Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa TOT và tiết kiệm tư nhân ở các nước đang phát triển khu vực Châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 71 trang )

BỘ




Ơ

MỐ L Ê

Ệ GIỮA

A

LUẬ

Ă

TP. Hồ hí

ẮNG

T KIỆ
ỂN KHU VỰ



inh- 2016

 Ở
ÂU



BỘ




Ơ

MỐ L Ê

Ệ GIỮA

A

ẮNG

T KIỆ
ỂN KHU VỰ

hun ngành: ài chính – gân hàng
ã số: 60340201

LUẬ

Ă



gười hướng dẫn khoa học:
PGS. TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo


TP. Hồ hí

inh- 2016

 Ở
ÂU


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
(i) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi,
(ii) Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực,
(iii) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng 06 năm 2016
Học viên

Đồn Cơng Thắng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT ................................................................................................................ - 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................... - 2 1.1

Lý do chọn đề tài ......................................................................................... - 2 -


1.2

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... - 3 -

1.3

Vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... - 3 -

1.4

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... - 4 -

1.5

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. - 4 -

1.6

Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ - 5 -

1.7

Bố cục của Luận văn ................................................................................... - 5 -

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM ..................................................................................................... - 7 2.1

Lý thuyết về TOT ......................................................................................... - 7 -


2.1.1

TOT của hàng hóa ................................................................................. - 7 -

2.1.2

TOT của thu nhập .................................................................................. - 8 -

2.1.3

TOT nhân tố đơn ................................................................................... - 8 -

2.1.4

TOT nhân tố kép ................................................................................... - 9 -

2.1.5

Biến động TOT.................................................................................... - 11 -

2.2

Lý thuyết về tiết kiệm tư nhân ................................................................... - 12 -

2.2.1

Định nghĩa ........................................................................................... - 12 -

2.2.2


Các nhân tố kinh tế vĩ mơ khác có tác động lên tiết kiệm tư nhân .... - 13 -

2.3

Những lý thuyết về tác động của biến động TOT lên tiết kiệm tư nhân.... - 15 -


2.3.1

Lý thuyết về hiệu ứng Harberger-Laursen-Metzler (HLM) ................ - 15 -

2.3.2

Lý thuyết căn bệnh Hà Lan ................................................................. - 17 -

2.4

Các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới ............................ - 20 -

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. - 28 3.1

Mơ hình ...................................................................................................... - 28 -

3.2

Giải thích biến số ....................................................................................... - 31 -

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ - 35 4.1

Phân tích thống kê mơ tả ............................................................................ - 37 -


4.2

Kiểm định tương quan và đa cộng tuyến ................................................... - 39 -

4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến ............................ - 39 4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến ......................................................................... - 41 4.3

Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled và mơ hình dữ liệu bảng FEM ........ - 42 -

4.4

Kiểm định lựa chọn mơ hình Pooled và mơ hình dữ liệu bảng REM ........ - 42 -

4.5

Kiểm định lựa chọn mơ hình FEM và mơ hình dữ liệu bảng REM ........... - 43 -

4.6

Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dữ liệu bảng ..... - 44 -

4.7

Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng ............... - 44 -

4.8

Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ - 45 -

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN .................................................................................... - 53 5.1


Kết luận chung ........................................................................................... - 53 -

5.2

Một số gợi ý quan điểm.............................................................................. - 54 -

5.3

Hạn chế đề tài ............................................................................................. - 55 -

5.4

Hướng mở rộng đề tài: ............................................................................... - 55 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. - 56 PHỤ LỤC ............................................................................................................... - 58 -


DANH MỤC VIẾT TẮT
TOT

Terms of trade – Sau đây trong đề tài gọi là TOT

GMM

Gaussian Mixture Model – Mơ hình Gaussian hỗn hợp

OLS

Ordinary Least Square – Phương pháp ước lượng hồi quy tuyến

tính

RPCY

Real Per Capital Income – Thu nhập thực bình quân đầu người

GRPCY

Real Per Capital GDP Growth – Tăng trưởng GDP thực bình
quân đầu người

GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

INF

Inflation Rate – Tỷ lệ lạm phát

PUBSAV

The Ratio Of Public Savings To Gross National Disposable
Income - Tỷ lệ tiết kiệm cơng trên thu nhập quốc gia rịng sẵn có

DEP

Dependency Ratio – Tỷ lệ phụ thuộc

HLM


Lý thuyết về hiệu ứng Harberger-Laursen-Metzler

OECD

Organisation For Economix Co-operation And Development –
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

BKK

Backus Kehoe Kydland – Mơ hình kinh tế BKK

REER

Real Effective Exchange Rate – Tỷ giá thực hiệu quả

NER

Nominal Exchange Rate – Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

CPI

Consumer price index – Chỉ số giá tiêu dùng

HP

Hodrick-Prescott Filter – Bộ lọc Hodrick-Prescott


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục Bảng

Bảng 4.1: Thống kê mô tả gữa các biến trong mơ hình ...................................... trang 36
Bảng 4.2: Kết quả ma trận tương quan ................................................................ trang 41
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai trang 42
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và FEM ...................................... trang 42
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và REM ...................................... trang 43
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định lựa chọn FEM và REM ......................................... trang 43
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mơ hình ................................... trang 44
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra tự tương quan phần dư ............................................ trang 45
Bảng 4.9 (a): Kết quả hồi quy mô hình 1 ............................................................. trang 46
Bảng 4.9 (b): Kết quả hồi quy mơ hình 2 ............................................................. trang 51
Danh mục biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Mối quan hệ giữa giá khu vực N với giá khu vực L và số lượng hàng hóa
khu vực N ............................................................................................................ trang 18


