Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN sử dụng kiến thức lịch sử 12 chiến tranh phá hoại miền bắc bằng không quân và hải quân của đế quốc mỹ (1965 1973) để tuyên truyền truyền thống cách mạng địa phương qua chiến thắng hàm rồng nam ngạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.81 KB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
Trường học là một trong những yếu tố không thể thiếu dưới bất cứ thời đại
nào. Giáo dục có vai trị và ý nghĩa hết sức quan trọng. Mục tiêu nguyên lý giáo dục
của chúng ta là đào tạo thế hệ trẻ ở cả 4 mặt: Đức- Trí- Thể- Mĩ.
Khẩu hiệu chiến lược của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là “Rèn
Đức, luyện Tài để ngày mai lập thân, lập nghiệp”.
Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định:
Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tương lai của một dân tộc, một đất nước phải nhìn
vào nền giáo dục của đất nước, của dân tộc đó.
Vì những lẽ đó trước lúc đi xa trong di chúc của mình Bác Hồ căn dặn: Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất cần thiết. Người chỉ rõ mục
đích đào tạo thế hệ trẻ cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào
tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “Hồng” vừa
“Chuyên”.
Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là truyền thụ tri thức khoa học và
cao hơn nữa là hoàn thiện nhân cách để thế hệ trẻ bước vào đời đầy đủ hành trang
trí tuệ, đạo đức trong sáng. Đó là những con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, giữ gìn và phát huy giá trị văn hố dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa
văn hố nhân loại, biết gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của cha ông, biết tự hào
về truyền thống của dân tộc, biết tô thêm truyền thống ấy ngày một đẹp hơn trong
mắt bạn bè quốc tế.
Giáo dục vừa làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức cho học sinh. Đồng thời cũng
đào tạo rèn luyện đạo đức, lý tưởng, tác phong đúng, hành động đúng. Vì vậy giáo
dục thế hệ trẻ để họ biết quý trọng giá trị lịch sử của dân tộc là điều vô cùng cần
thiết và cao hơn nữa là họ biết tự hào và tô đắp cho truyền thống tốt đẹp ấy. Làm
được điều này mơn Lịch sử có ưu thế đặc biệt.
Đặc biệt hơn khi mà lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương được đưa vào các
buổi ngoại khố , giáo dục ngồi giờ lên lớp vì hiện nay hoạt động ngoại khố có
khả năng góp phần đào tạo người học toàn diện về các mặt : Trí – Đức – Thể - Mĩ
vừa có lý thuyết vừa có thực hành , vừa có kiến thức vừa có kỹ năng sản xuất , vừa


có văn hố nhà trường vừa có tri thức về đời sống xã hội .Do đó hoạt động ngoại
khố ln được đề cập như một hoạt động hết sức quan trọng vì nó là cầu nối giúp
học sinh vận dụng kiến thức vào trong đời sống , sinh hoạt gần gũi với tập thể , với
cộng đồng làng xóm .
1.1. Lí do chọn đề tài.
Việc Dạy- Học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn cịn gặp rất nhiều
khó khăn..Để thực hiện được buổi ngoại khoá, lồng ghép kiến thức lịch sử dân tộc
với lịch sử địa phương lại càng khó hơn. Như mặt trái của cơ chế thị trường đã mở
cửa cho những làn sóng văn hố khơng lành mạnh tràn vào làm hoen ố, hiểu sai về
lịch sử của dân tộc, không ý thức được truyền thống cách mạng địa phương của
một bộ phận thanh niên khơng có lý tưởng sống.
1


Một khó khăn nữa hiện nay ở các trường phổ thơng chưa có tài liệu cụ thể,chi
tiết để thực hiện được tiết blịch sử địa phương, nhiều thầy, cô giáo đang trực tiếp
giảng dạy Lịch sử chưa chuyên tâm, chưa thực sự tâm huyết với phần việc của
mình, chưa chịu khó sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương.
Điều đó đã làm cho giờ dạy trở nên nặng nề, khô khan mang tính sự vụ khơng
có sức thuyết phục, hấp dẫn làm cho các thế hệ học sinh quan niệm Lịch sử là môn
học phụ nên không chú trọng.
Đặc biệt với chương trình thay sách giáo khoa của Bộ Giáo dục- đào tạo khi
chia thành các ban: Ban cơ bản, Ban khoa học tự nhiên (với các mơn nâng cao:
Tốn, Lý, Hóa, Sinh) và Ban Khoa học xã hội (với các mơn nâng cao: Văn, Sử, Địa
và Ngoại ngữ) thì một thực tế hiện nay cho thấy số học sinh theo học Ban khoa học
xã hội rất ít do kết quả thi cử và cơng việc khi ra trường.
Thậm chí có những nơi khơng có Ban khoa học xã hội, chỉ còn Ban khoa học
tự nhiên và Ban cơ bản vì vậy học sinh chỉ chú ý học các mơn tự chọn nâng cao.
Việc Dạy- Học môn Lịch sử không đơn giản là sự kiện ấy xảy ra ở đâu? Lúc
nào? mà phải biết đánh giá khách quan khoa học, giá trị của sự kiện ấy trong bối

