Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SKKN phương pháp huấn đội tuyển vovinam trường THPT yên định 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.56 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ĐỘI TUYỂN VÕ VOVINAM
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

Người thực hiện: Vũ Văn Sâm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Thể dục

Thanh Hóa, năm 2021
1


MỤC LỤC
Stt

Đề mục

Số trang

1

I. MỞ ĐẦU

4

2

4



3

1. Lý do chọn sáng kiến
2. Mục tiêu của sáng kiến

4

3. Phạm vi của sáng kiến

4

5
6

4. Phương pháp nghiên cứu
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

4
5
5

7

1. Cơ sở lý luận

5

8


2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

7

9

3. Cơ sở thực tiễn để đưa ra các phương pháp huấn luyện.

9

10

9

11

III. NỘI DUNG
1. Phương pháp huấn luyện một thế võ

12

2. Phương pháp huấn luyện đòn chiến lược

12

13

3. Phương pháp huấn luyện một bài quyền

15


13

4. Phương pháp huấn luyện đối kháng

17

14

5. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong huấn luyện

19

15

6. Kết quả đạt được

20

16

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

20

17

1. Kết luận.

20


18

2. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị.

21

19

Danh mục tài liệu tham khảo

23

9

2


TĨM TẮT SÁNG KIẾN

Nói đến võ thuật khơng thể khơng nói đếne mơn Võ Vovinam. Cùng với sự
phát triển lớn mạnh và sức lan tỏa của Vovinam ngày càng mạnh mẽ đặc biệt là sức
hút sự tập luyện của giới trẻ. Với sự phát triển mạnh mẽ đó, hiện nay Vovinam
được coi là quốc võ của Việt Nam, đây cũng là cơ hội để Vovinam có thể tìm được
nhiều nhân tài trẻ tuổi về nhiều nội dung khác nhau. Một trong những nhiệm vụ đặt
ra là phát triển môn thể thao truyền thống này, nhằm đáp ứng nhu cầu đông đảo học
sinh tham gia tập luyện và thi đấu.
Trải qua hơn 10 năm tổ chức giảng dạy và huấn luyện tôi đã đúc kết ra được
5 phương pháp huấn luyện đội tuyển vovinam tại trường THPT Yên Định 3 đó là:
1. Phương pháp huấn luyện một thế võ

2. Phương pháp huấn luyện đòn chiến lược
3. Phương pháp huấn luyện một bài quyền
4. Phương pháp huấn luyện đối kháng
5. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong huấn luyện
Những phương pháp đó thực sự hiệu quả, có thể được vận dụng rộng rãi tại
các trường THPT, các trung tâm huấn luyện, các câu lạc bộ…

CÁC TỪ VIẾT TẮT
THPT - Trung học Phổ thông
GD&ĐT - Giáo dục và Đào tạo
TDTT - Thể dục, thể thao
Vovinam - Võ việt nam – Việt võ đạo
VĐV - Vận động viên
HLV - Huấn luyện viên
HCV - Huy chương vàng
HCB - Huy chương bạc
HCĐ - Huy chương đồng
3


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến
Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương phát triển các mơn thể thao dân tộc
trong nhà trường, trong đó có mơn Vovinam. Là một môn võ truyền thống của Việt
Nam đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới và đã bắt đầu đưa môn thể thao dân
tộc này vào chương trình học thể dục trong các trường phổ thơng, thơng qua nội
dung học thể thao tự chọn. Để đạt được mục tiêu trên và tạo điều kiện cho các em
học sinh rèn luyện sức khỏe, thể lực tốt, tinh thần tự hào dân tộc và đẩy mạnh
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong nhà
trường phổ thông. Bộ GD & ĐT đã đề nghị các Sở GD &ĐT phối hợp với Liên

đoàn Vovinam Việt Nam, Liên đoàn Vovinam các địa phương tuyên truyền phổ biến
rộng rãi môn Vovinam và đưa môn Vovinam vào chương trình thể thao ngoại khóa,
tổ chức tập huấn cho các giáo viên thể dục, thành lập các câu lạc bộ Vovinam trong
các trường học trên địa bàn của tỉnh, đưa vào các cuộc thi đấu thể thao như Hội
khỏe phù đổng các cấp, Đại hội TDTT hàng năm từ cấp tỉnh đến cấp Quốc Gia.
Môn Vovinam là môn võ của Việt nam đang được phát triển rất phổ biến và
rộng rãi ở khắp các địa phương trên cả nước cũng như ở nước ngồi, tập luyện
Vovonam có tác dụng phát triển tích cực các tố chất vận động “nhanh -mạnh - bền khéo léo ”, đồng thời góp phần phát triển con người toàn diện, tạo nên lớp người có
thể lực cường tráng, có sức khỏe dồi dào, tinh thần lạc quan, tự chủ, kiên trì, dũng
cảm. Có ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể sẵn sàng phục vụ công việc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Vì vậy mà mơn Vovinam ngày càng được phổ biến rộng rãi trong
các nhà trường nhằm phát triển các tố chất thể lực chung, năng lực làm việc trong
lao động và học tập.
Để huấn luyện đội tuyển đạt kết quả cao trong quá trình học tập và thi đấu
cần phải có phương pháp, cách thức giảng dạy hợp lý, hiệu quả phù hợp với đặc thù
bộ môn cũng như thực tế đia phương, nhà trường thì cần có phương pháp huấn
luyện. Chính vì vậy năm học 2020 - 2021 tơi mạnh dạn áp dụng “Phương pháp
huấn đội tuyển Vovinam trường THPT Yên Định 3” để phát triển phong trào cũng
như mang lại thành tích thể thao cho nhà trường.
2. Mục tiêu của sáng kiến
Phương pháp huấn luyện đội tuyển võ vovinam trường THPT Yên Định 3
3. Phạm vi của sáng kiến
Đội tuyển võ Vovinam của trường THPT Yên Định 3.
- Đối tượng lựa chọn: 20 học sinh Đội tuyển vovinam trường THPT Yên
Định 3.
4


- Thời gian: Từ tháng 11/2020 - 3/2021
- Địa điểm: Trường THPT Yên Định 3.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê, đánh giá kết quả.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn phát triển môn thể thao dân tộc
Vovinam trong trường học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương phát triển các mơn thể thao dân tộc
trong nhà trường, trong đó có mơn Vovinam là một môn võ truyền thống của Việt
Nam đang được phổ biến rộng rãi trên thế giới và sẽ đưa môn thể thao dân tộc này
vào chương trình thi đấu chính thức từ Hội khỏe Phù Đổng cấp cơ sở đến toàn quốc
lần thứ VIII, XI và lần thứ X năm 2020.
Với việc ủng hộ đưa Vovinam vào trường học của Bộ, phong trào Vovinam
sẽ có cơ hộ để phát triển hơn nữa tạo ra một lực lượng học sinh tập luyện Vovinam
ở khắp cả nước, chúng ta hồn tồn có cơ hội để tuyển chọn ra các nhân tố xuất sắc
để đào tạo chuẩn bị cho các cuộc đấu quốc gia, quốc tế…
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 16 - 18.
Học sinh các trường THPT thường ở lứa tuổi 16 - 18. Để có cơ sở khoa học
cho việc lựa chọn các phương pháp huấn luyện phù hợp với đối tượng học sinh tơi
đã tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi 16-18 vì nó có liên
quan tới việc tập luyện TDTT nói chung và việc huấn luyện Vovinam nói riêng.
1.2.1. Đặc điểm về sinh lý ở lứa tuổi 16 - 18.
Đặc điểm phát triển của hệ thống thần kinh. Do hệ thống thần kinh là một hệ
thống phát triển sớm của cơ thể, vì vậy ở lứa tuổi 16 - 18 trọng lượng não của các
em đã đạt mức từ 1480 gam đến 1490 gam tương đương với trọng lượng não của
người trưởng thành. Đó là điều kiện dễ dàng các em nắm vững được các kỹ thuật
khó, tạo tiền đề cho việc nâng cao thành tích thể thao.
*Đặc điểm phát triển của cơ quan vận động. Cơ quan vận động của cơ thể

