Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

NGLL7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.24 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐIỂM THÁNG 9. TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Mục tiêu chung: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống trong giờ HĐ GDNGLL. - Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học sinhTHCS. - Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội. - Giúp học sinh hiểu biết truyền thống tốt đẹp của nhà trường làm cho học sinh có tình cảm yêu quý nhà trường, tự hào là học sinh của trường; có ý thức phát huy truyền thống của nhà trường. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường. - Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. 3. Thái độ: - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo. - Có ý thức rèn luyện các kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL. - Rèn cho học sinh có thói quen thực hiện nghiêm túc những qui định về nề nếp, học tập, ý thức kỉ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản của người học sinh. ********************************************************** Ngày soạn: 04/ 09/ 2012 Ngày dạy: 07/ 09/ 2012 TIẾT 1: THẢO LUẬN VỀ NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC I. Yêu Cầu Giáo Dục 1. Kiến thức - Học sinh biết được những qui định, nội qui của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới. - Học sinh hiểu được những qui định, nội qui của nhà trường giúp cho môi trường học tập ngày một tốt đẹp hơn. 2. Kĩ năng - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia thảo luận nội quy của lớp, của nhà trường; thảo luận nhiệm vụ năm học. - Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức tôn trọng nội qui nhà trường, nội quy lớp học và nhiệm vụ năm học. - Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học. - Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động. II. Các Kỹ Năng Sống Cơ Bản Được Giáo Dục Trong Hoạt Động - Kĩ năng tự nhận thức về giá trị bản thân khi thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học. - Kĩ năng tự tin để thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học. - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến người khác về nội quy, nhiệm vụ năm học..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ năm học. III. Các Phương Pháp/ Kỹ Thuật Dạy Học Tích Cực Được Sử Dụng - Thảo luận, hỏi chuyên gia, tranh luận IV Tài Liệu Và Phương Tiện 1. Tài liệu - Nội quy của trường trường THCS Dương Kỳ Hiệp - Nội quy của các lớp khối 7 - Biểu điểm chấm thi đua, biểu điểm chấm cờ đỏ 2. Phương tiện - Phấn màu, bảng, giấy bút, bảng nhóm, khăn trải bàn, lọ hoa, phiếu bầu. V. Tiến Hành Hoạt Động Thời gian 7 phút. 10 phút. 5 phút 15 phút. Hoạt động của giáo viên 1. Khám phá. GV: yêu cầu văn nghệ đầu tiết CH: Để mọi người cùng thực hiện tốt nề nếp học tập cũng như rèn luyện đạo đức ta cần phải làm gì? GV: giới thiệu nội dung hoạt động của chủ điểm và chủ đề của tháng,hoạt động của tuần + Đọc bản nội quy trường + Thảo luận phương hướng thực hiện nội quy + Văn nghệ xen kẽ. 2. Kết nối. a. Giới thiệu nội quy trường THCS Dương Kỳ Hiệp GV: Yêu cầu HS đọc bản nội quy trường. Hoạt động của học sinh Cả lớp hát bài................ -Xây dựng nội quy - Nghe GV trình bày. Đại diện 2 em học sinh đọc nội quy nhà trường. GV: Yêu cầu xen kẽ văn nghệ Phó văn thể điều khiển văn nghệ 1 tiết b. Giới thiệu nội quy của lớp. mục Yêu cầu lớp trưởng thông qua nội quy của Lớp trưởng thông qua nội quy của lớp lớp. mình. c. Thảo luận về phương hướng thực hiện Lớp trưởng điều khiển cho lớp thảo nội quy. luận trả lời 3 câu hỏi GV đưa ra. GV: Ghi câu hỏi lên bảng yêu cầu HS thảo luận. Câu 1. Để chi đội lớp vững mạnh, trở thành chi đội tự quản tốt chúng ta cần phải làm gì? Câu 2. Hãy nêu các nề nếp cần được giữ vững? Câu 3. Để có kết quả học tập tốt các bạn cần Sau 10 phút đề nghị đại diện tổ trình phải làm gì? Tập thể lớp cần phải làm gì? bày kết quả thảo luận của mình - Sau 10 phút yêu cầu HS nêu kết quả.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV tổng kết ý kiến của lớp. 3) Thực hành - luyện tập (3phút) - Động viên, tuyên dương những nhóm làm tốt. - Là HS để thực hiện tốt nội quy nhà trường ta phải làm gì? 4) Vận dụng (5 phút) - Nhắc nhở học sinh việc thực hiện nề nếp và nhiệm vụ năm học. - Giáo viên tổng kết, nêu nhiệm vụ năm học mới. - Học sinh vui văn nghệ (Phó văn nghệ điều hành) - Dặn dò chuẩn bị hoạt động sau. + Nêu ý nghĩa tên trường. + Những truyền thống tốt đẹp của trường. + Một số bài hát về trường, lớp + Những tấm gương học tốt của trường V. Tư liệu. - Nội quy Trường THCS Dương Kỳ Hiệp - Nội quy lớp của khối 7. 12/ 09/ 2012. TIẾT 2: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. Yêu Cầu Giáo Dục. 14/ 09/ 2012. 1. Kiến thức -Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh. -Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường,lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới. 2. Kĩ năng - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia thảo luận về các truyền thống tốt đẹp của nhà trường trong suốt quá trình phát triển - Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường. - Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập để xứng đáng với truyền thống của nhà trường. - Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động. II. Các Kỹ Năng Sống Cơ Bản Được Giáo Dục Trong Hoạt Động - Tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống nhà trường. - Trình bày suy nghĩ về những điểm cơ bản trong truyền thống nhà trường III. Các Phương Pháp/ Kỹ Thuật Dạy Học Tích Cực Được Sử Dụng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Bản đò tư duy. - Hỏi và trả lời - Suy nghĩ- thảo luận-cặp đôi chia sẻ - Trình bày một phút IV. Tài Liệu Và Phương Tiện 1. Tài liệu - Ý nghĩa của tên trường. - Những truyền thống tốt đẹp của trường. - Những tấm gương học tốt của trường, của lớp mà bạn mến phục nhất. - Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường. 2. Phương tiện - Các mẩu chuyện về danh nhân hoặc địa danh mà trường mang tên; về gương các thầy, cô giáo dạy tốt và về những thành tích nổi bật của trường, lớp. - Các bài hát về trường, lớp, thầy cô giáo và bạn bè. - Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án về truyền thống của trường và lớp. Ví dụ: Việc trường ta mang tên địa danh.. có ý nghĩa gì? Là học sinh của trường được mang tên địa danh..., bạn có suy nghĩ gì? thành tích cai nhất của trường ta,của lớp ta trong năm học vừa qua là gì? - Năm học vừa qua lớp ta có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh tiên tiến? Có bao nhiêu học sinh trường ta đạt giải cấp huyện, thành trong các kì thi học sinh giỏi các môn? Có những bạn nào làm được việc tốt mà chúng ta cần học tập? V. Tiến Hành Hoạt Động Thời gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 7 phút 1. Khám phá. Tham gia trò chơi của giáo viên. Tổ chức cho HS chơi trò chơi ..... " Hãy viết ra những từ nói về truyền thống nhà Truyền thống .. trường" Truyền thống. Họ c Trường sin