cảnh đương thời. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng
đắn trong hiện tại và tương lai.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Các vấn đề lịch sử địa phương là một phần quan trọng trong việc dạy và học
lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức tư tưởng tình cảm cho học
sinh. Tuy nhiên, việc lồng ghép lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương để tuyền
truyền ,truyền thống cách mạng của quê hương còn rất hiếm , và chưa được người
dạy và người học đầu tư và chú trọng nên kết quả của việc giáo dục đạo đức tư
tưởng cho học sinh đạt được kết quả chưa cao, chưa phát huy được sức mạnh của
bộ môn lịch sử trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức tư tưởng, truyền thống yêu
quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, dẫn tới học sinh không biết về lịch sử địa
phương, không trân trọng và giữ gìn những di tích lịch sử mà địa phương mình
đang có .
Việc nghiên cứu lịch sử địa phương, với tư cách là một ngành khoa học được
bắt đầu từ sau ngày hồ bình lập lại ở miền Bắc. Từ sau ngày miền Nam giải phóng,
cơng tác này được tiến hành trên phạm vi cả nước.Hầu hết các tỉnh đã biên soạn
được lịch sử của tỉnh và kể cả huyện, xã.
Thanh Hoá chúng ta cũng đã được một số tác giả như giáo sư Phan Ngọc
Liên(Chủ tịch Hội đồng bộ môn lịch sử - Bộ giáo dục và đào tạo; Chủ tịch Hội
Giáo dục lịch sử Việt Nam) cùng một số tác giả của trường Cao đẳng Sư phạm
Thanh Hố (nay là trường Đại học Hồng Đức) như:Hồng Thanh Hải, Vũ Quí Thu
biên soạn và xuất bản cuốn giáo trình Lịch sử Thanh Hố năm 1996 trước đây cho
sinh viên lấy tài liêu học tập, tuy nhiên những tài liệu viết về lịch sử về địa phương
cịn q ít, sách tham khảo cho giáo viên cịn hạn chế.
Thanh Hố là một tỉnh lớn, có bề dày lịch sử lâu đời và oanh liệt, gắn với
lịch sử chung của dân tộc.Thanh Hố cịn là mảnh đất chứa đựng trong lịng tính
đặc sắc của nền văn hố các dân tộc thiểu số cũng là một tư liệu hết sức phong phú
2



về lịch sử địa phương.Vì lẽ đó, khơng có lí do nào để chúng ta - những người dạy
sử lại bỏ trống mảng này. Cá nhân tôi cho rằng, với nguồn tư liệu lịch sử địa
phương Thanh Hóa hết sức phong phú như vậy thì 2 tiết trong phân phối chương
trình lớp 12 quả là q ít, bởi vì chúng ta có rất nhiều điều cần giảng dạy cho các
em và các em cũng có nhiều điều chưa biết về khởi nghĩa địa phương .
Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975 ) quân và dân xứ Thanh vẫn luôn
giữ được khí phách truyền thống anh hùng , quyết tâm chiến thắng giặc Mĩ xâm
lược không cho chúng thực hiện được âm mưu mở rộng chiến tranh ,buộc chúng
phải ký hiệp định Pa ri (1973) rút quân về nước , tinh thần quyết tâm đó được thể
hiện rõ nhất trong hai lần Mĩ đem không quân và hải quân bắn phá miền Bắc .
Để ôn lại truyền thống cách mạng,phát huy truyền thống dân tộc và nâng cao
chất lượng dạy học lịch sử trong nhà trường nói chung và tuyên truyền lịch sử cách
mạng của q hương Thanh Hố nói riêng .Chúng tôi đã chọn chuyên đề : “ Chiến
tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân của đế quốc Mĩ (1965 –
1973 )”để dạy hai tiết lịch sử địa phương cho khối 12.
1.3. Đối tượng nghiên cứu. Thực hiện 2 tiết lịch sử địa phương đối với khối học
sinh 12 .Tự hào về truyền thống anh hùng cách mạng bất khuất trong chiến đấu và
trong sản xuất ,về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và những chiến cơng của cha ơng
mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm trên quê hương Thanh Hóa .Có ý thức kế
thừa và giữ gìn truyền thống cách mạng địa phương và dân tộc trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay.Tin tưởng một cách tuyệt đối
vào sự lãnh đạo của Đảng .
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu âm mưu,hành động,mục đích của Mĩ khi tiến hành chiến
tranh phá hoại miền Bắc (1965 – 1973).Quân và dân miền Bắc nói chung và xứ
Thanh nói riêng vẫn ln giữ được khí phách truyền thống anh hùng , quyết tâm
chiến thắng giặc Mĩ xâm lược không cho chúng thực hiện được âm mưu mở rộng
chiến tranh ,buộc chúng phải ký hiệp định Pa ri (1973) rút quân về nước , tinh thần
quyết tâm đó được thể hiện rõ nhất trong hai lần Mĩ đem không quân và hải quân
bắn phá miền Bắc .