chủ yếu gồm cơ bắp xương khớp, dây chằng, về hệ xương. Do q trình cốc hố
của cơ thể thường kéo dài tới 20 tuổi và đang còn phát triển xương.
* Đặc điểm phát triển hệ thống tim mạch.
5


Ở tuổi 16 - 18 tim phát triển to hơn, thành cơ tim dày lên, van tim phát triển
tốt làm cho cơ tim bóp mạnh hơn, làm cho cung lượng tim lớn hơn, tần số mạch
đập thấp xuống mức 66 - 72 lần/phút, huyết áp khoảng 105/66 đến 109/69.
Thành mạch vững chắc, mao mạch phát triển, từ đó góp phần nhanh chóng
nâng cao được trình độ kỹ thuật, thể lực.
* Đặc điểm phát triển hệ thống hô hấp.
Ở tuổi 16 - 18 hệ thống hô hấp đã phát triển gần đạt trình độ của người
trưởng thành. Tần số hơ hấp giảm cịn 18 - 19 lần phút do dung tích sống tăng và
VO2 max tăng. Chính nhờ sự tăng lớn của dung tích sống cũng như năng lực hấp
thụ oxy tối đa và năng lực chịu đựng nợ oxy của các em 16 - 18 tuổi được nâng cao
làm cho sức bền ưa khí tăng qua đó góp phần tăng sức mạnh tốc độ của VĐV.
Do các hc mơn giới tính phát triển làm cho sự phát triển cơ thể cũng có
nhiều khác biệt giữa nam và nữ, như chu kỳ kinh nguyệt làm ảnh hưởng nhất định
tới hiệu quả huấn luyện phát triển sức bền và các tố chất thể lực khác...
1.2.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 16 - 18.
Đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi 16 - 18 là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của cả 2 nhân tố bên trong và bên ngoài.
* Nhân tố bên trong gồm các yếu tố như sự khát vọng ham muốn hiểu biết,
khám phá thế giới trong đó có sự thử sức với các hoạt động TDTT. Vì vậy TDTT
đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các em. Ở tuổi 16 - 18 về tình cảm do các em
thích làm người lớn vì vậy mà các biểu hiện nghĩa hiệp, sự vui buồn chia sẻ thường
đan xen nhau. Chính vì vậy, trong q trình huấn luyện thể thao cho các em HLV
phải kịp thời nắm bắt diễn biến tình cảm của các em để có thể điều chỉnh uốn nắn
kịp thời. Chỉ có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả tốt trong giảng dạy huấn

luyện.
* Về nhân tố bên ngoài bao gồm các yếu tố từ ngoại cảnh tác động đến tâm
lý của các em 16 - 18 tuổi.
Tóm lại để nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để sử
dụng các đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả
giảng dạy huấn luyện của các giáo viên và huấn luyện viên thể thao.
1.3. Đặc điểm huấn luyện của môn Vovinam.
Cũng như các môn thể thao khác, huấn luyện quyền Vovinam là một quá
trình sư phạm, nhằm tác động một cách có hệ thống vào khả năng chức phận của cơ
thể vận động viên để hướng tới thành tích thể thao cao nhất. Đặc trưng cơ bản của
quá trình này là sự tác động của lượng vận động thông qua các bài tập với các hình
thức và phương tiện khác nhau để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện. Bên
6


cạnh đó việc sử dụng các các phương pháp, phương tiện huấn luyện để tạo nên
những tác động quan trọng góp phần thúc đẩy, rút ngắn thời gian huấn luyện và
nâng cao thành tích thể thao. Nhiệm vụ của huấn luyện Vovinam dựa trên đặc điểm
và cấu trúc đặc thù các yêu cầu cơ bản cua quá trình huấn luyện phải đảo bảo được
sự phát triển toàn diện của VĐV. Phải được thực hiện có mục đích rõ ràng dựa trên
kế hoạch đã được đề ra. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là nhân tố cơ bản
quyết định kết quả huấn luyện. Huấn luyện Vovinam cũng là một quá trình sư phạm
nên cần quán triệt và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc giảng dạy cơ bản.
1.4. Đặc trưng của phương phương pháp huấn luyện quyền Vovinam.
Trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, hầu hết các bài quyền tay khơng và
vũ khí đều theo ngun tắc chung “Một phát triển thành ba” (Học các đòn căn bản
lẻ, được ghép lại thành bài quyền, sau đó phối hợp lại thành bài đối luyện, song
luyện, song đấu) nhằm giúp cho người mơn sinh có nhiều hình thức ơn tập thuần
thục và dễ nhớ, phát triển các kỷ năng nhanh, mạnh, bền, khéo léo đồng thời tạo sự
gắn bó, xuyên suốt, có tính logic, khoa học trong tập luyện và giảng dạy.

Hiện nay, ngoài việc tập luyện các bài đơn luyện để tăng cường thể lực, nâng
cao sức khỏe, thi lên cấp đai theo chương trình, các bài quyền cịn được đưa vào thi
đấu, tranh giải tại các địa phương; do đó việc tập luyện và huấn luyện các bài
quyền (đơn luyện) đều phải đạt được mục đích, tiêu chuẩn chung như: phải thuộc
đòn cơ bản, nắm vững động tác lẻ rồi mới ghép vào bài. Thực hiện bài tập đúng
trình tự, chính xác từng động tác, dứt khốt trước khi bắt đầu động tác kế tiếp.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thực trạng và những khó khăn, thuận lợi trước khi thực hiện huấn luyện
đội tuyển Vovinam.
2.1.1. Những điểm khó khăn:
* Về phía giáo viên:
- Thời gian huấn luyện ít cịn bị phụ thuộc nhiều vào học sinh.
- Các tài liệu, tư liệu về giảng dạy Vovinam có ít đặc biệt các phương pháp
huấn luyện Vovinam cho học sinh THPT hầu như là khơng có.
- Giáo viên được đào taọ chuyên sâu, bài bản về môn võ vovinam là rất ít.
* Vế phía học sinh
- Các nội dung luyện tập Vovinam để đi thi đấu là rất khó và cao so với
trình độ của học sinh mới học vì các nội dung thi Vovinam trong Hội khỏe Phù
đổng, Đại hội TDTT cấp tỉnh và toàn quốc là những nội dung trong chương trình
học Vovinam phong trào của người đã tập từ hơn 2 năm, thậm chí cho đến từ 3 năm
7


