Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN tìm hiểu tố chất thể lực cho nữ học sinh khối 11 trường THPT yên định 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.55 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÌM HIỂU TỐ CHẤT THỂ LỰC CHO NỮ HỌC SINH KHỐI
11 TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

Người thực hiện:

Lê Thanh Hải

Chức vụ:

Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực: Thể Dục

THANH HÓA NĂM 2021


1. MỞ ĐẦU :
1.1 Lý do chọn đề tài .
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu .
1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Cơ sở nguyên lí kỹ thuật.
2.1.2. Đặc điểm tâm lí và cơ sở sinh lý, giải phẩu lứa tuổi của học sinh


THPT.
2.2. Thực trạng thể lực nữ học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1.
2.3. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá thực trạng thể lực cho nữ học sinh
khối 11 trường THPT Yên Định 1.
2.4. Xây dựng được thang điểm đánh giá trình độ thể lưc cho nữ học
sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận.
3.2.Kiến nghị.

1


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
TDTT

Thể dục thể thao

GDTC

Giáo dục thể chất

ĐC

Đối chứng

GV

Giáo viên


HS

Học sinh

NL

Năng lực

Nxb

Nhà xuất bản

PGS.TS

Phó giáo sư, Tiến sĩ

PPDH

Phương pháp dạy học

TS.BS

Tiến sĩ, bác sĩ

SGK

Sách giáo khoa

TN


Thí nghiệm

THPT

Trung học phổ thơng

THTN

Thực hành thí nghiệm

THN

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

2


1 . MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài.
Thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động đặc trưng của con người, mang
đậm nét văn hóa thể chất, đó là nhu cầu truyền thụ và củng cố những kỹ năng
tập luyện. Nó giúp cho con người hồn thiện phẩm chất đạo đức, phát triển nhân
cách cũng như tìm tịi sáng tạo rèn luyện sức khỏe, xây dựng con người mới
hướng tới xă hội chủ nghĩa với đầy đủ năm phẩm chất là: trí dục, đức dục, thể
dục, mỹ dục và lao động nghề nghiệp. TDTT là một bộ phận của nền văn hóa xã
hội và khơng thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đó là những hoạtđộng

mang tính tập thể, ở bất cứ nơi đâu, mỗi ngành, mỗi cơ quan đồn thể, mỗi
người dân, đều có thể tập luyện thể thao.
Chính vì thế tập luyện thể thao rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe
thể chất gồm có trọng lượng, thể hình và xương, cơ, khớp, tăng cường hoạt động
của hệ miễn dịch, nó làm cho tinh thần vững chắc hệ thần kinh, làm hoạt hóa các
hoạt động về khí huyết, cũng như đem lại sự dẻo dai của cơ thể, thoải mái sau
một ngày làm việc căng thẳng. Trang bị đầy đủ cho người học về phương pháp
giảng dạy, tăng cường thể lực, giáo dục cho học sinh có một thái độ tự giác tích
cực trong việc ”Rèn luyện thân thể”.
Đảng và Nhà nước rất coi trọng việc tăng cường sức khỏe cho nhân dân,
nhất là đối với tầng lớp học sinh, sinh viên. Trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước của thời đại hiện nay, việc giáo dục và phát triển thể chất là một
trong những biện pháp tíchcực nhất góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe,
cải tạo nòi giống ... Đó cũng là vấn đề cốt lõi mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm
hàng đầu, để góp phần xây dựng một đất nước “dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng dân chủ văn minh” và phấn đấu đạt vị trí ngang tầm với các nước
tiên tiến trên thế giới trong tương lai.
Cùng với sự phát triển của đất nước về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội thì
TDTT ở Việt Nam ngày càng phát triển, có những bước tiến nhảy vọt về cả
chiều rộng lẫnchiều sâu và đạt được nhiều thành tích cao trong các kì thi đấu,
cũng như giao lưu với các nước trong khu vực. Cụ thể Seagames 22 đã giúp
đoàn thể thao nước ta vươn lên vị trí cao nhất, đó là xếp thứ nhất toàn đoàn. Ở
các Đại hội TDTT trong khu vực gần đây đồn thể thao của Việt Nam cũng
khơng ngừng cố gắng hết sức để đạt được thành tích cao trong thi đấu, mặc dù
thành tích đó có giảm so với Seagames 22 nhưng luôn nằm trong tốp dẫn đầu về
tổng số huy chương vàng. Đây là nhờ sự tập luyện bài bản của vận động viên,
huấn luyện viên và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Tại đại hội IX của Đảng xác định “ Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể
trạng và tầm vóc của người Việt Nam, phát triển phong trào TDTT quần chúng
và mạng lưới TDTT quần chúng ”. Để đạt được mục tiêu đó ta cần đào tạo bồi

dưỡng nhân tài mới, bồi dưỡng vận động viên để khơng ngừng nâng cao trình độ
kỹ thuật và thành tích về các mơn thể thao chủ yếu, đẩy mạnh việc thực hiện tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể, lấy đó làm cơ sở để phát triển tồn bộ thể lực của vận
động viên.
3