4 Nhóm : Áp dụng cho 4 lớp – 4 nhóm.
+) Thiết bị ,tài liệu được sử dụng trong chuyên đề :
- Lược đồ , Đĩa VCD , Ảnh .
- Nhóm giáo viên dạy lịch sử đã soạn thảo các câu hỏi ,sưu tầm tranh ảnh trong đó
có các câu hỏi đáp ứng được mục tiêu của tiết học lịch sử địa phương .Một bộ máy
chiếu để thực hiện giáo án Power Point .
- Ra câu hỏi ,bài tập cho học sinh sưu tầm và chuẩn bị trước .
+ Phương pháp quan sát, nắm bắt và ghi nhớ kiến thức: qua bài học thực tế trên lớp.
+ Phương pháp nghiên cứu lí luận,phân tích và đánh giá các sự kiện .
+ Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm
Lịch sử địa phương hiện nay là một trong những vấn đề cần thiết trong đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động của học sinh .
3


Hình thức của chúng tơi lồng ghép kiến thức lịch sử trong Bài 22: Nhân dân
hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược .Nhân dân miền Bắc vừa
chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973 ) SGK 12 – chương trình chuẩn ) – với
những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa ,nhằm khắc phục những khó khăn,bất
cập của bộ mơn lịch sử,mang lại lịch sử một hình thức mới , bổ ích , hấp dẫn ,thú vị.
Với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point và hoạt động nhóm với các câu hỏi
với nội dung kiến thức lịch sử đã học ở chính khố .Tiết lịch sử địa phương khơng
chỉ có tác dụng đối học sinh lớp 12 mà còn ảnh hưởng lớn tới nhân dân địa
phương. Đây là một biện pháp hiệu quả gắn nhà trường với gia đình , gia đình với
xã hội.
Tóm lại dạy và học lịch sử là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng
cao chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
Qua đó góp phần rèn luyện cho học sinh phát huy tối đa tư duy độc lập, sáng
tạo của các em khi làm việc. Đây cũng là cơ sở để sau này học sinh có phương pháp
hoạt động thực tế năng động,hướng nghiệp chọn nghề phù hợp cho cuộc sống , xây

dựng và làm giàu trên chính mảnh đất của q hương mình .
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Để đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu giáo dục hiện nay của Đảng và Nhà nước
ta: "nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương
pháp dạy và học lồng ghép kiến thức lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương cịn
góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho các em, rèn luyện cho các em thói
quen học đi đơi với hành, hình thành cho các em các kĩ năng về thực hành bộ môn
như: Kĩ năng sưu tầm tư liệu, kĩ năng hệ thống hoá tư liệu lịch sử địa phương…
Việc lồng ghép lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương để tuyền truyền ,truyền
thống cách mạng của quê hương còn rất hiếm , và chưa được người dạy và người
học đầu tư và chú trọng nên kết quả của việc giáo dục đạo đức tư tưởng cho học
sinh đạt được kết quả chưa cao, chưa phát huy được sức mạnh của bộ môn lịch sử
trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức tư tưởng, truyền thống yêu quê hương đất
nước, lòng tự hào dân tộc, dẫn tới học sinh không biết về lịch sử địa phương, khơng
trân trọng và giữ gìn những di tích lịch sử mà địa phương mình đang có .
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay, không chỉ riêng trường chúng tôi mà hầu hết tất cả các trường
THPT trong tỉnh trong các môn học ở trường Trung học phổ thông không có mơn
học nào, bài học nào đi sâu vào chun đề: giáo dục, tuyên truyền truyền thống
cách mạng lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương mà phần lớn việc tuyên truyền,
giáo dục về vấn đề này được lồng ghép và tích hợp vào một số bài, một số kiến thức
của một số môn đặc thù như: môn Lịch sử ,môn Văn học, môn Địa lý, môn Giáo
dục công dân.... không những thế, do thiếu tài liệu về nội dung lịch sử địa phương
nên việc lồng ghép ,tích hợp nội dung này vào Dạy - Học và tuyên truyền cho học
sinh cịn gặp những khó khăn nhất định.
Cụ thể: trong nhiều năm học trước đó khi mà cơng nghệ thông tin chưa phong
phú , thiết bị dạy học chưa nhiều thì việc tổ chức một buổi ngoại khóa lồng ghép
4



lịch sử dân tộc với lịch sử địa là rất khó khăn chính điều này làm cho cơng tác tun
truyền, giáo dục lịch sử địa phương trong nhà trường còn nhiều hạn chế ,không đạt
được kết quả cao .
Hơn nữa ở các nhà trường cịn nặng về chun mơn chính khoá , coi hoạt động
ngoại khoá chỉ là phụ trợ ,ít có thời gian để thường xun tổ chức các buổi ngoại
khoá ,để tiến hành được buổi ngoại khoá lịch sử và lồng ghép lịch sử địa phương ,
yêu cầu giáo viên lịch sử phải đổi mới nội dung ,phương pháp phải đa dạng hoá
hoạt động tổ chức , giáo viên chưa có kinh nghiệm kỹ năng quản lý và tổ chức
.Vấn đề về cơ sở vật chất kinh phí cho một buổi ngoại khố lịch sử cịn hạn hẹp.
Trước thực trạng trên và qua thực tế dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học
phổ thơng, theo tơi ngồi việc đưa vấn đề tuyên truyền, giáo dục về lịch sử địa
phương vào tích hợp dạy học bộ mơn thì giáo viên có thể giành một đến hai tiết
lịch sử địa phương của môn lịch sử lớp 12 để giảng dạy cho học sinh tìm hiểu về
vấn đề này.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Chuyên đề : “ Chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân của
đế quốc Mĩ (1965 – 1973 )”để dạy hai tiết lịch sử địa phương cho khối 12 với
Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn .
2.3.1. Mục đích: Giúp học sinh nắm được:
a. Kiến thức: Qua bài học học này giúp học sinh nắm được: Âm mưu, hành động
của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2.
- Vị trí và vai trị của cầu Hàm Rồng trong chiến lược chiến tranh của Mĩ.
- Đóng góp của quân và dân Thanh Hóa trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của
đế quốc Mĩ .
b.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận định lịch sử.
- Kĩ năng đánh giá âm mưu, thủ đoạn của Mỹ ,năng sử dụng SGK. Kênh hình trong
học tập lịch sử, trình bày vấn đề.
c. Thái độ:

- Lên án tội ác xâm lược của Mĩ và chính quyền tay sai.
d. Định hướng các năng lực hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng
lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tái hiện sự kiện
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh
ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.
2.3.2. Phương pháp:
- Kết hợp phương pháp đàm thoại với thảo luận nhóm, thuyết trình.
2.3.3. Tài liệu và phương tiện
- Máy chiếu hắt; máy Projector, Các đoạn phim về cuộc chiến của Mĩ ở Việt Nam
- Giấy A0, A4, bút dạ, băng dính
- Tranh, ảnh, bản đồ, vi deo... liên quan về cầu Hàm Rồng .
2.3.4. Cách tiến hành:
5


* Hoạt động 1: Giúp học sinh hồi tưởng,về kí ức oai hùng của quân và dân Thanh
Hóa , từ đó thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn truyền thống
địa phương .Giáo viên cho học sinh nghe bài hát: “Chào sông Mã anh hùng ”
Sáng tác: Xuân Giao – Thể hiện bài hát : Ca sĩ Trọng Tấn.
• Cách tiến hành: Giáo viên (GV) sử dụng máy chiếu Projector mở bài hát: “Hò
kéo pháo ” của nhạc sĩ Hoàng Vân do ca sĩ Quang Thọ thể hiện cho học sinh
nghe
GV đặt câu hỏi cho học sinh trả lời: Qua bài hát trên em có cảm nhận gì về bài
hát này của nhạc sĩ ?
Trên cơ sở học sinh trả lời GV kết hợp giảng giải và dẫn dắt vào chủ đề : Với
thắng lợi của quân ta trên mặt trận quân sự, đặc biệt là chiến thắng của quân dân
miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không ” – 12 ngày đêm buộc đế quốc Mĩ
phải kí kết hiệp định Pari(1973). Để giành được thắng lợi đó quân và dân miền Bắc

đã quả cảm như thế nào ,phải vừa chiến đấu vưà sản xuất bảo đảm vẫn là hậu
phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt.
Vậy, các em có biết Mĩ có âm mưu,thủ đoạn gì khi chúng sử dụng khơng qn
và hải qn đánh phá Miền Bắc ?
* Hoạt động 2: “Tìm hiểu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 của Mĩ.
Giúp học sinh hiểu rõ : Âm mưu của Mĩ khi mở rộng chiến tranh phá hoại Bắc
lần thứ 2. Hành động lần này có gì khác trước?
• Cách tiến hành:
Bước 1: GV sử dụng máy chiếu Projector chiếu một số tranh ảnh về phương tiện
chiến tranh phá hoại của Mĩ ở Miền Bắc

Hình 1:

Khơng qn và Hải qn của Mĩ

Bước 2: Chia nhóm theo lớp cho học sinh thảo luận :
+ ?: Mĩ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2 chúng tập trung bắn phá
những nơi nào của miền Bắc? Nhằm mục đích gì ?
Học sinh: thảo luận lớp. Giáo viên: hình ảnh, tư liệu
+) Âm mưu của và mục đích của Mĩ . - 16/4/1972 : Ních Xơn tuyên bố chính thức
gây chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân lần thứ 2 nhằm
cứu nguy cho chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh ” Tạo thế mạnh trên bàn đàm
6


phán ở Pari => Ngày 14/12/1972 Ních Xơn phê chuẩn kế hoạch mở cuộc tập kích
bằng máy bay B52 vào Hà nội và Hải phòng từ chiều tối 18/12/1972 để giành một
thắng lợi quân sự quyết định buộc ta phải ký hiệp định có lợi cho Mĩ .

Hình 2 :Pháo đài bay B-52 phát huy hết công suất trong Trận mưa bom Giáng sinh 1972


Như vậy: Mĩ huy động lực lượng không quân và hải quân lớn hàng ngàn máy
bay tối tân hiện đại ,chúng tập trung đánh phá các mục tiêu qn sự ,đầu mối giao
thơng, nhà máy xí nghiệp,hầm mỏ,khu đông dân cư,bệnh viện trường học.Cường độ
mỗi lúc một tăng ,bắn phá liên tục mọi lúc mọi nơi mọi thời tiết .Tội ác của chúng
trời không dung đất khơng tha .