trở lên mới có thể thực hiện được như: Bài song luyện 3, Quyền kiếm, Đồn chân
tấn cơng…
- Học sinh ở trường THPT Yên Định 3 đa số là con nhà thuần nơng
ngồi cơng việc học tập các em cịn phải phụ giúp gia đình cơng việc nhà và hầu
như các em ít có điều kiện và thời gian để chơi các môn thể thao nhất là các môn
võ thuật thì cịn mới lạ đối với các em. Việc học sinh học tập văn hóa cả ngày nên
khơng có thời gian nhiều và thích hợp cho việc luyện tập, thể lực cơ bản của các

em cịn yếu.
* Về phía nhà trường và gia đình phụ huynh học sinh
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho quá trình học tập và
huấn luyện của nhà trường chưa đáp ứng được cho quá trình huấn luyện.
- Nhận thức và ủng hộ của cha, mẹ học sinh về việc luyện tập võ để đi thi
đấu đội tuyển cho con em họ là chưa cao đơi khi cịn gây ra sự cản trở lớn.
2.1.2. Những điểm thuận lợi:
- Được sự tạo điều kiện, quan tâm ủng hộ và động viên kịp thời của Ban
giám hiệu nhà trường.
- Bản thân tôi thường xuyên đi dạy và huấn luyện võ phong trào trong
nhiều năm. Có trình độ chun mơn về võ thuật cao như đạt được nhiều đai
đẳng trong các môn võ. TAEKWONDO; VOVINAM, cổ truyền.
- Học sinh nhiệt tình và siêng năng chăm chỉ luyện tập.
- Là một giáo luôn nhiệt tình, năng động trong cơng việc chịu khó
tìm tịi, học hỏi và tâm huyết với nghề.
Chính từ những thực trạng của những khó khăn và thuận lợi đó đã làm tôi
luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ làm thế nào đó để tìm ra các phương pháp
huấn luyện và khắc phục được những khó khăn đó để trên cơ sở đó tìm ra
đuợc phương pháp huấn luyện cho phù hợp với đặc thù bộ mơn và có thể áp dụng
rộng rãi trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Thực trạng về chương trình và các phương pháp huấn luyện Vovinam
cho học sinh THPT.
Việc huấn luyện Vovinam cho học sinh có thể được xem là một
nghệ thuật sư phạm mang tính kỷ thuật. Người HLV phải biết vận dụng kiến
thức về võ học, võ thuật…để truyền thụ cho mơn sinh về lý thuyết, kỹ thuật địn
thế.
Việc huấn luyện mơn sinh chịu tác động từ nhiều phía: Từ HLV, từ chương
trình, sân bãi, điều kiện thể lực của các em ... Ở độ tuổi cuối cấp 17-18 là lứa
8



tuổi hầu như phát triển hoàn thiện về sinh lý. Thực tế trong huấn luyện
nhiều năm qua, ở đối tượng này mọi người huấn luyện viên, võ sư đều cho rằng:
- Rất khó huấn luyện độ mềm dẻo ở cơ khớp cho các em, trong khoảng thời
gian ngắn việc này nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến kỹ thuật và biên độ động tác.
- Những nội dung huấn luyện đội tuyển thi hội khỏe phù đổng môn
Vovinam cho học sinh THPT mới học là q khó. Ví dụ như: Trong bài quyền ngũ
mơn ở trình độ người mới học 3-4 tháng chưa đủ kỹ thuật để có thể đá đạp lái 180
độ…
- Chưa có hệ thống các bài tập, kyc thuật động tác riêng cho học sinh THPT.
- Chưa có một chương trình nào hay phương pháp huấn luyện Vovinam nào
được soạn thảo riêng để huấn luyện cho Học sinh THPT.
3. Cơ sở thực tiễn để đưa ra các phương pháp huấn luyện.
Trong dạy học và huấn luyện thể dục thể thao là phải dựa trên các nguyên tắc
luyện tập. Như nguyên tắc vừa sức, hệ thống, cá biệt…Vì theo lý luận TDTT thì
luyện tập TDTT muốn đạt được hiệu quả cao thì các phương pháp đưa ra phải phù
hợp với lứa tuổi, giới tính, tâm sinh lý và trình độ vận động của người học. Đây là
một trong những cơ sở quan trọng để tôi đưa ra phương pháp huấn luyện phù hợp
với học sinh, chính vì thế sáng kiến của tôi đã lần lượt trải qua hai giai đoạn như
sau:
Giai đoạn 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn một số phương pháp
huấn luyện đội tuyển võ Vovinam cho học sinh trường THPT Yên Định 3.
Giai đoạn 2: Từng bước tiến hành áp dụng các phương pháp và đánh giá
hiệu quả của nó trong q trình huấn huấn luyện đội tuyển Vovinam học sinh
trường THPT Yên Định 3.
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN ĐỘI TUYỂN VOVINAM
1. Phương pháp huấn luyện một thế võ
Để việc giảng dạy thế võ đạt được mục đích và phát huy được tác dụng,
người Võ sư, Huấn luyện viên cần thực hiện những yêu cầu sau đây

1.1. Giới thiệu, nói tên thế võ, địn mới
- Trước tiên, phải nói tên thế võ hoặc giới thiệu, định nghĩa thế võ hoặc địn
mới sắp sửa dạy như: Khóa gở là gì? Địn chiến lược là gì, học địn chiến lược để
làm gì? Các thế phản đòn tay, đòn chân, đòn chân tấn cơng … học để làm gì, mục
đích tác dụng?
- Biểu diễn hoặc trình bày đầy đủ cho võ sinh xem thế võ hoặc địn mới đó
để có khái niệm bao quát về thế võ đó.
9


1.2. Giải thích thế võ gồm có mấy động tác
– Việc nầy tiến hành từng bước
+ Giới thiệu toàn bộ động tác
+ Yêu cầu làm động tác (mục tiêu đánh vào đâu, té ngã như thế nào?)
+ Cách thức tập luyện, thực hiện động tác
Sau đó, nhấn mạnh phần cơ bản và chủ yếu quyết định đến kết quả động tác.
– Khi giảng dạy cần chú trọng đến
+ Vị trí của chân đứng, thế tấn
+ Sự vận động của cánh tay, chân
+ Sự chuyển động của cổ tay, bàn tay, chân trụ, hướng mắt nhìn.
+ Hướng dẫn cách té ngã, chống đỡ an tồn đối với người chịu địn.
– Cần chú ý, khi giải thích phải:
+ Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, nổi bật được những điểm cần phải chú ý,
yếu lĩnh kỹ thuật.
+ Tránh giải thích dài dịng làm cho võ sinh phải ngồi lâu để nghe.
Để cho võ sinh ở trạng thái tỉnh trong giờ tập võ là điểm tối kỵ cần phải tránh (Nếu
ngồi quá lâu có khi phải khởi động lại)
+ Lời nói cần dễ hiểu, gần gũi với trình độ của người tập, nhất là khi dùng
danh từ chuyên môn
– Làm mẫu động tác:

