Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của tập đoàn giống sắn tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 59 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------

ĐÀM THỊ HỒNG NHUNG
Tên đề tài :
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA TẬP ĐỒN
GIỐNG SẮN TẠI THÁI NGUN NĂM 2016 ”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------

ĐÀM THỊ HỒNG NHUNG
Tên đề tài :
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA TẬP ĐỒN
GIỐNG SẮN TẠI THÁI NGUN NĂM 2016 ”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K45 – TT – N02

Khoa

: Nông học

Khóa học


: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Luân Thị Đẹp

Thái Nguyên, năm 2017


iii

LỜI CẢM ƠN
Em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên và tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông học đã tạo điều
kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và quá
trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn cô giáo
PGS.TS. Luân Thị Đẹp – Khoa Nông học thuộc Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm
quý báu, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Đàm Thị Hồng Nhung


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...................................................... vii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2.Mục đích nghiên cứu đề tài ...................................................................... 2
1.3.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
1.4.Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 3
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học..................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất ........................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1.Nguồn gốc , giá trị cây sắn ........................................................................ 4
2.1.1.Nguồn gốc ................................................................................................ 4
2.1.2 Gía trị ....................................................................................................... 5
2.1.2.1. Gía trị dinh dưỡng................................................................................ 5
2.1.2.2. Gía trị sử dụng ..................................................................................... 7
2.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam ..................................... 8
2.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới ....................................................... 8
2.2.2. Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam .................................................... 9
2.2.3. Tình hình sản xuất sắn tại Thái Nguyên ............................................ 11
2.3.Tình hình nghiên cứu , chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam ..... 12
2.3.1. Tình hình nghiên cứu giống sắn trên thế giới ....................................... 12
2.3.2. Tình hình nghiên cứu giống sắn ở Việt Nam ........................................ 15
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 18


v

3.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................. 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.4.Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 19

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................. 19
3.4.2Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ................................................................. 19
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ..................................... 19
3.4.4. Phương pháp tính tốn và xử lý dữ liệu ................................................ 22
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 23
4.1. Động thái sinh trưởng của các giống sắn tham gia thí nghiệm ................ 23
4.1.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của tập đoàn giống sắn thí nghiệm 23
4.1.2. Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................ 25
4.1.3. Tuổi thọ lá của tập đồn giống sắn thí nghiệm .................................... 27
4.2. Một số đặc điểm thực vật học của tập đoàn giống sắn thí nghiệm .......... 32
4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của các giống
sắn thí nghiệm ................................................................................................. 35
4.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất……………………………………........34
4.3.2. Năng suất của các giống sắn thí nghiệm…………………………......36
4.3.3. Chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm………………….39
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 43
5.1. Kết luận ................................................................................................... 43
5.2. Đề nghị..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong củ sắn tươi ............................. 6
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới ............... 8
từ năm 2010 - 2014 ................................................................................. 8
Bảng 2.3: Diện tích , năng suất , sản lượng sắn của các vùng trong cả
nước năm 2014........................................................................................ 9
Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các ........................... 24

giống sắn thí nghiệm năm 2016 ............................................................ 24
Bảng 4.2: Tốc độ ra lá của tập đoàn giống sắn thí nghiệm .................. 26
Bảng 4.3: Tuổi thọ lá của tập đồn giống sắn thí nghiệm .................... 28
Bảng 4.4: Đặc điểm nông sinh học của các giống sắn tham gia thí
nghiệm................................................................................................... 30
Bảng 4.5 Một số đặc điểm thực vật học của các giống sắn thí nghiệm 32
Bảng 4.6: Các yếu tố cấu thành năng suất của tập đoàn ....................... 35
giống sắn thí nghiệm ............................................................................. 36
Bảng 4.7: Năng suất của các giống sắn thí nghiệm năm 2016 ............. 38
Bảng 4.8: Chất lượng của tập đồn giống sắn thí nghiệm .................... 41


vii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CIAT

: Trung tâm Quốc tế nông nghiệp nhiệt đới

DBV

: Dải bảo vệ

FAO

: Tổ chức nông nghiệp và lương thực của liên hiệp quốc

IITA


: Viện quốc tế nông nghiệp nhiệt đới

NSCT

: Năng suất củ tươi

NSSVH

: Năng suất sinh vật học

NSTL

: Năng suất thân lá

TT

: Thứ tự

CD

: Chiều dài

KL

: Khối lượng

ĐK

: Đường kính


HB

: Hịa Bình

SL

: Sơn La

LC

: Lai Châu

ĐB

: Điện Biên


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
của châu Mỹ La tinh và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm. Sắn là cây
lương thực dễ trồng, có khả năng thích ứng rộng, trồng được trên những vùng
đất nghèo, không yêu cầu cao về chăm sóc, phân bón và điều kiện sinh thái.
Cây sắn được trồng rộng rãi ở 30 độ Vĩ Bắc đến 30 độ Vĩ Nam và được trồng
ở trên 100 nước nhiệt đới, á nhiệt đới thuộc ba châu lục lớn là châu Phi, châu
Mỹ và châu Á (Phạm Văn Biên và Hoàng Kim ,1991) [3].
Sắn là cây lương thực quan trọng vì nó có giá trị lớn về nhiều mặt. Sắn