Hình 3:Bệnh viện Bạch Mai bị bom tàn phá

* Hoạt động 3: Miền Bắc đã làm gì khi Mĩ gây chiến tranh phá hoại nhưng vẫn
đảm bảo sản xuất và chi viện cho miền Nam đánh Mĩ?
Giúp học sinh nắm được: chủ trương của Đảng trước hành động của Mĩ, cuộc
chống trả của quân và dân Miền Bắc, ý nghĩa của chiến thắng trận chiến đấu 12
ngày đêm .
7


Bước 1: GV sử dụng máy chiếu Projector : tranh ảnh và tư liệu có liên quan .
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận :
?Đảng đã có chủ trương gì trước hành động và âm mưu nham hiểm của Mĩ ở Miền
Bắc ?
?Quyết tâm của quân và dân Miền Bắc ?Sự quyết tâm đó được biểu hiện như thế
nào ? Ý nghĩa thắng lợi của quân và dân Miền Bắc?
Học sinh: Các nhóm thảo luận trong 4 phút, sau đó học sinh trả lời
Giáo viên: Kết hợp hình ảnh và tư liệu, giảng diễn cho học sinh và rút ra kết luận:
a. Chủ trương:
Chuyển hoạt động sang thời chiến,thực hiện qn sự hóa tồn dân, đào đắp
cơng sự chiến đấu, hầm hào phịng tránh
- Sơ tán, phân tán những nơi đông dân để tránh thiệt hại về người và của.
- Vừa chiến đấu,vừa sản xuất,dấy lên các phong trào thi đua chống Mĩ,cứu

nước.....

Hình 4: Bộ đội Hải quân Việt Nam đánh trả máy bay Mĩ (Ảnh tư liệu).

Hình 5: Máy bay của ta xuất kích tiêu diệt địch. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Quân và dân Hà Nội khẩn trương bước vào đợt chiến đấu,kiên quyết trừng trị
cuộc tập kích chiến lược bằng khơng qn của giặc Mỹ trong 12 ngày đêm .
8


Đêm 18rạng ngày 19/12: những trận đánh đầu tiên, hạ gục tại chỗ “Siêu pháo đài
bay B.52” - thần tượng của khơng lực Hoa Kỳ đánh trả địch nhiều địn quyết chiến
ngay từ đầu đã lập nên “ Điện Biên Phủ trên không ”
Đây là trận đánh kết thúc thắng lợi 12 ngày đêm bảo vệ Thủ đô Hà Nội nói riêng
và miền Bắc nói chung cuối tháng 12/1972.
Trận “Điện Biên Phủ trên không” 12 / 1972 kết thúc với chiến thắng oanh liệt
của quân và dân miền Bắc: bắn rơi 81 chiếc, gồm: 34 chiếc B.52, 5 chiếc F.111A,
21 chiếc F4CE, 4 chiếc A6A, 12 chiếc A7, 1 chiếc F105D, 2 chiếc RA5C, 1 chiếc
trực thăng HH53, 1 chiếc trinh sát. 147SC; tiêu diệt và bắt sống hàng trăm phi cơng
Mĩ.
Tóm lại, Mĩ thất bại lớn và liên tiếp trong 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc,
kinh tế được giữ vững,cơng nghiệp quốc phịng và cơng nghiệp địa phương phát
triển.
Giao thông vận tải thường xuyên, thông suốt: Khai thông tuyến đường vận
chuyển chiến lược- Đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển (từ 5/1959).
Miền Bắc đảm bảo liên tục chi viện sức người, sức của cho miền Nam với tinh
thần “thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người”.
Nhân dân Hà Nội đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên khơng” đập tan cuộc tập
kích bằng B52 của Mĩ đã buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn mọi hoạt động bắn phá

miền Bắc và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt
Nam.7 giờ sáng ngày 30/12,Tổng thống Mỹ Níchxơn buộc phải tuyên bố ngừng
ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam.

Hình 6: Người dân Thủ đơ chăm chú theo dõi tin chiến thắng qua báo chí hàng ngày và các bảng thông tin, trong
những ngày Mỹ đánh phá ác liệt cuối tháng 12/1972. (Ảnh: Tư liệu)

Ngày 27/1/1973 Hiệp định Pari về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở
Việt Nam” được ký kết.
* Hoạt động 4: Vị trí, vai trò của cầu Hàm Rồng huyết mạch của giao thơng Bắc –
Nam.?
• Mục tiêu: Giáo viên giúp các em nắm được vị trí và vai trị của cầu Hàm Rồng.
• Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector : Ảnh cầu Hàm Rồng HS quan sát
bức ảnh về cầu Hàm Rồng.
9


Giáo viên giới thiệu : Đây là cây cầu vòm khơng có trụ giữa , cầu gồm 2 nhịp
dầm thép , ở giữa là đường sắt , hai bên là đường ô tô và đườn dành cho người đi bộ
Từ tháng 12/2000 sau khi cầu Hoàng Long khánh thành,cây cầu Hàm Rồng
dành cho đường sắt.