+ Huấn luyện viên làm mẫu động tác phải chính xác, rõ ràng, đẹp mắt, đúng
yếu lĩnh và kỹ thuật nhằm gây cho võ sinh hứng thú luyện tập, ấn tượng sâu sắc vào
ký ức để võ sinh dễ tiếp thu và làm theo.
+ Có 2 cách làm mẫu động tác
– Làm mẫu toàn bộ động tác
– Làm mẫu từng phần, từng cử động, sau đó kết hợp lại làm tồn bộ 1 lần và
giải thích
Vừa làm mẫu, vừa dẫn giải là 1 biện pháp có hiệu quả cao trong giảng dạy
động tác.
Người làm mẫu có 2 vị trí đứng để thị phạm:
+ Đối diện
+ Cùng chiều
Đối diện tức là Huấn luyện viên quay mặt về phía người tập để hướng dẫn.
Cách này thuận tiện cho HLV dễ quan sát và điều khiển võ sinh.
Đối với những động tác phức tạp thì nên làm mẫu hướng dẫn cùng chiều,
nghĩa là quay lưng về võ sinh.
10


Tập đến đâu, ơn tập đến đó (Hướng dẫn động tác thứ nhất, võ sinh đã thuộc
thì tiến hành hướng dẫn động tác thứ hai, sau khi võ sinh đã thuộc động tác thứ hai
thì trở lại ơn 2 động tác), cứ như thế tiến hành hướng dẫn cả bài.
1.3. Điều khiển võ sinh tập theo khẩu lệnh:
Sau khi Huấn luyện viên làm mẫu động tác và giải thích xong, cho võ sinh
luyện tập theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, từ chậm đến nhanh, vào địn chính xác
vài lần mới cho té ngã.
Đối với những động tác khó, phức tạp thì nên cho võ sinh tập đi tập lại nhiều
lần.
Hơ khẩu lệnh phải mạnh, rõ ràng, dứt khốt.
Đối với động tác nào còn yếu, Huấn luyện viên làm mẫu lại để võ sinh quan

sát và hướng dẫn cách khắc phục sửa chữa những cử động còn sai.
1.4. Kiểm tra và sửa chữa động tác sai:
Trong quá trình giảng dạy và tập luyện thường xảy ra những thiếu sót, làm
động tác sai. Việc sửa chữa phải tiến hành từng bước, có trọng điểm.
Điều trước tiên cần phải biết nguyên nhân của thiếu sót đó:
– Do phương pháp huấn luyện.
– Do trình độ người tập.
– Do động tác phức tạp ….
Sau khi tìm ra được nguyên nhân, Huấn luyện viên phải sửa chữa ngay.
– Muốn tránh thiếu sót sai lầm thì phải:
+ Đảm bảo giảng dạy đúng chương trình, yếu lĩnh
+ Tiến hành từng bước
+ Từng bộ phận bài tập
+ Ôn tập và củng cố dần dần.
– Biện pháp sửa chữa thiếu sót:
Huấn luyện viên lần lượt đi đến từng nhóm, từng người uốn nắn động tác
làm sai.
Có thể sửa chữa bằng lời, nói rõ những chỗ tập sai, có thể trực tiếp uốn nắn
từng võ sinh. Khi nào nhận thấy có 1 sai lầm chung, Huấn luyện viên chọn 1 em
nào sai nhiều nhất, vừa sửa chữa vừa giải thích cho toàn thể lớp.
Phương pháp tiến hành sửa chữa động tác có thể áp dụng sửa chữa tập thể
hay sửa chữa cá nhân. Có như thế mới đảm bảo thời gian, chất lượng động tác và
không ảnh hưởng đến thời gian tập của mọi người
+ Giải thích, chỉ dẫn lại yêu cầu và cách làm động tác
+ Làm mẫu lại động tác
11


+ Yêu cầu tập lại động tác chính xác: Làm từ từ, từng bộ phận động tác rồi
đến toàn bộ

+ Ôn tập nhiều lần.
– Kiểm tra: Tùy mức độ tiếp thu của võ sinh, Huấn luyện viên có thể áp dụng
phương pháp kiểm tra chất lượng động tác bằng cách gọi 1 số võ sinh ra lần lượt
biểu diễn 1 số động tác. Sau đó phân tích chỗ đúng, chỗ sai để đánh gía việc thực
hiện động tác.
2. Phương pháp huấn luyện địn chiến lược
2.1.ÐỊN CHIẾN LƯỢC LÀ GÌ?
Ðịn chiến lược là tên của một chuỗi động tác được sắp xếp hợp lý để trở
thành một kế hoạch tấn công. Mỗi đòn mang một sắc thái riêng nên được đánh số
từ 1 đến 30 để phân biệt và dễ nhớ.
2.2. PHÂN NHĨM:
Trong hệ thống huấn luyện địn chiến lược của Vovinam Việt Võ Ðạo được
chia làm 3 nhóm:
– Nhóm 1: Từ địn số 1 đến số 10: Ít động tác, đơn giản, thực dụng.
– Nhóm 2: Từ địn số 11 đến số 20: Luyện tay và chân của 2 phía phải, trái
linh hoạt như nhau, chứ trọng nhiều đến các kiểu xoay người đánh láy.
– Nhóm 3: Từ địn số 21 đến số 30: Tấn công ồ ạt bằng chuỗi động tác thật
dài.
2.3. TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG:
Trong thực tế lâm trận tùy theo tư thế của đối phương có 2 trường hợp để áp
dụng:
- Trường hợp ta chủ động đánh trước:
Những địn chiến lược có thể đánh nhử, dụ đối phương chú ý về một phía, tạo sơ hở
để ta đánh tiếp những thế có tính cách quyết định. Thí dụ: Chiến lược số
1,2,3,5,8,11,12.
- Trường hợp đối phương chủ động đánh trước:
+ Ta áp dụng những địn chiến lược có thể đánh đầu tiên mang tính chất cản
phá và những thế tiếp theo mang tính chất quyết định như: Chiến lược 4, 6, 7, 16,
19, 20.
+ Trong trường hợp này đối phương bị quán tính tràn tới nên lở bộ, khơng

thể nhanh chóng thối lui hoặc đổi hướng để tránh đòn nên dễ bị ta đánh trúng.
2.4. YÊU CẦU HUẤN LUYỆN:
Từ bước đầu tiên học thuộc một đòn chiến lược cho đến bước cuối cùng – áp
dụng thành công – Người tập phải được hướng dẫn qua nhiều bước trung gian, mà
12