là nguồn lương thực đáng kể cho con người, ngày nay sắn và các sản phẩm
chế biến từ sắn được nhiều nước trên thế giới sử dụng làm nguồn lương thực
chính, nhất là các nước ở châu Phi. Tinh bột sắn được làm lương thực, thực
phẩm, thức ăn cho khoảng trên 500 triệu người trên thế giới nhất là những
nước đang phát triển. Ngoài ra tinh bột sắn cịn được sử dụng làm thức ăn
chăn ni, ngun liệu công nghiệp cho chế biến bột ngọt, rượu, cồn, bánh
kẹo, mỳ ăn liền, phụ gia dược phẩm…Với nền công nghiệp thế giới ngày
càng phát triển thì trong thời gian tới đây sắn còn là nguồn nguyên liệu dồi
dào và hiệu quả cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol).
Cây sắn được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 18 và được trồng
rộng rãi khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam. Ở nước ta sắn là cây lương thực
quan trọng chỉ sau lúa và ngô. Năm 2014 diện tích sắn tồn quốc là 551,1
nghìn ha, năng suất bình quân 185,5 tạ/ha, sản lượng 10.225,2 nghìn tấn
(Tổng cục thống kê 2017)[8]. Năm 2013, cả nước có 6 nhà máy sản xuất
nhiêu liệu sinh học sử dụng nguyên liệu là sắn lát khô đi vào hoạt động, gần
100 nhà máy chế biến tinh bột sắn và hàng trăm cơ sở chế biến thủ công


2

trong đó 30% sản lượng thu được phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước làm
lương thực, chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp dược phẩm, làm nguyên
liệu sản xuất xăng sinh học, cồn công nghiệp, 70% được xuất khẩu dưới dạng
tinh bột hoặc sắn lát khơ (Tình hình sản xuất, xuất khẩu sắn năm 2013)[9].
Trong những năm gần đây cây sắn của nước ta đang chuyển đổi dần từ cây
lương thực sang cây cơng nghiệp có thể canh tranh được với thị trường trong
và ngoài nước. Cây sắn ở nước ta ngày càng có nhu cầu cao trong nghành
cơng nghiệp, là nguồn ngun liệu chính cho các nhà máy chế biến tinh bột,
thức ăn chăn nuôi, thực phẩm và trở thành cây hàng hóa xuất khẩu của nhiều
tỉnh trên cả nước. Nghành công nghiệp chế biến sắn đã và đang ngày càng đa

dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn của người dân.
Để đáp ứng được nguồn nguyên liệu hiện nay thì việc quan tâm đến
giống tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng đóng vai trị rất
quan trọng. Vì vậy các nhà khoa học trong nước và trên thế giới rất quan tâm
đến công tác chọn lọc, bảo tồn những giống sắn có đặc tính tốt để phục vụ
trong cơng tác lai tạo các giống sắn mới đạt năng suất cao, chất lượng tốt
nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và sau này. Từ thực tế đó em thực hiện đề
tài : ‘‘Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của tập đồn giống sắn tại Thái
Ngun ’’.
1.2.Mục đích nghiên cứu đề tài
Lựa chọn và lưu giữ giống sắn có đặc điểm nông sinh học tốt phục vụ
cho công tác bảo tồn, lai tạo nên giống sắn mới cho năng suất, chất lượng tốt,
đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau.
1.3.Mục tiêu nghiên cứu
- Theo dõi khả năng sinh trưởng của các giống sắn
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng
- Mô tả đặc điểm thực vật học


3

1.4.Ý nghĩa của đề tài
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã
học, áp dụng vào thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi thêm kiến thức
và kinh nghiệm trong sản xuất.
- Học đi liền học thực hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn giúp cho sinh
viên nâng cao được chuyên môn, nắm bắt được phương pháp và cách tổ chức
tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Đề tài như là một tài liệu tham khảo cho các sinh viên khóa sau.