Bên cạch đó các cơng trình nghiên cứu khoa học về thể chất của học sinh THPT
tuy nhiều nhưng chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn còn trên địa bàn các
tỉnh nơng thơn cịn nhiều hạn chế. các tài liệu liên quan hạn hẹp, nhất là trong
chuyên ngành thể thao khơng có, nên rất khó khăn cho việc học hỏi, tham khảo
kinh nghiệm của thế hệ đi trước. Thực tế công tác GDTC và thể thao ở nhiều
trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo
dục đào tạo đã đề ra. Về thực trạng công tác GDTC hiện nay Bộ giáo dục và đào
tạo đã nhận định, chất lượng GDTC cịn thấp, giờ dạy cịn đơn điệu, thiếu sinh
động, có nội dung lặp đi lặp lại kéo dài cả năm học. Học sinh ý thức rèn luyện
TDTT chưa cao chưa tự giác tích cực trong các giờ học thể dục, đặc biệt là sinh
viên nông thôn chưa hăng hái, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học tập,
hoạt động thể thao. Để tăng cường cho học sinh tích cực trong học tập cũng như
trong hoạt động thể thao cần giúp cho học sinh mạnh dạn trong mọi giao tiếp,
tập luyện để có thể phát triển tồn diện, phát triển thể lực, nâng cao thành tích.
Xuất phát từ những vấn đề trên, mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm
hiểu tố chất thể lực cho nữ học sinh khối 11 trường THPT n Định 1’’
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu tố chất thể lực của nữ học sinh khối 11, trường THPT Yên Định 1.
Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao thể chất cho nữ học sinh trường
THPT Yên Định 1.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh nữ khối 11 trường THPT Yên Định 1.
- Phạm vi nghiên cứu: Các bài test dành cho học sinh nữ khối 11 trường

THPT Yên Định 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
1.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Tìm đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên
cứu như: các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, các tạp chí sách báo chuyên
ngành giáo dục và thể dục thể thao, các văn bản pháp quy về công tác giáo dục
thể chất trường học, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước cũng như các
văn bản của lãnh đạo ngành Giáo dục - Đào tạo, ngành Thể dục, Thể thao... Từ
việc phân tích tổng hợp các tư liệu, chúng tơi xác định được cơ sở lý luận, mục
đích, nhiệm vụ của các vấn đề nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn.
Chúng tôi phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu điều tra. Đối tượng phỏng vấn
gồm: giáo viên chuyên trách công tác giảng dạy TDTT .
1.4.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Để nghiên cứu thực trạng thể chất của trường THPT Yên Định 1 chúng tôi
tiến hành kiểm tra lấy số liệu thông qua các test sư phạm theo tiêu chuẩn đánh
giá, xếp loại thể lực học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008 (ban hành
4


kèm theo quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục Đào tạo)[36]. Các test dự kiến sử dụng trong đề tài bao gồm:
1.4.3.1.Chạy 800m (s)
Yêu cầu dụng cụ, sân bãi kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, đường chạy bằng
phẳng có chiều dài ít nhất 40m, chiều rộng ít nhất 2m. Kẻ vạch xuất phát và
vạch đích, đặt cộc tiêu bằng nhựa hoặc cờ ở 2 đầu đường chạy. Sau đích có
khoảng 10m để giảm tốc độ sau khi về đích.
Phương pháp kiểm tra: Người được kiểm tra đứng ở vạch xuất phát, thực

hiện ở tư thế xuất phát cao. Khi nghe hiệu lệnh “chạy”, thì nhanh chóng rời khỏi
vạch xuất phát và chạy nhanh vượt qua vạch đích. Thực hiện một lần.
Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng
1/100 giây
1.4.3.2 .Dẻo gập thân (cm).
Dụng cụ kiểm tra: Thảm cao su, thước đo.
Phương pháp kiểm tra: Người được kiểm tra đứng thẳng người sau đó ngã
người ra sau hết sức có thể.
Cách tính thành tích: tính khoảng cách từ đầu đến mặt đất.
1.4.3.3 .Nằm sấp chống đẩy tối đa (lần): Đánh giá sức mạnh bền.
Sân bãi kiểm tra: thảm cao su (nền đất cát mềm).
Phương pháp kiểm tra: Người được kiểm tra nằm sấp thực hiện chống đẩy.
Cách tính thành tích: tính số lần thực hiện khơng hạn chế thời gian.
1.4.3.4 .Bật cao có đà (cm)
Dụng cụ, sân bãi kiểm tra: Thảm cao su kích thước 1 X 3m (nền đất cát
mềm), thước đo.
Phương pháp kiểm tra: Người được kiểm tra thực hiện bật cao nhất có thể.
Cách tính thành tích: Thành tích được tính từ mặt đất đến điểm với cao nhất.
Đơn vị tính cm.
1.4.3.5 .Chạy 30m xuất phát cao (s): Đánh giá sức nhanh và sức mạnh tốc độ.
Yêu cầu dụng cụ, sân bãi kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, đường chạy bằng
phẳng có chiều dài ít nhất 40m, chiều rộng ít nhất 2m. Kẻ vạch xuất phát và
vạch đích, đặt cộc tiêu bằng nhựa hoặc cờ ở 2 đầu đường chạy. Sau đích có
khoảng 10m để giảm tốc độ sau khi về đích.
Phương pháp kiểm tra: Người được kiểm tra đứng ở vạch xuất phát, thực
hiện ở tư thế xuất phát cao. Khi nghe hiệu lệnh “chạy”, thì nhanh chóng rời
khỏi vạch xuất phát và chạy nhanh vượt qua vạch đích. Thực hiện một lần.
Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng
1/100 giây.
1.4.3.6. Nhảy dây trong 1 phút (lần)

