Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN sử dụng cấu trúc lặp để giải các bài toán bằng thơ nhằm nâng cao hứng thú học lập trình cho học sinh lớp 11c8 trường THPT lê lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.99 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ LAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG CẤU TRÚC LẶP ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TOÁN BẰNG
THƠ NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC LẬP TRÌNH CHO
HỌC SINH LỚP 11C8 TRƯỜNG THPT LÊ LAI

Người thực hiện: Lê Thị Thuần
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Tin học

THANH HỐ NĂM 2021



Mục Lục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm


2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng
để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
4. Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
13
14
14
14
15



1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.

Qua nghiên cứu của các nhà tâm lí học ta biết rằng hứng thú là động lực
thúc đẩy chủ thể tạo ra các sản phẩm, góp phần vào sự phát triển của xã hội. Khi
được làm việc phù hợp với hứng thú, dù gặp phải khó khăn con người cũng cảm
thấy thoải mái và đạt hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trị
hết sức quan trọng, nếu có hứng thú thì việc học sẽ trở thành niềm say mê, u
thích và dễ đạt thành cơng hơn
Trong các trường THPT hiện nay, bên cạnh những học sinh vui thích, đam
mê với việc học tập thì có một bộ phận khơng nhỏ các em khơng thích học, chán
học, ngun nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng này đã ảnh hưởng
không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục ở bậc
THPT nói chung, điều này có ảnh hưởng lớn tới tương lai của các em.
Môn Tin học đến nay không cịn là một mơn học mới mẻ đối với học sinh
phổ thông, bởi ở các cấp học dưới các em đã được làm quen, tìm hiểu về vai trị
của tin học trong cuộc sống hiện đại.
Trong chương trình tin học THPT, thì tin học 10 và tin học 12 có tính ứng
dụng trong thực tế. Do đó khi học các em dễ dàng nhìn thấy và thực hiện được
ngay. Cịn tin học 11, thuộc về lĩnh vực lập trình, khó có sản phẩm để các em
nhìn thấy, hơn thế việc tư duy thuật tốn cũng là một nội dung khó đối với các
em. Điều này dẫn đến rất nhiều học sinh chán nản, khơng muốn tìm hiểu và rèn
luyện kĩ năng lập trình.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy tin học 11 tại trường Trung học phổ thông
Lê Lai, tôi thấy rằng để đạt hiệu quả cao trong mỗi phần học, tiết học cần có
cách thiết kế bài giảng phù hợp với nội dung kiến thức; phương pháp, phương
tiện dạy học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh khiến học sinh thích thú
với kiến thức mới, qua đó hiểu được kiến thức đã học được trên lớp. Đồng thời
học sinh thấy tầm quan trọng của vấn đề và ứng dụng các kiến thức đó để giải
quyết các bài tốn trong thực tế. Để đạt được mục đích đó, khi dạy cấu trúc lặp
tôi đã vận dụng các cấu trúc lặp để giải các bài toán bằng thơ nhằm nâng cao
hứng thú học lập trình cho các em.
1.2. Mục đích nghiên cứu.

- Nâng cao chất lượng dạy và học môn tin học trong trường Trung học phổ
thông đặc biệt là dạy học lập trình ở tin học lớp 11
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thơng nói
chung và mơn tin học nói riêng
- Góp phần khơi dậy lịng đam mê, u thích và hứng thú khi học môn tin
học của học sinh. Đặc biệt là giúp các em nhìn thấy những ứng dụng đơn giản,
cụ thể, gần gũi, thiết thực của lập trình trong môi trường học tập của bản thân

