Tải bản đầy đủ (.ppt) (91 trang)

xemina cay nhan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 91 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CÂY NHÃN 1.Giá trị, nguồn gốc, phân loại và giống trồng 2. Đặc điểm sinh học và thực vật 3. Khí hậu và đất đai 4. Kỹ thuật canh tác 5. Sâu, bệnh hại nhãn 6. Thu hoạch và chế biến.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1.Giá trị, nguồn gốc, phân loại và giống trồng 1.1 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng Nhãn là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.Thành phần dinh dưỡng trong quả nhãn cho thấy: đường tổng số 12,38 - 22,55%, trong đó đường glucoza 3,85 - 10,16% axit tổng số 0,096 - 0,109%, vitamin c 43,12 – 163,70mg/100g cùi quả, vitamin k 196,5mg /100g. Như vậy ở quả nhãn ngoài các chất khoáng ca, fe, p, k, na... thì độ đường, vitamin C khá cao là các chất dinh dưỡng rất cần cho sức khỏe của con người, thích hợp với ăn tươi..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nhãn tươi và nhãn chế biến là mặt hàng giá trị có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước. - Ăn tươi, đông lạnh, đồ hộp, sấy khô, nước giải khát, làm rượu … - Nhãn sấy khô làm long nhãn là thuốc bổ, thuốc an thần, điều trị suy nhược thần kinh, chứng sút kém trí nhớ, mất ngủ hay hoảng hốt.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Hạt nhãn, vỏ quả nhãn dùng làm thuốc trong đông y. - Nhãn là cây nguồn mật quan trọng có chất lượng cao. - Gỗ nhãn non có thể làm thức ăn gia súc, hạt nhãn có thể làm hồ, chế rượu..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1.2 Nguồn gốc và phân bố - Nhãn có nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng ở miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam. - Là loại cây dễ trồng, mọc nhanh, thích hợp với đất thịt pha cát, nơi có lớp đất canh tác sâu. Có thể trồng bằng hạt, bằng cành chiết hay ghép cây. Khoảng 4-5 năm thì có quả, thời gian cho quả cũng rất lâu. Thu hoạch vào khoảng tháng 6-8..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1.3 Phân loại - Nhãn : Dimocarpus longan thuộc họ Bồ Hòn Sapindaceae, âm Hán Việt "long nhãn" nghĩa là "mắt rồng" vì hạt có màu đen bóng) là loài cây nhiệt đới lâu năm, có nguồn gốc miền nam Trung Quốc. - Loài này còn được gọi là quế viên trong tiếng Trung, lengkeng trong tiếng Indonesia, mata kucing trong tiếng Mã Lai..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ở Việt Nam, cây nhãn trồng lâu nhất là ở chùa phố hiến thuộc xã Hồng Châu, thị xã Hưng Yên tỉnh Hưng yên cách đây chừng 300 năm. theo giáo sư Vũ Công Hậu (1982): "...có thể miền Bắc nước ta là một trong những vùng quê hương của cây nhãn..." Trong những năm gần đây do nhu cầu quả tươi tại chỗ, cây nhãn đuợc phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam: Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Cù lao An Bình, Đồng Phú (Vĩnh Long)... đặc biệt ở các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre,... Diện tích trồng nhãn tăng rất nhanh.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1.4 Một số giống trồng trên thế giới Một số giống nhãn nhập nội của Trung Quốc 1. Đại ô viên Trồng phổ biến ở tỉnh Quảng Đông Đặc điểm chủ yếu: cây cao lớn, mọc rất khoẻ, tán lá cây hình mâm xôi, xoè rộng, lá xanh đậm, phản quang. lá có 8-10 lá chét rộng hình elip. Chùm quả to, quả trên chùm phân bố dày đều..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Quả hình cầu độ lớn khá đồngđều.Trọng lượng quả 12 - 16g, vỏ quả màu vàng nhạt, vỏ mỏng, cùi màu trắng sữa, dày 0,6-0,8cm, dễ tách hạt, mềm ngọt,hình tròn màu nâu đen, phần ăn được 66-70%, quả chín vào đầu vụ giữa tháng 8 . Giống Đại ô viên có tính thích nghi khoẻ, sinh trưởng nhanh, sản lượng cao và ổn định. Quả to cùi dày, phần ăn được có tỷ lệ cao, song phẩm chất hương vị trung bình, là giống chính dùng ăn tươi và làm đồ hộp..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2. Thạch Hiệp Trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông chu, tỉnh Quảng Đông.. Đặc điểm chủ yếu: cây mọc khoẻ, tán xoè, rộng hình bán cầu, lá màu xanh đậm, có 8-10 lá chét, độ lớn trung bình, hình êlip hơi dài, biên lá gợn sóng. chùm hoa vừa loại trung bình, chùm quả nặng 300-400g, độ lớn quả đồng đều. quả hình tròn dẹp, hơi lệch, nặng 7-9g. vỏ quả màu vàng nâu hoặc vàng nâu pha màu xanh nhạt, vỏ dày. Cùi có màu trắng sữa, dày khoảng 0,5cm. Ăn ngọt sắc, thơm. phẩm chất quả rất khá, hạt bé, hình tròn dẹt, màu nâu đỏ. Phần ăn được 65-68%. quả chín vào đầu vụ giữa tháng 8..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3.Trữ Lương Nhãn trữ lương có tán cây trung bình, hình mâm xôi, phân cành nhiều, khoảng cách giữa các đốt trên cành ngắn, lá xanh đậm, có 6-8 lá chét, độ lớn của lá trung bình, hình trứng hơi dài. Chùm quả tương đối lớn, quả hình tròn dẹt, to đều, nặng trung bình 12g. Vỏ quả màu vàng nâu, cùi quả màu trắng sữa, dễ tách khỏi hạt, giòn, ít nước, ăn ngọt thanh. Cây ra hoa vào cuối tháng 4, quả chín vào giữa tháng 8, năng suất cao..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Một số giống nhãn ngon của Thái Lan 1. Daw Là giống chín sớm nhất nên được dân Thái Lan ưa trồng, quả to, hạt to, vỏ mỏng màu vàng nhạt, cùi dày, giòn, ngọt và thơm, ít ra quả cách năm. Có nhược điểm là quả chín để lâu trên cây hạt có thể mọc mầm..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2. Champoo Quả to, hạt bé, có phẩm chất tốt, thích hợp để ăn tươi (vì khi đóng hộp cùi biến màu hồng), năng suất cao nhưng có hiện tượng cách năm.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3. Haew Quả to, bình quân 18-20g, vỏ dày màu vàng nhạt, cùi dày, ngọt và thơm. Quả chín vào tháng 7 để chín cây quả càng thơm ngon. Cuống chùm quả hơi cứng nên khó đóng vào bao. Nhãn Haew đóng hộp khá tốt. nhược điểm có hiện tựợng cách năm.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 4. Biew - Kiew Là giống nhãn được Thái Lan ưa chuộng nhất. Vỏ quả màu xanh, quả hơi vẹo, cùi dày, hạt nhỏ. cùi màu vàng nhạt, giòn, mùi vị thơm ngon. quả chín muộn vào tháng 8. Tuy có nhiều ưu điểm song giống Biew - Kiew chậm có quả và có hiện tựợng cách năm. Các giống nhãn của thái lan cho thu hoạch vào tháng 6 đến tháng 8..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Một số giống nhãn ngon của Đài Loan 1. Nhãn vỏ đỏ Đặc điểm nổi rõ là quả có màu đỏ sẫm. Trọng lựợng quả lớn 11,1g. độ đường 210 brix, ăn ngọt, hơi giòn. năng suất cao, được nông dân ưa trồng. Thời vụ thu hoạch từ giữa đến cuối tháng 8..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 2. Nhãn vỏ xanh Quả lúc chín có màu xanh vàng, ăn rất Ngọt.Trọng lượng quả trung bình 11,1g. Năng suất cao, sức sinh trưởng kém hơn nhãn vỏ đỏ. Thời vụ thu hoạch giữa tháng 8..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3. Nhãn tháng 10 Thuộc nhóm nhãn chín muộn. quả to, khoảng 81 quả 1kg. trên chùm quả, loại quả lớn và quả vừa chiếm gần 84%. tỷ lệ cùi chiếm 64,5% trọng lượng quả, độ đường cao để lâu trên cây vẫn giữ được độ ngọt, ra hoa vào tháng 7, quả chín vào cuối tháng 9 đầu tháng 10. Do chín muộn nên giá bán đắt gấp 2-3 lần nhãn chính vụ. Có nhược điểm là tỷ lệ ghép sống thấp, muốn mở rộng diện tích hơi khó..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 1.5 Các giống được trồng nhiều ở ĐBSCL 1.5.1 Nhãn tiên lá bầu Nguồn gốc: cây gieo hạt trồng trước 1975 ở vườn nhà ông Phạm Văn Thuận ở xã Sơn Định, huyện chợ Lách tỉnh Bến Tre. Hiện nay giống này rất được chú ý phát triển nhất là ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long....