Sân bãi kiểm tra: đồng hồ bấm giây.
5


Phương pháp kiểm tra: Người được kiểm tra đứng thẳng thực hiện động tác
nhảy dây.
Cách tính thành tích: Một lần dây vịng qua người được tính một lần. Tính
số lần thực hiện đạt yêu cầu trong 1 phút.
1.4.3.7 .Chạy con thoi 4 X 10m (s): đánh giá khả năng phôi hợp vận động.
Yêu cầu dụng cụ, sân bãi kiểm tra: Đồng hồ bấm giây hiệu Casio loại 10 lap,
còi, thước đo dài, phân vẽ vạch (vật chuẩn làm mốc). Đường chạy bằng phẳng,
khơng trơn có kích thước 10 X 1.2m, bơn góc có vật chuẩn để quay đầu.
Phương pháp kiểm tra: Khi có lệnh “chạy” đối tượng điều tra chạy đến vạch
10m, chỉ cần một chân chạm vào vạch, lập tức vòng lại về vạch xuất phát đến
khi một chân chạm vạch thì quay đầu lại như lần đầu ế (đối tượng thực hiện với
tổng sơ" 2 vịng và 3 lần quay đầu).
Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng
1/100 giây.
1.4.3.8 . Bật xa tại chỗ (cm):đánh giá sức mạnh chân
Dụng cụ, sân bãi kiểm tra: Thảm cao su kích thước 1 X 3m (nền đất cát
mềm), thước đo.
Phương pháp kiểm tra: Người được kiểm tra đứng tư thế chuẩn bị hai chân
rộng bằng vai, ngón chân cái đặt sát mép vạch xuất phát. Hai tay giơ lên cao, hạ
thấp trọng tâm, gập ở khớp khuỷu, gập thân, hơi lao người về phía trước, đầu
hơi cúi, hai tay hạ xuống dưới, ra sau (giống tư thế xuất phát trong bơi), phôi
hợp duỗi thân, chân bật mạnh về phía trước đồng thời 2 tay cũng vung mạnh ra
trước. Khi bật nhảy và khi tiếp đất hai chân tiến hành đồng thời cùng lúc.Mỗi
người thực hiện hai lần, lấy thành tích cao nhất.
Cách tính thành tích: Thành tích được tính từ mép vạch xuất phát đến điểm
chạm gần nhất của gót chân trên mặt thảm. Đơn vị tính cm.

1.4.3.9. Gập bụng thang dóng (lần)
Sân bãi kiểm tra: thang dóng.
Phương pháp kiểm tra: Người được kiểm tra treo người trên thang dóng,
một lần thực hiện được tính khi đưa chân gập vng góc với thân người.
Cách tính thành tích: tính tối đa số lần thực hiện không hạn chế thời gian.
1.4.3.10. Giữ thân trên xà đơn (s)
Sân bãi kiểm tra: xà đơn, đồng hồ bấm giờ
Phương pháp kiểm tra: người được kiểm tra giữ thân người trên xà đơn.
Cách tính thành tích: tính thời gian thân người được giữ trên xà đơn.
1.4.4. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và SPSS 12.0 để tính tốn các tham số
thống kê:
+ Trung bình cộng ( X )
Trung bình cộng là tỷ số tương đối giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng
số các cá thể của đám đơng, được tính theo cơng thức:
6



x

X =

i

n

Trong đó: Σ: Ký hiệu tổng
X : Ký hiệu trung bình
xi: Ký hiệu quan sát thứ i

n: Là số lần quan sát

+ Độ lệch chuẩn (δ x):
Độ lệch chuẩn nói lên sự phát tán của các trị số xi xung quanh giá trị trung
bình, được tính theo cơng thức; khi n<30

δ=


(X −
X)

2

n−
1

+ Hệ số biến sai (CV)
Hệ số biến sai nói lên mức độ tập trung (tỷ lệ %) của các xi xung quanh x .

C

V

δ ×100%

%=

x


X

+ Chỉ số (t) Student:
So sánh hai giá trị trung bình cộng của tập hợp mẫu.

X =X −
X
t =X

δ+δ
A

B

2

n

A

A

δ

2

n

Trong đó : δ 2 = ∑


B

B

1

n

A

1
+

n

(X − X A) + ∑(X − X B )
2

B

(nA, nB<30)

2

n A + nB − 2

Chỉ số (t) Student tự đối chiếu :
So sánh hai giá trị trung bình của nhóm trước và sau thực nghiệm

t=


Xd × n

δd

Trong đó :
d = Xb – Xa : là hiệu số
Xa : Thành tích kiểm tra trước thực nghiệm
Xb : Thành tích kiểm tra sau thực nghiệm
δd =

Xd

∑d 2 −

d

=
n

(∑d ) 2

n −1

n

: Độ lệch chuẩn của các hiệu số

: Trung bình các hiệu số


1.5. Những điểm mới của SKKN
- Tìm hiểu được thực trạng thể lực của các em học sinh nữ khối 11 Trường
THPT Yên Định 1.
- Đưa ra giải pháp để xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp trong môn thể
dục của Trường THPT Yên Định 1.
7


- Kết quả nghiên cứu của đề tài xây dựng qua nghiên cứu có thể dùng như
một tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và cho các cơng
trình nghiên cứu sau.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1.Cơ sở nguyên lí kỹ thuật
+ Phát triển thể chất
Theo Nôvicôv. A.D và Matveev. L.P: “ Phát triển thể chất của con người là
quá trình phát triển biến đổi các tính chất hình thái và chức năng tự nhiên của cơ
thể con người suốt cả cuộc sống cá nhân của nó” [ 20, tr.4]
Phát triển thể chất biểu hiện qua các chỉ số bên ngồi như kích thước trong
khơng gian và trọng lượng cơ thể, còn sự phát triển về chức năng thể hiện sự
biến đổi các khả năng chức phận của cơ thể theo các thời kì và các giai đoạn
phát triển theo lứa tuổi của nó, sự biến đổi này thể hiện qua các tố chất thể lực
như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo. Sự biến đổi năng lực
hoạt động của hệ hơ hấp, hệ tuần hồn, hệ bài tiết, hệ thần kinh, tâm lý và ý chí
tuân theo các quy luật tự nhiên, trong các quy luật đó có quy luật tác động lẫn
nhau giữa xu hướng phát triển do yếu tố di truyền chi phối và xu hướng phát
triển dưới tác động của điều kiện sống qui định; quy luật tấc động lẫn nhau của
các biến đổi cấu trúc và chức năng; các thời kì theo lứa tuổi phát triển từ từ và
thay thế nhau(các thời kì phát triển nhanh được thay thế bằng các thời kỳ ổn
định tương đối về cấu trúc và chức năng, sau đó đến thời kì biến đổi sút kém)…

