Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SÂN KHẤU NGƯỜI PHỤ nữ NGHE TIẾNG nói của CHÍNH MÌNH TRONG KỊCH của SAMUEL BECKETT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.03 KB, 13 trang )

NGƯỜI PHỤ NỮ NGHE TIẾNG NĨI CỦA CHÍNH MÌNH TRONG KỊCH
CỦA SAMUEL BECKETT
[ 20-12-2010 10:08:01 am ] - View: 520
Nguyễn Thuỳ Linh

Giải Goncourt 2008 của văn học Pháp thuộc về Nhẫn thạch (Atiq Rahimi).
Người phụ nữ trong tác phẩm độc thoại trước người chồng đang trong tình trạng
sống thực vật. Chị lắng nghe tiếng nói của chính mình, thổ lộ tất cả những bí mật
của đời mình để mong được giải thốt khỏi mọi đau khổ[1]. Cịn gì cơ đơn và khẩn
thiết hơn nữa “Chớ để riêng em phải gặp lòng em” (Xuân Diệu). Người phụ nữ
trong các vở kịch của Samuel Beckett cũng vậy: họ phải nghe tiếng nói của chính
mình. Samuel Beckett (1906 - 1989)- nhà văn Pháp gốc Ailen đạt giải Nobel, là
một tác giả tiêu biểu của dòng văn học phi lý với những vở kịch được cả thế giới
biết đến.
Với những nhân vật nữ trong kịch Beckett, khó tránh khỏi khiên cưỡng khi đi
tìm những quy chiếu lịch sử, chính trị, xã hội cũng như áp dụng phương pháp phê
bình văn học nữ quyền. Phê bình văn học nữ quyền được biết đến như một phương
pháp phê bình ngày càng phát triển hiện nay. Beauvoir trong cuốn Giới tính thứ
hai (1949) phê phán nền văn hoá phụ hệ trong việc phân biệt giới, nam giới đồng
nghĩa với lịch sử, còn nữ giới bị coi thường, gạt ra ngoài lề xã hội. “On ne nait pas
femme, on le devient” (Người ta không hiển nhiên là phụ nữ, mà trở thành phụ
nữ). Các bài viết của Nguyễn Hưng Quốc[2], và Dương Thị Huyền[3] đã đưa ra
một số tiêu chí để phân tích hình ảnh người phụ nữ trong văn học.
Tuy nhiên ở Beckett, những phương pháp tiếp cận trên sẽ không phù
hợp. Vấn đề phân định ranh giới của giới tính đơi khi đã bị phá vỡ trong các
vở kịch của Beckett.


Với kịch Beckett, người ta dường như không chú ý tới đó là đàn ơng hay phụ
nữ mà chỉ cịn chú ý tới lời nói đang vang lên như một ám ảnh: tiếng nói lảm nhảm
hoặc say sưa, tiếng nói minh triết hoặc lẫn lộn, tiếng nói khi thì lắp bắp, khi thì