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Cây sinh trưởng rất mạnh, tiềm năng năng suất cao, cây 4-5 tuổi có thể đạt 90kg quả/cây/ năm. trọng lượng quả trung bình 9-14g, vỏ quả khi còn non màu xanh, chín màu vàng da bò, thịt quả dày trung bình 5-6mm, phần ăn được đạt 6070%, vị rất ngọt quả có cùi dày nhiều nước, ngọt thơm, chùm quả đều, quả dùng để ăn tươi là chủ yếu.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 1.5.2 Nhãn xuồng cơm vàng - Giống nhãn xuồng cơm vàng là giống có - Rịa-Vũng Tàu, được trồng bằng hạt, cùi dày, màu hanh vàng, ráo, dòn, rất ngọt, được thị trường ưa chuộng..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Đặc điểm dễ nhận diện là quả có dạng hình xuồng. Quả chưa chín gần cuống có màu đỏ, quả chín vỏ quả có màu vàng da bò. Xuồng cơm vàng thích hợp trên vùng đất cát, nếu trồng trên đất thịt hoặc sét nhẹ nên ghép trên gốc ghép là giống tiêu da bò..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 1.5.3 Nhãn da bò Nhãn Da bò có một thời là cây trồng chủ yếu có giá trị kinh tế cao ở Cai Lậy Tiền Giang, Nhãn da bò có vò màu vàng sậm đôi khi lốm đốm những chấm nâu, nhãn.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Da bò dày cơm, vị rất ngọt khi chín có mùi rất thơm giống nhãn lồng Hưng yên nhưng trái to hơn và không tròn mà hơi dài ra theo chiều ngang. Nhãn da bò thích hợp với đất cát giồng ở các xã Nhị Mỹ, Nhị Quí, Phú Quí..(Cai Lậy).