1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Góp phần lưu giữ, bảo tồn những giống sắn có đặc điểm tốt, qua đó có
thể lai tạo ra những giống sắn mới đáp ứng theo từng mục đích sử dụng khác
nhau.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Nguồn gốc , giá trị cây sắn
2.1.1.Nguồn gốc
Cây sắn tên khoa học là Manihot esculenta Crantz có hoa hạt kín , có
2 lá mầm và thuộc họ thầu dầu có tới hơn 300 chi và 8000 lồi phân nhánh
thành 17 nhóm, có bộ nhiễm sắc thể 2n=36 .Nhiều tài liệu cho biết cây sắn có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ Latinh và được trồng cách đây khoảng
5000 năm (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1995)[4].
Trung tâm phát sinh của cây sắn được giả thuyết tại Đơng Bắc Brazil
thuộc lưu vực sơng Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại
(Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1995)[4].
Trung tâm phân hóa phụ của cây sắn có thể tại Mehico, Trung Mỹ và
ven biển các nước Nam Mỹ. Bằng chứng là những di tích khảo cổ ở
Venezuela niên đại 2700 năm trước cơng ngun, những lị nướng bánh sắn
trong phức hệ Malabo ở phía bắc Colombia niên đại khoảng 1200 năm trước
công nguyên, những hạt tinh bột sắn ở trong phần hóa thạch được phát hiện
tại Mehico có tuổi khoảng 900 năm đến 200 năm trước cơng ngun (Phạm
Văn Biên, Hồng Kim, 1995)[4]
Một số cơng trình nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả kết luận rằng
cây sắn có nguồn gốc phức tạp và có 4 trung tâm phát sinh chính đó là Braxin
có 2 trung tâm còn lại là Mexico và Bolivia.

Cây sắn được du nhập vào châu Á khoảng giữa thế kỷ XVII theo 2 con
đường: Thứ nhất là vào Srilanca năm 1876 rồi sang ấn Độ năm 1794 sau đó
sang Trung Quốc, Myanmar và một số nước châu Á khác. Thứ hai là từ châu


5

Mỹ la tinh đưa vào Philippin bởi thực dân Tây Ban Nha sau đó đem trồng ở
Inđơnesia và một số nước châu Á khác.
Tại Việt Nam cây sắn được du nhập vào khoảng giữa thế kỷ 18 (Phạm
Văn Biên, Hoàng Kim 1991)[3], đến nay cây sắn đã trở thành một trong năm
loại cây lương thực quan trọng nhất. Năm 2013, diện tích trồng sắn tại Việt
Nam là 544,1 ngàn ha với sản lượng đạt 9,7 triệu tấn (Tổng cục thống kê)[8].
Diện tích trồng sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung, vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng Trung du và miền núi phía
Bắc.
2.1.2 Giá trị
2.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Sắn là cây trồng có nhiều cơng dụng trong chế biến công nghiệp, lương
thực thực phẩm và thức ăn gia súc.
Trong protein của sắn có tương đối đấy đủ các acid amin, nhất là 9
acid amin không thay thế được cho con người, đặc biệt có 2 loại quan trọng
là Lizin và Tritophan có đủ để cung cấp cho trẻ nhỏ và người lớn.
Củ sắn giàu chất bột, năng lượng, khoáng, vitamin C, hạt bột sắn nhỏ
mịn, độ dính cao nhưng ngèo chất béo và nghèo nhất là đạm, hàm lượng các
acid amin không cân đối, thừa arginine nhưng thiếu các acid amin chứa lưu
huỳnh. Tùy theo giống sắn, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau trồng và kỹ
thuật phân tích mà tổng sơ vật chất khơ và hàm lượng đạm, béo, khống, xơ,
đường, bột có sự thay đổi.
Qua bảng 2.1 thấy rằng thành phần dinh dưỡng trong củ sắn tươi rất

đa dạng.


6

Bảng 2.1: Thành phần dinh dƣỡng trong củ sắn tƣơi
Thành phần (trong 100g)
Nước (g)
Năng lượng (kJ)
Protein (g)
Chất béo (g)
Carbohydrate (g)
Chất xơ (g)
Đường (g)
Canxi (mg)
Sắt (mg)
Magiê (mg)
Phốt pho (mg)
Kali (mg)
Natri (mg)
Kẽm (mg)
Đồng (mg)
Mangan (mg)
Selen (mcg)
Vitamin C (mg)
Thiamin (mg)
Riboflavin (mg)
Niacin (mg)
Pantothenic acid (mg)
Vitamin B6 (mg)

Folate Tổng số (mcg)
Vitamin A (IU)
Vitamin E, alpha-tocopherol (mg)
Vitamin K (mcg)
Beta-carotene (mcg)
Lutein + zeazanthin(mcg)
Axit béo bão hòa (g)
Axit béo khơng bão hịa đơn (g)
Axit béo khơng bão hịa đa (g)

Sắn
60
670
1,4
0,28
38
1,8
1,7
16
0,27
21
27
271
14
0,34
0,10
0,38
0,7
20,6
0,09

0,05
0,85
0,11
0,09
27
13
0,19
1,9
8
0
0,07
0,08
0,05
(Cây sắn)[6]


