Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Thời hoàng kim của hội họa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.21 KB, 3 trang )

Thời hoàng kim của hội họa
Thời kỳ Phục hưng bắt đầu vào khoảng thế kỷ 14 ở một số nước Châu Âu, nó được
coi là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời kỳ Cổ đại và
sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Nó cũng đánh dấu giai
đoạn chuyển tiếp của Châu Âu từ thời kỳ Trung cổ sang thời kỳ Cận đại, cũng như từ
thời kỳ Phong kiến sang thời kỳ Tư bản. Thành tựu rực rỡ của Văn hóa Phục Hưng
thể hiện trên rất nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là nghệ thuật. Trong đó không thể
không nhắc tới hội họa.
Thời kỳ Phục Hưng là thời kỳ mà nhân loại đã chứng kiến nhiều phát minh mới trong
nghệ thuật tạo hình. Sự xuất hiện chất liệu sơn dầu với khả năng tả khối, tả chất cao
đã giúp cho các hoạ sỹ Phục Hưng có trong tay một phương tiện để biểu đạt thành
công vẻ đẹp của cuộc sống. Kiến trúc sư kiêm nhà văn Lê-ôn-Bát-tít-sta An-béc-ti
(1404 - 1472) đã phát minh ra phép phối cảnh, một hệ thống toán học đã diễn tả
không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. Chính điều đó đã làm cho các hoạ sỹ
Phục Hưng đặc biệt say mê môn phối cảnh này. Đến Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi, luật phối
cảnh (còn gọi là Luật xa gần) được nghiên cứu một cách cẩn thận và hoàn thiện. Nhờ
có sự nghiên cứu đó các hoạ sỹ Phục Hưng đã diễn tả được chiều sâu thăm thẳm của
không gian thực trên mặt phẳng hai chiều nhỏ bé, hữu hạn. Tất cả các phát minh
trên kết hợp với tư tưởng thẩm mỹ tiến bộ đã giúp các hoạ sỹ đi sâu, nghiên cưú tìm
ra cách thể hiện tranh với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Cái đẹp của tranh thời kỳ Phục
Hưng là cái đẹp của sự cân đối, hài hoà. Hình tượng con người được coi là kiểu mẫu
cho tất cả.
Tác phẩm La-giô-công-đơ của Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi là một đại diện xuất sắc cho tư
tưởng thẩm mỹ của thời đại. Khi xem tranh, công chúng thưởng thức nghệ thuật vô
cùng khâm phục khả năng xử lý chất liệu sơn dầu của Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi. Chân
dung La-giô-công-đơ sống động đến mức chúng ta có cảm giác như đang đối diện với
một con người bằng xương, bằng thịt và thế giới tâm hồn phong phú ẩn sâu bên
trong. Các nhà phê bình nghệ thuật đã tốn không ít giấy mực để ngợi ca tác phẩm
này. Đứng ở góc độ nghệ thuật, đây là một bức chân dung đặc tả tính cách nhân vật
thành công. Tác phẩm là đỉnh cao trong sự thể hiện tư tưởng thẩm mỹ của thời đại
về một mẫu người công dân có nội tâm phong phú. Vẻ đẹp ngoại hình kết hợp với vẻ