Hình 7 : Cầu Hàm Rồng cũ

Bước 2: Sau đó hỏi học sinh: Âm mưu và hành động của Mĩ ở Cầu Hàm Rồng –
Thanh Hóa ?
a. Âm mưu : Sau khi học sinh trả lời giáo viên có thể nhận xét và chốt ý: Khu
vực Hàm Rồng sát thị xã Thanh hoá là một trọng điểm có ý nghĩa chiến lược trong
việc chi viện cho tiền tuyến . Nơi đây địa thế hiểm trở , cầu bắc qua sông dựa vào 2

núi ( núi Ngọc và núi Rồng ),nối liền đường sắt,đường quốc lộ 1A, có sơng Mã
chảy ra biển, Hàm Rồng cịn là nơi tập trung nhiều nhà máy,kho tàng ,có nhiều di
tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
b. Hành động: Mĩ đã huy động tới 454 lượt máy bay phản lực F105, F8,
RF101.Riêng Hàm Rồng địch đánh 85 lần,ném 350 quả bom,cắt 8 lần bom phá,bắn
149 trái đạn rốc két . Đánh khu vực cầu Lèn ( Hà trung ) hòng cắt đứt đường tiếp tế
và phân tán lực lượng của ta ,cầu Đông , cầu Đại Thuỷ , ga Văn Trai ( Tĩnh
gia ),cầu Cún ( Nông cống ) nhằm bắn phá giao thơng và cơ lập Hàm Rồng cả phía
Bắc và phía Nam .Mĩ tập trung đánh liên tục vào khu vực cầu Hàm Rồng ( Thanh
hố ) tấn cơng quy mô lớn dồn dập, với nhiều loại máy bay hiện đaị ,dùng nhiều thủ
đoạn xảo quyệt, đánh phá rất quyết liệt.
Giáo viên đặt câu hỏi : ? Vì sao Mĩ lại đánh phá cầu Hàm Rồng ?
Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi . Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét và
chốt ý : Cầu Hàm Rồng có vị trí chiến lược rất quan trọng,là cầu có đường thuỷ ,
đường bộ , đường sắt bắc qua sông Mã .Nếu đánh sập cầu sẽ cắt đứt tuyến đường
giao thông huyết mạch chi viện của miền Bắc vào miền Nam.
* Hoạt động 5: Quyết tâm của quân và dân Thanh Hóa bảo vệ Miền Bắc – xã
hội chủ nghĩa , bảo vệ huyết mạch giao thông : “ Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ ”
Học sinh quan sát hình ảnh : Cầu Hàm Rồng ( Thanh Hoá )
10


Hình 8 : Cầu Hàm Rồng trong phá hoại khơng quân của Mĩ

c.Quyết tâm bảo vệ chủ quyền của quân và dân Thanh hoá
Mục tiêu cần đạt ở mục này là giúp các em biết được sự quyết tâm của quân
và dân ta , khích lệ tăng cường phát huy truyền thống của cha ông cho thế hệ trẻ
hiện nay .Trước âm mưu nham hiểm của kẻ thù : ? Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ
xâm lược bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quân và dân Thanh Hoá được thể hiện
như thế nào ?.

Sức mạnh của chiến tranh nhân dân trên quê hương Thanh Hoá cùng với nhân
dân cả nước làm thất bại âm mưu gây chiến tranh “huỷ diệt ” của đế quốc Mĩ .
với tinh thần : “ Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ
Công tác chuẩn bị chiến đấu được triển khai khẩn trương ,chu đáo, của lực
lượng vũ trang và nhân dân tồn tỉnh Thanh Hố
Qn dân Hàm Rồng và các nơi được sự trợ lực của khơng qn đã bình
tĩnh,kiên quyết,dũng cảm,mưu trí,hiệp đồng chặt chẽ,phát huy sức mạnh tổng hợp
giữa các binh chủng , giáng trả những địn quyết liệt và đích đáng . Địch nhào
xuống bắn phá, bị lực lượng phịng khơng mặt đất bắn lên, địch vọt lên cao , bị các
biên đội máy bay Mích 17 bất ngờ đón đánh .

Hình 9 : Cầu Hàm Rồng bắn phá 1972

11


Sau đó GV : ? Bằng cách nào Mĩ có thể đánh trúng cầu Hàm Rồng ?
HS trả lời : GV nhận xét và chốt ý .Chỉ đến năm 1972 Hoa kỳ áp dụng bom
thông minh (bom điều khiển bằng Laser) mới đánh trúng cầu .Cầu phải ngừng hoạt
động một thời gian ngắn . Vậy sao tuyến đường huyết mạch này vẫn được giữ vững
các em quan sát bức ảnh sau :

Hình 10 : Dân quân ,thanh niên xung phong ,bộ đội và nhân dân đang sửa lại cầu Hàm Rồng

Do chủ động đối phó với âm mưu của địch , quân và dân Nam Ngạn - Hàm
Rồng đã sẵn sàng đánh địch và bảo vệ cầu làm nức lòng quân dân cả nước và bè
bạn trên thế giới. Lần đầu tiên không quân của ta dám chống chọi với máy bay tối
tân của giặc Mĩ. Dân quân ,thanh niên xung phong ,bộ đội và nhân dân Thanh hoá
sẵn sàng hi sinh thân mình lấp hố bom, bảo đảm lưu thông con đường huyết mạch .
Cầu Hàm rồng vẫn vững vàng hiên ngang như thách thức sự tàn bạo của đế quốc Mĩ