7

2.1.2.2. Giá trị sử dụng
- Tinh bột sắn dùng trong cơng nghiệp
Sắn có nhiều cơng dụng trong chế biến cơng nghiệp, từ sắn lát khơ có thể
chế biến thành: bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm
từ tinh bột sắn như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro glucose
và đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender,
phủ giấy, bìa các tơng (Hồng Kim Anh, Ngơ Kế Sương, Nguyễn Xích Liên
2004)[1].
Tinh bột của củ sắn, sau q trình chế biến sẽ thành bột năng được dùng
trong công nghiệp thực phẩm để chế biến bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì
ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực
phẩm, phụ gia dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm.

- Sắn là cây trồng cung cấp nhiên liệu sinh học
Sắn là loại cây trồng có năng suất tích lũy calo thực phẩm cao trên một
diện tích đất và thời gian so với các cây lương thực khác. Sắn có thể sản xuất
năng lượng thực phẩm với tỉ lệ hơn 250.000 calo / ha / ngày so với 176.000 calo
đối với lúa, 110.000 calo đối với lúa mì, và 200.000 calo đối với ngô.
Ở nhiều nước, nghiên cứu quan trọng đã bắt đầu để đánh giá việc sử dụng
sắn như một nguyên liệu ethanol nhiên liệu sinh học. Trung Quốc là nước đi đầu
trong hướng sử dụng cây sắn dùng làm nhiên liệu sinh học.
Năm 2007, cơ sở sản xuất nhiên liệu ethanol từ sắn sắn lớn nhất của
Trung Quốc được xây dựng ở Bắc Hải, với công suất hàng năm là 200 nghìn
tấn, trong đó tiêu thụ trung bình khoảng 1,5 triệu tấn sắn. Trong năm 2008,
Trung Quốc tiếp tục xây dựng nhà máy ở Hải Nam với công suất thiết kế sản
xuất 33 triệu gallon (120.000 m 3) ethanol sinh học / năm từ cây sắn.Kết quả là,
sắn (khoai mì) đã dần dần trở thành một nguồn chính để sản xuất ethanol.


8

Chế biến cồn sinh học có nhu cầu rất lớn về nguyên liệu sắn lát và cây
sắn lợi thế cạnh tranh rất cao để làm nhiên liệu sinh học. Hiệu suất thu hồi
cồn cao, giá rất cạnh tranh so với các cây khác (6 kg sắn củ tươi thành 2,5 kg
sắn lát thành 2,2 kg bột sắn nghiền chế biến được 1lít cồn 99,5% ethanol).
Nước ta hiện cũng đã có tám nhà máy chế biến cồn đang xây dựng tại thành
phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Gia
Lai, Quảng Nam, Đắc Lắc, sử dụng sắn lát làm nguyên liệu, chưa kể nguyên
liệu sắn củ tươi cần cho chế biến tinh bột và cho chế biến thức ăn gia súc.
Nhu cầu thị trường rất lớn và giá cạnh tranh là cơ hội để phát triển sản xuất
sắn (Nguyễn Văn Bộ, Hoàng Kim, Keith Fahrney, Rod Lefroy, Hernan
Ceballos 2009)[2].
2.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và Việt Nam

2.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
Đến nay , cây sắn được trồng tại trên 100 nước nhiệt đới trên toàn thế
giới với quy mô canh tác, năng suất, sản lượng rất khác nhau và được tập
trung ở một số châu lục như châu Á, châu Phi và châu Mỹ.Diện tích , năng
suất và sản lượng sắn trên thế giới thể hiện ở bảng 2.2 như sau.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới
từ năm 2010 - 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

( triệu ha)

( tấn/ha)

(triệu tấn)

2010

19,68

12,23

240,821

2011

20,61


12,30

253,456

2012

23,28

11,06

257,375

2013

23,52

11,10

261,101

2014

23,87

11,24

268,278

Năm


(Nguồn : FAOSTAT, 1/2017) [11]