hùng hồn. Yếu tố gợi lên đặc trưng giới rất mờ nhạt, bởi Beckett mặc đồng phục
cho nhân vật của mình, những nhân vật “cùng váy xám dài”, “cùng tóc xám dài”
(Même longue robe grise. Même longs cheveux gris). Đó là những Bam, Bem,
Bim, Bom trong vở Quoi où. Có khi Beckett cho xuất hiện một loại nhân vật phi
giới tính đến mức người ta chỉ thấy nổi bật lên trên vở kịch Khơng phải tơi chẳng
hình hài, chẳng tính cách, mà là một cái miệng lải nhải mãi khơng thơi.
Vở Thở: khơng có con người, nói một cách khác, khơng có sự phân định giới tính,
chỉ có ánh sáng và những tiếng kêu, cùng với hơi thở được ghi âm sẵn. Bên cạnh
đó, thế giới nhân vật của Beckett dẫu là đàn ơng hay đàn bà thì thường nằm trong
tập hợp của những kẻ lang thang, bệnh tật, không tuổi tác, không nghề nghiệp,
không biết đấu tranh với số mệnh. Trong khi chờ đợi Godot miêu tả bốn nhân vật
nam đợi chờ sự xuất hiện của một người đàn ông tên là Godot, nhưng Godot chưa
bao giờđến. Tàn cuộc nói đến một người tên là Hamm bị bại liệt ngồi trong chiếc
ghế, luôn sai bảo Clov. Nagg và Nell nằm trong hai thùng rác, thỉnh thoảng vươn
tay và nhơ cái chỏm mũ ra, miệng địi ăn bột. Động tác không lời I cho thấy một
người đàn ông cùng những cử động quen thuộc với chiếc khăn tay của anh
ta. Động tác không lời II là màn kịch câm diễn ra ở cuối sân khấu trên một bục
phẳng với những động tác thể dục, xem đồng hồ, chui vào trong túi. Cuộn cuối
cùng cho thấy sự xuất hiện của người đàn ông và máy ghi âm. Đoạn kịch I : A mù,
ngồi trên một chiếc ghế xếp, cò cưa cây vĩ cầm.
Khảo sát kịch Beckett, chúng ta thấy nhân vật nữ xuất hiện ít hơn nhân vật
nam và hiếm khi đóng vai trị trung tâm của vở kịch. Có thể so sánh sự xuất
hiện của người phụ nữ và nam giới trong một số vở kịch của Samuel Beckett :


Stt
1

Tên vở kịch


Nhân vật nữ

Nhân vật nam

En attendant Trong

khi

Estragon,

Godot[4]

đợi

Lucky, Pozzo

chờ

Vladimir,

for Godot

(Waiting
Godot)
2

Fin de partie

Tàn cuộc


Nell

Hamm (con trai của
Nell và Nagg) Clov,

(Endgame)

Nagg
3

Tous ceux qui Những
tombent

ai Bà Rooney, hai cơ Ơng Rooney (chồng bà

ngã xuống

bé Fitt và Dolly

Rooney),

Christy

(người đánh xe), Ông

(All that fall)

Tyler (người kéo xe đã
nghỉ
(người


hưu),
khuân

Tommy
vác),

Ông Barrell (giám đốc
nhà ga), cậu bé Jerry
4

Actes

sans Động

parole I
5

Actes

La

cử động quen thuộc và

lời I

luôn suy tư

(Krapp’s last


Nhân vật A (chậm chạp

tác không

và vụng về) và B (lanh

lời II

lẹ)

dernière Cuộn

bande

tape)

tác không
sans Động

parole II
6

Một người đàn ông với

cùng

cuối

Krapp (người đàn ông
biến dạng), Bande,



7

Cendre

Tro

Ada

Henry, Maitre,

(Embers)
8

Oh les beaux Ôi,
jours

những Winnie (50 tuổi)

ngày

Willie (60 tuổi)

tươi

(Happy days) đẹp

9


Comédie

Hài kịch

(Play)

F1, F2

H

(F là chữ cái đầu (H là chữ cái đầu tiên
tiên của từ «đàn của từ « đàn ông »
bà »

trong

tiếng trong tiếng Pháp

Pháp
10

11

Pas moi

Không phải Không thấy hình hài nhân vật, chỉ có một cái

(Not I)

tơi


miệng đang nói

Cette fois

Lần này

ABC : 3 nhân vật
nữ cùng nói

(That time)
12

Pas

Bước chân

May, người phụ nữ
tóc xám

(Foot falls)

G (Giọng đàn bà,
cuối sân khấu, vang
lên trong bóng tối)
13

Berceuse

Ru


F- Nhân vật nữ ngồi
trên ghế xích đu

(Rockaby)

V - Tiếng nói thâu
băng của nàng
14

Solo

Độc thoại

Người độc tấu


(A piece of
monologue)
15

Catastrophe

Thảm hoạ

M (đạo diễn)
L (kĩ thuật viên ánh
sáng)
A (viên trợ lí)
P (diễn viên chính)


16

Fragment de Đoạn kịch I

A (mù), B

théâtre I
17

Souffle
(Breath)

Thở

Khơng có con người, chỉ có ánh sáng và
những tiếng kêu, cùng với hơi thở được ghi
âm sẵn.

Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau :
- Tần số xuất hiện : nhân vật phụ nữ xuất hiện ít hơn nhân vật nam trong các vở
kịch của Samuel Beckett. Vở kịch được coi là nổi tiếng nhất của Beckett là Trong
khi chờ đợi Godotthậm chí khơng có nhân vật nữ nào. Bên cạnh đó, có khoảng ¼
trên tổng số các vở kịch của Beckett không xuất hiện nhân vật nữ. (Động tác
không lời I, Động tác không lời II, Cuộn cuối cùng, Độc thoại, Thảm hoạ, Đoạn
kịch I.…)
- Nhân vật nữ rất hiếm khi đóng vai trị trung tâm trong vở kịch. Chỉ có một số
nhân vật nữ đóng vai trị trung tâm như : Winnie (Ơi những ngày tươi đẹp), May
(Bước chân), N (Ru)...
- Rất nhiều vở kịch của Beckett chỉ xuất hiện một giới. Cả vở kịch chỉ toàn là nhân

vật nữ (Bước chân, Ru, Lần này) hoặc chỉ tồn là nhân vật nam (Động tác khơng
lời I, Động tác không lời II, Cuộn cuối cùng, Độc thoại, Thảm hoạ, Đoạn kịch I).


Để làm rõ hơn hình ảnh của nhân vật nữ trong tác phẩm của Beckett, chúng
ta có thể phân tích lối thể hiện chân dung các nhân vật nữ trong một số tác
phẩm mà họ xuất hiện tương đối rõ nét.
Stt

1

Tên vở

Tên

kịch

nhân

Hình dạng

Trang phục, đồ vật

Giọng nói

vật nữ
Ơi, những Winnie - Tóc vàng hoe

- Vịng ngọc trai


Tiếng nói lẩm

ngày tươi (50

- Béo tròn

- Túi xách lớn màu đen

bẩm,

mấp

đẹp

- Ngực nở

- Cái ơ

máy,

thỉnh

tuổi)

- Cánh tay và - Gương soi

thoảng

vai thị ra, vạt - Bàn chải đánh răng


vào

áo trễ xuống

- Cái kính

tiếng cười và

- Khăn mù xoa

sự im lặng rất

- Khẩu súng

lâu.

đó

xen


- Chai thuốc màu đỏ
- Thỏi son
- Mũ rơm
2

Tàn cuộc

Nell


-

Nước

- Mũ khơng vành sặc sỡ
da - Đầu đội mũ ngủ có Giọng

trắng bệch
-

Hình

khơng

viền đăng ten

mệt

nói
mỏi,

dạng - Nằm trong thùng rác

chán nản, sầu

hồn

thảm, lúc cao,

chỉnh, chỉ thấy

cánh tay thị ra
bíu lấy hoặc
đẩy nắp thùng

lúc thấp.


rác,
thỉnh
3

Bước

May

chân

cái

đầu

thoảng

nhơ lên
- Tóc xám rối - Áo chồng tả tơi nhếch - Giọng nói
tung

nhác, phủ kín hai bàn yếu, lối nói
chân, kéo lê trên nền nhà chậm
- Lời thoại

khi đi qua đi
lại : như chỉ
dẫn,

đường

vịng trở lại
ln
4

Ru

F



khoảng lặng
- Khn mặt - Áo dạ hội màu đen có - Tiếng nói
già trước tuổi

viền ren, phủ kín thân nhỏ

đều,

- Mái tóc bạc hình từ cổ xuống chân.

khơng biểu lộ

và rối


tình cảm, yếu

- Tay dài

- Đơi mắt mở - Các vảy bạc đính vào dần

từ

câu

to trên khuôn vạt áo lấp lánh trong lúc «không

thể

mặt trắng bệch

đu đưa

tiếp tục được

- Đôi tay trắng - Chiếc mũ lệch như sắp nữa».

Mệnh

bệch bấu chặt rơi, có kết những trang lệnh «nói nữa
vào thành ghế

trí rất kì lạ để bắt ánh đi»
sáng lúc đu đưa


của

mỗi bận càng

- Chiếc ghế bằng gỗ, yếu dần
không sơn phết nhưng
đánh thật bóng để bắt

N,


ánh sáng, và có thêm chỗ
gác

chân.