1


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài “Sử dụng cấu trúc lặp để giải các bài toán bằng thơ nhằm nâng
cao hứng thú học lập trình cho học sinh lớp 11C8 trường THPT Lê Lai”
nghiên cứu các bài toán mà cách phát biểu của nó là các bài thơ, cách vận dụng
cấu trúc lặp để lập trình giải các bài tốn đó
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp khảo sát điều tra
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Đọc tài liệu
1.5. Những điểm mới của SKKN {khơng có}
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong cuộc sống hàng ngày, có những bài tốn dù chỉ nghe ai đó đọc một
lần cũng đã khắc ghi trong tâm trí của chúng ta suốt đời. Ý tôi muốn nhắc tới
các bài toán mà cách phát biểu của chúng là thơ. Ngơn từ của các bài tốn này
hết sức đơn giản, dễ nhớ và ngộ nghĩnh. Thú vị hơn nữa là chúng ta có thể sử
dụng các thuật tốn trong tin học để giải các bài toán này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Trên cơ sở nhiều năm được phân công giảng dạy tin học 11 ở trường trung
học phổ thông Lê Lai, tôi nhận thấy khả năng tư duy thuật toán của các em
tương đối hạn chế, đặc biệt khi gặp các bài toán cần tư duy logic thì các em hầu
như khơng làm được bài tập. Chính vì vậy mà học sinh cảm thấy chán nản,
khơng muốn rèn luyện kĩ năng lập trình.
Tuy nhiên, khi dạy tiết “Bài tập và thực hành 2” Tin học 11, tơi có sử dụng
bài tốn “gà – chó” ( SGK Tin học 11 trang 51), bài tốn “ Trăm trâu – trăm cỏ”
để các em lập trình thì hầu hết các em đều biết bài tốn này, biết cách giải và rất
hào hứng tìm hiểu để lập trình giải các bài tốn.
Chính vì vậy tơi đã tiến hành nghiên cứu việc “Sử dụng cấu trúc lặp để
giải các bài toán bằng thơ nhằm nâng cao hứng thú học lập trình cho học
sinh lớp 11C8 trường THPT Lê Lai”
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
2.3.1. Yêu cầu học sinh tìm hiểu các bài tốn bằng thơ và cách giải theo
toán học
Trước khi học bài 10 “ Cấu trúc lặp” tôi ra bài tập về nhà cho học sinh như sau:

2


Trong cuộc sống có rất nhiều bài tốn được phát biểu bằng thơ, em hãy tìm
hiểu các bài tốn đó và giải theo cách mà em biết.
Hầu hết học sinh đều tìm được các bài tốn bằng thơ và đưa ra được cách
giải bằng phương pháp toán học. Dưới đây tơi xin đưa ra một số bài mà học sinh
tìm được
Bài tốn 1:
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho trịn
Ba mươi sáu con

Một trăm chân chẵn
Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại?
Cách giải:
Gọi số gà là x, số chó là y. Theo đề bài ta có

Giải phương trình (3) ta được
72 – 2 *y + 4 * y = 100
2 * y = 28
y = 14
x = 36 – 14 = 22
Vậy số gà là 22 con, số chó là 14 con
Bài toán 2:
Trăm trâu trăm cỏ
Trâu đứng ăn năm
Trâu nằm ăn ba
Lụ khụ trâu già
Ba con một bó
Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại ?
Cách giải:
3


Gọi số trâu đứng là D, trâu nằm là N, trâu già là G.
Ta có
Để khử ẩn G ta lấy biểu thức (2) * 3 ta được hệ sau

Trừ vế với vế của (3) – (1) ta được
14 * D + 8 * N= 200 (4)
Chia cả 2 vế của (4) cho 8 ta được đẳng thức sau:
7*


+ N = 25 (5)

Từ (5) ta có nhận xét sau:
Tích 7 * D phải là số chia hết cho 4 và 7 * D phải bé hơn 25
Vậy D chỉ có thế nhận các giá trị 4, 8 và 12.
Tương ứng với D = 4 thì N = 18 và G = 78
Tương ứng với D = 8 thì N = 11 và G = 81
Tương ứng với D = 12 thì N = 4 và G = 84
Vậy bài tốn có 3 đáp án:
Đáp án 1: Trâu đứng 4, trâu nằm 18, trâu già 78
Đáp án 2: Trâu đứng 8, trâu nằm 11, trâu già 81
Đáp án 3: Trâu đứng 12, trâu nằm 4, trâu già 84
2.3.2. Cấu trúc lặp trong Pascal
Tất cả các ngơn ngữ lập trình đều có câu lệnh để mô tả cấu trúc lặp. Trong
ngôn ngữ lập trình Pascal ta có thể sử dụng 2 loại câu lệnh mô tả cấu trúc lặp là :
* Loại 1: Lặp với số lần biết trước :
- Dạng lặp tiến :

for <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
- Dạng lặp lùi :

for <biến đếm>:= <giá trị cuối> downto <giá trị đầu> do <câu lệnh>;
* Loại 2: Lặp với số lần chưa biết trước:
- Kiểm tra điều kiện trước:
While <điều kiện> do <câu lệnh>;
4