9

Qua bảng 2.2 ta thấy rằng :
Qua số liệu bảng 2.1 cho thấydiện tích trồng sắn trên thế giới tăng dần
trong 5 năm gần đây, từ 19,68 triệu ha (2010) lên 23,87 triệu ha (2014).
Năng suất có xu hướng giảm từ 12,23 tấn/ha (năm 2010) xuống 11,24
tấn/ha (năm 2014). Tuy nhiên do diện tích tăng nên sản lượng sắn trên thế
giới tăng dần qua các năm tư 240,821 triệu tấn (năm 2010) lên 268,278
triệu tấn (năm 2014).
2.2.2. Tình hình sản xuất sắn tại Việt Nam
Sản xuất lương thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt Nam dự
kiến đến năm 2020, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh sản xuất lúa ngô và coi trọng
sản xuất sắn, khoai lang ở những vùng thích hợp có tiềm năng, năng suất cao.
Diện tích sắn của Việt Nam dự kiến ổn định ở khoảng 550 nghìn ha nhưng sẽ
tăng năng suất và sản lượng sắn bằng cách chọn tạo và phát triển các giống sắn
tốt có năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, xây dựng và hồn thiện quy
trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững và thích ứng từng vùng sinh thái.Diện tích
năng suất và sản lượng của các vùng trồng sắn ở Việt Nam được thể hiện ở bảng
2.3.
Bảng 2.3: Diện tích , năng suất , sản lƣợng sắn của các vùng trong
cả nƣớc năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng


(nghìn ha)

(tạ /ha )

(nghìn tấn)

551,1

185,5

10.225,2

6,3

157,6

99,2

Trung du và miền núi phía Bắc

118,5

128,7

1.525,6

Bắc Trung Bộ và dun hải miền Trung

170,1


180,3

3.103,4

Tây Ngun

152,2

176

2.679,2

Đơng Nam Bộ

97,7

277,9

2.715,1

Đồng Bằng sông Cửu Long

6,3

163,0

102,7

Vùng

Cả nước
Đồng bằng sông Hồng


10

(Tổng cục thống kê 2017 )[8]
Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy cả nước sắn được trồng chủ yếu ở 4 vùng
trồng sắn chính với diện tích, năng suất, sản lượng sắn ở mỗi vùng có sự khác
biệt:
- Về diện tích: Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có diện
tích lớn nhất nước với diện tích là 170,1 nghìn ha (chiếm 30,86 % tổng diện
tích sắn cả nước). Đứng thứ 2 là Tây Nguyên là 152.2 nghìn ha (chiếm
27,61 % tổng diện tích cả nước). Đứng thứ 3 về diện tích là Trung du và
miền núi phía Bắc với diện tích 118,5 nghìn ha (chiếm 21,5% tổng diện
tích sắn cả nước).
- Về năng suất: Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước với năng suất đạt
277,9 tạ/ha. Đứng thứ 2 là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung với năng
suất 180,3 tạ/ha. Tiếp đó là Tây Nguyên với năng suất là 176 tạ/ha.
- Về sản lượng: Dẫn đầu cả nước là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền
Trung với sản lượng là 3,103 triệu tấn củ tươi (chiếm 30,34 % sản lượng sắn
cả nước). Tiếp theo là Đông Nam Bộ với sản lượng là 2,715 triệu tấn (chiếm
26,55 % sản lượng sắn cả nước). Đứng thứ 3 về sản lượng sắn là Tây Nguyên
với 2,679 triệu tấn (chiếm 26,2 % sản lượng sắn cả nước).
Ở Việt Nam đã từ lâu cây sắn đã trở thành cây có củ đứng hàng đầu về
diện tích và sản lượng so với các cây có củ khác. Ngành chế biến sắn của
Việt Nam còn non trẻ nhưng trang thiết bị của các nhà máy chế biến tinh bột
sắn của Việt Nam khá là hiện đại, giá thành sản xuất rẻ nên có lợi thế cạnh
tranh cao và nhu cầu thị trường. Ngồi sản phẩm tinh bột sắn thì sắn lát khơ
của Việt Nam cũng là một mặt hàng quan trọng, có nhu cầu cao. Trong đó thị

trường xuất khẩu sắn lát khơ chủ yếu là Trung Quốc.
Việt Nam có thế mạnh về sản xuất sắn, diện tích trồng sắn đứng thứ 3
sau lúa và ngơ. Vai trị của cây sắn đã và đang chuyển đổi nhanh chóng từ


11

chỗ là cây lương thực trở thành cây công nghiệp và là cây nguyên liệu cho
sản xuất nhiên liệu sinh học. Tinh bột sắn và sắn lát Việt Nam đã trở thành 1
trong 7 mặt hàng xuất khẩu có triển vọng. Cơ cấu sử dụng sắn Việt nam hàng
năm được chia thành 03 nhóm chính gồm: 37% cho sản xuất tinh bột, 33%
cho xuất khẩu và 30% cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các
quốc gia năng suất cao. Nhưng năng suất bình quân 17 tấn/ha chỉ tương
đương 50% so với năng suất sắn tại Ấn Độ, thấp hơn năng suất sắn tại
Indonesia 15% và thấp hơn Thái Lan là 9%. Việt Nam đã có 1 bước tiến dài
trong việc trồng sắn và trở thành nước xuất khẩu sắn lớn thứ 2 sau Thái Lan.
2.2.3. Tình hình sản xuất sắn tại Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất tự
nhiên 356.282 ha, dân số 1.156.000 người. Thái Nguyên nằm trong vùng khí
hậu cận nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình của Thái Ngun là 25 °C. Khí hậu
Thái Ngun chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa
khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000
đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung
khí hậu tỉnh Thái Ngun thuận lợi cho phát triển ngành nơng, lâm nghiệp
Tình hình sản xuất diện tích và sản lượng của tỉnh Thái Nguyên những năm
gần đây được trình bày ở bảng 2.4.