Tuy nhiên theo Matvêev. L.P phát triển thể chất con người còn phụ thuộc
vào các điều kiện sống và hoạt động của con người(điều kiện phân phối và sử
dụng sản phẩm vật chất, giáo dục, lao động, sinh hoạt…) và do đó sự “ phát
triển thể chất của con người là do xã hội tác động và tác động ở mức độ quyết
định”[ 26, tr. 296], [ 32, tr. 91].
Tổng hợp quan điểm của nhiều tác giả cho thấy, sự phát triển thể chất của
con người là quá trình biến đổi tổng hợp các yếu tố thể chất và tinh thần, quá
trình này diễn ra trong suốt cuộc đời của một cá thể theo hai giai đoạn cơ bản là
giai đoạn phát triển thuận chiều (dương tính) và phát triển ngược chiều (âm tính
hay giai đoạn suy thối). Phát triển thể chất phụ thuộc vào tổng hoà các yếu tố tự
nhiên và xã hội.
Phát triển thể chất là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời một
cá thể. Những biến đổi về hình thái, chức năng và các tố chất vận động là những
yếu tố cơ bản để đánh giá sự phát triển thể chất. Phát triển thể chất là một quá
trình chịu sự tác động tổng hợp các yếu tố tự nhiên- xã hội. Các yếu tố xã hội
đóng vai trị tác động trực tiếp và quyết định sự phát triển thể chất của cơ thể
con người.
Từ những luận điểm trên, rõ ràng, phát triển thể chất chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố, và có thể ghép chúng vào các nhóm. Nói cách khác, phát triển thể
chất có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: Tự nhiên (bẩm sinh, di
8


truyền, điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết), xã hội (điều kiện kinh tế, giáo dục,
giáo dục thể chất, lao động, vệ sinh, sinh hoạt…). Các chỉ tiêu nghiên cứu dùng
trong đánh giá phát triển thể chất cũng đa dạng, như: Các chỉ tiêu về hình thái
(chiều cao, cân nặng, Quetelet,..), các chỉ tiêu về chức năng (công năng tim,
dung tích sống, huyết áp…), các chỉ tiêu về tố chất vận động (bật xa, chạy 30m
xuất phát cao, dẻo gập thân, chạy 5 phút…).
Để đánh giá chính xác sự phát triển thể chất của sinh viên cần phải tìm hiểu

và phải thống nhất một số khái niệm có liên quan sau:
+ Thể chất
“ Thể chất là chất lượng cơ thể con người. Đó là những đặc trưng về hình
thái và chức năng của cơ thể được thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn và
các thời kì kế tiếp nhau theo quy luật sinh học. Thể chất được hình thành và phát
triển do bẩm sinh di truyền và những điều kiện sống tác động”[ 26, tr.10 ].
+ Giáo dục thể chất
“ Giáo dục thể chất là quá trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dục- giáo
dưỡng nhất định mà đặc điểm của q trình này là có tất cả các dấu hiệu chung
của quá trình sư phạm và vai trò chỉ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động
tương ứng với các nguyên tắc sư phạm”[ 20, tr. 4], [ 26, tr. 16 ]
+Giáo dưỡng thể chất
Theo P.Ph. Lexgaphơtơ (1837- 1909), nhà bác học Nga nổi tiếng, nhà sư
phạm, nhà hoạt động xã hội, người sáng lập học thuyết về giáo dưỡng thể chất,
bản chất của giáo dưỡng thể chất là làm sao để học, tách riêng các cử động ra và
so sánh chúng với nhau, điều khiển có ý thức các cử động đó và thích nghi với
các trở ngại đó sao cho khéo léo và kiên trì nhất, nói một cách khác, rèn luyện
để với sức lực ít nhất, trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể tiến hành có
ý thức một hoạt động thể lực lớn nhất.
+ Hoàn thiện thể chất
“Hoàn thiện thể chất là tổng hợp các ý niệm về phát triển thể chất cân đối ở
mức độ hợp lý và về trình độ huấn luyện thể lực tồn diện của con người” [ 01,
tr. 44].
+ Sức khoẻ
Theo tổ chức y tế thế giới (WTO), sức khoẻ được hiểu là trạng thái hài hoà
về thể chất, tinh thần và xã hội, mà khơng chỉ nghĩa là khơng có bệnh hay
thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi về môi
trường, giữ được lâu khả năng lao động và lao động có kết quả [ 26, tr.210 ],
+ Sức nhanh
“ Sức nhanh là một tổ hợp những đặc điểm chức năng của con người xác

định trực tiếp và chủ yếu tính chất nhanh của động tác, cũng như xác định thời
gian của phản ứng vận động”.
+ Sức mạnh