2.3.3. Sử dụng cấu trúc lặp với số lần biết trước để giải các bài toán bằng thơ

2.3.3.1. Sử dụng cấu trúc For … To... Do...

* Cấu trúc:
for <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
* Trong đó:
- for, to, do là các từ khố.
- <biến đếm> là biến đơn, thường có kiểu nguyên
- <giá trị đầu>, <giá trị cuối> là các biểu thức có giá trị cùng kiểu với <biến đếm>
và giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối.
- <câu lệnh> là một câu lệnh, có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh phức.
* Hoạt động:
Câu lệnh viết sau từ khóa do sẽ được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt
nhận các giá trị liên tiếp tăng từ giá trị đầu đến giá trị cuối, nếu giá trị đầu lớn
hơn giá trị cuối thì vịng lặp khơng được thực hiện.
Ví dụ 1:
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho trịn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn
Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại?
Phân tích:
Tổng số gà và chó là 36, vậy số gà < 36,số chó <36
Tổng số chân gà và số chân chó = 100 vậy số chó < 25

Vì số chó < 25 nên ta sử dụng vịng lặp duyệt qua tất cả các trường hợp,
với số chó lần lượt nhận các giá trị từ 1 đến 24, trường hợp nào thỏa điều
kiện 4 * số chó + 2*( 36 – số chó) = 100 thì hiện ra kết quả số chó. Sau khi
tìm được số chó ta tìm số gà bằng cách lấy 36 – số chó
Chương trình:
Program Tinh_ga_cho;

Var ga, cho:byte;
Begin
For cho:=1 to 24 do
if (2*(36 – cho) +4*cho=100) then

5


Writeln('So cho la ',cho:3,' con');
Ga:= 36 – cho;
Writeln( ‘ so ga la’, ga, ‘ con’);
Readln;
End.
Ví dụ 2:
Trăm trâu trăm cỏ
Trâu đứng ăn năm
Trâu nằm ăn ba
Lụ khụ trâu già
Ba con một bó
Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại ?
Phân tích:
Tổng số trâu đứng, trâu nằm, trâu già là 100
Vậy số trâu già = 100 – trâu nằm – trâu đứng
1 con trâu đứng ăn hết 5 bó cỏ, vậy số trâu đứng <20
1 con trâu nằm ăn hết 3 bó cỏ, vậy số trâu nằm <33
Ta sử dụng 2 vòng lặp duyệt qua tất cả các trường hợp, trường hợp nào thoả
mãn điều kiện thì viết ra, ta sẽ thử lần lượt từng trường hợp 1:
1 Trâu đứng, 1 trâu nằm và trâu già = 100 – 1 – 1 = 98
1 Trâu đứng, 2 trâu nằm và trâu già = 100 – 1 – 2 = 97
1 Trâu đứng, 3 trâu nằm và trâu già = 100 – 1 – 3 = 96

1 Trâu đứng, 4 trâu nằm và trâu già = 100 – 1 – 4 = 95
……
1 Trâu đứng, 33 trâu nằm và trâu già = 100 – 1 – 33 = 66
2 Trâu đứng, 1 trâu nằm và trâu già = 100 – 2 – 1 = 97
2 Trâu đứng, 2 trâu nằm và trâu già = 100 – 1 – 2 = 96
2 Trâu đứng, 3 trâu nằm và trâu già =100 – 2 – 3 = 95
…..
Trường hợp nào thoả mãn điều kiện (5*trâu đứng + 3 * trâu nằm + trâu già /3
= 100) thì đưa ra màn hình số trâu đứng, trâu nằm và trâu già.
Ta có chương trình:
Program

Contrau;
6


Uses

crt;

Var

dung, nam, gia: byte;

Begin
Clrscr;
For dung:= 1 to 20 do
For nam:=1 to 33 do
Begin
Gia:= 100 – dung – nam;

If ( 5*dung + 3*nam + gia/3 = 100) then
Write (‘ trau dung’, dung:3, ‘trau nam ‘, nam :3, ‘trau gia’, gia:3);
End;
Readln;
End.
2.3.3.2. Sử dụng cấu trúc for... downto... do ...