TÓM TẮT
Trong bài nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu mối quan hệ của TOT
và tiết kiệm tư nhân sau khi giải thích cho các yếu tố khác – các yếu tố trung gian của
TOT. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp mô men tổng quát GMM năng động hồi
quy dạng bảng kiểm soát việc phát sinh, đồng thời sử dụng biến phụ thuộc có độ trễ
và bỏ đi các hiệu ứng đặc trưng quốc gia, sử dụng dữ liệu bảng không cân xứng hàng
năm của 22 quốc gia đang phát triển thuộc Châu Á trong giai đoạn 1993 – 2014. Kết
quả hồi quy cho thấy bằng chứng biến độc lập độc về tài chính, tỷ lệ phụ thuộc của
dân số ngồi độ tuổi lao động có tác động ngược chiều đến tiết kiệm tư nhân có ý
nghĩa thống kê; ngược lại tiết kiệm tư nhân tương quan đồng biến với tỷ lệ tiết kiệm
tư nhân năm trước, thu nhập thực trên đầu người, tăng trưởng GDP bình quân, lạm
phát và sự không chắc chắn của thu nhập. Trong mối quan hệ với TOT, bài nghiên
cứu tìm thấy tác động cùng chiều của biến động tạm thời của TOT với tỷ lệ tiết kiệm
của khu vực tư nhân. Điều này phản ánh sự thiếu hụt khả năng tiếp cận việc vay mượn
nước ngoài mà nhiều nước đang phát triển phải đối mặt trong suốt thập kỷ qua. Các

biến động đo lường sự bất ổn theo thời gian của TOT tương quan dương trong khi kỳ
vọng nghiên cứu là quan hệ nghịch biến. Tác động của các biến động thường xun
TOT khơng có ý nghĩa thống kê.

-1-


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Có một số bài nghiên cứu về sự quan trọng tiềm ẩn của các biến động TOT
trong việc giải thích hiệu quả hoạt động của kinh tế vĩ mô. Một câu hỏi thường được
nêu ra trong những bài nghiên cứu là: các nhân tố kinh tế nên phản ứng như thế nào
với những biến động lớn trong giá cả hàng hóa thương mại khi nó gây ra sự bất ổn
trong sự cán cân tài khoản vãng lai hoặc bất ổn trong thu nhập thực tế? Câu hỏi này
có liên quan đặc biệt với các quốc gia xuất khẩu hàng hóa ra thế giới vì sẽ có lợi lớn
từ sự bùng nổ giá cả hàng hóa trong thập kỷ qua. Câu trả lời được cung cấp bởi lý
thuyết về tiết kiệm phòng ngừa, gợi ý rằng phản ứng đối với một sự gia tăng bất ổn
thu nhập tăng lên, ngoài việc tăng khả năng bị thất nghiệp, các nhân tố kinh tế sẽ
tăng tiết kiệm để phòng ngừa và chống lại các vấn đề lớn hơn của biến động thu
nhập sụt giảm đáng kể trong tương lai. Lý thuyết kinh tế thế giới bắt đầu với các
nghiên cứu của Obstfeld (1982), Sachs (1981) và Svensson và Razin (1983) dành sự
chú ý đặc biệt cho phản ứng của tiết kiệm tư nhân đối với những biến động TOT
trong bối cảnh của mô hình kinh tế vĩ mơ trải qua các quyết định dựa trên sự tối ưu
hóa tạm thời bằng cách cải tiến các nhân tố. Một kết quả quan trọng nổi lên từ việc
này là bản chất tác động của những biến động này lên tiết kiệm tư nhân phụ thuộc
vào vấn đề các biến động này là tạm thời hay thường xun, và có thể dự đốn được
hay khơng? Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực này lại chỉ
tập trung vào các nước đã phát triển. Có rất ít bài nghiên cứu đề cập đến các nước
đang phát triển.
Bên cạnh đó, việc người dân phản ứng lại các chính sách kinh tế thơng qua

việc tiêu dùng hay tiết kiệm nhiều hơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước
đó. Việc người dân tiêu dùng hay tiết kiệm quá nhiều trong một thời gian dài đều
khơng tốt cho nền kinh tế, vì nó có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của
quốc gia, do đó phải có chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ hợp lý để kích thích hoặc
-2-


hạn chế người dân tiết kiệm, tùy theo đặc điểm nền kinh tế của quốc gia tại những
thời điểm cụ thể khác nhau.
Như vậy, để bổ sung chuỗi dữ liệu nghiên cứu cịn bị bỏ sót trong các nghiên
cứu trước về biến động TOT và tiết kiệm tư nhân đồng thời trả lời các câu hỏi như
tại sao đây là một vấn đề trong quan trọng với các nước đang phát triển như Việt
Nam, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa TOT và tiết kiệm tƣ
nhân ở các nƣớc đang phát triển khu vực Châu Á” để làm luận văn thạc sĩ của
mình.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm định tác động của các biến động TOT lên
tiết kiệm tư nhân ở các nước đang phát triển, mà ở đây là các nước đang phát triển
thuộc khu vưc Châu Á. Cụ thể như sau:
_ Kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố của biến động TOT và tiết kiệm tư nhân.
_ Mức độ tương quan giữa các yếu tố này với tiết kiệm tư nhân.
1.3