đẹp nội tâm đã tạo nên sự hài hoà, cân bằng cho hình tượng nghệ thuật. Ngoài việc
diễn tả chất da thịt sống động, tác phẩm còn thành công ở việc diễn tả gương mặt
của La-giô-công-đơ. Đặc biệt nhất là nụ cười của nhân vật. Hoạ sỹ đã nhấn mạnh hai
khoé môi, kết hợp với đường cong lên của mắt, mũi, miệng đã tạo được một nụ cười
đặc biệt, tồn tại theo thời gian, làm say đắm lòng người. Phía sau nhân vật là phong
cảnh núi non xa xa trập trùng, mờ ảo. Tất cả điều đó đã biểu hiện rõ ràng lý tưởng
thẩm mỹ của thời đại. Con người luôn được coi là trung tâm của vũ trụ, là báu vật
của thiên nhiên. Ngày nay, vẽ chân dung một phụ nữ là một việc làm bình thường
của các hoạ sỹ, không gây nên sự xáo động nào của xã hội vì người phụ nữ là hiện
thân của cái đẹp, là nguồn cảm hứng vô tận của người hoạ sỹ. Nhưng với tranh của
các hoạ sỹ thời Phục Hưng nói chung và của Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi nói riêng thì việc
làm của họ thực sự là một cách mạng trong tư tưởng thẩm mỹ, trong nghệ thuật.
Suốt thời trung cổ, trên các bức tranh ta chỉ thấy những gương mặt gầy guộc, má
hóp với đôi mắt mở to ngơ ngác như đang chìm đắm vào một thế giới mênh mông
nào đó. Đến thời Phục Hưng, bên cạnh những hình tượng tôn giáo, con người thực
với vẻ đẹp mà tạo hoá ban cho đã được đưa vào tranh hết sức đẹp đẽ, thánh thiện.
Điều này hoàn toàn chưa được thể hiện trong nghệ thuật thời kỳ trung cổ. Tác phẩm
La-giô-công-đơ, ngoài những giá trị về mặt nghệ thuật, thể hiện tài năng của hoạ sỹ,
còn có một giá trị góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian, đó là giá trị về
mặt nội dung, tư tưởng thẩm mỹ, tính nhân văn cao cả. Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi đã sử
dụng một cách biểu hiện mới mà người Ý gọi là phương pháp " Sfumato". Có nghĩa là
mọi thứ không diễn tả quá rõ ràng để khơi gợi trí tưởng tượng phong phú cho người
xem tranh. Cách biểu hiện đó đã góp phần tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm, tạo
sự thu hút đặc biệt với người xem. Cách biểu hiện tâm trạng, nụ cười của La-giô-
công-đơ chính là một minh chứng cho việc sử dụng phương pháp "Sfumato'. Nụ cười
của La-giô-công-đơ gợi cảm giác gần ta nhưng cũng rất xa ta. Nhân vật đang vui hay
buồn ta khó có thể đoán được. Tất cả ẩn dấu sau đôi mắt, khoé miệng, nụ cười được
giấu đi, song vẫn có thể được bộc lộ rõ ràng nếu tâm trạng người ngắm tranh vui
hoặc có thể ngược lại. Vẻ đẹp của La-giô-công-đơ vừa rõ ràng vừa ẩn dấu, vừa thân
quen lại vừa xa vời vợi. Vì vậy càng ngắm tranh càng phát hiện ra nhiều điều thú vị

mà nếu chỉ lướt qua ta không thể nhận ra được. Đó chính là sức hấp dẫn của tác
phẩm khiến nó sống mãi, vượt qua thời gian, không gian, chinh phục lòng người ở
mỗi thời đại.
Tác phẩm Đức mẹ của đại công tước của Ra-pha-en được vẽ theo yêu cầu của một vị
đại công tước. Vị đại công tước này đã coi tác phẩm như một báu vật. Đức mẹ của
đại công tước đạt đến một vẻ đẹp mẫu mực, hoàn mỹ về đề tài tôn giáo. Ở đây Ra-
pha-en đã tạo ra hình tượng đức mẹ và chúa hài đồng đẹp, thực sự sinh động và tràn
ngập sức sống.
Nói tới Ra-pha-en không thể không nhắc tới tác phẩm Trường học A-ten. Trong tác
phẩm hoạ sỹ đã ca ngợi triết học Hy Lạp cổ đại. Tác phẩm được thể hiện trong Phòng
chữ ký của toà thánh Va-ti-căng. Căn phòng với vòng cung lớn. Ở chính giữa tranh là
hai nhà triết học P-la-tôn và A-rít-xtốt. P-la-tôn là sự hiện thân của Lê-ô-na-đờ-
Vanh-xi đang chỉ tay lên trời, A-rít-xtốt lại chỉ tay xuống đất. Điều này thể hiện tư
tưởng triết học duy tâm khách quan của P-la-tôn và sự dung hợp giữa triết học duy
tâm và duy vật của A-rít-xtốt. Trong tranh, Ra-pha-en đã thể hiện hai nhà triết học
cổ đại đang từ trong phòng bước ra, trước sự chờ đón của mọi người. Tác giả đã đưa
vào trong tranh một số lượng nhân vật khá đông. Họ là những học giả, nhà triết học,
những đại biểu của khoa học và nghệ thuật từ thời kỳ cổ đại đến thời kỳ Phục Hưng.
Trong đó cũng có sự hiện diện của Lê-ô-na-đờ-Vanh-xi, Ra-pha-en cùng nhiều nhân
vật khác. Tất cả được sắp xếp hợp lý trên các bậc cấp. Với cách xử lý các mảng màu,
bố cục chặt chẽ tác giả đã diễn tả các nhân vật nổi bật trên nền kiến trúc. Phía sau
A-rít-xtôt và P-la-tôn là khung cửa với bầu trời xanh tạo vẻ độc đáo, tự nhiên và đậm
chất hiện thực. Mặc dù bố cục tranh được bó gọn trong không gian kiến trúc nhưng
tác giả vẫn tạo được chiều sâu thẳm trên mặt phẳng hai chiều.
Tác phẩm Đa-vít của My-ken-lăng-giơ, sáng tác từ năm 1501 -1504, với khối đá cẩm
thạch, My-ken-lăng-giơ đã tạo ra một pho tượng người anh hùng Đa-vít của dân
Hebreuk đã chiến thắng người khổng lồ Gô-li-át. Pho tượng Da-vít có thể coi như
đồng nghĩa với sự hoàn thiện, hoàn mỹ về tỷ lệ, sự hài hoà giữa vẻ đẹp thể chất và
vẻ đẹp tinh thần. Đá cẩm thạch dưới bàn tay tài hoa của nhà điêu khắc đã biến
thành chất da thịt sống động. Những đường gân, mạch máu được diễn tả chính xác,