12


Bảng 2.4: Tình hình sản xuất sắn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 –
2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

2010

3,9

19,2

75,4

2011

3,6

14,7

52,8


2012

3,8

14,7

55,8

2013

3,7

15,1

55,7

2014

3,7

14,8

54,6

Năm

(Nguồn tổng cục thống kê năm 2017)[8]
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, diện tích trồng sắn của tỉnh giai đoạn 2010 – 2014
tăng giảm không đáng kể, dao động từ 3,6 – 3,9 nghìn ha. Năng suất biến động

từ 14,7 - 19,2 tấn/ha. Trong đó năm 2010 đạt năng suất sắn cao nhất (19,2 tấn/ha),
năm 2013 là 15,1 tấn/ha. Các năm còn lại năng suất sắn đều thấp < 15 tấn/ha. Do
vậy sản lượng giai đoạn 2011 – 2014 giảm so với năm 2010.
2.3.Tình hình nghiên cứu , chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu giống sắn trên thế giới
Ngoài việc tập trung cho sản xuất và tiêu thụ sắn thì việc nghiên cứu
giống sắn trên thế giới cũng được quan tâm phát triển mạnh.
Trên thế giới, việc nghiên cứu giống sắn được thực hiện chủ yếu ở Trung tâm
Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (Center International Agriculture –CIAT) ở
Colombia, Viện Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (International institute for
Tropical Agriculture – IITA) ở Nigieria cùng với các trường, viện nghiên cứu
quốc gia ở những nước trồng và tiêu thụ nhiều sắn.
CIAT là nơi bảo tồn nguồn gen sắn đứng hàng đầu thế giới. Hiện tại
CIAT đã thu thập, bảo quản được 5.728 mẫu giống sắn và đã đăng ký tại


13

FAO gồm 5.138 mẫu giống sắn thu thập tại vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ, 24
mẫu giống sắn ở Bắc Mỹ, 384 mẫu giống sắn lai của CIAT, 163 mẫu giống
sắn vùng Châu Á, 19 mẫu giống sắn vùng châu Phi. Trong số 5.728 mẫu
giống sắn này có 35 lồi sắn hoang dại được thu thập nhằm sử dụng để lai tạo
ra giống sắn kháng sâu bệnh hoặc giàu protein. Nguồn gen giống sắn nêu trên
đã được CIAT bảo tồn và đánh giá về tiềm năng năng suất, giá trị dinh
dưỡng, thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại cũng như
khả năng thích nghi với sự thay đổi của mơi trường, từ đó chọn ra những
cặp bố mẹ để lai tạo phục vụ cho công tác cải tiến giống sắn và trao đổi
quỹ gen đối với các nước.
CIAT hiện có những nghiên cứu rất sâu về di truyền số lượng, ứng
dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và bảo tồn nguồn gen

sắn. Mục tiêu của CIAT là xây dựng bản đồ gen để tạo giống sắn ngắn ngày,
chất lượng cao, giàu protein, carotene và vitamin và có khả năng kháng bệnh
virus, bệnh héo vi khuẩn (Xanthomonas manihotis), bệnh đốm nâu lá
(Cercospora spp), bệnh thán thư (Coletotrichum spp.), nhện (Tetranychus
spp). IITA cũng đã có những nghiên cứu bước đầu đã xác định được một số
giống sắn có khả năng kháng bệnh Cassava Brown Streak (CBSD) và bệnh
khảm Cassava Mosaic Disease (CMD).
Ở châu Phi, CIAT phối hợp với IITA và các nước Nigeria, Congo,
Ghana, Tanzania, Mozambique, Angola, Uganda cùng nhiều tổ chức quốc tế
như: Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), Bill Gates Foundation để nghiên
cứu nhằm phát triển các giống sắn mới ngắn ngày, chất lượng cao (giàu
carotene, vitamin, protein) thích hợp ăn tươi và có khả năng kháng bệnh virus
là một loại bệnh dịch hại nghiêm trọng đối với cây sắn ở châu Phi.
Ấn Độ là nước ở châu Á đạt được năng suất sắn cao nhất thế giới. Cơ quan
điều phối cải tiến giống sắn Ấn Độ là Viện Nghiên cứu Cây có củ (CTCRI) ở