9


“ Sức mạnh là khả năng của con người chống lại lực cản hoặc khắc phục một
lực cản nào đó nhờ sự nỗ lực cơ bắp.” hoặc “ là khả năng sinh lực cực lớn của cơ
bắp để thực hiện các hoạt động khác nhau trong cuộc sống.” [ 26, tr. 365], [34 ]
Sức mạnh là tiền đề cho sự phát triển của các tố chất thể lực khác. Trong quá
trình phát triển sức mạnh, người ta sử dụng các bài tập động lực trước. Sau đó
mới đưa cái “ hãm” tĩnh lực vào để nhằm phát triển khả năng tập trung, nỗ lực.
+ Sức bền
“ Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay
là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể
chịu đựng được.
Sức bền là khả năng cơ thể chống lại mệt mỏi trong một số hoạt động nào
đó, là khả năng duy trì hoạt động khi mệt mỏi xuất hiện trong thời gian dài.
+ Khéo léo (năng lực phối hợp vận động)
“ Là khả năng của con người thực hiện một hoạt động vận động nhất định,
chính xác và có hiệu quả cao phù hợp với yêu cầu của bài tập thể chất nào đó đề
ra. Theo quan điểm tâm lý học, khéo léo là một phức hợp các tiền đề của vận
động viên để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này
được xác định thơng qua các q trình điều khiển và được vận động viên hình
thành, phát triển trong tập luyện. Khéo léo quan hệ chặt chẽ với phẩm chất tâm
lý và các tố chất thể lực của con người, có thể nói “ khéo léo là khả năng của
con người trong một hoạt động” ” [ 29, tr. 30]
+ Mềm dẻo: Là khả năng thực hiện những bài tập thể chất có biên độ lớn
địi hỏi các nhóm cơ, khớp, dây chằng tham gia vào hoạt động có độ đàn hồi cao

đáp ứng được những yêu cầu của bài tập
2.1.2. Đặc điểm tâm lí và cơ sở sinh lí, giải phẫu lứa tuổi của học sinh
THPT.
+ Hệ thần kinh.
Khả năng tư duy, phân tích tổng hợp và trừu tượng hố được phát triển đi
đến hoàn thiện, tạo thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng các phản xạ có
điều kiện, có khả năng giao tiếp. Đồng thời do sự hoàn thiện của tuyến giáp,
tuyến yên và tuyến sinh dục … làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm
ưu thế, sự phối hợp vận động đạt tới kỹ xảo và tự động hoá.
+ Hệ vận động.
- Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển, tập luyện thể dục thể thao
thường xuyên liên tục làm cho bộ xương khoẻ mạnh hơn, xương nữ xốp hơn
xương nam và trong những năm cịn lại có thể cao thêm 0,5 - 1 cm, còn nam cao
thêm 1- 3cm. Cột xương sống tuy đã ổn định về hình dáng và hồn thiện về chức
năng nhưng vẫn có thể bị cong vẹo, đặc biệt xương chậu của nữ to và yếu.
- Hệ cơ: So với hệ xương thì các tổ chức của cơ phát triển muộn hơn, các
bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh còn cơ nhỏ phát triển chậm hơn. Các cơ
co phát triển sớm hơn các cơ duỗi, cơ duỗi của nữ yếu phù hợp với các động tác
mang tính chất mềm dẻo, nhịp điệu và khéo léo.
10


+ Hệ tuần hồn.
- Đã phát triển hồn thiện, kích thước tim chịu ảnh hưởng rất mạnh của
luyện tập.
- Hệ thống điều hoà vận mạch phát triển tương đối hoàn thiện, hệ tuần hoàn
trong vận động tương đối rõ ràng, nhưng sau vận động mạch đập và huyết áp hồi
phục nhanh chóng.
- Huyết áp tăng dần cùng với lứa tuổi, huyết áp tối thiểu (HATT) tăng trong
giới hạn và đạt giá trị khoảng 60- 80 mmHg. Hoạt động thể lực làm tăng huyết

áp trong hoạt động với công suất tối đa, HATĐ tăng trung bình khoảng 50
mmHg ở lứa tuổi 18 đến 22.
+ Hệ hơ hấp:
Trong q trình trưởng thành của cơ thể có sự thay đổi về độ dài của chu kỳ
hơ hấp, tỷ lệ thở ra hít vào, thay đổi độ sâu và tần số hô hấp (TSHH). Trung bình
tần số hơ hấp là 16 -22 lần/phút, khơng khí lưu thơng khoảng 450 - 500 ml,
thơng khí phổi (TKP) tối đa khoảng 90 -100 lít trong hoạt động, hấp thụ oxy
tăng 15 -16 lần so với mức chuyển hố cơ sở, dung tích sống tương đối là 80
ml/kg trọng lượng.
+ Đặc điểm tâm lý.
Lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển hoàn chỉnh các bộ phận, hình thành
thế giới quan, ý thức đạo đức hướng về tương lai, xác định đúng đắn nhu cầu
sáng tạo, mong ước cuộc sống tốt đẹp.
Hứng thú đã phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, mang tính bền vững,
phong phú và sâu sắc. Có thái độ tự giác, tích cực, năng động, sẵn sàng khám
phá những lĩnh vực mà mình u thích, xuất phát từ động cơ đúng đắn trong
cuộc sống.
Tình cảm đã ổn định, biểu lộ yêu ghét rõ ràng, tôn trọng, biết động viên
kịp thời và quan tâm đúng mực tới mọi người xung quanh, biết kính trên
nhường dưới.
Trí nhớ phát triển hồn thiện, biết ghi nhớ có hệ thống đảm bảo tính lơgíc, tư
duy chặt chẽ hơn, suy nghĩ sâu sắc và lĩnh hội đầy đủ bản chất của vấn đề.
Sự phát triển nhân cách.
- Phát triển và tồn tại như một thành viên trong xã hội và noi gương những
người trưởng thành làm động lực thúc đẩy bản thân phấn đấu hơn nữa.
- Thể hiện rõ rệt tính tự lập, muốn tách biệt khỏi sự quản lý của gia đình.
- Có xu hướng hướng ngoại, giao lưu thiết lập mối quan hệ bạn bè, tôn trọng
tình bạn cao cả.
- Thích xây dựng mối quan hệ thân thiết với người khác giới, thích quan hệ
gần gũi với người có học thức, người lớn tuổi, người có kinh nghiệm sống quý