Lưng

ghế

thẳng. Hai tay vịn cong
và tròn đầu, như thể để
cho nằm

Qua bảng thống kê trên, ta thấy nhân vật nữ của Beckett hiện ra chủ yếu qua
những trang trí, «phụ tùng» đi kèm. Những chi tiết về nhân dạng ít hơn những chi
tiết về đồ vật. Đó có thể là những đồ trang sức của người phụ nữ như: khăn mù
xoa, thỏi son, gương, lược, chiếc mũ, vịng ngọc trai; hoặc cũng có thể là những đồ
vật khác xuất hiện trên sân khấu như: thùng rác, chiếc ghế. Trong bối cảnh đó,
người phụ nữ - những con người mà Beckett thường miêu tả họ trong bộ dạng thểu

não, xám xịt - như lọt thỏm trong các đồ vật. Chân dung người phụ nữ qua tác
phẩm của Beckett thường xuất hiện với gương mặt trắng bệch. Các nhân vật nữ của
ông, ngoại trừ Winnie, như chưa từng bao giờ có nhu cầu làm đẹp. Beckett rất hay
dùng những cụm từ thể hiện sắc thái hoặc nhợt nhạt hoặc u sầu để miêu tả gương
mặt người phụ nữ[5]. Đồ vật đã lấn át con người, gợi ta liên tưởng tới một vở kịch
cùng trào lưu văn học phi lí của Ionesco:Những chiếc ghế. Các đồ vật đi kèm cũng
góp phần cụ thể hố nỗi cơ đơn của con người trên thế gian này. Con người không
chia sẻ, không hiểu nhau, họ chỉ biết luẩn quẩn với những thứ lỉnh kỉnh xung
quanh. Sự hoán đổi đồ vật qua những bàn tay như phụ hoạ thêm ý nghĩa của những
chuyển động và cử chỉ bổ sung vào khoảng trống mà lời nói chưa chuyển tải hết.
Những đồ vật đơi khi xuất hiện chẳng có nguyên cớ, nhưng được lặp đi lặp lại
khiến chúng ta phải chú ý tới chúng. Như vậy, chân dung nhân vật nữ của Beckett
chủ yếu bộc lộ qua những trang trí, «phụ tùng», chi tiết về đồ vật nhiều hơn chi tiết
về nhân dạng con người.


Ở phương diện nghệ thuật kịch, Beckett đã thể hiện tính chất độc thoại
trong đối thoại, bộc lộ qua việc người phụ nữ tự nghe tiếng nói của chính
mình. Qua sơ đồ trên, ta thấy rằng Beckett đã chú ý miêu tả giọng nói của nhân
vật. Những giọng nói ám ảnh mãi khơng thơi, qua đó lộ rõ thân phận con người.
Các nhà nghiên cứu rất quan tâm tới yếu tố lời thoại trong kịch Beckett. Đó có thể
gọi là kiểu “đối thoại giữa những người điếc[6]”, hay kiểu đối thoại “càng trì đọng
lại bởi những từ lặp, những sáo ngữ nhàm chán mà ngớ ngẩn[7]” Quá trình liên lạc
giữa các nhân vật bị đứt gãy, các nhân vật không hiểu nhau và khơng hiểu chính
mình.Antoine Berman đã gọi tình trạng đó là giọng nói tự nghe lại chính
mình[8]. Tác phẩm của Beckett nhằm đạt đến độ trống rỗng về ngơn ngữ. Ở
đó, cùng với những qng ngưng, sự lặp đi lặp lại góp phần vào cảm giác phá sản
của ngơn ngữ khi nó khơng đạt tới việc biểu đạt thế giới hoặc những tình cảm theo
cách dễ hiểu. Một số câu, hoặc đoạn của câu, trở lại với lối tuần hoàn, và dường
như biểu thị những ám ảnh của các nhân vật. Nhân vật Winnie trong Ôi những