14

Trivandrum của tiểu bang Kerala. CTCRI đã thu thập, bảo quản và đánh giá
1.354 mẫu giống sắn và lai tạo được hàng chục nghìn hạt sắn lai phục vụ cho
chương trình chọn tạo các giống sắn mới. Gần đây, Ấn Độ đã phóng thích ra
sản xuất 5 giống sắn mới được nhà nước cơng nhận là giống quốc gia, trong
đó giống Sree Prakash có nhiều triển vọng đạt năng suất củ tươi cao (35- 40
tấn/ha) và chống chịu được bệnh khảm.
Thái Lan là nước có chương trình chọn tạo giống sắn lớn nhất châu Á.
Những cơ quan nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống sắn hiện nay là
Trường Đại học Kasetsart (KU), Viện phát triển tinh bột sắn Thái Lan
(TTDI) và Viện Nghiên cứu Cây trồng Thái Lan (FCRI). Tại Trung tâm
Nghiên cứu Cây trồng Rayong (thuộc FCRI) mỗi năm có 15.000 - 20.000 hạt

sắn lai F1 được khảo sát, đánh giá và tuyển chọn.
Chương trình cải tiến giống sắn của Trung Quốc được thực hiện chủ
yếu tại Học viện Cây trồng Nhiệt đới Nam Trung Quốc (CATAS), Viện
Nghiên cứu Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây (GSCRI). Những giống sắn
mới năng suất cao trong thời gian gần đây tại Trung Quốc có SC201, SC205,
SC124, Nanzhi 188, GR911, GR 891; Xinxuan 048.
Chương trình chọn tạo giống sắn của Indonexia được tập trung thực
hiện tại trường Đại học Branijaya và Viện Nghiên cứu Cây Lương thực
Marlang (MARIF). Năm 1978, hai giống sắn mới được đưa ra sản xuất là
Adira 1 và Adira 2, kế đó năm 1986 có giống Adira 4. Mới đây, MARIF
công bố một số giống sắn mới Marlang 1, Marlang 2, đồng thời đánh giá và
tuyển chọn từ 21.200 hạt lai F1 của CIAT được một số dịng có triển vọng
đang được khảo nghiệm rộng rãi.
Hiện nay nghiên cứu bảo tồn và chọn tạo giống sắn ở trên thế giới đã
dần dần được quan tâm ở nhiều quốc gia. Trong các hướng nghiên cứu chọn


15

tạo giống sắn mới chủ yếu vẫn là thu thập đánh giá nguồn gen giống tốt làm
vật liệu cho công tác này.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu giống sắn ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu chọn tạo giống sắn ở Việt Nam, được thực hiện
bởi Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS); Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS), Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
(TUAF), Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU), Đại học Nơng
Lâm Huế (HAU) và các sở Nông nghiệp của các tỉnh trồng nhiều sắn. Giai
đoạn 1981-1990, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng
Lộc thuộc IAS đã đánh giá nguồn gen các giống sắn thu thập được ở các địa
phương và đã xác định được ba giống sắn HL23, HL24 và HL20 có phẩm

chất củ tốt, ít đắng, thời gian sinh trưởng 8-10 tháng, thích hợp cho nhu cầu
lương thực. Những giống sắn này được áp dụng trong sản xuất ở các tỉnh
phía Nam trên 70.000 ha mỗi năm. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã thu thập đánh giá nguồn gen 20 giống sắn và xác định được Xanh Vĩnh
Phú là giống sắn địa phương tốt nhất, thích hợp cho nhu cầu lương thực ở các
tỉnh phía Bắc.
Giai đoạn 1991 - 2005, chương trình sắn Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ
với CIAT, VEDAN và mạng lưới Nghiên cứu sắn Châu Á để đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu và phát triển sắn với mục tiêu là chọn tạo ra những giống
sắn có năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột cao, phục vụ cho chế biến công
nghiệp , đồng thời tuyển được những giống sắn ngắn ngày, đa dụng, thích
hợp cho cả chế biến cơng nghiệp cũng như nhu cầu về lương thực ở vùng
sâu, vùng xa. Qua đó tạo được bước đột phá quan trọng trong nghề trồng sắn
của Việt Nam.
Các nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống sắn nhập nội từ CIAT
thích hợp cho mục tiêu sản xuất cồn sinh học đang được thực hiện trong


16

chương trình sắn Việt Nam. Với 24.073 hạt giống sắn nhập nội từ CIAT,
37.210 hạt giống sắn lai tạo tại Việt Nam. Trong đó có ba giống KM140,
KM98-5 và KM98-7 đã được đưa vào trồng tại nhiều địa phương ở giai đoạn
2007 - 2009.
Từ năm 1988 đến năm 2012, qua một phần tư thế kỷ hợp tác, Chương
trình Sắn Việt Nam (VNCP) kết hợp với Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp
Nhiệt đới (CIAT) đã đạt được những thành tựu to lớn trong nghiên cứu và
phát triển sắn (Phạm Văn Biên, Hoàng Kim 1998). Tám giống sắn tốt đã
được giới thiệu công nhận giống và trồng phổ biến trong sản xuất. Trong tám
giống sắn có sáu giống nhập nội và tuyển chọn: KM60; KM94, KM95;