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 1.5.4 Nhãn tiêu quế Lá kép có 10 - 13 lá chét, mút lá hơi bầu, mép lá hơi gợn sóng, phiến lá không phẳng, hơi xoắn, mặt lá màu xanh đậm bóng. Quả khi chín có màu vàng da bò sẫm hơn. Trọng lượng quả trung bình 10g/ quả. Quả có cùi dày, hạt nhỏ, ráo nước.Phần ăn được khoảng 60% trọng lượng quả, vỏ hạt không nứt, độ ngọt vừa phải, ít thơm,chủ yếu dùng để ăn tươi.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 1.5.5 Nhãn long Là giống nhãn dễ trồng, cho năng suất cao, mỗi năm cho 2 vụ trái; nhưng phẩm chất không cao, không được ưa chuộng do hạt to, cơm mỏng, nhiều nước,....

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Ngoài ra còn có các giống nhãn khác như Super, nhãn hồng, thái long tiêu, Dona,nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn Vĩnh Châu....

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 2.ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THỰC VẬT 2.1 Rễ Cây nhãn có thể chia làm 3 loại: rễ tơ (còn gọi là rễ hút), rễ quá độ và rễ vận chuyển. Căn cứ vào sự phân bố của bộ rễ có thể phân:rễ cọc và rễ ngang..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> a) Rễ hút - Nằm ở vị trí cuối cùng (đầu mút) của rễ, màu trắng trông như giá đỗ xanh, - Nhiệm vụ:hút nước và hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi cây. b) Rễ quá độ Rễ hút hình thành khoảng hơn một tháng thì bó gỗ ở lõi phình to dần và gỗ hoá, màu sắc từ trắng trong chuyển sang nâu hồng, mô mềm ở ngoài nứt vỡ dần và mất đi..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> c) Rễ vận chuyển - Rễ có màu nâu đỏ, sinh trưởng khoẻ, bó gỗ khá phát triển, vỏ ngoài của rễ lúc này không còn mô mềm mà có những chấm nhỏ lồi lên. Nhiệm vụ: vận chuyển nước, dinh dưỡng v.v..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 2.2 Thân, cành Mầm ngọn hay mầm nách của nhãn đều có thể phát triển thành cành. Việc hình thành thân cành của nhãn có những điểm khác với cây ăn quả khác là khi cây đã ngừng sinh trưởng mầm ngọn ở đỉnh được các lá kép rất non bọc lấy, gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi mầm ở đỉnh này kéo dài thêm. Qua các đợt lộc trong năm, cứ mỗi đợt ở phần ngọn lại được bao bọc bởi các tầng lá kép, dần dần các lá này rụng đi để trơ ra một đoạn trống khiến chúng ta có thể dễ phân biệt được các đợt lộc cành trong năm trên đoạn cành dài từ gốc đến ngọn Cành thành thục thì lớp vỏ cứng và thô, màu nâu sậm và trên vỏ có những đường vân nứt.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 2.3 Lá Lá nhãn thuộc loại kép lông chim. Lá đơn mọc đối xứng hay so le. Lá nhãn hình mác, mặt lá xanh đậm, lưng lá xanh nhạt, cuống lá ngắn, gân chính và gân phụ nổi rõ. Lá non màu đỏ, tím hay đỏ nâu tuỳ giống và thay đổi theo thời tiết.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 2.4 Hoa Hoa nhãn màu trắng vàng, đài và cánh có 5, phía ngoài có lông tơ, khi hoa nở độ lớn đạt 4-5micro, mùi thơm nhẹ, có nhiều mật Hoa nhãn gồm có 4 loại: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính và hoa dị hình.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> a) Hoa đực Đường kính hoa 4-5 micron, nhị cái thoái hoá, hoa có 5 cánh màu vàng nhạt, có 7-8 chỉ nhị và túi phấn xếp hình vòng. Túi phấn đính vào đầu chỉ nhị. Khi thành thục túi phấn nứt ra, phấn hoa tung ra ngoài để thụ phấn thụ tinh. Hoa nở sau 1-3 ngày thì tàn..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> b) Hoa cái Ngoại hình và độ lớn giống hoa đực, có 7- 8 chỉ nhị, nhưng nhị đực đã thoái hoá. Có hai bầu nhị kết hợp làm một, ở giữa có một nhụy khi thành thục đầu nhụy chẻ làm đôi, cong lại. Sau khi hoa cái nở, nhụy hoa tiết ra một loại dịch nước. Sau thụ phấn thụ tinh 2-3 ngày cánh hoa héo, bầu hoa phát triển, bầu có màu xanh..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> c) Hoa lưỡng tính Hình thái hoa giống hoa đực và hoa cái, nhị đực và nhị cái của hoa phát triển bình thường. Có khả năng thụ phấn thụ tinh để phát triển thành quả. d )Hoa dị hình Một bộ phận nào đó của hoa phát triển không bình thường, ví dụ nhụy hoa không tách, chỉ nhị không phát triển, túi phấn không mở và không có khả năng tung phấn. Trong sản xuất loại hoa này không có ý nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 2.5 Quả • Quả có hình cầu, Vỏ quả nhãn thường trơn nhẵn, cũng có giống vỏ hơi xùi xì màu vàng xám hay nâu nhạt.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 2.6 Hạt -Hạt nhãn có hình tròn, tròn dẹp, màu đen hay nâu đen, bóng, phản quang, - Độ lớn hạt cũng rất khác nhau giữa các giống.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 3. Khí hậu và đất đai 3.1 Khí hậu Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21-27oC; mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25-31oC; Mùa Đông cần một thời gian nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa. Nhãn là cây ưa trảng, nếu bị rợp cây cho ít trái, chỉ những cành nhận đầy đủ ánh nắng mới cho trái tốt.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 3.2 Đất đai Nhãn có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm đến vùng nhiễm mặn thích hợp nhất là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông, đất có độ pH 5-7.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 3.3 Thời vụ Nếu có đủ nước tưới thì nên trồng vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 10-11dương lịch vì mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển tốt hơn. Nếu trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 5-6 dương lịch thì cần chú ý thoát nước vì nếu mưa nhiều thì đất sẽ bị lèn,...nhãn bị chết do nghẹt rễ..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 4. Kỹ thuật canh tác 4.1 Chuẩn bị đất trồng -Bộ rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây. Do đó, muốn trồng nhãn cần chú ý đến việc bờ bao, cống thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ. Nên trồng nhãn trên mô đất, mô đất đắp thành hình tròn rộng 6080cm, cao 50-70cm. Nhãn được trồng trên mô.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 4.2 Nhân giống Các vùng trồng nhãn ở nước ta hiện nay đang áp dụng ba phương pháp nhân giống đối với nhãn là gieo hạt, chiết cành và ghép nhãn..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 4.2.1 Phương pháp gieo hạt Đây là phương pháp truyền thống khá thông dụng trước đây ở các vùng trồng nhãn vì dễ làm, cây có bộ rễ khá phát triển, mọc khoẻ có khả năng thích nghi rộng, nhất là ở các gò đồi, miền núi thiếu nước trong mùa khô..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Cây gieo hạt chậm ra hoa kết quả, thông thường phải mất 4-5 năm, lại có biến dị lớn, cây con không giữ được những đặc tính tốt ban đầu của cây mẹ nên hiện nay phương pháp gieo hạt chỉ dùng làm cây gốc ghép để ghép nhãn..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 4.2.2 Chiết cành Đây là phương pháp thông dụng dùng để nhân giống nhãn ở các địa phương. + Ưu điểm là giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ (năng suất, phẩm chất quả), cây có tán thấp (sovới gieo hạt), chóng ra quả. + Nhược điểm:không có rễ cái nên bộ rễ không ăn sâu, do đó kém chịu hạn,hệ số nhân giống không cao, trên một cây mẹ không thể có nhiều cành chiết được. Do đó muốn mở rộng sản xuất nhanh thì khó lòng đáp ứng được việc cung cấp cây con..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Một số điểm cần chú ý khi chiết cành để đảm bảo có cây giống tốt.  Chọn cây mẹ  Chọn cành để chiết  Thời vụ chiết  Đất để bó bầu  Kỹ thuật chiết.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 4.2.3 Ghép cành Ghép nhãn là một tiến bộ kỹ thuật trong nghề trồng cây ăn quả hiện đang được áp dụng rộng rãi trong sản xuất ở nước ta. So với cây chiết cành, cây nhãn ghép có bô rễ khoẻ hơn, khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai tại chỗ tốt hơn, chống chịu được với sâu bệnh..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Hệ số nhân giống nhiều hơn so với chiết cành mà không ảnh hưởng đến cây mẹ. Có thể thoả mãn yêu cầu sản xuất về cây giống trong một thời gian ngắn với số lượng lớn và chất lượng cây giống tốt. Cây nhãn ghép giữ nguyên được các đặc tính di truyền của cây mẹ như năng suất cao, phẩm chất tốt, còn cây gieo hạt thì có biến dị và ra quả muộn hơn so với cây ghép..