* Cấu trúc:
for <biến đếm>:= <giá trị cuối> downto <giá trị đầu> do <câu lệnh>;
* Trong đó:
- for, downto, do là các từ khố.
- <biến đếm> là một biến đơn, thường có kiểu nguyên
- <giá trị cuối>, <giá trị đầu> là các biểu thức có giá trị cùng kiểu với <biến đếm>,
giá trị cuối phải lớn hơn hoặc bằng giá trị đầu
- <câu lệnh> là một câu lệnh, có thể là câu lệnh đơn hoặc phức.
* Hoạt động:
Câu lệnh viết sau từ khóa do sẽ được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần
lượt nhận các giá trị liên tiếp giảm từ giá trị cuối đến giá trị đầu, nếu giá trị cuối
nhỏ hơn giá trị đầu thì vịng lặp khơng được thực hiện.
Hoạt động của cấu trúc for … downto … do cũng tương tự cấu trúc for
…to … do, chỉ khác là biến đếm là đếm ngược. Trong đa số trường hợp cả hai
có tác dụng như nhau. Do vậy ta có cách giải cho 2 ví dụ trên như sau:
Ví dụ 1:
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho trịn
Ba mươi sáu con

7



Một trăm chân chẵn
Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại?
Chương trình:
Program Tinh_ga_cho;
Var ga, cho : byte;
Begin
For cho:=24 downto 1 do
If (2*(36 – cho)+4*cho=100) then
Writeln('so cho la ',cho:3,' con');
Ga:= 36 – cho;
Writeln( ‘ so ga la’, ga, ‘ con’);
Readln;
End.
Ví dụ 2:
Trăm trâu trăm cỏ
Trâu đứng ăn năm
Trâu nằm ăn ba
Lụ khụ trâu già
Ba con một bó
Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại ?
Chương trình:
Program

Contrau;

Uses

crt;

Var


dung, nam, gia: byte;

Begin
Clrscr;
For dung:= 20 downto 1 do
For nam:=33 downto 1 do
Begin
Gia:= 100 – dung – nam;
If ( 5*dung + 3*nam + gia/3 = 100) then
Write (‘ trau dung’, dung:3, ‘trau nam ‘, nam :3, ‘trau gia’, gia:3);

8


End;
Readln;
End.
2.3.3.3. Sử dụng cấu trúc While … do…
* Cấu trúc:
While <điều kiện> do <câu lệnh>;
* Trong đó:
- While, do là các từ khoá;
- <điều kiện> là một biểu thức logic;
- <câu lệnh> là một câu lệnh. Có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh phức.
* Cấu trúc hoạt động như sau:
- Bước 1: Tính <biểu thức>;
- Bước 2: Nếu kết quả là đúng (true) thì thực hiện <câu lệnh> và quay lại
bước 1, ngược lại thì chuyển sang câu lệnh tiếp theo trong chương trình.
Ví dụ 1:

Qt ngon mỗi quả chia ba
Cam ngon mỗi quả chia ra làm mười
Mỗi người một miếng trăm người
Có mười bảy quả, chia rồi cịn đâu !
Hỏi có mấy quả cam mấy quả qt?
Phân tích:
Ta gọi số cam là c, số quýt là q
Theo đề bài ta có c + q = 17
Mỗi quả quýt chia 3 vậy ta sẽ được 3*q phần
Mỗi quả cam chia 10 vậy ta sẽ được 10*c phần
Theo đề bài ta có 3*q + 10*c = 100
Ta sử dụng vòng lặp với số lần chưa biết trước:
Ban đầu gán c:=1; q:= 1
Trong khi 3*q + 10*c <> 100 ta sẽ làm 2 công việc:
Thứ nhất là: tăng c lên 1 đơn vị
Thứ 2: tính số Q = 17 – c;
2 công việc này sẽ làm cho đến khi 3*q + 10*c = 100 thì dừng. Sau
đó đưa ra số q và số c
9


Chương trình:
Program

cam_quyt;

Uses

crt;


Var

c, q: byte;

Begin
Clrscr;
C:= 1; q:=1;
While (3*q + 10*c <> 100) do
Begin
C:= c+1;
Q:=17 – c;
End:
Writeln (‘ so cam la’, c:3, ‘qua’);
Writeln(‘ so quyt la’, q:3, ‘qua’);
Readln;
End.
Ví dụ 2:
Bé kia chăn vịt khác thường
Buộc đi cho được chẵn hàng mới ưa
Hàng 2 xếp thấy chưa vừa
Hàng 3 xếp vẫn còn thừa 1 con
Hàng 4 xếp cũng chưa tròn
Hàng năm xếp thiếu 1 con mới đầy
Xếp thành hàng 7, đẹp thay !
Vịt bao nhiêu? Tính được ngay mới tài !
( Biết số vịt chưa đến 200 con )
Phân tích
Ta gọi số vịt cần tìm là x ( x<200)
Vì: hàng 2 xếp chưa vừa vậy (x mod 2 <>0)
Hàng 3 xếp thừa 1 con vậy (x mod 3 = 1)