mỗi huấn luỵện viên chính là một bài tập mang sắc thái tìm hiểu, sinh động, hứng
thú, làm tăng dần khả năng nhanh nhẹn, tốc độ phát đòn, đạt hiệu qủa cao trong lúc
thi triển. Mặt khác vì đây là hình thức đối luyện nên cả 2 phía đều đạt những thành
tựu. Phía tấn cơng sẽ đạt được khả năng đánh giỏi, phía chịu địn sẽ đạt được khả
năng thủ kín.
2.5. BẢY BƯỚC THỰC HIỆN:
2.5.1. THUỘC ÐỊN:
Sau khi thi hành động tác, cho võ sinh đánh đồng loạt, chậm theo lời hô, khi
võ sinh tương đối thuần thục tay chân, ta cho tăng dần nhiều động tác thực hiện
trong một lời hơ.
Thí dụ: Tập chiến lược số 1
1- Hơ tiếng thứ nhất: Chém trái số 1
2- Hô tiếng thứ hai: Ðấm thấp phải
3- Hô tiếng thứ ba: Bước chân đánh chỏ
Sau khi tương đối thuần thục
1- Hô tiếng thứ nhất: chém trái, đấm thấp phải
2- Hô tiếng thứ hai: bước lên đánh chỏ
Và cuối cùng của bước một
Mỗi lần hô: đánh trọn địn(Cho đội hình đổi hướng về phía sau; khi đã đánh
dứt một địn)
2.5.2. XÁC ÐỊNH VỊ TRÍ:
Trong bước này lúc thi hành động tác, HLV nên thực hiện có đối tượng (phụ
tá hoặc một võ sinh nào đó), địn phát chậm vào đúng vị trí qui định.

Thí dụ: Chiến lược số 1
Chém đúng vào ngang tầm mặt đối phương
Rùn tấn đấm vào sườn
Chồm lên đánh chỏ vào thái dương.
Sau đó cho võ sinh xoay đơi vào nhau
Thế thủ –
Mỗi bên được thực hiện một lần, chậm, theo lời hơ từng động tác, phía chịu
địn khơng phản ứng gì cả. Lần lượt đổi bên cho đến khi thuần thục.
2.5.3. PHỐI HỢP VỚI PHÒNG VỆ
Ðể tránh va chạm gây nguy hiểm trong lúc tập ta cho võ sinh áp dụng kỹ
thuật che chắn, phòng vệ bằng cách giữ 2 tay song song che ngực (không được đặt
tréo), tùy theo tầm đánh của đối phương mà di chuyển hai tay lên, xuống, sang
phải, sang trái. Ở bước luyện tập này võ sinh được tạo một thói quen bình tĩnh
13


phòng vệ, hai tay thu về che chở những nơi hiểu yếu, không nên đưa tay qúa cao
khi che mặt vì thế sẽ hở ngực, mức cao nhất của hai nắm tay chỉ ngang tới trán.
Cho võ sinh xoay đôi vào nhau
– Thế thủ
Phía tấn cơng đánh từng động tác theo lời hơ, chậm. Phía chiu địn áp dụng
kỹ thuật phịng vệ che kín chỗ đối phương muốn đánh
Lưu ý: khơng nên đưa tay ra xa ngồi để chặn địn, dễ bị sơ hở.
Sau khi đã thuần thục ta hô nhanh dần và cuối cùng chỉ một lời hô võ sinh
phải thực hiện nhanh trọn đòn chiến lược.
2.5.4- KHAI THÁC TRIỆT ÐỂ:
Phải hướng dẫn cho võ sinh nắm vững cách phát đòn hư, thế nhử ra sao để
tạo được chỗ sơ hở trên người đối phương như ý muốn.
Thế hư phải đánh như thật có nghĩa là cũng nhanh, mạnh, hùng hổ, dữ dằn
nhưng khơng cần trúng vì đối phương sẽ dễ dàng tránh đỡ. Tiềm lực ta dồn vào thế

thật, công đúng vào chỗ đối phương vừa hở trong lúc đỡ đòn hư, để quyết định vấn
đề.
Ở bước này vế tấn cơng phải tìm cách đánh trúng bằng sự dụ địch thông
minh, bằng những động tác cực kỳ nhanh nhẹn, võ sinh phải khai thác triệt để sự
lợi hại của đòn thế cộng với sự khéo léo của bản thân để đạt được kết qủa mong
muốn là đánh trúng đích.
Ðương nhiên là rất khó nhọc thực hiện vì phía chịu đòn đã biết trước và quen
với lối phòng vệ ở bước thứ ba. Vẫn tập theo lời hô, qui ước Một: A đánh; Hai B
đánh. để tạo phản ứng linh hoạt, nên cho võ sinh đổi cặp trong bước luyện tập này.
2.5.5. BÁM SÁT ÐỐI PHƯƠNG:
Ðặt thêm một vấn đề nữa: Phía chịu địn khơng những chỉ che chắn mà cịn
tránh né đổi hướng hoặc thối lui buộc phía tấn công phải luôn bám sát đối phương
để đạt được mục đích cuối cùng: đánh trúng (hẳn nhiên là phải dùng đúng địn
chiến lược mà HLV đang cho tập).
Thơng thường khi đã tập thành công bước thứ năm, võ sinh đã có khả năng
sử dụng được địn chiến lược trong giao đấu một cách vững vàng và hiệu quả. Và
phía chịu đòn cũng được quen dần với sự né tránh, phịng thủ.
Lưu Ý: Hãy để phía chịu địn tự né tránh theo ý họ. Ở bước này vẫn cho võ
sinh tập với chế độ qui ước: MỘT: A đánh; HAI: B đánh.
2.5.6. LIÊN TỤC ÐƠN ÐIỆU:
Một đòn chiến lược ta có thể phát ra liên tục nhiều lần trong một đợt tấn
cơng, phát địn lần thứ nhất nếu khơng đạt kết quả, ta tiếp tục phát lần thứ hai, thứ
14


ba,… cho đến khi đánh trúng hoặc dồn đối phương vào chỗ cụt, phía chịu địn có
thể tránh hoặc thối lui cho đến khi phía tấn cơng bị chững lại, lập tức phản cơng trở
lại bằng địn chiến lược theo qui ước.
Ở bước này HLV hơ tên địn chiến lược không theo tứ tự và để cho võ sinh
tập tự do. Phía nào nhạy bén nhớ địn thì sẽ phát trước và nếu đánh liên tục áp đảo