ngày tươi đẹp thể hiện rất rõ hình ảnh người phụ nữ phải nghe giọng nói của chính
mình. Suốt hồi I, chúng ta nhìn thấy Winnie từ thắt lưng trở lên, bà cứ tụt dần, tụt
dần và tới hồi II thì chỉ là một cái đầu nhô lên khỏi đụn cát trong khi tiếng nói vẫn
khơng ngừng cất lên. Người phụ nữ đó muốn được giao tiếp với ơng chồng Willie,
người cầm tờ báo, luôn ngái ngủ hoặc thỉnh thoảng phát ra vài tiếng ú ớ. Willie chỉ
là một thính giả khiếm khuyết, không chú ý và cũng không đáp lại tiếng nói của
Winnie. Nếu như Beckett viết bản Ru mang âm hưởng của một bài hát ru thì vở Ơi
những ngày tươi đẹp được coi như một bản xônát cho giọng nói và sự chuyển
động. Tác giả miêu tả một loạt hành động của người phụ nữ: tìm bàn chải, lấy
khăn mù xoa trong ngực áo ra, cất mù soa vào vạt áo, đeo kính lên, tơ mơi…
Những lời nói rơi vào cô độc. Winnie và Willie quan sát lẫn nhau trong sự im lặng
khủng khiếp. Giọng nói của Winnie như xót thương, lại như trêu trọc và khinh
thường. Bên cạnh đó là những tiếng ú ớ của chồng cùng một cái nhìn bất lực và


đáng tiếc. Giữa hai người là một khoảng trống, bởi thiếu vắng tình u và lịng tin.
Lời nói của Winnie mang cái vỏ của một sự lạc quan: thức dậy vào buổi sáng, nhớ
lại và thường trích dẫn sai, nghe âm nhạc, ấp úng theo lời bài hát, dường như vui
vẻ quan sát xung quanh. Người phụ nữ nài xin sự đáp lại dù là chút ít từ phía người
chồng, nhưng rốt cuộc vẫn chỉ là vô vọng. Sự đứt gãy trong giao tiếp của cặp vợ
chồng Winnie khiến chúng ta nhớ đến cuộc hội thoại ngớ ngẩn, gây cười của ông
bà Smith, ông bà Martin trong vởNữ ca sĩ hói đầu[9] của Ionesco - một tác giả tiêu
biểu của văn học phi lí. Trong vở Ru, ta thấy vang lên giọng nói mềm mại của một
người phụ nữ. Trong 15 trang nguyên bản lặp đi lặp lại rất nhiều cụm từ “finisse”,
“enfin”. Trước khi chìm vào cái chết, nhân vật F rơi vào trạng thái trống rỗng, vô
cảm. Cuộc đời của hai người phụ nữ - hai mẹ con chẳng khác gì tam giác đồng
dạng. Một bà già lẩm cẩm và một cô gái lỡ thời. Tác giả đặt nhân vật vào trong
một ngày duy nhất, đó lại chính là ngày mà cô gái phải từ biệt cõi đời. Ru cho thấy
người phụ nữ rút lui từ thế giới phía ngồi vào cái ghế của cơ ấy, nơi mà cơ chìm
sâu vào những nỗ lực tự nhận thức. Tác phẩm là điệp khúc về sự cô đơn, tuổi già

và cái chết. Ngay cả giọng nói được cất lên từ đầu đến cuối tác phẩm nhưng cũng
chẳng ai nghe, chẳng ai hiểu. Ngơn ngữ bị bào mịn nhằm diễn tả sự xơ cứng trong
cảm xúc của con người. Và vang vọng lên là những lời nói về một kết cục, về một
cuộc đời đã đến hồi chấm dứt. Lời nói chỉ còn lại điệp khúc như vang lên từ cõi
chết: hãy vuốt mắt cho nàng, hãy vuốt mắt cho nàng. Vở Bước chân cũng đặt tiếng
nói của người phụ nữ gần kề cái chết. Tác phẩm miêu tả hình ảnh của May nói với
mẹ mình, bên cạnh đó người mẹ nói với con qua tiếng vọng từ bóng tối, nhắc lại
hình ảnh đứa con gái thường đi tới, đi lui trong căn nhà, và muốn lột bỏ tấm thảm
dày để có thể nghe được rõ tiếng bước chân mình. Tác giả mở đầu bằng tiếng May
gọi người mẹ đang hấp hối. Mặc dù có sự hồi đáp của người mẹ, nhưng nó lại được
vang vọng từ trong bóng tối cuối sân khấu, tạo nên một hố sâu ngăn cách. Âm
thanh của lời nói yếu ớt hồ nhịp với tiếng bước chân đi qua đi lại kết hợp với sự