Vấn đề nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
 Tác động của thu nhập thực trên đầu người đến tỷ lệ tiết kiệm theo đầu

người.
 Tác động của tăng trưởng GDP thực trên đầu người đến tỷ lệ tiết kiệm theo
đầu người.
 Ảnh hưởng của mức độ lưu hành tiền tệ đến tỷ lệ tiết kiệm theo đầu người.
 Ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát lên tỷ lệ tiết kiệm theo đầu người.
 Tác động của tỷ lệ tiết kiệm công trên tổng thu nhập sẵn có của quốc gia đến
tỷ lệ tiết kiệm theo đầu người.
 Cách thức tỷ lệ phụ thuộc tác động lên tỷ lệ tiết kiệm theo đầu người.
-3-


 Cuối cùng, làm sao để phân tích tác động của TOT, cụ thể là tác động của các
thành phần thường xuyên/nhất thời của TOT và làm cách nào đo lường tính
dễ biến động của nó cũng như ghi nhận hiện trạng của hiệu ứng bất đối xứng
của TOT.
1.4

Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu tác động các yếu tố của biến động TOT lên tiết kiệm khu
vực tư nhân ở 22 quốc gia đang phát triển thuộc Châu Á trong giai đoạn từ 1993 đến
2014, trong đó có Việt Nam. Nguồn dữ liệu chính là thống kê tài chính thế giới của
Ngân hàng thế giới (Worldbank).
Theo nhà kinh tế học Micheal Todaro, trong cuốn “Kinh tế học cho thế giới
thứ 3”, ông đã đưa ra 6 đặc điểm chung của các quốc gia đang phát triển là: mức
sống thấp, năng suất lao động thấp, tốc độ tăng dân số và gánh nặng ăn theo tăng, tỷ
lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và ngày càng tăng, phụ thuộc rất
lớn vào nông nghiệp và sản phẩm thô, bị chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương
trong quan hệ với bên ngoài.
Tuy nhiên, các quốc gia này cũng có những điểm khác biệt về ngơn ngữ, tơn

giáo, dân số, chế độ chính trị, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát…những yếu tố này ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế của các quốc gia nghiên cứu làm ảnh hưởng kết quả
phân tích tác động của các biến động TOT lên tiết kiệm khu vực tư nhân.
1. 5

Phƣơng pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên dữ liệu
bảng không cân xứng thu thập từ 22 quốc gia đang phát triển thuộc Châu Á trong
giai đoạn từ 1993 đến 2014, từ tổng hợp lý thuyết các yếu tố nghiên cứu và các bằng
chứng thực nghiệm liên quan vấn đề nghiên cứu. Sử dụng mơ hình hồi quy định
lượng nhằm xác định các mối quan hệ trên các biến đại diện nhân tố nghiên cứu, từ
đó trả lời câu hỏi nghiên cứu và nêu ra các kiến nghị, hướng mở rộng.
-4-


Bài nghiên cứu thực hiện định lượng trên dữ liệu bảng, sử dụng khung
phương pháp hệ thống GMM và đối chiếu với kết quả OLS. GMM cho phép ước
lượng vững và hiệu quả trên dữ liệu tồn tại cả phương sai thay đổi, tự tương quan và
nội sinh. Các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu sẽ được mô tả rõ hơn trong
Chương 3.
Bài nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata để thực hiện định lượng phục vụ
cho việc kiểm định các bằng chứng thực nghiệm ảnh hưởng đến tiết kiệm tư nhân
của các biến động TOT.
1.6

Ý nghĩa của đề tài

Về mặt định tính, bài nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết kinh tế và bằng
chứng thực nghiệm về tác động của các biến động TOT lên tiết kiệm tư nhân ở các

nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Á.
Về mặt định lượng, việc xây dựng một mô hình nghiên cứu giải quyết các
vấn đề nghiên cứu được đặt ra sẽ cung cấp cơ sở thực nghiệm của cách thức mà các
yếu tố của biến động TOT tác động lên tiết kiệm tư nhân từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm kiểm soát các yếu tố của biến động TOT để đạt mục tiêu kinh tế vĩ mô.
1.7

Bố cục của Luận văn

Nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương, được trình bày cụ thể theo
trình tự sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài
Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, các vấn đề cần nghiên cứu đồng thời giới thiệu tổng quan về phương
pháp nghiên cứu và ý nghĩa khi thực hiện đề tài.