<span class='text_page_counter'>(51)</span>

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 4.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 4.3.1 Chọn cây giống Cây giống phải đúng giống cây yêu cầu, khoẻ, mập không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khoẻ, đường kính thân cây cách vị trí ghép 3cm phải đạt 0,6cm trở lên và chiều cao phải trên 30cm là chấp nhận được..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 4.3.2 Mật độ và khoảng cách trồng Đối với đất tốt vùng đồng bằng trồng với khoảng cách 8 x 8m (160 cây/ha), đối với vùng đồi núi trồng với khoảng cách 7 x 7m hay 6 x 7m (200 235cây/ha)..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 4.3.3. Chăm sóc sau khi trồng Tháng đầu tiên sau khi trồng cần tưới đủ nước, giữ ẩm cho cây. Trong tuần đầu tiên tưới cho cây từ 1-2 lần vào buổi sáng và chiều.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 4.3.4 Trồng xen • Trồng xen các loại rau màu và cây ăn quả ngắn ngày như đu đủ, chuối...

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 4.3.5 Bón phân - Tỷ lệ và liều lượng phân bón: Để vườn nhãn cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt, cần cung cấp một lượng phân bón đầy đủ và với tỷ lệ các chủng loại phân bón phù hợp.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 5. SÂU, BỆNH HẠI NHÃN 5.1 NHỆN LÔNG NHUNG Đặc điểm hình thái: Đây là đối tượng gây hại có kích thước rất nhỏ không thể quan sát được bằng mắt thường. Nhện trưởng thành màu trắng ngà, hình trụ dài có chiều dài từ 0,14- 0,17 mm, rộng từ 0,035- 0,04 mm và thon dần về phía đuôi. Phần ngực có 2 đôi chân và có 70- 72 đốt bụng...