Hàng 4 xếp cũng chưa tròn vậy (x mod 4 <>0)
Hàng 5 xếp thiếu 1 con vậy (x mod 5 =4);

10


Xếp thành hàng 7, đẹp thay vậy (x mod 7 = 0)
Số vịt chưa đến 200 con, vậy x < 200
Ban đầu ta gán X:=1;
Ta sử dụng vòng lặp với số lần chưa biết trước, mỗi vòng lặp ta sẽ kiểm tra
điều kiện ((x mod 2 <>0) and (x mod 3 =1) and (x mod 4 <>0) and (x mod 5 =4)
and (x mod 7 =0) and (x<200)) nếu tất cả các điều kiện này đều thoả mãn thì
đưa ra x và thốt khỏi vịng lặp, chưa thoả mãn thì ta tăng x lên 1 đơn vị
Chương trình
Program

Tim_vit:

Uses

crt;

Var

x: byte;

Begin
X:=1;
While not ((x mod 2 <>0 ) and ( c mod 3 =1) and (x mod 4 <>0)
and ( x mod 5 =4) and ( x mod 7 = 0)) and (x<200) do

X:= x + 1;
Writeln(‘ so vit la’, x:4);
Readln;
End.
Ví dụ 3:
Tuổi em, tuổi chị ba tư
Chăm ngoan học giỏi vẫn như mọi ngày
Nhân 3 tuổi chị năm nay
Sang năm nhân 4 tuổi này của em
Nhẩm ra hai số không chênh
Đố ai tính được tuổi em năm này?
Phân tích:
Gọi số tuổi em là x. Vậy tuổi chị là 34 – x.
Theo đề bài ta có (34 – x) * 3 = (x + 1) * 4
Ban đầu gán x: =1
Sử dụng vòng lặp với số lần chưa biết trước, với mỗi lần lặp ta kiểm
tra điều kiện (34 – x)* 3 = (x+1)* 4 , khi điều kiện này đúng thì đưa ra x và thốt
khỏi vịng lặp, điều kiện sai thì tăng x lên 1 đơn vị.
Chương trình
11


Program

tuoi_em;

Uses

crt;


Var

x: byte;

Begin
X:= 1;
While not ((34-x)*3 = (x+1) *4)) do
X:=x+1;
Writeln(‘ tuoi em la’, x:4);
Readln;
End.
2.3.3.4. Một số bài toán bằng thơ khác
Bài toán 1:
Thuyền to chở được mười người
Thuyền nhỏ chở được sáu người là đơng
Một bầy con nít qua sơng
Mười thuyền to, nhỏ giữa dịng đang trơi
Trên thuyền là tám mươi người
Trên bờ cịn có bốn người chờ sang
Bao thuyền to, nhỏ sang ngang?
Bài toán 2:
Mai em đi chợ phiên
Anh gửi một tiền
Mua cam cùng qt
Khơng nhiều thì ít
Mua lấy một trăm
Cam ba đồng một
Quýt một đồng năm
Thanh yên tươi tốt
Năm đồng một trái

Hỏi mua mỗi thứ mấy trái ?, biết 1 tiền bằng 60 đồng
Bài tốn 3:
Nhà em có một vườn rau

12


Là hình chữ nhật hoa màu quanh năm
Dài hơn rộng những mười lăm
Mét vng diện tích một trăm chẳng thừa
Miền quê vui cả bốn mùa
Vườn em ai biết rộng, dài bao nhiêu?
Bài tốn 4:
Mùa xn tổ một trồng cây
Vừa trịn sáu chục ở ngay sân trường
Tổ hai trồng mấy hàng dương
Sáu tư cây đẹp khu vườn phía đơng
Thầy khen tổ 1 giỏi trồng
Số người kém bốn nhưng lòng hăng say
Mỗi người trồng hơn một cây
Cho sân trường đẹp, cho ngày mai xanh
Đố ai giải được thật nhanh
Tổ hai có mặt mấy anh, chị nào?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong năm học 2020 – 2021, tôi đã ứng dụng đề tài nghiên cứu của mình ở
lớp 11C8, cịn 2 lớp 11C5 và 11 C7 tơi sử dụng phương pháp thông thường. Sau
khi dạy xong bài 10 : “Cấu trúc lặp” tơi u cầu lớp 11C8 tìm các bài tốn bằng
thơ, và lập trình giải các bài tốn đó, cịn 2 lớp 11C5 và 11 C7, tơi yêu cầu làm
5, 6, 7, 8 sách giáo khoa trang 51. Kết quả tôi tổng hợp được như sau