-5-


Chƣơng 2: Tổng quan lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Trong chương này, tác giả sẽ tổng hợp cơ sở lý luận khoa học, những nghiên
cứu thực nghiệm trên thế giới về các yếu tố tác động đến tiết kiệm tư nhân và tài
khoản vãng lai cũng như tác động của cấu trúc tài chính đến hai yếu tố trên.
Chƣơng 3: Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nội dung chính của chương này tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên
cứu, giải thích các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình, mơ tả các đặc
điểm của mơ hình thực nghiệm, các giả định đặt ra để kiểm định và nguồn dữ liệu
để thực hiện nghiên cứu, phương pháp thực hiện nghiên cứu.
Bài nghiên cứu thực hiện định lượng trên dữ liệu bảng, sử dụng khung
phương pháp hệ thống GMM và đối chiếu với kết quả OLS. GMM cho phép ước

lượng vững và hiệu quả trên dữ liệu tồn tại cả phương sai thay đổi, tự tương quan
và nội sinh.
Chƣơng 4: Nội dung và các kết quả nghiên cứu
Trong chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác
động của các yếu tố biến động TOT đến tiết kiệm tư nhân. Trên cơ sở đó, tác giả
tiến hành kiểm định dựa trên dữ liệu của các quốc gia đang phát triển đồng thời
thảo luận các kết quả thực nghiệm nhận được.
Chƣơng 5: Kết luận và các hàm ý
Ở chương này, tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, tổng kết lại các kết
quả thực nghiệm từ mơ hình nghiên cứu, nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng
mở rộng đề tài.

-6-


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 Lý thuyết về TOT:
Để đánh giá tiềm lực kinh tế của quốc gia trong thương mại quốc tế, ảnh
hưởng của thương mại quốc tế đến thu nhập quốc gia tính theo hàng hóa nhập khẩu
của nước ngồi và đánh giá sự phụ thuộc của sản xuất trong nước đối với hàng hóa
nhập khẩu, các nhà kinh tế vĩ mô đã đưa ra khái niệm và công thức tính chỉ tiêu
TOT (Terms of trade).
TOT là một thuật ngữ chung, mơ tả một nhóm các TOT khác nhau gồm: TOT
của hàng hóa (Commodity term of trade), TOT của thu nhập (Income term of trade),
TOT nhân tố đơn (Single factoral term of trade) và TOT nhân tố kép (Double
factoral term of trade).
2.1.1 TOT của hàng hóa
Là chỉ tiêu kinh tế biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa giá hàng xuất khẩu với giá
hàng nhập khẩu của quốc gia, được tính theo cơng thức:

N = Giá xuất khẩu/Giá nhập khẩu = P/(S.P*) (1)
Trong đó:
N – TOT của hàng hóa;
P – Giá hàng xuất khẩu theo nội tệ;
P*- Giá hàng nhập khẩu theo ngoại tệ;
S – Tỷ giá hối đoái giữa nội tệ so với ngoại tệ.
Trong thực tế, hoạt động trao đổi thương mại của một quốc gia với bên ngồi
diễn ra với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, khi đó TOT được tính bằng tỷ
lệ giữa chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu với chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ
nhập khẩu của quốc gia:
-7-


N = (PX / PM) x 100

(2)

Trong đó:
PX – Chỉ số giá hàng xuất khẩu;
PM – Chỉ số giá hàng nhập khẩu.
2.1.2 TOT của thu nhập
Là chỉ tiêu kinh tế đánh giá khả năng dựa vào xuất khẩu để nhập khẩu của
quốc gia, được tính theo cơng thức:
I = (PX / PM) x QX

(3)

Trong đó:
I – TOT của thu nhập;
PX , PM – Lần lượt là chỉ số giá hàng xuất, nhập khẩu;

QX - Chỉ số khối lượng hàng xuất khẩu.
Biến động của TOT thu nhập là chỉ tiêu quan trọng đối với các nước đang
phát triển vì những nước này phụ thuộc rất nhiều vào tư liệu sản xuất nhập khẩu để
phát triển kinh tế.
2.1.3 TOT nhân tố đơn
Là chỉ tiêu kinh tế đánh giá lượng hàng nhập khẩu của một quốc gia có trong
một đơn vị nhân tố sản xuất trong nước của hàng xuất khẩu. TOT nhân tố đơn phản
ánh mức độ phụ thuộc của sản xuất hàng xuất khẩu của quốc gia đối với hàng nhập
khẩu và được tính theo cơng thức:
S = (PX / PM) ZX

(4)

Trong đó:
S – TOT nhân tố đơn;
PX, PM – Lần lượt là chỉ số giá hàng xuất, nhập khẩu;
-8-


ZX – Chỉ số năng suất khu vực xuất khẩu của quốc gia.
2.1.4

TOT nhân tố kép

Là chỉ tiêu kinh tế đánh giá bao nhiêu đơn vị nhân tố sản xuất trong nước có
trong hàng xuất khẩu để đổi được một đơn vị nhân tố ngồi nước có trong hàng
nhập khẩu, được tính theo cơng thức:
D = (PX / PM) (ZX / ZM)

(5)


Trong đó:
D – TOT nhân tố kép;
PX , PM – Lần lượt là chỉ số giá hàng xuất, nhập khẩu;
ZX – Chỉ số năng suất khu vực xuất khẩu của quốc gia;
ZM – Chỉ số năng suất nhập khẩu.
Trong bốn loại TOT nêu trên, TOT nhân tố kép (D) không sử dụng thường
xuyên đối với các nước đang phát triển và ít được tính tốn. TOT của thu nhập và
TOT nhân tố đơn là hai loại quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển. Vì
TOT của hàng hóa (N) dễ tính tốn nhất trong số bốn loại TOT, nên trong hầu hết
các giáo trình kinh tế thường dùng TOT của hàng hóa và N thường được gọi đơn
giản là TOT (Term of trade).
Biến động của TOT phản ánh thay đổi thu nhập của quốc gia tính theo hàng
hóa nhập khẩu của nước ngồi. Khi TOT giảm, đồng nghĩa với thu nhập quốc gia
giảm vì cần phải tăng thêm hàng xuất khẩu để mua được một đơn vị hàng nhập khẩu
định trước. Nếu chỉ đơn thuần dựa vào tăng, giảm của TOT khó có thể đánh giá mức
sống tăng hay giảm. Ví dụ, khi giá hàng xuất khẩu tăng dẫn tới TOT tăng, nghĩa là
với một lượng hàng xuất khẩu nhất định có thể đổi lấy một lượng hàng nhập khẩu
lớn hơn. Tuy nhiên, giá hàng xuất khẩu tăng có thể dẫn tới nhu cầu của bên ngồi
đối với hàng xuất khẩu giảm, do vậy trong khi một đơn vị hàng xuất khẩu có thể đổi