báu để học hỏi, tăng vốn hiểu biết cho bản thân.
Sự phát triển về trạng thái tình cảm:
- Giàu cảm xúc, nhạy cảm với những vấn đề của bản thân, dễ bị kích động
và đơi khi khơng hồn tồn làm chủ được bản thân mình, có thể sẵn sàng dùng
11


bạo lực, nhưng cũng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và ln hướng tới sự hồn
thiện.
- Nhìn chung đã biết suy nghĩ và định hướng cho tương lai, biết đúc rút
kinh nghiệm từ những thất bại mắc phải, sống vị tha, nhân ái và đoàn kết với
bạn bè.
Sự phát triển trí tuệ:
- Đặc điểm nột bật của thời kỳ này là chú trọng đến hoạt động trí tuệ, biết hệ
thống hoá và trang bị vốn kiến thức cho bản thân làm hành trang bước vào cuộc
sống.
- Thích đọc sách, xem phim, tìm hiểu các thơng tin khoa học và các vấn đề
đòi hỏi tư duy trừu tượng.
- Quan tâm sâu sắc đến các hoạt động xã hội, tình hình kinh tế chính trị, xu
hướng phát triển của đất nước trong tương lai.
- Có sự suy nghĩ lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, có sở thích cho bản
thân và năng khiếu thẩm mỹ được nâng cao.
HS-SV điều kiện học tập trang thiết bị dụng cụ sân bãi và chế độ học tập
phong trào thể thao quần chúng trong HS-SV cũng như nhận thức của HS-SV
trong việc chuyển hoá các bài tập thể chất là phương tiện để rèn luyện củng cố
nâng cao sức khoẻ, phát triển các tố chát thể lực phục vụ đắc lực cho việc hoàn
thành tốt nhiệm vụ học tập và công tác sau này.
2.2. Thực trạng thể lực cho nữ học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1.
Để có được hệ thống test đánh giá thực trạng thể lực cho nữ học sinh khối 11
trường THPT Yên Định 1, đề tài đã tiến hành các bước như sau:

-Bước 1: Thu thập, thống kê và hệ thống các test đã được các tác giả trong
và ngoài nước sử dụng.
-Bước 2: Phỏng vấn bằng phiếu để lấy ý kiến các chuyên gia và HLV nhằm
chọn hệ thống test đánh giá.
Qua nghiên cứu, tham khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh
vực của đề tài chúng tôi đã tổng hợp được 10 test thường dùng để đánh giá thực
trạng thể lực chung.
Đề tài tiến hành phỏng vấn 2 lần trên cùng một đối tượng, lần phỏng vấn thứ
nhất cách lần phỏng vấn thứ 2 là 1 tuần. Phiếu phỏng vấn được gửi đến 18 giáo
viên tại các trường THPT Yên Định 1, THPT Yên Định 2, THPT Yên Định 3
(lần 1 phát ra 18 phiếu, thu về 18 phiếu; lần 2 phát ra 18 phiếu, thu về 18 phiếu).
Kết quả phỏng vấn được trình bày qua bảng sau:
Bảng I : Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá sức nhanh
cho nữ học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1.
TT

Test

Lần 1(n=18)

Lần 2(n=18)

12


Số phiếu đồng
ý

Số phiếu
đồng ý


%

%

1

Chạy 30m XPC (s)

17

95

17

95

2

Chạy 800m (s)

9

50

9

50

3


Bật cao có đà (cm)

11

61.1 12

66.7

4

Nằm sấp chống đẩy tối đa (lần) 17

95

17

95

5

Nhảy dây trong 1 phút (lần)

10

56

11

61.1


6

Bật xa tại chỗ (cm)

18

100

18

100

7

Gập bụng thang dóng (lần)

10

56

11

61.1

8

Chạy con thoi 4x10m (s)

16


89

17

95

9

Dẻo gập thân (cm)

18

100

18

100

10 Giữ thân trên xà đơn (s)

11

61.1 10

55.5

Qua kết quả phỏng vấn, đề tài đã chọn được 5 test có trên 75%
ý kiến lựa chọn để đưa vào đánh giá sức nhanh cho trường THPT Yên
Định 1 bao gồm: Chạy 30m XPC (s); Nằm ngữa gập bụng 30s (lần); Bật xa

tại chỗ (cm); Chạy con thoi 4x10m (s); Dẻo gập thân (cm)
2.3 Lựa chọn tiêu chí, bài tập để đánh giá thực trạng thể lực cho nữ
học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1
Để thuận lợi trong quá trình nghiên cứu cũng như do số lượng học sinh khối
11 khá đông nên chúng tôi chỉ tiến hành kiểm tra và đánh giá các nữ học sinh.
Để tính tốn số liệu trên, tôi đã sử dụng các công thức tốn thơng kê sau:
2.3.1 Đánh giá các đặc điểm về hình thái của nữ học sinh khối 11
trường THPT Yên Định 1
Qua kết quả tính tốn của các test kiểm tra y học, tôi thu được các chỉ số:
Giá trị trung binh ( X ), độ lệch chuẩn ( δ ), và hệ số biến sai ( C v % ); cụ thể ở
bảng II
Bảng II. Bảng đánh giá các đặc điểm về hình thái của nữ học sinh khối
11 trường THPT Yên Định 1
Các chỉ số
STT Test kiểm tra