tiên tiến xuất h sắc. Mời HS lên ghi các từ nói về truyền thống nhà trường trong vòng 2 phút. của tỉnh.... 2. Kết nối Hoạt động 1: Thi hiểu biết về truyền thống của trường. + Các đội thi sẽ trả lời câu hỏi của người dãn chương trình đưa ra + Thời gian các đội cùng suy nghĩ chia sẻ cho mỗi câu hỏi là 2 phút đội nào có tín hiệu giơ tay trước sẽ trả lời. nếu không đúng đội khác thay thế. + Mỗi câu trả lời đúng 10 điểm sau trừ dần.. Lớp chia thành 4 tổ dự thi Tổ trưởng các tổ làm BGK Lớp trưởng điều khiển Đọc lần lược các câu hỏi. 1. Bạn hãy nêu cụ thể từ 3 truyền thống trở lên của trường ta. 2. Trong những truyền thống nhà trường mà bạn biết, truyền thống nào tiêu biểu nhất? vì sao?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3. Theo bạn, làm sao để phát huy truyền thống nhà trường 4. Lớp chúng ta đã làm được gì góp phần phát huy truyền thống nhà trường. Hoạt động 2. Thi đố vui và văn nghệ. Phó văn thể nêu câu hỏi đố vui. Yêu cầu phó văn thể nêu câu hỏi đố vui. 1. Bài hát Mái trường và tuổi thỏ Đội thi phải trả lời nhanh, chậm coi như mất do ai sáng tác( Lê Quốc Thắng) điểm 2. Mùa thu em đến trường là sáng tác của nhạc sĩ nào?(Mộng Lân) 3. Hãy chọn bài hát có từ nói về mái trường xinh(trường em xinh, làng em đẹp) 4. Bài hát nào có từ "cô giáo em" 5.Bài hát nào có từ "lớp". 3) Thực hành - luyện tập - Trưởng ban giám khảo công bố kết quả thi giữa hai đội. -GV: Em hãy tự giới thiệu lại trong 1 phút các tư liệu, số liệu về truyền thống của nhà trường?. 4) Vận dụng - Mời giáo viên lên tuyên dương các đội được xếp hạng nhất, nhì, ba, ..v..v.. - Nhận xét chung về tinh thần, ý thức và kết quả tham gia hoạt động của các tổ và các thành viên trong lớp. - Nhắc nhở học sinh việc thực hiện nề nếp để giữ gìn danh dự và truyền thống của nhà trường - Dặn dò chuẩn bị tìm hiểu thư Bác Hồ gởi học sinh cả nước, tranh ảnh Bác Hồ với thiếu nhi, một số bài hát, móc lịch sử tháng 10, câu đố danh nhân, di tích lịch sử. VI. Tư Liệu Một số bài hát về mái trường. Câu đố, câu hỏi vệ chủ đề hoạt động Tư liệu nói về truyền thống nhà trường.. CHỦ ĐIỂM THÁNG 10. CHĂM NGOAN HỌC GIỎI.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Mục tiêu chung. 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống trong giờ HĐ GDNGLL. - Học sinh hiểu được nội dung một số kĩ năng sống cần thiết của người học sinh THCS. - Trình bày lợi ích của các kĩ năng sống đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội. - Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VN DCCH tháng 9 năm 1945 và thư gửi ngành giáo dục 16.10.1968. 2. Kĩ năng: - Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của nhà trường. - Biết thực hành các KNS trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐ GDNGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. - Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập tốt, biết đoàn kết giúp nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ. 3. Thái độ: - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐ GDNGLL một cách chủ động sáng tạo. - Có ý thức rèn luyện cỏc kĩ năng sống trong các hoạt động cụ thể của HĐ GDNGLL. - Học sinh có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập. TIẾT 3: TRAO ĐỔI NỘI DUNG THƯ BÁC HỒ GỞI THIẾU NHI NHÂN NGÀY KHAI TRƯỜNG I. Yêu cầu giáo dục: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gởi học sinh nhân ngày khai trường của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tháng 09/ năm 1945. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể. 