mạch máu giao thông Bắc – Nam vẫn được giữ vững cho những đồn qn cùng vũ
khí ,đạn dược hướng vào Miền Nam ruột thịt.
Cây cầu đứng sừng sững trong sự bảo vệ của các chiến sĩ bộ đội cụ Hồ , các cô
thanh niên xung phong gan dạ và quân dân Thanh hoá anh hùng ! Người và Cầu
thắng Mĩ khơng chỉ bằng sức mạnh và trí tuệ Việt Nam mà cũng là sức mạnh của
Rồng thiêng phun lửa ,núi Hoả châu như ngọn đuốc của long yêu nước bốc lên tận
trời cao thiêu xác bầy quạ Mĩ .Người Hàm Rồng được nhân lên sức mạnh thắng Mĩ
bởi truyền thống lịch sử ,văn hoá dân tộc Việt Nam .
d.Thành tích của qn và dân Thanh Hóa. Dù ở đâu và trên chiến trường
nào,con emThanh Hố cũng hồn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hàng vạn cán bộ, chiến
sỹ, nhân dân Thanh Hóa đã được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh khen thưởng
trong đó tiêu biểu là 5 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là: Trương Công Man,
Tô Vĩnh Diện, Trần Đức, Lê Công Khai, Lê Văn Bường.
Điều tuyệt vời và trở thành biểu tượng cho ý chí quyết chiến quyết thắng là trong
bom đạn ác liệt nhất dân quân Nam Ngạn - Hàm Rồng vừa chiến đấu vừa tranh thủ
vận chuyển hàng nghìn khối đá lên đồi quyết thắng , tạc vào vách núi hai chữ
“Quyết Thắng” mà cách xa hàng chục km vẫn có thể nhìn thấy .
Ngày 3 - 4/4 hàng năm trở thành ngày Hội truyền thống chiến đấu của quân dân
Thanh hoá .
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
12


Chương trình lịch sử địa phương trong nhiều năm qua ,phân phối chương trình
và thời gian hạn hẹp nên chúng tôi chỉ hướng dẫn cho học sinh sưu tầm và nghiên
cứu tài liệu hướng dẫn các em tìm hiểu một cách khái quát về sự kiện , nhân vật lịch
sử ở địa phương vì vậy hiệu quả giờ dạy chưa cao . Nay chúng tôi mạnh dạn đưa
Chuyên đề : Sử dụng kiến thức lịch sử 12 “Chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng
không quân và hải quân của đế quốc Mĩ (1965 – 1973 )” để tuyên truyền, truyền

thống cách mạng địa phương qua Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn.
Sau tiết học lịch sử địa phương chúng tôi đã đưa ra các câu hỏi thực tiễn :
? Là người Thanh Hố bản thân em đã làm gì để giữ gìn và tun truyền di
tích lịch sử cầu Hàm Rồng ?
?Tuổi trẻ Hậu Lộc đã làm gì để giữ gìn và bảo vệ khu di tích lich sử đền Bà
Triệu ?
Với các câu hỏi trên được đông đảo các em sưu tầm tài liệu , trả lời câu hỏi và
viết bài thu hoạch ,chúng tôi đã chấm và rất mừng là kết quả rất tốt , cụ thể khi điều
tra xã hội học ở học sinh lớp khối lớp 12 năm học 2019 – 2020 , 2020 - 2021 cho
kết quả như sau
* Năm học 2019 - 2020.
Lớp Giỏi , khá
12C
80%
3
12C
70%
4
12C
70%
* Năm học
5
Lớp Giỏi , khá
12B
90%
3
12B
80%
4
Qua hoạt động

80%
học sinh đã có 12B
5

Trung bình
17%

Yếu ,Kém
0,3%

25%

0,5%

25%

0,5 %

Trung bình
10 %

Yếu , Kém
0,0%

15%

0,5%

2020 - 2021.


giáo dục các em
nhận thức biết
nhiều hơn các sự
kiện lịch địa
phương , nhận thức và biết đánh giá các sự kiện lịch sử dân độc cũng như lịch sử
địa phương .
Với kết quả đối chứng như trên, có thể khẳng định rằng: Việc lồng ghép kiến thức
lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương - Lịch sử 12 đem lại hiệu quả cao trong dạy
- học, đặc biệt là đứng ở góc độ người dạy và người học. Cụ thể là:
Về phía giáo viên: giúp giáo viên chủ động hơn được về kiến thức trong dạy
học về việc lồng ghép giữa các câu hỏi và tranh ảnh và tổ chức các trò chơi nên học
sinh rất hứng thú tham gia tìm hiểu, sưu tầm tài liệu và phát biểu bài hăng hái.
Về phía học sinh: giúp các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức với các câu hỏi
thảo luận trên được đông đảo các em sưu tầm tài liệu , trả lời câu hỏi và viết bài thu
hoạch ,chúng tôi đã chấm và rất mừng là kết quả rất tốt , khả quan về khả năng tư
20%