chuyển động của ánh sáng đã tạo nên một hiệu ứng chính xác và biểu cảm. Khơng
phải tơi` cho thấy người phụ nữ với chứng quên ngôn ngữ. Dis, Joe gợi lại sự chết
của hai người phụ nữ. Người phụ nữ lắng nghe tiếng nói của chính mình, thực chất
là chìm vào màn độc thoại khơng có mở đầu và khơng có kết thúc. Tác giả miêu tả
giọng nói đó khi thì vang lên trong cơ độc, khi thì là lời vọng lại từ quá khứ, khi thì
hiện hữu qua một cái máy ghi âm vô cảm. Những nhân vật ln phải trải qua cuộc
đấu tranh giữa tiếng nói và sự im lặng đến quạnh vắng.
Càng ở những vở kịch giai đoạn sau, giọng nói của nhân vật càng bị giảm
thiểu để nhường chỗ cho sự yên lặng. Song song với điều đó là sự phân rã, xuống
cấp của thân thể các nhân vật nữ. Không phải là một con người hiện diện nữa, mà
có khi chỉ là một phần thân thể, hay thậm chí là một cái miệng hồn lìa khỏi xác
(Khơng phải tơi). Có thể nhận ra q trình xuống cấp ấy ở khắp các vở kịch: người
phụ nữ bị lún dần vào trong đụn cát trong Ôi, những ngày tươi đẹp, người phụ nữ
với chứng quên ngôn ngữ trong Không phải tôi và người phụ nữ chết trong Dis,
Joe. Biết bao khán giả trên khắp thế giới đã bị lôi cuốn bởi những vai diễn của một
số nữ diễn viên nổi tiếng đã làm bất tử hoá nhân vật trong kịch Beckett: Madeleine

Renaud,Billie Whitelaw, Christine Tsingos... Whitelaw Billie kể lại rằng Beckett đã
cùng chia sẻ với quá trình vào vai của diễn viên: ơng tính tốn thời gian của những
chuyển động, động viên, thuyết phục họ. Beckett động viên nữ diễn viên chấp nhận
cả loạt những vị trí liên quan cho cái đầu, thân thể và cánh tay cơ ấy. Ở vở Ơi
những ngày tươi đẹp khi tới màn hai, Winnie bị lún tới cổ, những cử chỉ tất nhiên
khơng cịn thoải mái như trước nữa, tuy thế còn vài sự chuyển động cực tiểu của
cái đầu, đơi mắt, lơng mày. Đó là điều mà nhà văn vẫn lưu tâm. Những cử động dù
là rất nhỏ ấy nhưng lại chất chứa ý nghĩa sâu xa về sự cùng cực của con người.
Phải chăng Beckett không muốn đưa ra những hình tượng nhân vật làm n
lịng con người mà muốn xốy sâu vào sự phi lí, vơ nghĩa của cuộc sống? Thơng
qua hình tượng con người tự nghe tiếng nói của chính mình, Beckett đã tạo ra q


trình khử của ngơn ngữ: nhân vật từ đối thoại chuyển sang độc thoại và cuối cùng
là sự im lặng. Tiếng nói – phương tiện để chuyển tải hành trình tâm linh đó cũng đã
bộc lộ sự cằn cỗi và bất lực. Vẫn cịn điều gì đó đọng lại trong những điệp khúc về
nỗi cô đơn, bệnh tật và cái chết. Cảm giác bất ổn, bứt rứt toát ra từ mỗi nhân vật
của Beckett đã bủa vây và ám ảnh người đọc. Cần nhấn mạnh rằng, hiệu quả thể
hiện của kịch Beckett ở đây là sự khái quát về con người nói chung. Bởi nữ giới là
một phạm trù bao giờ cũng chỉ có thể xác định trong quan hệ đối tác: nam giới. Khi
người phụ nữ đã cô đơn thì chắc chắn đối tác của họ khơng thể khác.