Lớp

Sĩ số Số học sinh làm bài đạt yêu cầu Số học sinh không đạt yêu cầu

11C5

41

20 (48,78%)

21 ( 51,22%)

11C7

33

15 ( 45,45%)

18 ( 54, 55%)

Lớp
11C8

Sĩ số Số học sinh làm bài đạt yêu cầu Số học sinh không đạt yêu cầu
38

35 (92,10%)

4 (7,9%)


Sau khi dạy bài “Cấu trúc lặp” ở lớp 11C8 tơi nhận thấy các em tự tin tìm
hiểu các bài tốn, mạnh dạn đưa ra cách lập trình cho các bài tốn mà các em đã
tìm kiếm được
13


Như vậy, việc việc sử cấu trúc lặp để giải các bài toán bằng thơ rèn luyện
cho học sinh kĩ năng sử dụng cấu trúc lặp, giúp học sinh có tiến bộ rõ rệt khi viết
các chương trình có sử dụng cấu trúc lặp. Đồng thời nâng cao hứng thú việc học
tin học đối với một bộ phận học sinh, trong đó có một số em có khả năng tìm
hiểu sâu hơn về các dạng bài tốn lập trình.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Qua thực tiễn tiến hành sử dụng cấu trúc lặp để giải các bài toán bằng thơ
tơi nhận thấy học sinh đã có hứng thú tìm hiểu và lập trình các bài tốn hơn, qua
đó nâng cao kết quả học tập rõ rệt.
Việc dạy học đòi hỏi người giáo viên phải tìm tịi, đổi mới phương pháp dạy
học phù hợp và hiệu quả. Nếu áp dụng các bài tốn thường gặp một cách linh hoạt
tơi tin rằng cũng sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt giúp học sinh hứng thú, tích cực,
tự giác trong giờ học, áp dụng được nhiều kiến thức đã học vào cuộc sống hàng
ngày, góp phần khơng nhỏ nâng cao chất lượng bộ môn, đặc biệt với chương III Tin học 11
Trên đây là kinh nghiệm bản thân tôi rút ra được trong quá trình dạy học. Rất
mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ, bạn bè đồng nghiệp để tơi có thể
hồn chỉnh hơn đề tài này, góp phần nâng cao chất lượng môn học.
3.2. Kiến nghị.
Sau khi thực hiện đề tài này tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất như sau:
- Để học sinh thực sự hiểu rõ các loại cấu trúc lặp trong lập trình mà cụ thể
đối với học sinh lớp 11 là ngơn ngữ lập trình Pascal thì cần tăng cường hơn nữa
lượng thời gian trong phân phối chương trình để học sinh rèn luyện các dạng bài
tập về cấu trúc lặp, giúp học sinh nắm chắc cú pháp, cách sử dụng cấu trúc này.

- Giáo viên cần đưa ra các bài tập để phù hợp với từng đối tượng học sinh,
với mỗi loại cấu trúc lặp nên đưa ra bài có tính đặc trưng để học sinh ghi nhớ
được cách sử dụng và cú pháp của cấu trúc lặp.
- Trên cơ sở vật chất hiện có của Nhà trường đối với bộ môn tin học, việc
việc dạy và học của thầy và trị cịn gặp rất nhiều khó khăn như: máy tính hầu
hết đã quá cũ, máy chiếu chưa ổn định.
Vì vậy, để có thể nâng cao chất lượng hơn nữa, rất mong Nhà trường cũng
như sở, ngành có kết hoạch đầu tư về cơ sở vật chất cũng như tạo điều kiện quan
tâm đối với đội ngũ giáo viên tin học.
XÁC NHẬN

Thanh Hóa, ngày15 tháng 5 năm 2021

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

14


Người viết

LÊ THỊ THUẦN
Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.


Sách giáo khoa Tin học 11- Nhà xuất bản Giáo dục
Sách giáo viên Tin học 11- Nhà xuất bản Giáo dục
Sách bài tập Tin học 11- Nhà xuất bản Giáo dục
Sách Khám phá trong giải tốn phổ thơng bằng các phương pháp tốn –
tin – Nhà xuất bản Giáo dục
5. Một số sáng kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp

15



×