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Cả giai đoạn nhện non và nhện trưởng thành tuy chỉ có 4 chân phát triển, nhưng chúng di chuyển rất dễ dàng. Trứng rất nhỏ, có đường kính 0,032mm, trứng đẻ rải rác từng quả một trên mặt lá.Nhện non trông như một chấm nhỏ, màu hồng thường di chuyển rất chậm.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Đặc điểm sinh học Khi nhện xâm nhập đẻ trứng vào mặt dưới của lá búp, chúng tiết ra các chất có tác dụng làm cho các tế bào biểu bì lá sản sinh rất nhiều lông nhỏ trông mịn như nhung, nên nhiều người còn gọi nó là “bệnh lông nhung”. Khi bị hại, nhện làm lá kém phát triển, lá nhỏ và co quắp, quang hợp của lá bị ảnh hưởng. Những cành bị nhện lông nhung thì số lượng hoa quả ít, quả nhỏ, màu quả xỉn và chất lượng quả kém..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Thời gian phát sinh gây hại Nhện lông nhung phát sinh quanh năm trên vườn vải. Chúng thường phát sinh gây hại nặng ở vườn rậm rạp, trồng dày và ở các bộ phận tán cây đan xen nhau bị thiếu ánh sáng. Trong năm, nhện phát sinh theo các đợt cây ra lộc, nhưng thường gây hại nặng cho cây vào đợt lộc xuân trong tháng 2- 3 và lộc hè tháng 5- 6. Nhện xâm nhập và đẻ trứng vào các chồi non..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Biện pháp phòng trừ Cắt bỏ và thu gom, đem đốt các cành bị nhện lông nhung. Chú ý đốn tỉa, tạo tán ngay sau thu hoạch quả, đảm bảo tán cây đủ thoáng. Hạn chế tối đa các cành lộc phát sinh trong mùa đông để làm ngắt quãng nguồn thức ăn của nhện. Phun thuốc hoá học như Pegasus 500ND, Ortus 3SC……..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 5.2 SÂU ĐỤC THÂN Trưởng thành còn gọi là “Xén tóc”, dài 30- 33mm, phần đầu, chân, đốt râu thứ 1 và cuối đốt râu thứ 2 đến thứ 4 màu đen. Phía lưng với hai cánh trước màu vàng có các vân đen cắt chéo nhau và sắp xếp đối xứng giống như trên mai rùa..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> • Trứng có màu vàng nhạt hình bầu dục và được phủ bằng một lớp keo vàng nhạt do cây tiết ra. • Sâu non của sâu đục thân, chúng có màu trắng ngà, đầu đen cứng và có miệng nhai rất phát triển. • Nhộng màu vàng nhạt, đầu gập xuống mặt bụng, mầm cánh trông rất rõ..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Đặc điểm gây hại Là loại sâu hại quan trọng trên nhãn, nhất là vườn cây đã trồng lâu năm.Sâu non nở ra đục vào mặt trong của vỏ cây đoạn dài chừng 10mm, sau đó đục vào thân cây tạo thành đường hầm dài khoảng 5060cm thường hướng về phía gốc cây và đùn phân như mùn gổa ngoài nên rất dễ nhạn biết khi quan sát thân cây. Do thân cành bị đục làm cây sinh trưởng kém, còi cọc, ít quả, và quả nhỏ, chất lượng kém, cành cây dễ bị gãy khi gặp gió bão. Bị hại nặng, thì cả đoạn cành hoặc cả cây có thể bị chết..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Thời gian phát sinh gây hại Trưởng thành của sâu đục thân thường xuất hiện tháng 4, biểu hiện tác hại có thể thấy rõ từ tháng 6 đến tháng 8. Trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt của vỏ thân cây hoặc vào kẽ nứt ở góc nối giữa các cành. Sau khi nở ra, sâu non đục vào phía trong của vỏ cây, sau đó đục vào thân cây tạo thành lỗ đục hướng về phía gốc và đùn phân ra ngoài có thể dễ dàng nhận biết khi quan sát cây..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Biện pháp phòng trừ Thu gom và đốt bỏ các cành hoặc cây bị sâu gây hại nhất là sau thu hoạch. Kết hợp chăm sóc vườn, cần chú ý phát hiện và bắt giết sâu trưởng thành. Phát hiện sớm các lỗ đục trên cây thông qua vết phân do sâu đùn ra, nếu vết phân còn mới thì dùng xilanh bơm thuốc hoá học vào lỗ đục, sau đó dùng đất sét hoặc phân trâu bò bịt kín lỗ đục lại. Các thuốc có thể sử dụng như Padan 95SP với nồng độ 1%, Polytrin 50EC, Sumicidin 50EC hoặc Sumithion 50EC nồng độ 1-2%..