được đối phương khiến bên kia không thể nào phản công lại được thì sẽ thắng.
2.5.7. LIÊN TỤC ÐA DẠNG:
HLV khơng cần phải hơ tên địn mà hãy để võ sinh tự chọn và trong bước
này sự tấn công liên tục phải là tổ hợp của nhiều địn chiến lược khác nhau, mục
đích phát huy sự sáng tạo của võ sinh người Thầy chỉ gợi ý mẫu và khuyến khích
mọi người làm theo bằng sự lựa chọn riêng.
Một đòn chiến lược lần lượt được tập dợt qua bảy bước, từ bước một: Thuộc
đòn, có tính lý thuyết, chuyển dần đến bước thứ bảy là bước thành cơng, người tập
sẽ thuộc địn bằng một tâm trạng hứng thú, quen dần với kỹ thuật giao đấu Việt Võ
Ðạo. Vả lại bài tập chuyển từ dễ đến khó và tạo điều kiện gần giống giao đấu thực
tế nên người tập thực hiện dễ dàng và tích lũy nhiều kinh nghiệm lâm chiến.
3. Phương pháp huấn luyện một bài quyền
Trong môn phái Vovinam Việt Võ Đạo, hầu hết các bài quyền tay khơng và
vũ khí đều theo nguyên tắc chung “Một phát triển thành ba” (Học các đòn căn bản
lẽ, được ghép lại thành bài quyền, sau đó phối hợp lại thành bài đối luyện, song
luyện, song đấu) nhằm giúp cho người mơn sinh có nhiều hình thức ôn tập thuần
thục và dễ nhớ, phát triển các kỷ năng nhanh, mạnh, bền, khéo léo đồng thời tạo sự
gắn bó, xun suốt, có tính logic, khoa học trong tập luyện và giảng dạy.
Hiện nay, ngoài việc tập luyện các bài đơn luyện để tăng cường thể lực, nâng cao
sức khỏe, thi lên cấp đai theo chương trình, các bài quyền còn được đưa vào thi
đấu, tranh giải tại các địa phương; do đó việc tập luyện và huấn luyện các bài
quyền (đơn luyện) đều phải đạt được mục đích, tiêu chuẩn chung như: phải thuộc
địn cơ bản, nắm vững động tác lẻ rồi mới ghép vào bài. Thực hiện bài tập đúng
trình tự, chính xác từng động tác, dứt khoát trước khi bắt đầu động tác kế tiếp.
Trước khi huấn luyện bài quyền cần giới thiệu qua:
– Tên gọi bài quyền, xuất xứ, ý nghĩa, nội dung chính trong bài quyền (ghép
các thế chiến lược, các động tác lẻ, địn cơ bản của từng trình độ trong chương
trình).
– Số động tác của tồn bài, đồ hình, phương hướng và 1 số đặc điểm chung
trong bài quyền.

15


– Yêu cầu phải đạt: Đánh nhanh, mạnh, dứt khoát, chính xác từng động tác,
thời gian thực hiện, khả năng chịu đựng, giữ thăng bằng, tấn bộ pháp vững chắc,
thân thái tốt (biểu hiện nét mặt, nhãn thần).
Phương pháp huấn luyện
– Huấn luyện các thế tấn:
– Các thế tấn có trong bài quyền đều phải được tập trước, cần chú ý làm cho
võ sinh nắm vững vị trí bàn chân, vị trí đùi, tư thế của thân.
– Huấn luyện cách chuyển tấn:
Chú ý nắm vững sự vận động của chân khi chuyển tấn, chân chuyển luôn
luôn phải trở về chân trụ. Hướng dẫn cụ thể, rành mạch cách chuyển tấn.
– Huấn luyện cách đá:
Gồm các loại đá, đạp. Hướng dẫn võ sinh hiểu rõ cách lấy sức bật ở hông, ở
đầu gối, cách lầy đà, đá ra và rút chân về.

Huấn
luyện
vị
trí
vận
động
của
2
cánh
tay:
Chú ý đến tác dụng: Che thân, che mặt, đầu, biên độ rộng thì hở sườn, hở bụng, hạ
bộ, mặt. Chú ý cách vận động cổ tay, bàn tay.
– Huấn luyện cách phối hợp giữa thế tấn, tay, chân, hướng mặt, mắt nhìn:

Trong từng động tác, làm thế nào cho có sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối trong
từng động tác. Trong giai đoạn chuyển thế, Huấn luyện viên phải coi trọng tính
chính xác của động tác, thế võ, sự phối hợp, cùng lúc giữa cử động chân tay với
đầu, mắt và hơi thở.
Khi thực hiện một bài quyền, ta phải quy định hướng làm chuẫn. Ví dụ: trước
mặt là hướng A, sau lưng là hướng B, bên trái là hướng C và bên phải là hướng D.
Như vậy không bị ảnh hưởng khi phải thay đổi môi trường thực hiện.
Không nên theo quan niệm quy định hướng kiểu Đông, Tây, Nam, Bắc.
Trong q trình thực hiện quyền có những bước chéo góc thì gọi kết hợp, ví
dụ như trong đoạn về của bài quyền Thập Tự thì gọi là Tam giác tấn trái hướng AC,
Tam giác tấn phải hướng AB chẳng hạn. Như vậy không chỉ riêng bản thân mình,
mà nếu ghi chép thì người khác đọc cũng sẽ dễ dàng nhận ra.

16


4. Phương pháp huấn luyện đối kháng
Các đòn thế, kỹ thuật đấu được sử dụng trong giao đấu tùy vào mỗi VĐV, võ
đường, HLV...mà có cách đánh khác nhau. Trong giao đấu chúng ta càng sử dụng
đòn thế đơn giản chừng nào, thì khả năng trúng địn cao hơn. Mục tiêu của giao đấu
đối kháng của chúng ta là trên tinh thần thể thao, nên chúng ta đánh trúng giáp đối
thủ càng nhiều càng tốt. Hiện nay, còn rất nhiều bạn tập đối kháng có tâm niệm, tập
đánh làm sao để mong hạ gục đối thủ càng nhanh càng tốt hay phải cho đối thủ bỏ
cuộc và đấu máu để tranh cao thấp với nhau rốt cuộc cả hai đều chấn thương. Thiết
nghĩ đó là quan niệm sai. Giao đấu đối kháng nó khác xa với giao đấu ở ngồi
đường, ngồi đời. Để có được hiệu quả thật sự trong quá trình huaans luyện đối
kháng giáo viên, huấn luyện viên nên huấn luyện từng nội dung sau:
4.1. Chiến thuật:
Đã là thi đấu đối kháng thì chúng ta ln phải có chiến thuật vậy chiến thuật
gồm những gì?

Chiến thuật trong trận đấu: nó phụ thuộc vào việc chúng ta phân tích đối thủ,
gặp đối thủ nào, sở trường của đối thủ là gỉ? Điều đó quyết định chúng ta dùng
chiến thuật chủ động tấn công, hay chủ động phản công, cần biết cách phân bổ sức
cho từng đối thủ, khả năng chọn lựa cách đánh cho từng giải đấu phù hợp.
4.2. Thời điểm ra đòn:
Thời điểm ra đòn là khoảnh khắc quyết định chọn lựa đòn đánh phù hợp với
chiến thuật lúc đó của bạn ứng tác với đối thủ của mình.
Ví dụ: khi đối thủ có biểu hiện chuẩn bị tấn cơng thì thường hay sơ hở vì
phải tập trung cao độ vào địn tấn cơng của mình, bạn có thể quyết định bằng việc
ra địn tấn cơng trước vào khoảnh khắc đó điều này sẽ làm đối phương bất ngờ có
thể giúp bạn thắng trận đấu.
17