X

δ

Cv %

Kết quả
Xmax

Xmin

1

Chiều cao (cm)


158.19

3.27

1.9

166

145

2

Cân nặng (kg)

46.86

4.10

7.2

64

38

Nhận xét:
13


- Chiều cao:

Với chỉ số C v = 1.9% < 10% và δ =3.27 cho thấy được múc độ đồng đều cao
và có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng sác xuất p < 0.05. Trong đó chiều cao cao nhất
với Xmax = 166, chiều cao thấp nhất với Xmin = 145, X = 158.19 cm
- Cân nặng: Với chỉ số C v = 5.9% < 10% và δ =3.10 cho thấy được múc độ
đồng đều và có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng sác xuất p < 0.05. Trong đó cân năng
cao nhất với Xmax = 64 kg, cân nặng thấp nhất với Xmin = 38 kg, X = 46.86 kg
2.3.2. Đánh giá các thực trạng thể lực của nữ học sinh khối 11 trường
THPT Yên Định 1.
Qua kết quả tính tốn của các test kiểm tra sư phạm, tơi thu được các chỉ số:
Giá trị trung binh ( X ), độ lệch chuẩn ( δ ), và hệ số biến sai ( C v % ); cụ thể ở
bảng III
Bảng III. Đánh giá các tố chất thể lực chung của nữ học sinh khối 11
trường THPT Yên Định 1.
STT

Các chỉ số
Test kiểm tra
phát cao

X

δ

Cv %

6.29

0.21

Thành tích

Xmax

Xmin

5.0

4.85

7.15

1

Chạy 30m xuất
(giây)

2

Bật xa tại chỗ (cm)

203.14

13.94

5.5

217

163

3


Bật cao tại chỗ (cm)

62.52

4.87

7.8

75

55

4

Nằm sấp chống đẩy tối đa
9.33
(lần)

3.39

9.6

27

3

6

Dẻo gập thân (cm)


1.48

9.3

18

13

16.00

Nhận xét: Qua bảng 3.2 tôi có nhận xét về các tố chất thể lực của nữ học
sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1 như sau:
- Chạy 30m xuất phát cao
Với chỉ số Cv = 5.0% < 10%, độ lệch chuẩn δ = 0.21 cho thấy thành tích đạt
được của nữ học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1 đồng đều và có ý nghĩa
thống kê ở ngưỡng sác xuất p < 0.05. Một số em đạt thành tích tương đối tốt
nhung củng có em đạt thành tích thấp được thể hiện qua các chỉ số sau: X max =
4.85, Xmin = 7.15, X = 6.29 giây.
- Bật xa tại chỗ
Với chỉ số Cv = 5.5% < 10%, độ lệch chuẩn δ = 13.94 cho thấy thành tích
đạt được của nữ học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1 đồng đều và có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng sác xuất p < 0.05. Khoảng cách giữa thành tích cao
nhất và thành tích thấp nhất khá lớn (67cm) thể hiện sự không đồng đều về sức
bật, được thể hiện qua các số liệu sau: Xmax = 217 cm,
Xmin = 163cm, X = 203.14
- Bật cao tại chỗ
14



Với chỉ số Cv = 7.8 % < 10%, độ lệch chuẩn δ = 4.87 cho thấy thành tích
đạt được của nữ học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1 đồng đều và có ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng sác xuất p < 0.05. Một số sinh viên đạt thành tích
tương đối tốt, với Xmax = 75 cm; thành tích thấp nhất với Xmin = 55cm, X =
62.52.
- Nằm sấp chống đẩy tối đa
Với chỉ số Cv = 9.6 % < 10%, độ lệch chuẩn δ = 3.39 cho thấy thành tích
đạt được của nữ học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1 khá đồng đều và có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng sác xuất p < 0.05 .. Một số sinh viên đạt kết quả khá
tốt Xmax = 27 lần, một số đạt thành tích thấp hơn với Xmin = 3 lần, chênh lệch 10
lần, X = 9.33 lần.
- Dẻo gập thân
Với chỉ số Cv = 9.3 % < 10%, độ lệch chuẩn δ = 1.48 cho thấy thành tích
đạt được của nữ học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1 đồng đều. So sánh
giữa thành tích cao nhất với thành tích thấp nhất ta thấy có sực chênh lệch khá
cao Xmax = 18 cm; thành tích thấp nhất với Xmin = 13cm , X = 16.00cm.
Tóm lại:
Với chỉ số tìm được thơng qua các test thể lực của nữ học sinh khối 11
trường THPT Yên Định 1 tôi thấy hệ số Cv% đều nhỏ hơn 10% cho thấy thành
thành tích tương đối đồng đều.
Qua đó, củng cho biết thể lực chung của nữ học sinh khối 11 trường THPT
Yên Định 1 tương đối đồng đều. Sự khác biệt về thành tích ở mỗi test kiểm
tra, điều này thể hiện khả năng hoạt động ở mỗi môn thể thao của các học
sinh là khác nhau.
2.4 Xây dựng thang điểm đánh giá trình độ thể lực của nữ học sinh
khối 11 trường THPT Yên Định1, chúng tôi áp dụng thang điểm C (thang
điểm tối đa là 10)
Với C = 5 ± 2 Z ( Z =