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến Bác Hồ; giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý trí vươn lên trong học tập. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Kĩ năng lắng nghe phản hồi tích cực về bài giớ thiệu thư Bác Hồ. - Trình bày ý tưởng về thực hiện lời dạy của Bác III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng: - Thảo luận - Tìm kiếm, xử lí thông tin. - Đặt câu hỏi tích cực. - Trình bày 1 phút. IV. Tài liệu và phương tiện: 1. Tài liệu: Thư Bác Hồ gởi học sinh cả nước nhân ngày khai trường (09/ 1945).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Một số câu đố vè dnh nhân, di tích lịch sử, một số mốc lịch sử trong tháng 10. 2. Phương tiện: Giáo viên chuẩn bị 4 câu hỏi dành cho 4 tổ, các tổ bóc thăm nhận câu hỏi chuẩn bị trước. Câu 1. Đọc thư Bác có câu "Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chị nhận một nền học vấn nô lệ...Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập", bạn có suy nghĩ như thế nào? Câu 2. Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sông con người. Nếu không được (hoặc không chịu) học sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội? Câu 3. Trong thư, Bác dặn học sinh cần phải làm những gì? Bác mong muốn ở học sinh những điều gì? Để làm theo lời Bác dạy, học sinh chung ta cần phải học tập, tu dưỡng và rèn luyện như thế nào? Câu 4. Trong thư đã thể hiện những tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng? những tình cảm nào khiến em xúc động nhất? vì sao? Để thể hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải làm gì? Lưu ý: Khi trả lời có thêm tranh ảnh minh hoạ Bài hát, câu đố cho cả lớp. V. Tiến hành hoạt động. Thời gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 5 phút. 1. Khám phá. Hát một bài hát về Bác Hồ....... Yêu cầu tiết mục văn nghệ. Nêu mục đích yêu cầu trao đổi (như yêu cầu giáo dục). 2. Kết nối. 25 phút Hoạt động 1. Thảo luận nội dung thư Lớp trưởng điều khiển Bác Hồ gởi thiếu nhi. Đại diện tổ trình bày Yêu cầu lớp trưởng mời đại diện từng Các thành viên bổ sung thêm vào cho cả tổ lên báo cáo kết quả thảo luận của lớp cùng trao đổi tổ mình. Mời lần lượt các tổ trình bài nội dung. (theo thứ tự câu hỏi) Câu 1. Đọc thư Bác có câu "Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chị nhận một nền học vấn nô lệ...Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập", bạn có suy nghĩ như thế nào? Câu 2. Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sông con người. Nếu không được (hoặc không chịu) học sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội? Câu 3. Trong thư, Bác dặn học sinh cần phải làm những gì? Bác mong muốn ở học sinh những điều gì? Để làm theo lời Bác dạy, học sinh chung ta cần phải học tập, tu dưỡng và rèn luyện như thế nào? Câu 4. Trong thư đã thể hiện những tình.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 7 phút. cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng? những tình cảm nào khiến em xúc động nhất? vì sao? Để thể hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải làm gì? CH: Sau khi hiểu được mong muốn - Trả lời của Bác các em phải làm gì để thực hiện theo lời Bác dạy? GV: Ghi lên bảng các ý kiến của học sinh Hoạt động 2: Đố vui văn nghệ Phó văn thể điều khiển cho lớp tham gia Yêu cầu phó văn nghệ nêu câu hỏi đố trả lời câu hỏi đố vui. bạn nào đáp đung vui. vỗ tay khen thưởng. 1. Thủ đô Hà Nội được giải phóng vào ngày nao?(10/10) 2. Sông nào nổi sóng bạc đầu. Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan (Sông Bạch Đằng). 