-9-


lấy nhiều hàng nhập khẩu hơn thì tổng giá trị hàng xuất khẩu có thể giảm và kéo
theo khả năng nhập khẩu của quốc gia giảm.
Từ định nghĩa của các loại TOT, chúng ta nhận thấy ba yếu tố trực tiếp gây
nên biến động đến các loại TOT này, đó là: giá hàng xuất khẩu trong nước, giá hàng
nhập khẩu và tỷ giá hối đoái. Năng suất là yếu tố gián tiếp ảnh hưởng tới N, I và
trực tiếp ảnh hưởng tới S. Khi phá giá đồng nội tệ (S trong công thức (1) tăng) làm

cho hàng nhập khẩu theo nội tệ đắt hơn, dẫn tới TOT giảm và làm giảm thu nhập
quốc gia. Điều này gợi ý cho các nhà quản lý phải thận trọng và cân nhắc mọi khía
cạnh khi đưa ra quyết định phá giá đồng nội tệ với mục đích cải thiện cán cân vãng
lai trong cán cân thanh toán quốc tế. Khi phá giá đồng tiền sẽ có hai loại ảnh hưởng
ngược nhau tới tổng trị giá hàng hóa xuất, nhập khẩu:
i. Ảnh hưởng của giá: hàng hóa xuất khẩu tính theo ngoại tệ sẽ rẻ hơn, hàng
hóa nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ đắt hơn, vì vậy ảnh hưởng của giá sẽ
làm cho cán cân vãng lai xấu đi;
ii. Ảnh hưởng của lượng: hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn sẽ dẫn tới tăng khối lượng
hàng xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đắt hơn sẽ làm giảm khối lượng
hàng nhập khẩu, vì vậy ảnh hưởng của lượng sẽ cải thiện cán cân vãng
lai.
Ảnh hưởng của lượng cần có thời gian vì nó phụ thuộc vào nhu cầu của bên
ngồi. Vì vậy, ảnh hưởng thuần của phá giá đồng tiền đối với cán cân vãng lai phụ
thuộc vào ảnh hưởng của giá hay ảnh hưởng của lượng nổi trội hơn.
TOT của hàng hóa ở các nước đang phát triển có xu hướng giảm theo thời
gian. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cách ứng xử khác nhau đối với hiện
tượng tăng năng suất tại các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tại các
nước phát triển, kết quả của tăng năng suất được chuyển hết vào người lao động
dưới dạng tiền lương và thu nhập cao hơn. Trong khi đó tại các nước đang phát triển
tăng năng suất được phản ánh dưới dạng giá cả hàng hóa thấp hơn. Các nước phát
- 10 -


triển giữ được mối lợi từ tăng năng suất của riêng họ, đồng thời hưởng lợi từ tăng
năng suất của các nước đang phát triển qua việc họ mua các sản phẩm xuất khẩu của
các nước đang phát triển với giá rẻ hơn.
Nhu cầu của các nước đang phát triển đối với sản phẩm công nghiệp xuất
khẩu từ các nước phát triển có xu hướng tăng nhanh hơn nhu cầu của các nước phát
triển đối với sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Điều này

cũng là nguyên nhân dẫn tới TOT của hàng hóa ở các nước đang phát triển giảm.
Nếu tăng năng suất tại các nước phát triển và các nước đang phát triển đều
được phản ánh dưới dạng giá cả hàng hóa thấp hơn, khi đó TOT của các nước đang
phát triển sẽ tăng theo thời gian. Tăng năng suất trong nông nghiệp nhìn chung thấp
hơn trong cơng nghiệp, vì vậy chi phí sản xuất và giá cả của sản phẩm công nghiệp
giảm mạnh hơn so với sản phẩm nông nghiệp. Các nước đang phát triển chủ yếu
xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, ngược lại, các nước phát triển chủ yếu xuất khẩu
sản phẩm công nghiệp, nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp và ngun liệu thơ. Vì vậy
TOT của hàng hóa ở các nước phát triển sẽ giảm.
TOT của thu nhập và TOT nhân tố đơn có thể tăng ngay trong trường hợp
TOT của hàng hóa giảm. Trường hợp này xảy ra khi chỉ số khối lượng hàng xuất
khẩu (QX) và chỉ số năng xuất khu vực xuất khẩu của quốc gia (ZX) tăng đủ lớn để
bù đắp sự suy giảm của TOT của hàng hóa.
2.1.5 Biến động TOT:
Là tình trạng tăng hoặc giảm bất thường với biên độ lớn của TOT. Điều này
làm ảnh hưởng đáng kể lên thu nhập thực của quốc gia, đầu tư, tiết kiệm cá nhân và
cuối cùng là sản lượng quốc gia trong tương lai.
Các lý thuyết nền tảng về biến động TOT:

- 11 -


2.2 Lý thuyết về tiết kiệm tƣ nhân:
2.2.1 Định nghĩa:
Tiết kiệm tư nhân là tiết kiệm của hộ gia đình và doanh nghiệp. Tiết kiệm
tư nhân được tính bằng bằng tiết kiệm cá nhân cộng với lợi nhuận sau thuế của công
ty trừ cổ tức được trả.
Tiết kiệm trong nền kinh tế:
Trong một nền kinh tế đóng, khơng có hoạt động xuất nhập khẩu, ta có:
Y = C + I + G (6).