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 5.3 BỌ XÍT Đặc điểm hình thái Trưởng thành có chiều dài 28- 29 mm, chiều rộng 15- 16 mm và có màu nâu hoặc nâu vàng ở phía lưng, màu trắng sáng ở phía bụng. TrứngBọ xít non: có kích thước nhỏ hơn, mình dẹt, trên phía lưng có màu đỏ nâu, có vệt trắng ở xung quanh mép thân, dọc theo trục giữa và dọc giữa hai bên thân..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Đặc điểm sinh học Cả trưởng thành và sâu non đều gây hại bằng cách dùng vòi chích hút dinh dưỡng ở các chồi non, cuống hoa và các quả non làm cho chồi, hoa và quả non không đủ dinh dưỡng dần bị héo và rụng. Khi quả lớn, vết chích hút của bọ xít tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển làm quả bị đốm và thối. Vườn bị bọ xít hại nặng thì năng suất và phẩm chất, mẫu mã quả bị giảm một cách đáng kể..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Thời gian phát sinh gây hại Bọ xít qua đông ở dạng trưởng thành ở các tán cây rậm rạp. Khi mùa xuân ấm áp vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, chúng bắt đầu đẻ trứng đúng lúc cây vải chuẩn bị ra hoa. Bọ xít đẻ trứng ở mặt dưới lá thành từng ổ từ 12 đến 14 quả có màu xanh lục rất dễ nhận biết khi quan sát trên cây..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Biện pháp phòng trừ Diệt bọ xít qua đông trong tháng 12 và tháng 1 bằng cách rung cây để bọ xít rơi xuống đất và giết chết. Biện pháp này rất có hiệu quả để hạn chế nguồn bọ xít ban đầu phát triển trong năm sau. Ngắt đốt các lá có ổ trứng và bắt bọ xít trưởng thành khi thấy chúng xuất hiện vào đầu mùa xuân, thời tiết ấm áp vào thời kỳ trước khi hoa nở..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Thường xuyên theo dõi vườn quả. Khi thấy bọ xít non nở rộ với mật độ cao trong tháng 3 thì tiến hành dùng thuốc hoá học để phun trừ. Biện pháp dùng thuốc chỉ có hiệu quả cao khi phun thuốc vào lúc chúng còn nhỏ từ tuổi 1 đến đầu tuổi 3..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 5.4. Sâu đục quả nhãn Sâu trưởng thành đẻ trứng vào nách lá non, cuống quả. Sâu non sau khi nở đục vào cuống hoa, cuống quả, những chồi hoa bị sâu hại làm cho nhánh hoa bị khô..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Biện pháp phòng trừ: Trước khi thu hoạch quả 20-25 ngày cần tiến hành phòng trừ bằng thuốc hóa học như Dipterex 0,2%, Sherpa 0,2%, Padan 95SP 0,1%, Pegasus 0,1%. Sau khi thu hoạch làm vệ sinh vườn, tỉa bỏ lá già, cành lá rậm rạp hạn chế nơi trú ngụ và qua đông của sâu..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 5.5 Sâu đục nõn Sâu trưởng thành đẻ trứng trên lá hoặc hoa quả của chồi ngọn lúc còn non, sâu non sau khi nở đục vào bộ phận còn non của chồi ngọn. Do sâu non chỉ đục vào phần mềm ở giữa chồi ngọn nên không làm chết cành mà chỉ gây hiện tượng vàng lá, hoa, quả không phát triển được. Thời điểm gây hại là các đợt lộc non. Phòng trừ bằng phun các loại thuốc như Decis 0,2 - 0,3%, Sherpa 0,2 0,3%, Polytrin 0,2 - 0,3%. Phun làm 2 đợt: đợt 1 khi vừa nhú lộc, đợt 2 sau đợt 1 từ 5 - 7 ngày..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 5.6 BỆNH SƯƠNG MAI Triệu chứng bệnh Bệnh ban đầu là các vết đốm đen nhỏ, lan nhanh bao quanh cả cuống hoa và quả, hậu quả là hoa và quả bị rụng. Trời nắng cuống hoa bị khô, tóp lại, trời ẩm cuống hoa bị thối, dễ gẫy..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Thời kì trước thu hoạch trên quả ban đầu xuất hiện các đốm thấm nước, sau chuyển mầu thâm đen và cuối cùng xuất hiện lớp sợi nấm mầu trắng phủ từng phần hay cả quả vải. Nấm này thấy xuất hiện cùng thời gian với nấm thán thư trong mùa ra hoa. đậu quả và khi vải chín..

