTN;
TN – CB: lớp thực nghiệm Ban cơ bản
ĐC - KHTN: lớp đối chứngBan KHTN;
ĐC – CB: lớp đối chứngBan cơ bản
Điểm
Lớp
10C1
TN KHTN

10C2
ĐC KHTN

10C6
TN - CB


10C7
ĐC - CB


số
4
3
4
2
4
0
4
0

1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

0
0
%
0
0
%
0
0
%
0
0
%

0
0
%
0
0
%
0
0
%
0
0
%


0

3

8

4

2

6,97%

18,6%

9,3%

4,64%

7
16.67
%
5

13
30.95
%
10

15

34,88
%
11
26.19
%
10

9
20,93
%
3

1

0

7.14%

2.38%

0%

1

1
2.32
%
2
4.76
%

2

9

3

1

2.5%

5,0%

12,5%

25%

25%

22,5%

7,5%

2.5%

3

4

12


10

9

2

1

0

7,5%

10%

30%

25%

22,5%

5%

2.5%

0%

0%
5
11,9%


Bảng 1:Thống kê kết quả thực nghiệm và đối chứng theo Ban học
Điểm
Kết
quả
Thực
nghiệ
m
Đối
chứng


số
8
3
8
2

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

0
0
%
0
0
%

0
0
%
0
0
%

1

3

8

3.6%
6


9.6%
19
23,17
%

25
30,12
%
20
24,39
%

18
21.69
%
5

7
8.43
%
2
2,43
%

3

1,2%
8
9.75
%


18
21,69
%
23
28,04
%

7,3%

6,09%

3.6%
0
0%

Bảng 2: Thống kê kết quả thực nghiệm và đối chứng không theo Ban học
Kết quả thống kê ở Bảng 1 cho thấy:
- Ở hai lớp Ban KHTN, khả năng nhận thức của học sinh là như nhau,
nhưng kết quả kiểm tra đã có sự chênh lệch khá rõ: lớp thực nghiệm(10C1) tỷ lệ
HS đạt điểm khá, giỏi tương đối cao(điểm 8 chiếm 20,93%, điểm 9 chiếm 9.3%,
điểm 10 là 4.64%), trong khi đó lớp đối chứng(10C2) số học sinh có điểm trung
19


bình từ 5 trở lên lại khá phổ biến, chỉ có một học sinh đạt 9 điểm, khơng có học
sinh đạt điểm 10; số học sinh đạt điểm giỏi ở lớp 10C1 (lớp thực nghiệm) nhiều
gấp 4 lần lớp 10C2 (lớp đối chứng).
- Ở hai lớp Ban cơ bản, ta cũng thấy có sự phân hóa về điểm số tương đối
rõ rệt khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (lớp 10C6) và không áp dụng sáng

kiến kinh nghiệm (10C7); hơn nữa,lớp 10C6, lực học không tốt bằng lớp 10C2
nhưng khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã cho kết quả HS có điểm 8 trở lên
cao gấp 3 lần lớp 10C2; cả hai lớp thực nghiệm 10C1 - Ban KHTN và 10C6 –
Ban cơ bản, đều có tỷ lệ điểm giỏi cao như nhau (10C1 là 34,87%, 10C6 là
32,5%)
Kết quả thống kê ở Bảng 2 cho ta thấy, sử dụng dạy học thông qua các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học (không phân biệt theo ban học)số lượng
học sinh có điểm giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn 3,5 lần ở các lớp đối
chứng; điểm dưới trung bình ở các lớp thực nghiệm cũng ít hơn 3 lần so với lớp
đối chứng.
Trong quá trình dạy học ở 4 lớp, các em đều nghiêm túc tiếp thu kiến
thức. Vậy nguyên nhân tại sao lại có sự khác biệt về kết quả như vậy?
Câu trả lời là: cách lĩnh hội và làm chủ kiến thức của học sinh hoàn tồn
khác nhau,ở lớp thực nghiệm giáo viên đã tạo khơng khí sơi nổi, các em được tự
mình quan sát, khám phá, và “mắt thấy, tai nghe” nên phấn khởi trong giờ học,
tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ quan điểm của mình và quan điểm của cả
nhóm trước lớp(lớp thực nghiệm), một bên các em tiếp thu một cách thụ động
thơng qua việc thơng báo, giải thích của giáo viên. Cụ thể:
Ở lớp thực nghiệm:
- Các học sinh đều hăng say tìm tịi, trao đổi và phát biểu tích cực.
- Khơng khí lớp học thoải mái, học sinh tự tin chủ động trong việc lựa
chon nội dung, kịch bản phù hợp nhất để trình bày.
- Đa số học sinh đã nắm bắt được trọng tâm kiến thức của bài.
- Biết vận dụng một cách sáng tạo vào kịch bản của mình những tình
huống từ thực tế, trình bày lưu loát như học sinh Lê Như Ngọc, Nguyễn Hải
Anh, Nguyễn Anh Thư…….
- Tạo nên sự phấn khởi, niềm đam mê đối với một lĩnh vực mà các em
đều yêu thích đó là kinh doanh, từ đó xuất hiện các ý tưởng khởi nghiệp kinh
doanh đầy sáng tạo, dự đoán sẽ trở thành các nhà kinh doanh tài ba trong tương
lại khơng xa nên các em rất nhiệt tình, tích cực.