Trong đó, Y là thu nhập quốc dân, C là tiêu dùng tư nhân, I là tổng đầu tư
của nền kinh tế và G là chi tiêu Chính phủ. Đẳng thức (6) ở trên được viết lại là:
Y – C – G = I (7)
Y – C – G là phần tiết kiệm của nền kinh tế, gọi là S. Ta sẽ có S = I. Trong
nền kinh tế đóng, bao giờ cũng có sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư.
Trong một nền kinh tế mở có các hoạt động xuất nhập khẩu, vì vậy đẳng
thức (6) sẽ được viết như sau:
Y = C + I + G + (X – M).
Trong đó X là xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, M là nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ. Chênh lệch giữa X – M là thâm hụt/thặng dư thương mại, viết tắt là TD.
X – M <0 là tương đương với thâm hụt thương mại., ta sẽ có TD = Y – C – G – I
Và ta đã biết Y – C – G chính là tiết kiệm S nên có thể viết là:
TD = S – I
 TD = (Sg + Sp) – I
 Sp = TD + I – Sg
Với Sg là tiết kiệm của Nhà nước, Sp là tiết kiệm của tư nhân.
- 12 -


Như vậy theo phương trình cân bằng sản lượng kinh tế thì tiết kiệm cá nhân
phụ thuộc vào 03 biến số là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu, đầu tư và tiết
kiệm chính phủ.
2.2.2

Các nhân tố kinh tế vĩ mơ khác có tác động lên tiết kiệm tƣ

nhân:
a) GRPCY: Tỷ lệ tăng trƣờng GDP thực đầu ngƣời
Theo định nghĩa của Worldbank: tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP
bình quân đầu người dựa trên cơ sở tiền tệ nội địa không thay đổi. Tập hợp này dựa

trên hằng số là giá trị của đô la Mỹ năm 2005. GDP bình quân đầu người là tổng sản
phẩm trong nước chia cho dân số giữa năm. GDP theo giá mua là tổng của giá trị gia
tăng ròng của tất cả các nhà sản xuất thường trực trong nền kinh tế cộng với mọi
khoản thuế sản phẩm và trừ đi bất kỳ khoản trợ cấp khơng tính vào giá trị của sản
phẩm . Nó được tính tốn mà khơng thực hiện trích khấu hao tài sản khơng có thực
hoặc nguồn thu từ việc làm cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
b) RPCY: Thu nhập thực bình quân đầu ngƣời.
Thu nhập thực bình quân đầu người là thu nhập trung bình của một người
trong một khu vực cho trước (thành phố, quốc gia, vùng miền…). Chỉ số này được
tính bằng cách chia tổng thu nhập của khu vực cho dân số của tồn khu vực đó.
c) GDP: Tồng giá trị sản phẩm quốc gia
GDP theo giá mua là tổng giá trị gia tăng của tất cả các nhà sản xuất
thường trực trong nền kinh tế cộng với mọi khoản thuế sản phẩm và trừ đi bất kỳ
khoản trợ cấp không tính vào giá trị của sản phẩm. Nó được tính tốn mà khơng
thực hiện trích khấu hao tài sản khơng có thực hoặc nguồn thu từ việc làm cạn kiệt
và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
d) Mức độ cung tiền tính theo % trên GDP:

- 13 -


Tiền và tương đương tiền bao gồm các khoản tiền bên ngoài ngân hàng,
nhu cầu tiền gửi khác ngoài tổ chức chính phủ, và những khoản tiết kiệm, tiền gửi
ngoại tệ của các thành phần cư dân khác ngoài tổ chức chính phủ. Định nghĩa này
của cung tiền thường được gọi là M2.
e) INF: Lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung
của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay là
sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo
nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vị nền

kinh tế của một quốc gia, cịn theo nghĩa thứ hai thì người ra hiểu là lạm phát của
một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành
phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.
Trong bài nghiên cứu thì chỉ số này được tính bằng phần trăm thay đổi
hàng năm trong CPI.
f) DEP: Tỷ lệ phụ thuộc
Tỷ lệ phụ thuộc ghi nhận hiệu ứng vòng đời và nó đo lường tác động của
biến nhân khẩu học lên tiết kiệm cá nhân. Nó được đo lường bằng tỷ lệ của sự khác
nhau giữa tổng dân số và số lượng lao động được tuyển dụng trên tổng dân số.
g) PUBSAV: Tỷ lệ tiết kiệm công trên thu nhập quốc gia rịng sẵn có.
Tỷ lệ tiết kiệm cơng trên thu nhập quốc gia rịng sẵn có được tính bằng tỷ lệ
của tiết kiệm công trên GDP. Tiết kiệm cơng được tính bằng cách lấy tổng thu nhập
trừ đi tổng chi tiêu của Chính phủ.