Xi − X

)
δ

Đối với các môn nhảy dùng công thức
C = 5 + 2 Z (Z =

Xi − X
)
δ

Đối với các môn chạy dùng công thức
C = 5 − 2 Z (Z =

Xi − X
)
δ

Qua tính tốn tơi thu được kết quả xếp loại và thang điểm các tố chất thể lực
chung của nữ học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1 cụ thể ở bảng III
Nhận xét:
-Test chạy 30 m:
Qua bảng số liệu ta có thể thấy được thành tích của nữ học sinh khối 11
trường THPT Yên Định 1 tương đối tốt, 70% đạt loại trung bình khá và giỏi, cụ
15


thể trung bình chiếm 50.79% khá chiếm 19.05%, giỏi chiếm 1.59%. Tuy nhiên
vẫn cịn khoảng 30% học sinh thành tích chưa được tốt, ở nhóm yếu chiếm
20.63%, nhóm kém chiếm 7.94 %.
Đánh giá, xếp loại, tỷ lệ % của test chạy 30m XPC

Thành tích đạt được của nữ học sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1 củng
khá tốt và khá đồng đều, cụ thể có tới 52.38 % học sinh chiếm loại trung bình,
19.05 % chiếm loại khá, 17.46 % chiếm loại yếu, 11.11% chiếm loại kém, loại
giỏi không có.
Đánh giá, xếp loại, tỷ lệ % của test bật xa tại chỗ.
Nhìn vào bảng có thể nhìn thấy số học sinh đạt tỷ lệ yếu chiếm khá cao,
đạt tới 46.03%, số còn lại phân bổ tương đối đồng đều ở các nhóm, nhóm
trung bình chiếm 25.40%, nhóm khá chiếm 15.87%, nhóm giỏi và nhóm kém
có cùng tỷ lệ và đều chiếm 6.35%.
Đánh giá, xếp loại, tỷ lệ % của test bật cao tại chỗ
Thành tích đạt được tương đối tốt, nhóm khá chiếm tỷ lệ khá cao 33.33%,
nhóm trung bình chiếm 30,16%, nhóm yếu chiếm 17.46%, nhóm kém chiếm
19.05 %, khơng có học sinh nào đạt loại giỏi.
Đánh giá, xếp loại, tỷ lệ % của test nằm sấp chống đẩy tối đa
Tỷ lệ tương đối đồng đều ở 4 nhóm kém, yếu, trung bình, và khá cụ thể
nhóm kém chiếm 15.87%, nhóm yếu chiếm 28.57%, nhóm trung bình chiếm
33.33%, nhóm khá chiếm 22.22%, khơng có học sinh nào đạt loại giỏi.
Đánh giá, xếp loại, tỷ lệ % của test dẻo gập thân
Nhận xét chung: Thông qua các test ta thấy thực trạng của nữ học sinh khối
11 trường THPT Yên Định 1 có một số test rất tốt như: Test nằm sấp chống
đẩy tối đa loại khá và giỏi chiếm 33.33%, test dẻo gập thân loại khá và giỏi
chiếm 22.22%.

3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1.Kết luận.
16


Qua kết quả nghiên cứu tìm ra được các chỉ số X , δ , ε , Cv% ; chúng tơi đã
xây dựng được thang điểm từ đó đánh giá được thực trạng thể lực của nữ học

sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1.
Về thành tích đạt được qua các test: Với giá trị Cv% ở tất cả các test đều
nhỏ hơn 10%, hê số trung bình khá cao với độ lệch chuẩn thấp như ở test
chạy 30m xuất phát cao với X =4.29; δ =0.21; test dẻo gập thân với X =
16cm; δ = 1.48…cho chúng ta thấy thực trạng thể lục chung của nữ học sinh
khối 11 trường THPT Yên Định 1 tương đối đồng đều.
Qua thang điểm chúng tơi có một cái nhìn tổng thể về thể lực của nữ học
sinh khối 11 trường THPT Yên Định 1.
3.2.Kiến nghị.
Qua kết quả nghiên cứu tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
- Nâng cao chương trình giảng dạy, có biện pháp giúp các học sinh phát
triển tốt hơn các tố chất thể lực bằng cách đưa các bài tập giáo dục về sức
nhanh, sức mạnh, mềm dẻo một cách cụ thể hơn.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi đấu thể thao cho học sinh, có chế
độ khen thưởng cho những học sinh đạt thành tích cao.
- Trang bị thêm cơ sở vật chất như: dụng cụ, sân bãi…phục vụ cho công
tác giáo dục thể chất.
Do điều kiện củng như trình độ của bản thân cịn hạn chế nên chỉ dừng
lại ở mức kiểm tra, đánh giá các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức mạnh và
mềm dẻo trong phạm vi hẹp. Cịn những gì liên quan đến y sinh học, sinh lý,
sinh hóa…và thử nghiệm tơi chưa có điều kiện tiến hành nên sự thiếu sót
của đề tài là không thể tránh khỏi. Rất mong sự cảm thơng, đóng góp của
q thầy cơ.
XÁC NHẬN CỦA BGH

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan SKKN này là của tôi làm,
không sao chép với bất cứ hình thức nào.
Người viết SKKN


Lê Thanh Hải

TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


1. Nghị quyết hội nghị TW Đảng khóa VIII.
2.Vũ Đức Thu-Thực trạng phát triển thể chất HSSV.
3. Đậu Bình Hương - Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất - Đại học Vinh.
4. Sách giáo viên 11-NXBGD.
5. Giáo trình phương pháp dạy học bộ điền kinh – NXB TDTT 1997.
6. Giáo trình PP thống kê trong TDTT – Lê Thanh NXB TDTT Hà Nội 2004.
7. Hoàng Thị Ái Khuê - Sinh lí học thể dục thể thao.
8. Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT – NXB TDTT 1999.
9. Điều 14 khoản 2,khoản 3 pháp lệnh về TDTT .
10. Nguyễn Văn Đức - Toán học thống kê – NXB Đại học Quốc gia HN 1987.

18



×