[1] “Đúng vậy đó, Nhẫn Thạch của em (…) Anh tồn tại, mà anh không cử động.
Anh nghe, mà anh không nói. Anh thấy, mà anh vơ hình! Như Thượng đế, anh kiên
nhẫn, tê liệt. Và em, em là Sứ giả của anh! Đấng tiên tri của anh! Em là giọng nói
của anh!” . Atiq Rahimi, Nhẫn thạch, Nxb Nhã Nam, 2009, tr.177.
[2] Nguyễn Hưng Quốc cho rằng khi phân biệt giới tính nam và nữ, người ta
thường căn cứ trên năm yếu tố chính: sinh lý, kinh nghiệm, vơ thức, các điều kiện
kinh tế xã hội và diễn ngôn. Website:
[3] Trong bài viết Nguyên lí tính mẫu trong truyền thống văn học Việt Nam, Dương

Thị Huyền có đưa ra những tiêu chí đánh giá khi nghiên cứu hình ảnh người phụ
nữ trong văn học : người phụ nữ với việc lí giải nguồn gốc dân tộc, người phụ nữ
với những giá trị về phẩm chất và đức hạnh, người phụ nữ với lao động sản xuất,
người phụ nữ với sức mạnh đấu tranh bảo vệ tổ quốc, người phụ nữ với ý thức bản
năng mạnh mẽ. Website :


[4] - Về những tác phẩm của Beckett, chúng tôi sử dụng bản in của Nxb
Minuit. Lần lượt như sau: En attendant Godot, Les Éditions de Minuit, 1952; Fin
de partie, 1957 ; Tous ceux qui tombent, 1957 ; La dernière bande suivi
de Cendres, 1959 ; Oh les beaux jourssuivi de Pas moi, 1963 ; Comédie et Actes
Divers, 1972 ; Pas, suivi de Fragment de theâtre I – Fragment de theâtre II –
Pochade radiophonique – Esquisse radiophonique, 1978 ; Catastrophe et autre
dramaticules : Cette fois, Solo, Berceuse, Impromptu d’Ohio, Quoi òu,
1986 ; Quand et autres pièces pour la télévision, 1992.
- Ở Việt Nam, trong tồn bộ sáng tác của Beckett thì chỉ duy nhất vở En
attendant Godot đã được dịch. Đó là bản dịch của Đình Quang (Chờ Godot, Nxb
Thế giới, 1995) và Vũ Đình Phịng (Đợi Godot, in trong cuốn Văn học phi lí do
Nguyễn Văn Dân khảo luận và tuyển chọn, Nxb Văn hóa Thơng tin, 2002). Ngồi
ra, ở bộ phận văn chương hải ngoại, một vài vở kịch ngắn của Beckett cũng được
dịch và đăng tải trên website
[5] Samuel Beckett, Fin de partie, Les Éditions de Minuit, 1957, tr.29. Beckett đã
miêu tả khuôn mặt của Nell là : «teint très blanc».
[6] Lê Ngun Cẩn, Kịch phi lí và kịch châu Âu in trong sách Văn học so sánhnghiên cứu và ứng dụng, Nxb Đại học Sư phạm, 2005
[7] Đặng Anh Đào, Samuel Beckett và kịch phi lí, in trong Việt Nam và phương
Tây, tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb Giáo dục, 2007, tr.267
[8] Antoine

Berman


dùng

cụm

từ

«La

voix

qui

s'écoute». Website : />m
[9] Ionesco, Nữ ca sĩ hói đầu, Lê Nguyên Cẩn dịch, in trong cuốn Kịch phi lí trong
văn học phương Tây thế kỉ XX, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2006-2007
(Source: Khoa Ngữ văn )



×