Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ban thuyet minh Do dung day hoc tu tao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.78 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phòng GD & ĐT Quản Bạ Trường THCS Đông Hà. BẢN THUYẾT MINH THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM Tên thiết bị dạy học tự làm: Sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu. Tên tác giả (nhóm tác giả): Lệnh Thế Anh. Đơn vị: Trường THCS Đông Hà - Quản Bạ - Hà Giang. I/ Thông tin chung: - Trong bộ thiết bị dạy học sinh học 8 đã có tranh vẽ: “Sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn”, nhưng chỉ sử dụng tranh vẽ học sinh rất khó tư duy về các nhánh phát đi của động mạch và các mạch máu quay trở về tim (Tĩnh mạch) từ đó rất khó khăn khi tìm hiểu về sự hoạt động của hệ tuần hoàn máu cũng như việc tìm hiểu về cấu tạo của thành mạch phù hợp với chức năng. - Trên thực tế cũng đã có những sản phẩm đồ dùng tự tạo về: “Sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn” nhưng được làm bằng đèn LED, có mạch điện điều khiển vì vậy giá thành cao, khó làm. Tuy nhiên vẫn không thể hiện được không gian đa chiều nên về cơ bản không hơn gì so với tranh vẽ (thể hiện trên một mặt phẳng) ngoài việc thể hiện được chiều vận chuyển của máu trong hệ mạch. - Dựa trên những nhận định và phân tích ở trên tôi đã tiến hành làm sản phẩm này với những vật liệu rẻ tiền, ai cũng có thể làm được mà vẫn đem lại hiệu quả nhất định trong giảng dạy. II/ Công dụng (chức năng) của TBDH tự làm: - Sản phẩm được sử dụng để dạy bài: 16;17;18, tiết: 16,17,18. Chương III Hệ tuần hoàn, môn sinh học 8. Ngoài ra còn có thể sử dụng trong các tiết ôn tập có nội dung kiến thức liên quan đến tuần hoàn máu. III/ Quy trình thiết kế TBDH tự làm: 1. Nguyên tắc và cấu tạo: - Thiết bị gồm: Tim và hệ mạch. Được thiết kế dựa trên hình 16-1 sách giáo khoa Sinh học 8 trang 51. - Nguyên vật liêu gồm: + Một mảnh xốp (rộng 17cm; dài 20cm; dày 1,5cm). + Bộ dây chuyền mới dùng trong y tế (3 bộ). + Giấy bìa cứng (khổ 0,8m x 1m) và giấy màu, bút màu. + Băng dính. 2. Cách làm: - Xốp: Cắt thành hình trái tim, dùng bút màu đỏ vẽ thành 4 ngăn, nửa trái tô màu đỏ tươi, nửa phải tô màu đỏ thẫm. Dùng bút phủ vẽ mũi tên biểu diễn chiều vận chuyển của máu..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Dây chuyền: Lựa chọn những phần có đường kính bằng nhau cắt bỏ phần kim của dây chuyền. Bơm mực màu vào dây chuyền với màu tương ứng: Động mạch và tĩnh mạch ở nửa trái bơm màu đỏ tươi, tương tự động mạch và tĩnh mạch nửa phải bơm màu đỏ thẫm. - Dùng băng dính 3. Lắp ráp và bố trí TBDH tự làm: - Dùng băng dính hai mặt dán cố định quả tim vào trung tâm của giấy bìa cứng (khổ 0.8m x 1m) hơi lệnh lên phía trên, đỉnh tim lệch sang phía trái. - Dùng băng dính 1 mặt (băng dính trong) cố định động mạch và tĩnh mạch theo như hình vẽ sách giáo khoa. - Chỗ nối nhau giữa động mạch và tĩnh mạch (mao mạch) ở các cơ quan phần trên cơ thể và phần dưới cơ thể, ở phổi dùng bút màu vẽ các mạch nhỏ hơn để biểu diễn mao mạch. - Cắt chữ và mũi tên dán để biểu diễn chiều vận chuyển của máu trong hệ mạch. Dùng băng dính hai mặt dán bìa vào bảng gỗ. IV/ Hướng dẫn khai thác và sử dụng: - Sử dụng thiết bị để dạy Bài 16 (tiết 16) “Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết” Ở mục (I. Tuần hoàn máu:) Giáo viên treo thiết bị lên bảng cho học sinh quan sát hoặc hướng dẫn, gợi ý khi hoạt động nhóm để học sinh phát hiện ra các thành phần cấu tạo nên hệ tuần hoàn; phân biệt động mạch, tĩnh mạch, xác định được vị trí của các van tim từ đó HS có thể mô tả được sự vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ; vai trò của van tim; nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn trong cơ thể. - Ở bài 17. “Tim và mạch máu” giáo viên có thể sử dụng thiết bị để chỉ ra cho HS thấy đặc điểm cấu tạo của tim và hệ mạch luôn phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm, đó là độ dày, mỏng khác nhau của các ngăn tim; thành động mạch so với thành tĩnh mạch và mao mạch. - Ở bài 18.”Sự vận chuyển máu qua hệ mạch - Vệ sinh hệ tuần hoàn” Giáo viên sử dụng để củng cố kiến thức về sự vận chuyển máu qua hệ mạch; áp lực của máu; vận tốc máu trong các đoạn mạch khác nhau của hệ mạch. - Ngoài ra giáo viên còn sử dụng để củng cố, khắc sâu kiến thức trong các tiết ôn tập. V/ Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản: - Trong thực tế giảng dạy thiết bị dạy học không phải là tối ưu thay thế cho các phương pháp dạy học vì vậy khi sử dụng thiết bị cần phải đưa ra đúng lúc, phù hợp với nội dung truyền thụ đồng thời phải kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực nhằm đem lại hiệu quả cao nhất..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thiết bị được thiết kế với tiêu chí đơn giản với những vật liệu rẻ tiền vì vậy không tránh khỏi những khiếm khuyết. Trong điều kiện cho phép nếu có thể kết hợp đèn Led vào trong ống dây, sử dụng mạch điều khiển để thể hiện sự vận chuyển máu trong hệ mạch thì sản phẩm sẽ hoàn thiện và có tính thẩm mỹ cao hơn. - Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, thoáng mát nếu ẩm có thể làm mục giấy bìa; Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp có thể làm cong, vênh bảng gỗ. Tránh những tác động cơ học từ bên ngoài (chèn, ép) có thể làm vỡ ống dây chứa mực bên trong. Xác nhận của nhà trường:. Người viết thuyết minh:. Lệnh Thế Anh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×