Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SKKN sử dụng một số thủ thuật trong thực hành môn tin học 12 giúp học sinh nâng cao khả năng thao tác trên cơ sở dữ liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.03 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

TRƯỜNG THPT NƠNG CỐNG I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG MỘT SỐ THỦ THUẬT TRONG THỰC HÀNH
MÔN TIN HỌC 12 GIÚP HỌC SINH NÂNG CAO KHẢ
NĂNG THAO TÁC TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU

Người thực hiện: Nguyễn Thị Đào
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nông Cống I
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tin học

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Việc sử dụng các ứng dụng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lí, truy cập, khai thác
thơng tin trong trường học hiện nay phổ biến. Hệ thống các bài giảng giáo viên,
hướng dẫn học, các đề thi,…cho phép học sinh tra cứu, tự học trực tuyến trên
internet đa số tổ chức dưới dạng cơ sở dữ liệu.
Môn tin học trong nhà trường về mặt tri thức và kĩ năng là giúp học sinh nắm
được yếu tố cơ bản của tin học, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin như một
công cụ học tập và hoạt động; phục vụ cho học sinh bước đầu tìm hiểu những
ngành địi hỏi ứng dụng cơng nghệ thông tin.


Việc thành thạo kĩ năng tin học đặc biệt là kĩ năng khai thác cơ sở dữ liệu
ngày càng chú trọng để nâng cao cơ hội học hỏi.
Trong môn tin học 12, những bài thực hành giúp học sinh bước đầu xây dựng
cơ sở dữ liệu đơn giản (cơ sở dữ liệu quản lý sách, quản lý học sinh…); hiểu tính
ứng dụng cơ sở dữ liệu và biết thao tác cơ bản dể khai thác thông tin từ những cơ
sở dữ liệu trong thực tế để phục vụ cơng việc cá nhân và học tập.
Trong q trình dạy mơn tin học 12 tơi nhận thấy:
- Vì lớp cuối cấp nên các em chú trọng học các môn thi tốt nghiệp, đại học.
Do vậy môn tin học coi như “mơn phụ”, là mơn học cho có. Mặt khác do điều kiện
cơ sở vật chất còn hạn chế nên 1 phịng máy tính dùng cho tất cả các khối lớp. Do
đó, nhiều học sinh cịn khơng biết các thao tác cơ bản như: sử dụng chuột, thao tác
bàn phím cịn chậm, các thao tác với máy tính cơ bản cịn chưa thạo…
- Hấu hết học sinh đều có và sử dụng điện thoại thông minh, tuy nhiên học
sinh chủ yếu sử dụng vào mục đích giải trí: chơi game, mghe nhạc, lướt web nhiều
hơn sử dụng vào học tập.
- Cơ sở dữ liệu sử dụng rất nhiều như: truy cập cơ sở dữ liệu quản lý học sinh
trường học để xem các thơng tin, vào mỗi kì thi học sinh tra cứu điểm thi (trên bảng
của cơ sở dữ liệu), tìm điểm 1 học sinh nào đó (form), xem có bao nhiêu bạn bằng
hay hơn điểm mình (query), hay xem báo cáo điểm từng lớp, nhóm học sinh điểm
10 mơn toán, hay học sinh biết làm việc với macro để cơng việc nhanh và thuận
tiện hơn.
- Ngồi những thơng tin đã có trong sách giáo khoa cho các bài thực hành,
tơi tìm hiểu thêm một số mẹo, một số thao tác có liên quan đến bài học mà khơng
3


có trong bài thực hành giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn về bài học, thực hiện bài
thực hành nhanh và chính xác hơn.
Với những lý do trên, tơi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệ của mình là: “Sử
dụng một số thủ thuật trong các bài thực hành môn tin học 12 giúp học sinh