nhất là trên đôi bàn tay. Mọi chi tiết của tượng Đa-vít có thể nói đều đạt tới sự mẫu
mực, chính xác. Tác phẩm là một chuẩn mực hoàn thiện của vẻ đẹp cơ thể con
người. Từ các khối hình: mắt, mũi, tai, miệng, tay, chân…cho đến ngày nay vẫn là
những chuẩn mực để các hoạ sỹ, các nhà điêu khắc tiếp tục kế thừa, học hỏi.
Đa-vít - Tượng đá cẩm thạch ( 1501 - 1504 ) của Mi-ken-lăng-giơ.
Những tác phẩm phân tích trên đây là đỉnh cao cho tư tưởng thẩm mỹ thời đại Phục
Hưng. Một thời đại mà cái đẹp hướng vào chính bản thân con người và thiên nhiên.
Đứng trước những tác phẩm đó người ta luôn tin rằng con người là mạnh nhất và con
người có thể vượt qua mọi trở ngại của cuộc sống. Nếu ở thời kỳ trung cổ, hình tượng
con người được diễn tả với đôi mắt mở to như nhìn vào cõi hư vô, tư thế cúi xuống
để thể hiện sự cầu xin, ngước lên để sám hối, gương mặt hốc hác, thân hình kéo dài
ra thì trong nghệ thuật Phục Hưng con người được diễn tả đẹp đẽ, trong sáng với sự
cân xứng hài hoà giữa vẻ đẹp ngoại hình và chiều sâu của nội tâm. Nếu tư tưởng
thẩm mỹ của thời kỳ trung cổ lấy thánh thần làm đích để đánh giá và phấn đấu thì tư
tưởng thẩm mỹ Phục Hưng lấy chính con người, coi con người là thước đo mọi giá trị,
là trung tâm của vũ trụ. Nghệ thuật tạo hình thời kỳ này thực sự là bản anh hùng ca
ca ngợi vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ của con người. Nghệ thuật không những được tái
sinh mà còn phát triển đến đỉnh cao trên nền của một hoàn cảnh xã hội mới. Cái đẹp
của nghệ thuật tạo hình Phục Hưng là cái đẹp của sự hài hoà và cân đối. An-béc-ti
từng nói: "Sẽ khó đạt cái đẹp nếu không có sự hài hoà". Mục tiêu của phong trào văn
hoà Phục Hưng là đấu tranh cho sự giải phóng con người. Kẻ thù của các nhà tư
tưởng nhân văn và nghệ sỹ thời kỳ Phục Hưng là sự nghèo đói và dốt nát. Lý tưởng
thẩm mỹ Phục Hưng là lý tưởng về sự hoàn thiện, hoàn mỹ. Sự cân đối, hài hoà là cơ
sở xây dựng cái đẹp. Như vậy, nét nổi bật trong tư tưởng thẩm mỹ Phục Hưng chính
là đời sống tâm hồn con người và tính hiện thực trong nghệ thuật.
Hình Ðính Kèm

×