- 14 -


2.3 Những lý thuyết về tác động của biến động TOT lên tiết kiệm tƣ
nhân:
2.3.1 Lý thuyết về hiệu ứng Harberger-Laursen-Metzler (HLM):
Tồn tại một mối liên quan đáng kể về lý thuyết nghiên cứu hiệu ứng HLM.
Mối quan hệ cùng chiều giữa TOT và cán cân thương mại được đưa ra bởi
Harberger, Laursen và Metzler, dựa trên việc sử dụng phương trình tiêu dùng của
Keynesian. Các yếu tố kỹ thuật được sử dụng trực tiếp để tạo ra kết quả. Một sự cải
thiện trong TOT làm tăng thu nhập quốc nội thực của quốc gia, đó là sản lượng nội
địa đo lường bằng giá nhập khẩu hoặc giá nhóm hàng tiêu dùng thực. Tuy nhiên với
xu hướng biên ngắn hạn giảm bớt tiêu dùng kết hợp sau đó thì ít hơn mức tăng
tương ứng của chi tiêu cho tiêu dùng. Kết quả là mức tiết kiệm cá nhân tăng lên và
các mặt khác không thay đổi dẫn đến một sự cải thiện trong cán cân thương mại của
quốc gia.

Trong những năm 1980 sự tồn tại của hiệu ứng HLM đã đúc kết lại một hệ
thống tối ưu hóa nhất thời. Nó thiết lập nền tảng kinh tế vĩ mơ của hiệu ứng HLM và
lọc ra các điều kiện mà hiệu ứng tồn tại. Một mối liên kết của lý thuyết này sử dụng
mơ hình dự báo hồn hảo. Một phát hiện quan trọng của lý thuyết này là những
phản ứng đương thời của cán cân thương mại do tác động của biến động TOT phụ
thuộc vào sự duy trì của biến động. Những thay đổi tạm thời trong các TOT dẫn đến
hiệu ứng HLM, nhưng do tác động của các biến động trở nên dai dẳng hơn nên hiệu
ứng HLM bị giảm bớt. Trong mơ hình hai giai đoạn cơ bản của một nền kinh tế mở
nhỏ, những thay đổi vĩnh viễn trong TOT khơng có tác động đối với cán cân thương
mại, xem Sachs (1981).
Phần mở rộng về mô hình kinh điển đã được thực hiện bởi một số tác giả.
Obstfeld (1982) nói về các vấn đề nhấn mạnh của Uzawa (1969), trong đó tỷ lệ trừ
hao của các khu vực kinh tế phụ thuộc vào mức độ hiệu năng hiện thời của chúng.
Theo các giả định rằng tỷ lệ trừ hao tăng ở mức độ hiệu năng hiện tại, Obstfeld cho
thấy một sự cải thiện lâu dài (bất ngờ) trong TOT dẫn đến thâm hụt trên cán cân
- 15 -


thương mại. Svensson và Razin (1983) khái quát những kết quả của Sachs và
Obstfeld bằng cách phân biệt giữa những thay đổi hiện tại và tương lai trong TOT.
Persson và Svensson (1985) sử dụng một mơ hình nhiều lớp chồng lên nhau để kiểm
tra các phần mở rộng của mô hình kinh điển đã được thực hiện bởi một số tác giả.
Trong một động thái đi từ mơ hình cụ thể Backus (1993) cung cấp một lý
thuyết phân tích sự tương tác giữa TOT và cán cân thương mại trong một thế giới
không ổn định, nhưng các điều kiện cần thiết của thị trường là hồn chỉnh. Nghiên
cứu này có một số kết luận nổi bật. Trong khuôn khổ hai nước Backus, TOT và cán
cân thương mại được xác định là nội sinh, tuy nhiên không giống như các mô hình
dự báo hồn hảo, độ lớn của các mối tương quan giữa TOT và cán cân thương mại
thì khơng liên quan đến dao động của biến động TOT. Với thị trường hồn chỉnh nó
được xác định bởi các yếu tố ưu tiên, thông số kỹ thuật và bản chất của các rối loạn

cung và cầu, các yếu tố này điều khiển hệ thống. Các mơ hình thị trường hồn chỉnh
cho phép các yếu tố đại diện bảo đảm việc chống lại tất cả những biến động riêng
biệt (theo quốc gia cụ thể) và điều này hàm ý rằng khơng có tác động về thu nhập
gắn với những biến động như vậy. Ngược lại trong khn khổ dự báo hồn hảo thì
tác động là tương đối khác biệt trong quy mơ của hiệu ứng thu nhập gắn với một
biến động tạm thời và một biến động vĩnh viễn lên TOT, đó là một yếu tố quan
trọng trong gây ra phản ứng khác nhau cho cán cân thương mại.
Tính khả thi của mơ hình thị trường hồn chỉnh bao gồm hai nước thực sự
phù hợp với sự tương tác giữa TOT và cán cân thương mại, đã được kiểm tra bởi
Backus et al. (1992, 1994). Backus và các cộng sự. (1994), BKK, tổng kết các mối
quan hệ thực nghiệm giữa TOT (mà họ định nghĩa là tỉ lệ giá xuất khẩu trên giá
nhập khẩu) và cán cân thương mại thông qua một hàm số tương quan chéo. Sử dụng
dữ liệu cho một số nước OECD họ xác định một hàm số tương quan chéo hình chữ
S như là một quy luật thực nghiệm. Trong khuôn khổ BKK, cả TOT và cán cân
thương mại là nội sinh và nguồn gốc cơ bản của sự bất ổn là những biến động tới
chi tiêu chính phủ và thông số kỹ thuật. Đối với tham số nhất định của mơ hình của
- 16 -