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Tác nhân gây bệnh Nấm Peronophythora litchii có cành bào tử nang phân nhánh kiểu chạc đôi vài lần, cuối cùng cành nhỏ dần đến nhọn ở cuối. Bào tử nang hình trứng hoặc gần tròn, màu nhạt, kích thước 22-30 x 15-23mm..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Đặc điểm phát sinh và gây hại của bệnh Bệnh gây hại từ thời kỳ ra hoa, đậu quả đến khi thu hoạch, nhưng nguy hiểm hơn cả là thời kỳ ra hoa kết quả. Trời âm u, ẩm độ cao, mưa phùn thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại. Bệnh gây hại chủ yếu trong thời gian cây ra hoa và kết quả. Bệnh có thể gây rụng hoa rụng quả hàng loạt. Bệnh tiếp tục gây hại trong thời kỳ thu hoạch gây khó khăn cho việc bảo quản và vận chuyển..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Biện pháp phòng trừ Sau khi thu hoạch quả, tiến hành tỉa cành tạo tán, cắt bỏ cả cành ra hoa không có quả rồi phun thuốc Boócđô 1%. Trước khi hoa nở và sau khi đã đậu quả phun thuốc Ridomil MZ 72 WP nồng độ 0,15% hoặc thuốc Aliette 80 % WP nồng độ 0,2 % (không nên phun vào thời kỳ hoa nở)..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 5.7 Bệnh thán thư Bệnh phát sinh gây hại trên lá, lộc non, trên các chùm hoa và quả. Trên lá, bệnh gây hại từ đỉnh lá trở xuống hoặc từ mép lá trở vào, mô bệnh màu nâu, ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ có đường viền màu nâu sẫm..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Trên lộc non, mô bệnh có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. Trên hoa và quả non, mô bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu đen sau phát triển loang rộng ra, có dạng hơi lõm. Bệnh nặng làm cho hoa và quả bị rụng..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện trời ấm và ẩm trong tháng 3 và 4, đặc biệt khi có mưa phùn trùng lúc cây đang ra hoa và hình thành quả non gây hiện tượng rụng hoa, rụng quả. -Trên chồi non: lúc đầu vết bệnh dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối, chồi bị chết khô khi trời nắng hoặc thối khi trời mưa. -Trên hoa và trái non: vết bệnh hơi lõm xuống kiểu chấm đen, làm hoa và quả non chuyển màu đen và rụng..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Tác nhân gây bệnh Bệnh do nấm Colletotrichum gloesporrioides gây ra. Triệu chứng Bệnh phát sinh và gây hại trên lá, lộc non, trên chùm hoa và quả. -Trên lá: bệnh gây hại từ mép lá trở vào, lúc đầu vết bệnh như các chấm, đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng lớn, xung quanh có đường viền nâu xẫm. Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh Bệnh phát sinh mạnh khi trời ấm và ẩm trong tháng 3 và 4. Trời có mưa đúng vào thời kỳ ra hoa và hình thành trái non làm ảnh hưởng đến năng suất..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư - Tỉa cành tạo tán, cắt bỏ những cành tăm, cành vô hiệu tạo cho cây thông thoáng. - Điều tra theo dõi vườn, đặc biệt khi thời tiết ấm và ẩm thấy bệnh xuất hiện thì tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc như Bavistin 50FL hoặc Benlat 50WP nồng độ 0,1%..

