Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Bai 3 va 4 TCVD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.63 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 3: PHÂN LOẠI TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG + Trò chơi được phân thành 3 loại : 1. Trò chơi sáng tạo: là những trò chơi theo chủ đề, chủ yếu là phát triển trí lực. 2. Trò chơi vận động: tác động toàn diện cơ thể. 3. Trò chơi thể thao: là các môn có trong chương trình thi đấu thế vân hội (Olympic)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Việc phân loại tập trung chủ yếu vào loại thứ 2 là: TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG. Riêng ở nhóm trò chơi này cũng có nhiều cách phân loại khác nhau căn cứ trên những quan điểm khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại:. 1. Căn cứ vào những động tác cơ bản trong quá trình chơi một trò chơi: 2. Căn cứ vào sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình chơi: 3. Căn cứ vào khối lượng vận động: 4. Căn cứ vào mối quan hệ của những người tham gia trong một trò chơi:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Căn cứ vào những động tác cơ bản trong quá trình chơi một trò chơi: Trò chơi về nhảy, trò chơi về chạy, ném, leo trèo, mang vác…và những trò chơi phối hợp hai hay nhiều những hoạt động trên. Mục đích của cách phân loại này là để cho người dạy dễ chọn lọc và sử dụng trong việc rèn luyện những kĩ năng vận động cơ bản cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Căn cứ vào sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình chơi: Như trò chơi rèn luyện sức nhanh, trò chơi rèn luyện sức bền, trò chơi rèn luyện sức mạnh…Tuy nhiên cách phân loại này đôi khi không được chính xác bởi một trò chơi không chỉ rèn luyện một tố chất cơ bản, mà có khi hai, ba tố chất. Do đó, cách phân loại này thường được dùng để cho các HLV trong huấn luyện TDTT..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3. Căn cứ vào khối lượng vận động: Những trò chơi có khối lượng vận động không đáng kể được xếp vào loại trò chơi “tĩnh”, ví dụ trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, “Bỏ khăn”…Một số trò chơi có khối lượng ở mức trung bình và cao được xếp vào loại trò chơi “động”, ví dụ trò chơi “Tiếp sức chuyển vật”, “Chạy đổi chỗ”, “Chạy thoi”….

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tuy nhiên, cách phân loại này đôi khi không chính xác bởi cường độ, khối lượng vận động có thể tăng, giảm do cách tổ chức và điều khiển của người điều khiển trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4. Căn cứ vào mối quan hệ của những người tham gia trong một trò chơi:. • Trò chơi được phân chia thành 3 nhóm sau: - Trò chơi cá nhân không phân chia thành đội. - Trò chơi cá nhân chuyển thành đội. - Trò chơi đồng đội..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nhóm 1 :. Các trò chơi cá nhân không phân chia thành đội : là những trò chơi hoạt động tập thể, có những đặc điểm chính; trong khi tham gia vào cuộc chơi thì mỗi người đều độc lập chịu trách nhiệm với riêng mình về vai trò và trách nhiệm, không bị ràng buộc liên đới trách nhiệm với các thành viên khác..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trong nhóm trò chơi này có thể mọi người tham gia cùng lúc hoặc tham gia lần lượt. Quá trình chơi có thể có sự “ đối chọi ” (đấu trí, đấu lực,...) hoặc “ không có sự đối chọi ” trong trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Nhóm 2 : Các trò chơi cá nhân chuyển thành đội: Thuộc nhóm này là các trò chơi lúc đầu mọi người hoạt động riêng lẽ, xuất hiện tình huống “ bất ngờ “ bắt phải kết hợp thành nhóm (tổ) để phối hợp hành động, “sự kết hợp” đó không ổn định trong suốt một trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Nhóm 3: Các trò chơi đồng đội. Các trò chơi nhóm này mang tính chất thi đua của đơn vị tập thể (nhóm, tổ, đội,...) có đặc điểm là mỗi hành động, dẫn đến kết quả thành công hay thất bại đều ảnh hưởng đến cá nhân người làm và ảnh hưởng đến cả tổ đó..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Mỗi đơn vị phải biết tổ chức, hợp đồng trách nhiệm để mang lại phần thắng. Cách phân loại như trên cũng rất phức tạp và đôi khi không chính xác, có những trò chơi có thể xếp ở nhóm này đồng thời lại có thể xếp ở nhóm khác, ví dụ trò chơi “Rồng rắn”, “Giành cờ”….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Qua cách trình bày trên, chúng ta có nhiều cách phân loại trò chơi, nhưng chưa có cách phân loại nào hoàn chỉnh, phản ảnh được đầy đủ đặc điểm, tính chất của trò chơi, nhất là yếu tố giáo dục trong quá trình chơi và tổ chức cho học sinh chơi. Nhưng trong thực tế giáo dục ở phổ thông hiện nay người ta tán thành cách phân loại căn cứ vào những động tác cơ bản trong quá trình chơi một trò chơi để giáo viên dễ sử dụng..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Củng cố: - Căn cứ vào yếu tố nào để biết trò chơi “tĩnh” và trò chơi “động” ?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Chúc các bạn thành công trong học tập Bài 4 Ý nghĩa, tác dụng của trò chơi đối với học sinh THCS.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> BÀI 4: Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI HỌC SINH THCS (1 tiết) 1. Ý NGHĨA CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI HỌC SINH 2.. THCS TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI HỌC SINH THCS.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 1. Ý NGHĨA CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI HỌC SINH THCS Trò chơi không phải là một hình thức giải trí đơn thuần, mà có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng cao, góp phần tích cực vào việc giáo dục học sinh về các phẩm chất đạo đức, trí dục và sức khỏe..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trong thời gian chơi học sinh luôn thể hiện tính tích cực , sáng tạo và tự giác . Mọi hành động của những người tham gia trò chơi thường chịu sự chỉ đạo và ràng buộc bởi các quy tắc đạo đức , xã hội nhất định Qua đó, rèn luyện cho học sinh biết giữ kỉ luật , phục tùng lợi ích của tập thể, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Mặt khác, trong khi chơi thường bộc lộ đầy đủ nhất , toàn diện nhất cá tính của con người. Từ đó có thể chỉ cho các em rõ ưu điểm, khuyết điểm, mở rộng đấu tranh phê bình và phê bình..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2. TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI ĐỐI VỚI HỌC SINH THCS. Trò chơi vận động còn có tác dụng phát triển tố chất vận động và rèn luyện tăng cường sức khỏe cho học sinh . Ở lứa tuổi nhỏ, các hoạt động chạy , nhảy , ném chống đỡ được huấn luyện dưới hình thức trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Chúc các bạn học tốt BÀI 5: NỘI DUNG CÁC TRÒ CHƠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC THỂ DỤC Ở THCS ( Sinh viên tự nghiên cứu ).

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×