BKK họ có thể tái tạo một số tính năng trong các dữ liệu, bao gồm cả những đường
cong S. Các yếu tố quan trọng để có được các đường cong S trong mơ hình BKK là
dạng của những biến động cơ bản và sự tích tụ vốn.
Một khn khổ lý thuyết phù hợp hơn cho việc phân tích hiệu ứng HLM
trong nền kinh tế mở nhỏ được cung cấp bởi Mendoza (1992, 1995). Ngược lại với
BKK, Mendoza phát triển một mơ hình lý thuyết của một quốc gia duy nhất mà phải
đối mặt với việc TOT là ngoại sinh. Biến động trong TOT là một nguồn gốc cơ bản
của những biến động cho nền kinh tế thị trường không hồn chỉnh trong khn khổ
của Mendoza, các nước có thể giao dịch một tài sản đơn thuần là trái phiếu phi rủi
ro theo từng đợt. Mendoza (1992) là một phiên bản tổng qt ngẫu nhiên của mơ
hình Obstfeld (1982). Đó là một nền kinh tế có các khoản trợ cấp với ba loại hàng

hóa: hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu và phi thương mại. Các khu vực đại diện được
giả định có một tỷ lệ thời gian ưu tiên là nội sinh và nó gia tăng ở mức độ hiện thời
ngay lập tức. Mendoza hiệu chỉnh mơ hình của ơng cho nền kinh tế Canada và thấy
rằng các mơ hình tạo ra mối tương quan tích cực giữa TOT và cán cân thương mạihiệu ứng HLM. Một mối tương quan tích cực tương tự cũng là bằng chứng trong các
dữ liệu của Canada.
2.3.2 Lý thuyết căn bệnh Hà Lan:
Mơ hình sơ khai giải thích lý thuyết căn bệnh Hà Lan đến từ Corden và
Neary (1982) và Corden (1984). Mơ hình Core thảo luận 03 khu vực: khu vực bùng
nổ (B), khu vực lạc hậu (L) và khu vực phi thương mại (N). Corden (1984) mơ tả 03
sự kiện có thể cung cấp yếu tố thúc đẩy cho khu vực B: cải tiến kỹ thuật dẫn đến sự
gia tăng sản lượng của B, phát hiện nguồn tài nguyên mới chưa được khai thác, hoặc
tăng giá ngoại sinh trên thị trường toàn cầu của hàng hóa khu vực bùng nổ so với
giá của các nước nhập khẩu. Trong trường hợp thứ ba này, khu vực bùng nổ ban đầu
được giả định là hoàn toàn được xuất khẩu, hoặc giá trong nước được tách ra khỏi
giá thị trường toàn cầu (như trường hợp ở một số nước sản xuất dầu mỏ), có nghĩa là
nó khơng trực tiếp chịu áp lực lạm phát trong nước. Khi bùng nổ B từ một hoặc
- 17 -


nhiều hơn các sự kiện, tổng thu nhập gia tăng cho tất cả các yếu tố hoạt động ban
đầu. Giả sử có ít nhất một phần thu nhập tăng thêm này được chi cho hàng hóa và
dịch vụ khơng giao dịch được, N, các hiệu ứng chi tiêu nói trên diễn ra. Giá của N
so với giá cả của hàng hóa thương mại phải cao lên, vì giá của N được thiết lập trên
thị trường trong nước, các khu vực xuất khẩu giá được thiết lập trên toàn cầu (và do
đó ổn định, trừ trường hợp thứ ba, nơi PB tăng nhưng không phải là tiêu thụ trong
nước, và như vậy sẽ không ảnh hưởng đến mức giá của các quốc gia. Sự tăng giá
này là một sự đánh giá thực tế, và có thể được xác định bởi cơng thức: REER =
NER (P * / P) (8). Trong (8), REER là tỷ giá thực hiệu quả, NER là tỷ giá hối đoái
danh nghĩa giữa bất kỳ hai nước (cụ thể là nhà đơn vị tiền tệ trên một đơn vị ngoại
tệ), P * là mức giá của nước ngoài, và P là mức giá trong nước. Lưu ý REER được

đánh giá cao ngay cả dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định, như lạm phát trong nước
vượt trội hơn lạm phát nước ngoài do hiệu ứng triệt tiêu này. Trong hình 2.1, trục
dọc cho thấy Pn, mà theo mơ hình Core là giá của hàng hóa và dịch vụ không thể
giao dịch, tương quan với các ngành xuất khẩu chậm phát triển. Đường cầu cho thấy
nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ khơng thể giao dịch, nơi thu nhập bằng chi phí
ở tất cả các cấp. Hiệu ứng chi tiêu dịch chuyển nhu cầu từ D0 đến D1, làm tăng Pn.

Biểu đồ 2.1: Mối quan hệ giữa giá khu vực N với giá khu vực L (Pn) và số lượng
hàng hóa khu vực N.
- 18 -


×