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 5.8 Bệnh thối rễ, lở cổ rễ - Bộ phận bị hại là ở rễ và cổ rễ thường xảy ra trong vụ thu. - Biện pháp phòng trừ: xẻ rãnh chống úng cho cây, cắt tỉa cành lá để tạo cho cây thông thoáng, hạn chế bớt việc bón phân tưới nước. Khơi gốc và tưới Bavistin (0,3%), Score (0,05%) vào gốc hai đợt cách nhau 2-3 tuần. Chú ý: bệnh dễ phát sinh thành dịch..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 5.9 Bệnh chổi rồng hại hoa • Bệnh xuất hiện ở chồi non, lỏ, chùm hoa. bệnh làm chùm hoa sun lại không nở được, hoa dị dạng. Bệnh ở lá thì nhỏ lại, quăn, mặt lá lồi lõm khộng bằng phẳng. ở vườn ươm chồi mọc thành chùm như kiểu chổi xể. • Hiện nay chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu. để ngăn ngừa cần chọn gốc ghép và cành ghép trên cây mẹ không có bệnh để tránh lây lan. Diệt môi giới truyền bệnh. Cắt bỏ chùm hoa, cành lá bị bệnh gom lại và đốt để tránh lây lan.

<span class='text_page_counter'>(87)</span>

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 6. Thu hoạch và chế biến Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, vỏ quả hơi sù sì hơi dày chuyển sang mọng và nhẵn, bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen (trừ giống có hạt màu đỏ) thì có thể thu hoạch. Nên thu hoạch quả vào ngày trời tạnh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều, tránh thu hoạch vào đúng giữa trưa khi trời quá nóng. Không cắt trụi hết cành lá của cây vì có thể ảnh hưởng đến khả năng nảy lộc vụ sau. Đối với những cây nhãn có tình trạng sinh trưởng khỏe hoặc đối với những giống chín sớm, cắt chùm quả có kèm theo một đoạn cành quả chỗ có lá mọc sít nhau..

<span class='text_page_counter'>(89)</span> • Đối với những cây nhãn có tình trạng sinh trưởng yếu hoặc đối với những giống chín muộn, cắt chùm quả không kèm theo lá của cành quả. Khi thu hoạch quả, nên có thang và sử dụng kéo cắt chùm quả để tránh gãy cành..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Chế biến Sấy nhãn làm long nhản, thường thì giống nhón nào cũng đều sấy được, nhưng ở miền Bắc giống nhãn đường phèn và nhãn nước làm long nhãn tốt hơn. ở miền Nam phần lớn dùng giống nhãn long để sấy. Quả dùng làm giống phải để thật chín mới thu hoạch. Thời gian từ lúc hái quả đến lúc đưa vào sấy càng ngắn càng tốt..

<span class='text_page_counter'>(91)</span>

<span class='text_page_counter'>(92)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×