nâng cao khả năng thao tác trên cơ sở dữ liệu”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra các mẹo nhỏ, các giải pháp giúp học sinh có kĩ năng thực hành tốt
hơn, thao tác trên cơ sở dữ liệu nhanh, chính xác hơn.
- Trong 1 số bài thực hành, ngoài việc nhập và thao tác với cơ sở dữ liệu là
cơ bản nhất, còn thiếu một số trường hợp nhập dữ liệu và thao tác khác mà những
thao tác này là cần thiết đối với học sinh.
- Giúp học sinh thao tác dễ dàng và nhanh chóng hơn với cơ sở dữ liệu từ
đơn giản đến phức tạp.
- Có khả năng tự tìm hiểu và sử dụng được các ứng dụng tin học về cơ sở dữ
liệu (CSDL) khơng có trong sách giáo khoa (SGK) những kiến thức được trình bày
trong SGK để giải quyết các vấn đề trong học tập và ngoài thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 12 trường THPT Nông Cống I
- Các bài thực hành về cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu quan hệ, 1 số mẹo, 1 số
thủ thuật liên quan cơ sở dữ liệu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
* Xây dựng cơ sở lý thuyết:
- Các nội dung chương trình tin học 12, các bài thực hành.
- Tìm hiểu thêm 1 số ứng dụng về cơ sở dữ liệu trong thực tế như: CSDL
quản lí điểm thi trong trường THPT, quản lí giáo viên trong trường THPT, ngoài
đời sống: Quản lý bệnh nhân trong bệnh viện, quản lí bán hàng…
* Thực nghiệm:
- Tìm hiểu khả năng thực hành của học sinh
- Đánh giá kết quả học sinh qua từng bài thực hành, bài kiểm tra từ đó rút
kinh nghiệm về cách làm bài.
* Thu thập thông tin:
Ý kiến phản hồi từ học sinh, đồng nghiệp để bổ sung hoàn thiện hơn.
4



2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Giáo dục tin học có sứ mạng chuẩn bị cho học sinh khả năng chủ động tìm
kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cơng nghệ 4.0 kết nối
và tồn cầu hóa. Tin học có ảnh hưởng lớn đến cách sống, cách suy nghĩ và hành
động của con người. Là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học.
- Tin học giúp học sinh thích ứng và hịa nhập được với xã hội hiện đại, hình
thành và phát triển cho học sinh năng lực tin học để học tập, làm việc và nâng cao
chất lượng cuộc sống, đóng góp sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chương trình mơn tin học góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất
chủ yếu và năng lực chung đã được xây dựng trong chương trình tổng thể, đồng
thời góp phần chủ yếu hình thành, phát triển năng lực tin học cho học sinh. Môn tin
học trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức tin học phát triển gồm 3 mạch kiến
thức hòa quyện.
- CSDL (Database): Là 1 tập hợp các dữ liệu liên quan với nhau chứa thông
tin của 1 tổ chức nào đó (trường học, cơng ti…) được lưu trữ trên các thiết bị nhớ
thứ cấp (đĩa từ, băng từ…) để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người
dùng với nhiều mục đích khác nhau.
+ Học sinh nắm được các khái niệm cơ bản của CSDL, hệ quản trị CSDL.
+ Biết xuất xứ, khả năng ứng dụng của phần mềm Microsoft Access
+ Thực hiện các thao tác cơ bản trên ứng dụng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm


Thực trạng chung

Vốn dĩ môn tin học trong trường học lâu nay đã bị coi là “môn phụ”, môn
không thi tốt nghiệp, đại học nên thái độ học tập học sinh rất “coi nhẹ”. Đặc biệt
đối với học sinh lớp 12 thì việc “coi nhẹ” môn tin học càng lớn hơn khi mà các em

sắp bước vào kì thi tốt nghiệp quan trọng. Đối với các em lớp 12 môn tin học chỉ là
môn học để cho các em đủ số môn mà thơi. Vì vậy học xong chương trình lớp 12
nhiều em cịn khơng biết nội dung sách giáo khoa tin học 12 viết gì? Thì nói gì đến
các em học được bao nhiêu.
Tuy không phải môn học thi tốt nghiệp, đại học nhưng mơn tin học 12 lại
góp vào điểm trung bình xét tốt nghiệp nên học sinh ý thức được điều đó lại rất
chăm chú học tập, mặc dù khơng nhiều.
5


Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài ở trường THPT Nơng Cống I
Thuận lợi:


-

+ Nhà trường:
Nhà trường đã tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất để có thể học tốt mơn tin
học như: 2 phịng máy tính, nhiều phịng học có máy chiếu.
+ Giáo viên:
- Đào tạo chính quy chuyên ngành sư phạm tin học
- Hàng năm nhà trường tổ chức cuộc thi giáo viên giỏi cấp trường, nên khả
năng tự học, tự bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn được nâng cao.
+ Học sinh:
- Hiểu rõ ứng dụng của tin học (cụ thể là các phần mềm, các ứng dụng CSDL,
các kiến thức trong SGK…) trong cuộc sống.
- u thích mơn tin học, đặc biệt là những tiết thực hành.
- Khó khăn:
+ Nhà trường:
Môn tin học là một môn học mới được đưa vào nhà trường phổ thông. Các

kết quả nghiên cứu về lý luận dạy học cũng như việc vận dụng các lý luận dạy học
hiện đại vào dạy học tin học hiện tại cịn hạn chế. Mặt khác, đặc thù mơn tin học là
gắn liền với máy tính mà điều kiện có phịng máy đủ tốt để phục vụ cho các tiết
thực hành chưa đáp ứng nhu cầu học sinh.
+ Giáo viên:
Mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh là khác nhau nên tính hiệu quả chưa
đồng đều.
Đời sống giáo viên cịn nhiều khó khăn nên việc tập trung tối đa cho môn
học cũng bị ảnh hưởng.
+ Học sinh:
- Tuy nhà trường có 2 phịng máy tính để học sinh học nhưng số lượng máy
ít và hạn chế về chất lượng.
- Chương trình sách giáo khoa lớp 12, phần nội dung hệ quản trị cơ sở dữ
liệu MS Access, cơ sở dữ liệu quan hệ khơng khó đối với những học sinh chú ý
nghe giảng nhưng trong 1 số bài thực hành còn 1 vài khúc mắc đối tượng học sinh
muốn tìm hiểu thêm lại khơng được đề cập trong bài.
6


2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thông tin, cập nhật dữ liệu
trong trường THPT các bài toán liên quan đến quản lí CSDL như: quản lí học sinh,
quản lí giáo viên, quản lí các kì thi trong nhà trường…là cần thiết. Học sinh có thể
tra cứu, tìm kiếm thơng tin chi tiết từ CSDL một cách nhanh chóng, chính xác để
phục vụ học tập. Thơng qua các bài thực hành trong môn tin học 12, HS bước đầu
tiếp cận CSDL đơn giản: tạo CSDL, từng bước tìm hiểu sâu hơn về CSDL với hệ
quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Ngồi ra, HS cịn biết thêm các thao tác,
các ứng dụng của CSDL trong học tập và đời sống.
2.3.1. Tìm hiểu hệ cơ sở dữ liệu
Đây là bài thực hành đầu tiên trong chương trình tin học 12, mục đích của

bài thực hành là giúp học sinh biết được một số công việc cơ bản khi xây dựng một
CSDL đơn giản.
- Để trực quan hơn cho học sinh dễ hiểu, dễ áp dụng bài thực hành giáo viên
phát cho học sinh xem một số thẻ liên quan đến việc mượn sách của thư viện huyện
Nông Cống như:
+ Thẻ thư viện (lưu những thơng tin: Phịng, số thẻ, họ và tên, địa chỉ, năm),
yêu cầu đối với người mượn: Tiền cược, ngày mượn, thời gian mượn, quá hạn,…
+ Thẻ lưu (Lưu những thông tin: Họ và tên, tuổi, Đảng/đồn, nghề nghiệp,
chức vụ, nơi cơng tác…
Từ đó HS áp dụng với bài toán xây dựng cơ sở dữ liệu quản lí sách, mượn/trả
sách…của thư viện trường THPT.
Thẻ thư viện:

7


Thẻ lưu:

2.3.2. Nhập số thập phân trong điểm trung bình
Trong bài thực hành 2 (tạo cấu trúc bảng), yêu cầu học sinh tạo cấu trúc bảng
theo mẫu sẵn.
Đối với điểm trung bình mơn, để nhập được số thập phân có 1 chữ số và luôn
hiển thị dạng thập phân, ta đặt 1 số tính chất của các trường theo sách giáo khoa
như sau:
8


- Nhưng nếu nhập dữ liệu ở bài thực hành 5 yêu cầu như sau:

Nếu chỉ định dạng giống như sách giáo khoa hướng dẫn thì ta chỉ nhập được

tối đa 9.9 mà thôi. Vậy định dạng giống như trên thì mơn tốn điểm trung bình mơn
“Toan” và “Hoa” khơng nhập đươc 10.0 mà chỉ nhập được như thế này:

9


Do đó, ta có thủ thuật nhỏ định dạng lại như sau:

Từ đó ta sẽ nhập được dữ liệu theo đúng yêu cầu bài thực hành.
2.3.3. Định dạng trường ngày tháng và thời gian trong bảng
Trong bài thực hành số 3: Thao tác trên bảng có trường NgSinh, khi nhập dữ
liệu 1 số học sinh đã phản ảnh không nhập đúng dữ liệu đúng như bài thực hành.
Học sinh nhập kiểu dữ liệu như hình sau:

Trước tiên ta thấy học sinh nhập dữ liệu kiểu dữ liệu định dạng là
mm/dd/yyyy nên khi nhập số tháng lớn hơn 12 tự động số đó chuyển về giá trị
ngày. Do vậy ta chỉnh lại định dạng trong hệ thống (nếu định dạng không có sẵn ta
tự gõ định dạng:dd/mm/yyyy).

10


Sau khi định dạng ngày giờ trong hệ thống, ta định dạng trong Access:

Ta được kết quả theo yêu cầu bài thực hành:
11


Các kiểu dữ liệu ngày và thời gian có nhiều định dạng khác nhau để giúp đáp
ứng các trường hợp nhập dữ liệu. Access sẽ tự động hiển thị ngày tháng và thời

gian trong định dạng ngày và thời gian dài. Ta có thể thay đổi các định dạng được
xác định trước bằng cách sử dụng định dạng hiển thị tùy chọn.
Access cung cấp một số định dạng được xác định trước cho dữ liệu ngày và
thời gian
-

Mở bảng ở dạng thiết kế (Design view)
Trong phần Format, chọn kiểu ngày/giờ mà bạn muốn định dạng
Lưu thay đổi, chuyển sang dạng xem dữ liệu xem định dạng đã đáp ứng yêu cầu
chưa.

Ta cịn có thêm một số định dạng khác:


Định dạng Long Date:

12




Định dạng kiểu Medium Date:



Định dạng kiểu Short Date:

13



2.3.4. Tạo nút lệnh trên Form
Với nội dung sách giáo khoa tin học 12, khái niệm biểu mẫu: là một loại đối
tượng trong Access được thiết kế để:
Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa dữ
liệu.
• Thực hiện các thao tác thơng qua các nút lệnh (do người thiết kế tạo ra).
Tuy nhiên trong bài thực hành số 4 (tạo biểu mẫu đơn giản), nội dung chỉ tạo
biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng HOC_SINH đã tạo trước đó. Vì vậy, hướng dẫn
thêm học sinh tạo các nút lệnh trên Form để thực hiện thêm các chức năng khác
như: thêm bản ghi, xóa bản ghi, in biểu mẫu, in báo cáo…
Với bài thực hành 4, yêu cầu học sinh tạo được biểu mẫu bằng thuật sĩ như
sau:


Sau khi học sinh tạo biểu mẫu, học sinh tạo thêm các nút như nút nút Đóng
Form (thốt Form), nút Thêm (thêm bản ghi),…
Bước 1: Chọn biểu mẫu ở chế độ thiết kế (Design View)

Bước 2: Từ Form Design Tools Design chọn nút như hình:

14


Bước 3: Để chọn nút lệnh Đóng Form (thốt Form) chọn Form Operations  Close
Form

Bước 4: Đặt tên nút lệnh: Đóng Form Next

Bước 5: Ý nghĩa tên nút lệnh


15




Nháy Finish

Tương tự ta tạo nút lệnh Thêm (bản ghi)

Ta được biểu mẫu như sau:

16


Sau khi nháy vào nút lênh Đóng Form ta thấy kết quả:

Nháy vào nút lệnh Thêm:

17


2.3.5. Chọn khóa, xác định mối quan hệ giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu
quan hệ
Mục đích của bài thực hành:
Học sinh biết cách chọn khóa cho các bảng dữ liệu trong 1 bài tốn quen
thuộc;
• Biết cách xác lập liên kết giữa các bảng thơng qua khóa để tìm được những
thơng tin liên quan đến 1 cá thể được quản lí.
Một trong các yêu cầu của bài thực hành là chọn khóa cho mỗi bảng trong cơ
sở dữ liệu và giải thích lí do lựa chọn đó; Chỉ ra mối liên kết, thiết đặt các mối liên

kết cần thiết... Từ đó, GV hướng dẫn từ các khóa đã chọn, chọn khóa chính cho các
bảng, xác định mối quan hệ giữa các bảng.
Bảng THÍ SINH


18


Bảng ĐÁNH PHÁCH

-

-

-

-

-

Bảng ĐIỂM THI

Đối với bảng THÍ SINH: Trường SBD là khóa và cũng chọn làm khóa chính vì mỗi
học sinh có SBD khác nhau, SBD để phân biệt học sinh này với học sinh khác và là
trường có ít thuộc tính nhất.
Bảng ĐÁNH PHÁCH: Trường SBD hoặc Phách đều thỏa mãn điều kiện là khóa và
cũng là khóa chính của bảng. Vì 1 SBD chỉ dùng đúng 1 phách, 1 phách cũng đánh
cho 1 số báo danh, 1 trong 2 trường đều ít thuộc tính nhất.
Bảng ĐIỂM THI: Trường Phách chọn làm khóa chính, vì mỗi Phách chỉ tương ứng
với 1 điểm, cũng là trường ít thuộc tính nhất.

Đối với mối liên kết giữa 3 bảng:
Trường SBD bảng ĐÁNH PHÁCH là khóa chính tham chiếu đến trường SBD là
khóa chính của bảng THÍ SINH. Vì cả 2 trường tham gia liên kết đều là khóa chính,
Access tự tạo ra quan hệ 1 – 1 (One to One). Nghĩa là mỗi mẫu tin trong bảng này
chỉ quan hệ với một và chỉ một mẫu tin trong bảng kia.
Trường Phách của bảng ĐÁNH PHÁCH là khóa chính tham chiếu đến trường
Phách là khóa chính của bảng ĐIỂM THI. Tương tự, 2 trường tham gia liên kết đều
là khóa chính, Access tự tạo ra quan hệ 1 – 1 (One to One).
Lưu ý thêm: Nếu một bên trường là khóa chính, bên trường cịn lại là khóa
(khóa ngoại), Access sẽ tự tạo quan hệ 1 – n (One to many).
19


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh
* Đối với giáo viên: Biết được nhu cầu học tập học sinh, nắm được đối tượng
học sinh để có hướng giải quyết trong việc dạy ứng với từng đối tượng HS đó.
* Đối với học sinh:







Tạo một CSDL đơn giản, tạo các đối tượng trong Access bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi,
báo cáo.
HS biết khai thác các CSDL như CSDL quản lí học sinh trong trường như: tìm
kiếm thơng tin học sinh, xem điểm các kì thi, các báo cáo…Biết sử dụng CSDL
quản lí sách của thư viện như: tra cứu thông tin sách, tìm thêm sách của cùng tác
giả,…

Học sinh hào hứng mỗi khi có tiết thực hành, đạt điểm cao trong các bài kiếm tra
thực hành, học sinh cố gắng đạt điểm tổng kết điểm cao để xét học bạ và tính vào
điểm xét tốt nghiệp.
Kết quả đạt được:
Qua đánh giá kết quả học tập, kỳ 2 bài kiểm tra đánh giá học sinh là các bài
thực hành, nên học sinh hào hứng hơn và kết quả đạt rất tốt. Cụ thể:

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Thông qua đề tài: “Sử dụng một số thủ thuật trong các bài thực hành môn
tin học 12 giúp học sinh nâng cao khả năng thao tác trên cơ sở dữ liệu”.
Với các bài thực hành trong tin học lớp 12, học sinh có thể dễ dàng thao tác,
thế nhưng có những bài thực hành học sinh lúng túng nếu như rập khuôn theo
20


hướng dẫn bài thực hành. Do vậy, sử dụng thêm 1 số thủ thuật nhỏ là thật sự cần
thiết, giúp học sinh làm bài chính xác hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Đứng trước một vấn đề liên quan đến CSDL trong cuộc sống, học sinh biết
được phải sử dụng các bước như thế nào để giải quyết bài toán thực tiễn đang đặt ra
mà trước hết là sử dụng CSDL để hỗ trợ việc học tập các bộ mơn khác.
3.2. Kiến nghị
Để giúp học sinh u thích môn tin học, đặc biệt là học sinh lớp 12, tôi rất
mong sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường về mặt cơ sở vật chất (đủ máy tính,
máy chiếu, chất lượng máy tính nâng lên, bảo trì sửa chữa thường xuyên).
Trên đây là nội dung sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân đã áp dụng hiệu
quả trong các tiết dạy thực hành môn tin học lớp 12. Mặc dù đã cố gắng nhưng đề
tài tơi viết cịn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý của quý cấp quản lý, đồng nghiệp
để đề tài hoàn thiện hơn, áp dụng được trong CSDL trường THPT và các cơ sở dữ
liệu ngồi thực tế.

Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Thị Đào
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Sách giáo khoa tin học 12 - Hồ Sĩ Đàm, Nhà xuất bản Giáo dục.
Sách giáo viên Tin học 12 - Hồ Sĩ Đàm, Nhà xuất bản Giáo dục.
Giáo trình mô đun: Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu Microsoft Access, Bộ lao động –
thương binh và xã hội, tổng cục dạy nghề.
Giáo trình nhập mơn Hệ cơ sở dữ liệu – Nguyễn Tuệ, Nhà xuất bản Giáo dục
Lý thuyết cơ sở dữ liệu - Nguyễn Bá Tường – Học viện kỹ thuật Quân sự
21


6.

Lý Thuyết cơ sở dữ liệu - Nguyễn Thị Ngọc Mai , Nhà xuất bản Lao động xã
hội.


22


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO XẾP LOẠI
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Đào
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nông Cống 1.
T
T

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh giá xếp
đánh giá
loại
xếp loại

1.

Nâng cao hiệu quả dạy
Sở GD&ĐT Thanh
học theo dự án mơn tin
Hóa
học

2.


Lựa chọn thuật tốn tối ưu Sở GD&ĐT Thanh
trong giải bài tốn Pascal
Hóa
để bồi dường HS lớp 11

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2016 – 2017

C

2018 - 2019

----------------------------------------------------



×