0,0 %

13


duy ,sự hiểu biết và nhạy bén, nắm bắt ,đánh giá và liên hệ với bản thân với địa
phương nơi các em đang sinh sống.
Do lồng ghép giữa các câu hỏi và tranh ảnh đã tái hiện lại những năm tháng
hào hùng của quân và dân Thanh Hoá chống chiến tranh phá hoại bằng không quân
của đế quốc Mĩ , nên học sinh rất hứng thú tham gia tìm hiểu , sưu tầm tài liệu và
phát biểu bài hăng hái
Dạy – học lịch sử địa phương, tài liệu lịch sử địa phương giúp học sinh hiểu
và giải thích được những nét riêng biệt , đặc thù của bộ môn lịch sử , điều này rất

quan trọng để phát triển tư duy lịch sử của học sinh , giáo dục lòng tự hào về quê
hương cho học sinh .
Lịch sử địa phương giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động , kính trọng nhân
dân lao động qua nhiều thế hệ , từ đó xác định nghĩa vụ bảo vệ di sản lịch sử , giữ
gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp đó của địa phương .
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận :
Dạy - học lịch sử địa phương, tài liệu lịch sử địa phương giúp học sinh hiểu
và giải thích được những nét riêng biệt, đặc thù của bộ môn lịch sử, điều này rất
quan trọng để phát triển tư duy lịch sử của học sinh, giáo dục lòng tự hào về quê
hương cho học sinh , lồng ghép kiến thức lịch sử đã làm tăng hứng thú học mơn lịch
sử và đặc biệt trong tiết chính khoá ,nâng cao hiệu quả rõ rệt ,ngoại khoá cũng đã
góp một phần đáng kể trong việc lựa chọn vào khả năng của mình và quyết định
chọn con đường lập thân lập nghiệp của các em
Thông qua lịch sử địa phương đã tuyên truyền giáo dục cho học sinh lòng yêu
nước , yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động qua nhiều thế hệ, từ đó xác định
nghĩa vụ bảo vệ di sản lịch sử, giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp đó của địa
phương .
3.2. Kiến nghị : Với kết quả đạt được trong thực tế của q trình giảng dạy ở
trường phổ thơng chúng tơi có đề xuất như sau:
+ Đối với giáo viên:
- Trong các buổi giáo dục ngoài giờ lên lớp của đơn vị công tác cần phối hợp
với các tổ chức như đoàn thanh niên , ban hướng nghiệp và ban giáo dục ngoài giờ
lên lớp soạn thảo ,lồng ghép các câu hỏi liên quan tới kiến thức lịch sử dân tộc ,
lịch sử của địa phương để tuyên truyền, truyền thống cách mạng cho thanh niên
Thanh hóa
- Cần đầu tư thời gian, tâm huyết, cần tìm tịi tư liệu, kết hợp sử dụng có hiệu
quả các phương pháp dạy học của mình trong dạy học lịch sử.
- Khai thác tư liệu về một sự kiện ở địa phương có quan hệ đến các sự kiện lịch
sử của cả nước.

+ Đối với Huyện, Tỉnh:
- Cần tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất tốt nhất để có thể đáp ứng nhu cầu dạy
và học lịch sử ở trường phổ thông.

14


- Đẩy mạnh hơn nữa về việc nghiên cứu và biên soạn tài liệu như thông sử địa
phương, lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử phong trào cách mạng địa phương,
lịch sử phát triển kinh tế, văn hoá ở địa phương .
+ Đối với Sở và Bộ Giáo dục và đào tạo:
- Cần trang bị đầy đủ các tài liệu, tư liệu, băng hình, tranh ảnh để giáo viên có
đủ điều kiện tốt nhất trong việc dạy học mơn lịch sử.
- Tạo điều kiện về vật chất , thời gian - phân phối chương trình để các nhà
trường , giáo viên dạy lịch sử có thể tổ chức được nhiều buổi ngoại khoá lịch sử dân
tộc cũng như lịch sử địa phương .
- Nếu không tổ chức riêng được thì có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch
sử địa phương .
Hậu Lộc, Ngày 10 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là bài viết của tôi
Xác nhận của BGH
không sao chép copy của SKKN nào .

Đinh Thị Thu Hương

15


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP

LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Đinh Thị Thu Hương .
Chức vụ và đơn vị công tác:Giáo viên : Trường THPT Hậu Lộc 3
TT

1

2

3

Tên đề tài SKKN

Dạy – Học lịch sử địa phương
(tiết 46,47 )- Lớp 12 qua chuyên
đề : Chiến thắng Nam Ngạn –
Hàm Rồng trong chiến tranh phá
hoại của Mĩ ra miền Bắc
Giaó dục truyền thống cách mạng
cho lớp 12 THPT qua hoạt động
ngoại khóa lịch sử địa phương “
Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hàm
Rồng - Nam Ngạn ”
Hoạt động ngoại khóa : Sử dụng
kiến thức lịch sử 12 bài 20 : Cuộc
kháng chiến toàn quốc chống
pháp kết thúc (1945 – 1954 ) để
tuyên truyền truyền thống cách
mạng địa phương “ Thanh hóa với

chiến thắng Điện Biên Phủ “

Cấp đánh giá
xếp loại (Phòng,
Sở, Tỉnh...)

Kết quả đánh
giá xếp loại (A,
B, hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Tỉnh

A

2011- 2012

Tỉnh

C

2014 -2015

Tỉnh

C


2017 – 2018

PHỤ LỤC
1.Tranh ảnh, tư liệu, tài liệu của giáo viên và học sinh sưu tầm .
2. Ký ức Hàm Rồng do đài truyền hình Việt Nam thực hiện
3. Lịch sử địa phương NXB GD 1998
4. Những sự kiện . Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh hoá xuất bản 1994 .
5. Hệ thống câu hỏi .Bài viết trả lời câu hỏi thảo luận đã được chấm
6.Tranh ảnh, tư liệu : Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia II
16


17



×