3. Ải nào núi đá giăng giăng. Năm xưa tướng giặc Liễu Thăng rụng đầu.(Ải Chi Lăng) 4. Ba tuổi chưa nói chưa cười. cứ nằm yên lặng nghe lời mẹ ru. Chợt nghe nước có giặc thù. Vượt cao mười trượng giặc thù tan xương.( Thánh giống) 5. Hãy kể tên ít nhất 5 bài hát Trong đó có chữ "Bác Hồ" 6. Hãy đọc một bài thơ do Bác Hồ sáng tác.. 3. Thực hành-luyện tập (3 phút) Các em phải làm gì để vâng lời Bác dạy? ( Chăm ngoan học giỏi, học tập nghiêm túc, luôn có ý chí vươn lên...) 4. Vận dụng (8 phút) - GV lên tuyê dương và phê bình một số cá nhân tập thể tổ - Nhận xét chung về tinh thần, ý thức và kết quả tham gia hoạt động của các tổ và các thành viên trong tổ - Tổng kết buổi thảo luận - Dặn dò: Lớp đặt câu hỏi và đáp án cho lớp trưởng tổng hợp ở tất cả các môn học để tiết sau chuẩn bị hội vui học tập. Lớp trưởng xây dựng lại câu hỏi dưới 2 dạng tự luận và trắc nghiệm VI. Tư liệu: - Thư Bác Hồ gởi học sinh cả nước nhân ngày khai trường (09/ 1945) - Một số câu đố vè dnh nhân, di tích lịch sử, một số mốc lịch sử trong tháng10..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TIẾT 4: HỘI VUI HỌC TẬP. I. Yêu cầu giáo dục:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố kiến thức các môn đã học ở lớp trước và kiến thức học trong tháng 9, tháng 10 ở lớp 7. - Các kiến thức chung về tự nhiên, xã hội phù hợp với trình độ và lứa tuổi. 2. Kỹ năng: - Rèn tư duy nhanh nhạy và kĩ năng phát hiện, trả lời câu hỏi. 3. Thái độ: - Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên trong học giỏi, say mê học tập. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các nội dung có liên quan đến hội vui học tập - Kĩ năng giải quyết vấn đề khi tham gia trả lời các câu hỏi của hội vui cùng với các đội thi và tìm ra những cách trả lời tốt nhất. - Kĩ năng quản lí thời gian để trong thời gian ngằn các nhóm có thể tìm ra phương án trả lời đúng nhất. III. Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng: - Động não - Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẽ. - Giải quyết vấn đề. - Thảo luận - Hỏi và trả lời. IV. Chuẩn bị của thầy và trò. GV: chuẩn bị câu hỏi và đáp án HS: Chuẩn bị đồ dùng làm phương tiện trả lời Một số tiết mục văn nghe. V. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định. Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra chuẩn bị của học sinh. Kiểm tra chuẩn bị của ban tổ chức. 3. Bài mới. Thời gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung 2 phút. Giáo viên nhắc lại nội dung I. Nội dung và hình thức hoạt động. và hình thức hoạt động. a. Nội dung. Kiến thức đã học ở lớp trước và kiến thức đã học trong thắng 9, 10 của lớp 7. Kiến thức về tự nhiên xã hội phù hợp với lứa tuổi và trình độ. b. Hình thức hoạt động. Thi trả lời câu hỏi với 2 hình thức cá nhân và tổ. 3 phút GV: Kiểm tra chuẩn bị của II. Chuẩn bị hoạt động. lớp. a. Về phương tiện hoạt động. Phương tiện - Câu hỏi. - Lá cờ cho các đội giành quyền trả lời. Về tổ chức - Tiết mục văn nghệ. b. Về tổ chức Ban tổ chức ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 5 Phút. Dẫn chương trình ( Phó văn nghệ). 8 phút. Dẫn chương trình ( Phó văn nghệ). 10 phút. Dẫn chương trình. - Phó học tập phụ trách câu hỏi. - Phó văn nghệ phụ trách dẫn chương trình. - Lớp trưởng phụ trách thư ký. III. Tiến hành hoạt động. a. Mở đầu. Hát tập thể bài hát............................... Tuyên bố lý do. Giới thiệu chương trình hội vui học tập. - Thi hội vui học tập ( gồm 4 phần) - Tổng kết xếp hạng - Văn nghệ - Nhận xét của giáo viên b. Hội vui học tập. - Giới thiệu các đội tham dự giới thiệu thành phần BGK thư ký. - Bắt đầu hội thi. 1. Phần thi tự giới thiệu (mỗi đội sẽ có thời gian 2 phút để giới thiệu) Mời các đội bóc thăm thứ tự tham gia. Thứ 1..... Thứ 2..... Thứ 3..... Thứ 4..... Sau đây mời phần dự thi đầu tiên của đội........ (Lần lượt đến hết) 2. Khởi động. Mỗi đội sẽ có thời gian 3 phút vưa bóc thăm và trả lời 3 câu hỏi trong các gói câu hỏi mỗi câu đúng 10 điểm. Gói câu hỏi 1: 1. Ngày 10/ 10 là ngày gì? (ngày giải phóng thủ đô) 2. Hày cho biết ông vua nào xuống chiếu dời đô về Thăng Long, vững cơ đồ nước Nam. (Vua Lý Thái Tổ) 3. Bạn hày cho biết Việt Nam thuộc đới môi trường nào? (Đời nóng –môi trường nhiệt đới gió mùa) Gói câu hỏi 2. 1. 15/ 10 là ngày gì? ( Ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục) 2. Vua nào đã bốn nghìn xuân. Vẫn ghi công đức toàn dân phụng thờ? (vua Hùng) 3. Môi trường nhiệt đới nằm tromg khoảng vĩ tuyến nào trên địa cầu? (5o đến 30o) ở cả hai bán cầu Gói câu hỏi 3. 1. 20/ 10 là ngày gi? (ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam) 2. Vua nào đại thắng quân Thanh. Đống Đa lưu dấu.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 5 phút. Dẫn chương trình chuyển ý Giới thiệu phần tiếp theo chương trình.. Dẫn chương trình. 5 phút. 2 phút. - Tổng kết xếp hạng. 2 phút. GV nhận xét. sử xanh muôn đời (Vua Quang Trung) 3. Dân số tăng nhanh đã để lại hậu quả gì? (tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng) Gói câu hỏi 4. 1. 24/ 10 là ngày gì? (ngày liên hiệp quốc) 3. Vua nào từ tuổi ấu thơ. Cờ lau tập trận đợi giờ khởi binh? (vua Đinh Tiên Hoàng) 3. Bạn hãy cho biết khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình của thế giới? ( Đông Á, Đông Nam Á) 3. Ai nhanh hơn. Sau khi DCT đọc xong câu hỏi đội nào giơ tay trước đội đó trả lời. mồi câu trả lời đúng 10 điểm không đúng đội cò lại trả lời. 1. Ai người anh hung tuyệt vời. Trong nanh vuốt giặc một lời thép gang. Ta thà làm quỹ nước Nam Làm vương đất Bắc chẳn ham chút nào. ( Là ai?) 2. Ai người bóp nát quả cam Hờn vua đã chẳn cho bàn việc quân " Phá cường địch, báo hoàng ân" Dựng nên cờ nghiaxar thân diệt thù. ( Là ai?) 3. Nước xanh xanh đến lạ lùng Rùa thhieeng ẩn hiện vẫy vùng đâu đây. Mỗi khi ngắm mặt hồ này. Nhớ người cứu nước với cây gươm thần. (Là ai?) 4. Đầu khóm trúc. Lưng khúc rồng. Sinh bạch, tử hồng. Xuân, hạ, thu, đông. Bốn mùa đều có. (Là con gì? 4. Đi tìm từ khóa Mỗi đội sẽ cử 2 thành viên 1 bạn gợi ý( không được trùng tử khóa) bạn còn lại sẽ đón và tìm từ. 1. Mỗi đội sẽ tìm 3 từ khóa vời thời gian 1 phút. 4. Củng cố. Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi Qua hoạt động này em rút ra được kinh nghiệm gì? 5. Dặn dò. Mỗi tổ chuẩn bị ít nhất 03 tiết mục văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam Sưu tâm bài thơ, ca dao tục ngữ ... nói về thầy cô giáo, tình cảm thầy trò..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> CHỦ CHỦĐIỂM ĐIỂMTHÁNG THÁNG11: 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO. Mục tiêu chung: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được công việc giáo dục, giảng dạy của Thầy cô giáo; hiểu được nguyện vọng và mong muốn của Thầy cô đối với sự tiến bộ của HS 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử với Thầy cô giáo, phát huy truyền thống Tôn sư trọng đạo 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh thái độ kính trọng, vâng lời Thầy cô giáo, biết trân trọng tình cảm thầy trò TIẾT TIẾT5:5:SINH SINHHOẠT HOẠTVĂN VĂN NGHỆ NGHỆMỪNG MỪNGNGÀY NGÀYNHÀ NHÀ GIÁO GIÁOVIỆT VIỆTNAM NAM I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS : - Hiểu thêm nội dung và ý nghĩa các bài hát về thấy cô giáo và mái trường - Giáo dục thái độ, tình cảm yêu quý, biết ơn vâng lời thầy cô giáo - Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ ca ngợi về thầy cô giáo, tình cảm thầy trò. Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện văn văn nghệ ca ngợi thầy cô giáo. Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động III. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. Kể truyện, biểu đạt sáng tạo, đóng vai IV. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện - Các tiết mục văn nghệ, cá nhân, tập thể - Cây hoa dân chủ với các phiếu yêu cầu hát, đọc thơ, kể chuyện … b/ Tổ chức - Ban tổ chức gồm cán bộ lớp, cán bộ Đội và cán bộ phụ trách văn nghệ - Cử người dẫn chương trình - Trang trí lớp V. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định. 2. Kiểm tra chuẩn bị của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3. Bài mới.. Thời gian 6 phút. 30 phút. 5 phút. Hoạt động thầy-trò. Nội dung hoạt động Hoạt động 1 : Mở đầu - Tập thể lớp - Hát tập thể - Người dẫn chương trình - Tuyên bố lí do : Có bài hát đã ví các thầy cô giáo là những người đưa đò, âm thầm lặng lẽ chở mỗi thế hệ học trò chúng ta cập bến tương lai. Vì vậy mỗi HS chúng ta không chỉ học tập, tu dưỡng tốt mà còn luôn luôn trân trọng, ghi nhớ công ơn và tình cảm sâu nặng mà các thầy cô giáo đã giành cho mình. Hôm nay, lớp chúng ta sẽ tổ chức một cuộc liên hoan văn nghệ để cất cao lời ca, tiếng hát, đọc những bài thơ, kể những câu chuyện thay cho những lời tri ân chân thành nhất gửi tặng các thầy cô giáo nhân tháng 11 - Người dẫn chương trình này - Giới thiệu đại biểu, giới thiệu chủ đề, chương trình văn nghệ - Người dẫn chương trình giới - Giới thiệu khách mời thiệu lần lượt từng tiết mục Hoạt động 2 : Giao lưu văn nghệ - Đội văn nghệ của các tổ và - Biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị các cá nhân trực tiếp tham gia (nên sắp xếp các thể loại biểu diễn một cách trò chơi “hái hoa dân chủ” xen kẽ để tránh sự nhàm chán) - Xen kẽ các tiết mục văn nghệ là trò chơi hái hoa dân chủ - Trong trò chơi hái hoa dân chủ, HS làm được đúng yêu cầu sẽ được những tràng pháo tay tán thưởng và có quyền chỉ định một bạn khác lên tham gia, bạn nào không hoàn thành sẽ bị phạt (ví dụ như phải nhảy lò cò quanh cây hoa, hoặc - Lớp trưởng bắt buộc phải thực hiện một trò chơi bất kì nào đấy ) Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động - Ban tổ chức nhận xét chung về buổi liên hoan văn nghệ - Ban tổ chức trao phần thưởng cho những tiết mục xuất sắc (Nếu có ) - Đại diện lớp cám ơn sự giúp đỡ, tham gia của các thầy cô giáo - Thay mặt cho tập thể lớp xin hứa với các thầy cô. 4. Củng cố - GV nhận xét và đánh giá về công tác chuẩn bị, tiến hành hoạt động của HS trong tiết học. 5. Dặn dò : HS về nhà chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tuần sau: Chủ điểm tuần sau : Tổ chức kỷ niệm 20/ 11.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Mỗi cá nhân chuẩn bị một tư liệu, về ngày 20/ 11 - Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ về chủ đề này - sưu tầm ca dao tục ngữ về thầy cô giáo, bài viết....... Duyệt ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ ............................................................................................T ổ trưởng. Trần Thị Anh Thư.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×