4.3. Khoảng Cách Thi Đấu:
Việc chọn lựa được khoảng cách thi đấu sao cho đúng sẽ phụ thuộc vào các
yếu tổ sau:
Chiến thuật của trận đánh đó, khả năng của cá nhân, và đối thủ của mình.
Với yếu tố Chiến thuật trận đấu: Việc bạn chọn lựa chiến thuật tấn cơng áp
sát, hay phịng thủ từ xa sẽ làm bạn giữ khoảng cách với đối thủ sao cho hợp lý.
Với yếu tố Khả năng cá nhân: thường phụ thuộc vào chiều cao, chiều dài
chân tay, khả năng ra đòn, tốc độ địn.
Ví dụ: bạn cao khi gặp đối thủ thấp hãy giữ một khoảng cách xa vừa phải,
khi đó bạn ra địn sẽ ít bị trượt hoặc hụt ra phía sau lưng.
Với yếu tố Đối thủ: thường phụ thuộc vào chiều cao, cách đánh, sở trường
của đối thủ. Nếu đối thủ của bạn có sở trường tay dài thì hạn chế đánh áp sát nên
giữ cự ly hợp lý.
4.4. Tốc độ Địn:
Thi đấu đối kháng là một trong những mơn thi đấu với tốc độ cao nên việc
bạn tập luyện với những người có trình độ hơn mình sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh

chóng.
Tốc độ chỉ có khi: Tâm lý trí óc bạn thoải mái bình tĩnh, Kỹ thuật căn bản
tốt, Nền tảng thể lực sung mãn.
Tốc độ sẽ có các loại sau:
Tốc độ địn đánh: Đó là khả năng ra địn nhanh tối đa
Ví dụ: bạn ra một địn tay trực diện rất nhanh và mạnh
Tốc độ xử lý: Đó là khả năng phản ứng để ra địn
Tốc độ phối hợp địn: Đó là khả năng phối hợp các địn đánh nhanh chóng
Ví dụ: bạn phối hợp địn đánh tay vào bụng sau đó đấm mốc vào vào mặt gây
bất ngờ
4.5. Tinh Thần Võ Sĩ
Đây là một trong những yếu tố vơ cùng quan trọng để bạn có thể đạt tới đỉnh
cao trong thi đấu vì những lý do sau:
Huấn luyện học sinh cần phải dũng mãnh để đối thủ nể sợ
Huấn luyện học sinh phải tôn trọng đối thủ để ln có sự tập trung cao độ
Huấn luyện học sinh cần có tấm lịng trong sáng để tốc độ ln đạt được
nhanh nhất, khi bạn có gợn ý đồ ác ý bằng địn hiểm lập tức trí óc bạn sẽ mù quáng
trong khoảnh khắc đó, điều đó có thể gây hại cho bạn từ hai phía: Chính bạn và đối
thủ của bạn.
Huấn luyện học sinh cần phải khiêm nhường để ln có động lực phấn đấu.
18


Huấn luyện học sinh cần luôn đặt mục tiêu cao cả trong tim: Vinh quang của
gia đình, của võ đường lên trên mục tiêu của bản thân.
4.6. Tập với dụng cụ
- Huấn luyện viên cho học sinh tập với dụng cụ như: Tập đấm, đá với bao
cát, tập với đích tay, chân.
- Tập theo nhóm 2 người, 5 người, 10 người …
- Tập tang lực với các vật dụng như: Ta tay, nâng tạ, nhảy dây, bóng tập, đích

tập phản xạ…
- Tập thi đấu với đủ dụng cụ bảo hộ: Găng, giáp, mũ …
5. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong huấn luyện
Phương pháp sử dụng các phương tiện vào trong huấn luyện.
Để hổ trợ trong quá trình huấn luyện đội tuyển Vovinam học sinh THPT Yên Định 3
ngoài việc sử dụng những dụng cụ và phương tiện chuyên mơn ra tơi
cịn sử dụng các phương tiện thơng tin như, băng đĩa, máy chiếu, máy vi tính,
máy quay video cá nhân và tư liệu chuyên môn về Vovinam để hổ trợ vào trong
quá trình huấn luyện cho học sinh.
Phương pháp tiến hành và sử dụng:
Dùng máy chiếu và các đầu thu phát để chiếu các đoạn video, các bài thi có
các nội dung thi Vovinam mà tơi đang huấn luyện cho VĐV xem để học hỏi và
rút kinh nghiệm, các đoạn video thường là các bài tập mẩu hoặc các nội dung thi
đấu quyền đỉnh cao của các VĐV thi quốc tế đạt giải cao.
Sử dụng máy quay video cá nhân quay lại các nội dung bài tập, bài thi của
từng VĐV để coi lại chậm, phát hiện những điểm yếu những điểm chưa thực
hiện được để từ đó đưa ra biện pháp sửa chữa kỹ thuật cho từng VĐV đồng thời
cũng cho VĐV xem lại video bài tập của mình để các em so sánh với những
video bài tập mẩu xem còn điểm nào họ còn kém còn chưa thực hiện được từ đó
giúp các em tích cực luyện tập và sữa chữa những nhược điểm của mình.
Bằng việc áp dụng thêm phương pháp này tôi đã tạo nên những tác động
quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình huấn luyện quyền Vovinam, rút ngắn
được thời gian huân luyện và nâng cao được thành tích của học sinh.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá q trình huấn luyện quyền.
Thơng qua kiểm tra đánh giá huấn luyện viên mới có thể đánh giá được quá
trình thực hiện kế hoạch huấn luyện, xác định hiệu quả các phương pháp,
phương tiện huấn luyện. Phương pháp kiểm tra đánh giá đội tuyển Vovinam học
sinh ở trường THPT Yên Định 3 bao gồm những hình thức kiểm tra sau:
19



- Sử dụng phương pháp quan sát và đánh giá kết quả tập luyện của VĐV.
Như thông qua các buỗi tập để quan sát các VĐV của mình luyện tập.
- Sử dụng các bài tập, các nội dung kiểm tra để đánh giá về các mặt huấn
luyện như: Kỹ thuật, thể lực và tâm lý của VĐV.
- Sử dụng máy quay video cá nhân quay lại những bài tập, kỹ thuật và nội
dung thi của VĐV rồi xem lại để phân tích, nhận xét và đánh giá. Có như vậy
mới có thể xem xét và đánh giá chuẩn từng VĐV của mình trong mọi góc độ từ
đó đưa ra những biện pháp cụ thể, kịp thời cho từng VĐV.
- Kiểm tra đánh giá học sinh theo từng tuần, từng tháng một để so sánh và
góp ý kiến cho từng học sinh một.
Trong q trình huấn luyện đội tuyển tơi đã sử dụng phương pháp này như
một phương tiện chủ yếu để phân tích đánh giá hiệu quả của q trình huấn luyện
trong từng giai đoạn cụ thể.
- Ngoài ra trong q trình huấn luyện tơi cịn tổ chức cho các em tập các tiết
mục để tham gia biểu diễn nhân dịp các ngày lễ như: Khai giảng, 20/11, 26/3, sơ
kết, tổng kết năm học, tham gia giao lưu biểu diễn trong các dịp lễ, sự kiện văn hóa
quan trọng của huyện như: Đại hội TDTT, tiễn quân lên đường, giao lưu văn nghệ
quần chúng…(Phụ lục)
- Tổ chức cho học sinh tham gia giao lưu thi đấu với trường THPT trong khu
vực, tổ chức liên hoan rút kinh nghiệm sau các giải đấu và qua các đợt biểu diễn để
hoàn thiện hơn.
6. Kết quả đạt được
Hiệu quả của quá trình huấn luyện Vovinam được thông
qua kết quả kỳ thi Đại hội TDTT năm 2017 đạt 5 HCV, 1HCĐ, giải vô địch các câu
lạc bộ tỉnh năm 2019 đạt 16 huy chương trong đó đạt 3 HCV, 5 HCB và 8 HCĐ,
Hội khỏe Phù đổng lần thứ X, năm 2020 đạt 12 huy chương trong đó đạt 2 HCV 3
HCB và 7 HCĐ.
Qua những kết quả đã đạt được trong huấn luyện đội tuyển Vovinam. Tơi có
thể khẳng định rằng những phương pháp, phương tiện do tôi cải tạo và đã áp dụng