SM937-26, KM98-1, KM98-7; Hai giống sắn đã được lai tạo là KM140 và
KM98-5
Mục tiêu của chương trình cải thiện di truyền sắn tại Việt Nam hiện
nay là:
- Tăng tiềm năng năng suất, hàm lượng chất khô và hàm lượng tinh
bột.
- Rút ngắn thời gian thu hoạch.
- Xác định các giống có năng suất cao phù hợp với từng khu vực và
vùng sinh thái khác nhau nhằm thúc đẩy sự hội nhập của các hệ thống canh
tác nông hộ nhỏ.
Lựa chọn giống sắn tốt nhất cho sản xuất ethanol sinh học.
Mục tiêu cụ thể của chương trình nhân giống sắn là: chọn và phát hành
giống mới có năng suất cao từ 35-40 tấn /ha, hàm lượng tinh bột từ 27-30%,
thời gian sinh trưởng và phát triển từ 8-10 tháng, cây mọc thẳng đứng, đốt
ngắn, ít phân nhánh, tán nhỏ gọn, kích thước gốc, củ thống nhất và phù hợp
cho chế biến công nghiệp.


17

Thực hiện mục tiêu trên đến năm 2011 đã có khá nhiều cơng trình
nghiên cứu về chọn tạo giống đạt kết quả tốt nhờ đó mà nhiều giống sắn
mới được đưa vào sản xuất như KM60, KM94, KM95, KM95-3, SM93726, KM98-1, KM98-5, KM98-7, KM140 đã thực sự mang lại lợi nhuận
cao cho nông dân trên diện rộng, cho nên tạo được cơng ăn việc làm và
góp phần xố đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa và miền núi, đồng thời
tăng sức cạnh tranh của tinh bột sắn xuất khẩu và các sản phẩm khác chế
biến từ sắn trên thị trường trong và ngồi nước.
Giai đoạn 2007-2012 cơng tác lai tạo, chọn lọc và chuyển giao tiến bộ
về cải tiến giống sắn ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc, các
nhà khoa học đã giới thiệu cho sản xuất được 6 giống sắn mới, những giống

này đều có những đặc tính tương đương và vượt trội hơn so với giống sắn
chủ lực KM94.
Kết quả các giống mới được giới thiệu là:
Ba giống sắn được cơng nhận chính thức là: giống KM98-7 (2008),
giống KM 140 (2010) và giống NA1 (2011).
Ba giống sắn được công nhận tạm thời: giống KM98-5 (2010), giống
08SA06 và KM21-12 (2012).
Kết quả chọn lọc bộ giống sắn đột biến bằng nguồn phóng xạ Coban60
đã được đánh giá qua thế hệ M4, có 4 dịng sắn triển vọng đạt năng suất củ
tươi cao nhất vượt đối chứng từ 10 – 30%: Đó là các dịng, giống: dòng
KM94, dòng KM140 , dòng KM 98-5-10-2 NS, dòng KM 140-5-4.


18

PHẦN 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
TT

Địa điểm thu thập

Tên giống

Kí hiệu

1

Sắn ta HB


Xã n Trị, huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình

Sắn ta HB

2

Sắn lai HB

Xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hịa Bình

Sắn lai HB

3

Cao sản HB

Xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình

Cao sản HB

4

Sắn ăn HB

Xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình

Sắn ăn HB

5


Lá tre HB

Xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình

Lá tre HB

6

Xanh SL

Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La

Xanh SL

7

Đỏ SL

Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La

Đỏ SL

8

Cao sản SL

Huyện Mai Sơn , tỉnh Sơn La

Cao sản SL


9

Lá tre SL

Huyện Thuận Châu , tỉnh Sơn La

Lá tre SL

10

Đỏ ĐB

Xã Mừng Đun, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Đỏ ĐB

11

Lá tre ĐB

Xã Mừng Đun, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Lá tre ĐB

12

Trắng ĐB

Xã Mừng Đun, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên


Trắng ĐB

13

Lai đỏ LC

Xã Malypho, huyện Phong Thổ , tỉnh Lai Châu

Lai đỏ LC

14

Lai LC

Xã Malypho, huyện Phong Thổ , tỉnh Lai Châu

Lai LC

3.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Tại khu cây trồng cạn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Thời gian: từ tháng 2 đến tháng 1/2017.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các giống sắn.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng.
- Mô tả đặc điểm thực vật học


×