Ở lớp đối chứng:
- Khơng khí lớp học trầm lắng, học sinh khơng nhiệt tình trong việc xây
dựng bài và phát biểu ý kiến.
20


- Việc nắm bắt kiến thức của học sinh rất thụ động, phụ thuộc vào giáo
viên nên lượng kiến thức các em có chỉ dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện mà
chưa có sự vận dụng vào thực tế.
Như vậy, qua kết quả thực nghiệm này, tôi càng có thêm cơ sở thực tiễn
để tin rằng sử dụng phương pháp dạy học theo hướng chủ động đem lại nhiều
thuận lợi cho cả GV và HS: HS tích cực tham gia vào cơng việc học tập, có
hứng thú và chủ động hơn trong việc làm chủ kiến thức của mình; sơi nổi, nhiệt
tình trong việc bày tỏ ý kiến của mình; GV cũng nhẹ nhàng hơn trong việc
truyền đạt kiến thức cho HS, chỉ cần định hướng công việc cho HS để các em
“tự thân vận động”, tự do sáng tạo, tự do khám phá.
Do giới hạn về thời gian cũng như nội dung của đề tài nên tôi vẫn chưa
thể tiến hành thực nghiệm trên phạm vi rộng. Với những kết quả đã đạt được, tôi
tin rằng sử dụng dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy
học Công nghệ là rất cần thiết, bởi đây là mơn học địi hỏi tính ứng dụng, gắn
với hoạt động thực tế là chủ yếu, do đó chắc chắn trong những năm tiếp theo xu
hướng dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ là phù hợp với
đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước, là có hiệu quả, đáp ứng được yêu
cầu về đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường hiện nay.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3. 1. Kết luận
Từ những nghiên cứu đã thực hiện, tôi rút ra được một số kết luận sau:
- Bước đầu đã đi nghiên cứu được cơ sở thực tiễn của dạy học thông qua
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ động.
- Đã thiết kế và xây dựng kịch bản cho một số bài thuộc phần Đất trồng và phần

Tạo lập doanh nghiệp.
- Tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm cũng như quy trình sử dụng dạy học
thơng qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần Đất trồng, Tạo
lập doanh nghiệp
- Đã tiến hành dạy ở 4 lớp 10C1, 10C2, 10C6, 10C7 để đưa ra kết quả
trong việc bước đầu sử dụng phương pháp trên trong quá trình dạy học. Từ
những kết quả đầu tiên này, có thể thấy rằng sử dụng dạy học thông qua các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo thực sự đã đem lại hiệu quả cao trong việc truyền đạt
kiến thức cho học sinh theo hướng tích cực và phân loại chất lượng học sinh.
- Đối với phương pháp này khi vận dụng chung cho các tiết học ở cùng
một lớp cần chú ý đến những đặc trưng cơ bản của từng nội dung để lựa chọn
trường hợp phù hợp tránh hiện tượng nhàm chán cho học sinh.
3.2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài tôi rút ra một số kiến nghị sau:
21


- Dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thực sự có hiệu
quả vì vậy cần quan tâm hơn nữa để phát triển trong dạy học bộ mơn Cơng nghệ
vốn mang tính khơ khan và nhàm chán.
- GV cần phải có chuẩn bị tốt cho học sinh về kĩ năng cũng như khả năng
thuyết minh, thuyết trình trước đám đơng.
- Trong q trình thực hành các phương pháp, GV nên cho HS tiếp cận
với từng giai đoạn của phương pháp và tránh việc sử dụng một phương pháp cho
tất cả các nội dung trong một bài để trách sự nhàm chán trong giờ học.
- Do một số hình thức được tiến hành tại thực địa, nơi đặt các cơ sở sản
xuất, kinh doanh nên trong quá trình triển khai lựa chọn các lớp thực nghiệm, và
cần quản lý tốt học sinh, tránh làm ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ sở sản
xuất, kinh doanh của các hộ gia đình/ các Doanh nghiệp
- Với bốn lớp được tiến hành thực hiện phương pháp, ngồi những lớp có

khả năng suy luận và tư duy tương đối tốt (10C1, 10C2) thì cũng có những lớp
khả năng tư duy và suy luận chưa thực sự thuyết phục (10 C6, 10C7), cho nên
đối với mỗi một đối tượng học sinh khác nhau GV nên định hướng để khi các
em sử dụng phương pháp không quá khả năng của bản thân HS.
- Do hạn chế về mặt thời gian nên tôi mới chỉ dừng lại và đi sâu vào việc
thiết kế nội dung cho một số bài của phần Đất trồng và phần Tạo lập doanh
nghiệp. Chúng ta có thể vận dụng phương pháp này vào dạy học, đặc biệt là đối
với bộ môn đặc trưng như bộ môn Công nghệ 10, tôi tin sẽ rất hiệu quả.
- Những thành công ban đầu của hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo
đối với môn Công nghệ 10 của trường THPT Triệu Sơn 4 đã khẳng định hướng
đi đúng đắn của nhà trường trong bối cảnh cải cách giáo dục và cuộc cách mạng
cơng nghiệp 4.0 đang có xu hướng lan ra tồn cầu như hiện nay. Hy vọng rằng
các em học sinh đã tiếp thu được những điều bổ ích trong mỗi chuyến đi, để
được biết thêm về cuộc sống đầy phong phú và màu sắc này. Người ta nói "Trăm
nghe khơng bằng mắt thấy", và học sinh THPT Triệu Sơn 4 đã có những kiến
thức thực tế để bồi đắp cho những bài học sau này.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác

Lê Thị Huế
22


23



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Truongtructuyen.edu.vn
[2]. Hội thảo CPIO, 2010, ĐHQG TPHCM.
[3]. Vndoc.com
[4]. m.giaoduc.edu.vn
[5]. Laichau.edu.vn
[6]. bentre.edu.vn
[7]. giaoducthoidai.vn

DANH MỤC


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Huế
Chức vụ và đơn vị công tác: giáo viên Công nghệ - Trường THPT Triệu Sơn 4
tt

1

2

3

4

Tên đề tài


Vận dụng phương pháp dạy học suy
nghĩ - chia sẻ - từng cặp và phương
pháp đóng vai để phát huy tính sáng
tạo, chủ động của học sinh trong dạy
học Cơng nghệ 10
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của
học sinh thông qua phương pháp dạy
học nghiên cứu trường hợp điển hình
trong dạy học Cơng nhệ 10
Phát huy tính sáng tạo, khơi dạy ý
tưởng kinh doanh cho học sinh thông
qua phương pháp dạy học xây dựng
câu chuyện bằng hình ảnh trong dạy
học Mơn Cơng Nghệ 10
Dạy học gắn liền với sản xuất kinh
doanh tại địa phương trong dạy học
môn Công nghệ 10

Cấp
đánh
giá, xếp
loại
Cấp
ngành

Kết quả
đánh giá xếp
loại

Năm

học

C

2012 –
2013

Cấp
ngành

C

2016 2017

Cấp
ngành

C

Cấp
ngành

B

2018
-2019

2019
-2020


PHỤ LỤC

1. Một vài hình ảnh trong lần trải nghiệm thực tế của học sinh tại trường
THPT Triệu Sơn 4: Khởi nghiệp kinh doanh


×