sáng tạo vào huấn luyện đội tuyển Vovinam học sinh trường THPT Yên Định 3 là
mang lại hiệu quả cao.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Từ những kết quả đạt được trong q trình huấn luyện tơi đi đến một số
kết luận và đề xuất như sau.
1. Kết luận.
20


Qua kết quả ban đầu đạt được trong quá trình huấn luyện đội tuyển
Vovinam Cho học sinh trường THPT Yên Định 3 đã giúp tôi tự tin và mạnh dạn
hơn trong công việc huấn luyện, giảng dạy trong nhà trường và đồng thới thơng qua
đó là cơ sở giúp tơi tiếp tục phát huy phát triển phong trào dạy và huấn luyện môn
võ dân tộc trong trường học phổ thông được tốt hơn.
- Hiệu quả áp dụng của các phương pháp này cịn có thể đạt cao hơn nữa
nếu thời gian huấn luyện nhiều và học sinh đã có phong trào học võ từ trước.
- Khả năng phát triển của các phương pháp n ày sẽ phát huy tốt hơn nếu
được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ và phương tiện cho tập luyện và thi
đấu.
-Trong quá trình huấn luyện và giảng dạy kỹ thuật mơn Vovinam việc áp
dụng các phương pháp, phương tiện vào huấn luyện Vovinam từ đó lựa
chọn ra phương pháp huấn luyện phù hợp là hồn tồn cần thiết. Có như vậy mới
nâng cao được thành tích của q trình huấn luyện.
2. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị.
2. 1. Bài học kinh nghiệm:
Qua áp dụng một số phương pháp huấn luyện đội tuyển VOVINAM cho học
sinh trường THPT Yên Định 3 với những kết quả bước đầu đạt được tôi rút ra
một số bài học kinh nghiệm như sau:
Các phương pháp, tôi đã sử dụng huấn luyện đội tuyển Vovinam học sinh
trường THPT Yên Định 3 các bước trên đã mang lại những thành tích cao đó là:

- Phương pháp huấn luyện các thế võ.
- Phương pháp huấn luyện đòn chiến lược.
- Phương pháp huấn luyện một bài quyền.
- Phương pháp huấn luyện đối kháng.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện hỗ trợ vào trong huấn luyện.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá q trình huấn luyện quyền.
- Ngồi các phương pháp trên thì phương pháp tập luyện biểu diễn và giao
lưu thi đấu cũng rất hiệu quả, góp phần lớn để xây dựng hình ảnh đội tuyển, câu lạc
bộ, cũng như nhà trường.
Đây là những phương pháp tôi đã cải tạo và áp dụng vào huấn luyện cho đội
tuyển võ vovinam trường THPT Yên Định 3 một cách sáng tạo phù hợp với điều
kiện hồn cảnh nhà trường và tình trạng, thể chất của học sinh.
Trong quá trình huấn luyện quyền cho đội tuyển Vovinam ngoài việc sử
dụng các phương pháp, phương tiện vào trong huấn luyện cần phải có sự nhiệt
21


tình, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi, giám
nghĩ giám làm của người thầy và sự nổ lực cố gắng học tập của học sinh.
2.2. Kiến nghị
- Để cho công tác đưa võ dân tộc vào trường học được phát triển và có chất
lượng thì phải được sự đầu tư và quan tâm hơn nữa của các cấp ban ngành.
- Đối với học sinh tham gia tập luyện thì cần được sự quan tâm động viên
và tạo điều kiện hơn nữa của gia đình, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường về vật
chất cũng như tinh thần để giúp các em tích cực, hứng thú ham thích học và
luyện tập tạo thuận lợi cho việc nâng cao thành tích.
- Đối với nhà trường cần có sự quan tâm động viên hơn nữa về vật chất và
tình thần cho giáo viên cũng như đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất như phòng tập,
dụng cụ tập luyện, phương tiện huận luyện có như vậy giáo viên mới có đủ điều
kiện tập trung vào chun mơn huấn luyện để có thể tìm ra được các phương

pháp mới nâng cao thành tích huấn luyện.
- Đối với sở GD&ĐT Thanh Hóa cần tổ chức nhiều các lớp tập huấn cho
giáo viên thể dục về kỹ thuật và phương pháp huấn luyện Vovinam để giáo viên có
thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tổ chức nhiều giải thi đấu Vovinam cho học
sinh hàng năm và đặc biệt nhất là hổ trợ và cung cấp các cơ sở vật chất, trang thiết
bị dung cụ cho luyện tập và thi đấu Vovinam cho nhà trường.
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, bằng sự nhiệt tình và tâm huyết
với nghề tơi mạnh dạn trình bày lại những kinh nghiệm huấn luyện đội tuyển võ
Vovinam mà bản thân đã áp dụng và bước đầu cũng đã đạt được những hiệu quả.
Tuy nhiên với sự hiểu biết hạn hẹp của mình khơng tránh khỏi thiếu sót và
hạn chế, qua đây tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến và học hỏi thêm những
kinh nghiệm quí giá khác của quý vị Võ sư, Huấn Luyện viên, Giáo viên đã hoặc
đang trực tiếp giảng dạy huấn luyện môn Vovinam để sang kiến của tôi được
hồn thiện hơn./.
XÁC NHẬN CỦA BGH

Cam kết: SKKN do tơi tự viết,
không coppy của người khác
Ngày 16/5/2021

Vũ Văn Sâm
22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Đức Thu, SGK Thể dục 10, NXB Giáo dục - 2006
2. Vũ Đức Thu- Trương Anh Tuấn, SGK Thể dục 11, Nxb Giáo dục - 2007
3. Vũ Đức Thu- Trương Anh Tuấn, SGK Thể dục 12, Nxb Giáo dục - 2007
4. Kỹ thuật vovinam việt võ đạo (Tập 1, tập 2) nhà xuất bản thể dục thể thao Liên Đoàn vovinam Việt Nam.
5. Lê Bửu – Dương Nghiệp Trí – Nguyễn Hiệp , Lý luận và phương pháp

huấn luyện thể thao, NXB TDTT, (Tr. 154).
6. Trịnh Trung Hiếu– Nguyễn Sỹ Hà, Huấn luyện thể thao, NXB TDTT.

23



×