Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.97 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND TỈNH BÌNH THUẬN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 5080/SGD&ĐT-GDTH V/v Hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với GDTH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bình Thuận, ngày 31 tháng 8 năm 2012. Kính gửi: Các phòng Giáo dục và Đào tạo Căn cứ công văn số 5379/BGDĐT-GDTH ngày 20/08/2012 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT hướng dẫn các phòng GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ năm học 20122013 đối với cấp tiểu học như sau: A - NHIỆM VỤ CHUNG Nghiên cứu quán triệt các văn bản sau đây và vận dụng triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị: 1. Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27/07/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012-2013; 2. Chỉ thị số 28/CT-UBND ngày 09/08/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc triển khai nhiệm vụ năm học 2012-2013. 3. Công văn số 5212//BGDĐT-GDDT ngày 13/08/2012 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với giáo dục dân tộc; 4. Công văn số 5379/BGDĐT-GDTH ngày 20/08/2012 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với giáo dục tiểu học. B - NHIỆM VỤ BỔ SUNG Nhằm cụ thể hóa và làm rõ thêm một số nhiệm vụ cụ thể trong hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để thống nhất thực hiện trong toàn tỉnh, Sở hướng dẫn thêm như sau: I. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp: đẩy mạnh phong trào trồng hoa, trồng cây bóng mát trong sân trường; có đầy đủ hố rác, thùng rác để giữ gìn vệ sinh môi trường; trang trí lớp học theo hướng có cây xanh để tạo môi trường thân thiện; có nơi ôn luyện kiến thức; có nơi động viên, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh;… - Đủ nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên: phấn đấu tất cả các trường, điểm trường đều phải có nhà vệ sinh cho học sinh, giáo viên; có chỗ rửa tay bằng xà phòng, giáo dục cho học sinh rửa tay đúng cách để phòng chống các loại dịch bệnh. - Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Tiếp tục phát huy tác dụng của hộp thư “Điều em muốn nói”, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy cô giáo, nhân viên trường học với các em học sinh, giữa học sinh với học sinh; tổ chức Diễn đàn học sinh để lắng nghe ý kiến của các em. - Sưu tầm và phổ biến trò chơi dân gian, bài hát dân ca cho học sinh qua các hội thi, hội trại, câu lạc bộ, múa sân trường..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Các phòng GD&ĐT tiến hành đánh giá công nhận các trường đạt “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo các tiêu chí đã ban hành đối với tiểu học. Tăng cường giao lưu, nhân rộng các điển hình trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh. - Tổ chức lễ ra trường cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tạo dấu ấn tốt đẹp cho học sinh trước khi ra trường. Hiệu trưởng trao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh. II. Thực hiện kế hoạch giáo dục 1. Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày Đặc biệt chú ý đến việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) theo hướng thực hiện tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật theo tài liệu đã được biên soạn, phù hợp với thực tế địa phương và nhà trường. 2. Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày 2.1. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể của trường, đảm bảo các yêu cầu sau: - Về nội dung: Thực hiện đầy đủ kế hoạch giáo dục đã qui định, tổ chức thực hành kiến thức đã học và tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương, nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành bài tập ngay tại lớp. Ở những vùng khó khăn, dân tộc thiểu số việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chủ yếu nhằm tăng thêm thời lượng học tập cho học sinh để đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học nhất là Tiếng Việt và Toán. - Về tổ chức bán trú: Sở khuyến khích các đơn vị tổ chức bán trú cho học sinh học 2 buổi/ngày hoặc trên 5 buổi/tuần theo mô hình của Chương trình SEQAP; thực hiện linh hoạt, đa dạng hoạt động bán trú: tổ chức ăn trưa và ngủ trưa hoặc ăn trưa và nghỉ trưa (có thể tổ chức các hoạt động giáo dục trong giờ nghỉ trưa như: xem phim, đọc sách, … nhưng phải đảm bảo sự yên tĩnh cho các nhóm ngủ trưa); thực hiện công tác tài chính theo đúng qui chế dân chủ cơ sở; tăng cường kiểm tra VSAT thực phẩm. 2.2. Định hướng của cấp học tiểu học là học 2 buổi/ngày nên các phòng GD&ĐT cần tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí để phát triển loại hình này theo Kế hoạch số 2386/KH-UBND ngày 26/06/2012 của UBND tỉnh về Triển khai dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học từ nay đến năm 2015 của tỉnh Bình Thuận, nhất là các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, không để tình trạng còn phòng học trống mà học sinh không được học 2 buổi/ngày; tham khảo theo mô hình của Chương trình SEQAP. 2.3. Triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) Sở GD&ĐT đã chỉ đạo thí điểm ở 15 trường tiểu học trong toàn tỉnh từ năm học này, các trường sẽ tập trung đổi mới hoạt động sư phạm, chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh; quá trình tự học, tự giáo dục là trung tâm của hoạt động giáo dục. Các phòng GD&ĐT cần chỉ đạo cho giáo viên các trường nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp qua sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường và cụm trường. Giáo viên hướng dẫn.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> học sinh sử dụng tài liệu Hướng dẫn học tập để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết. Tăng cường sự gắn kết chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng tham gia cùng nhà trường trong hoạt động giáo dục học sinh với các hình thức hoạt động phù hợp. 2.4. Thí điểm phương pháp “Bàn tay nặn bột” Sở GD&ĐT đã chỉ đạo thí điểm ở Trường tiểu học Hưng Long 1 (Phan Thiết) và Trường tiểu học Phước Hội 1 (La Gi) từ năm học này. Các giáo viên đã được tập huấn ở Trung ương, mỗi giáo viên dạy thí điểm từ 1 đến 2 chủ đề ở môn Tự nhiên và Xã hội hoặc môn Khoa học, giáo viên được chủ động bố trí thời gian hợp lý để hướng dẫn học sinh học tập. Các trường chủ động triển khai cho tất cả giáo viên trong trường được biết để giáo viên có thể chủ động vận dụng ở mức độ phù hợp. III. Chương trình, sách, thiết bị dạy học 1. Chương trình - Thực hiện theo các văn bản đã hướng dẫn, chú ý việc tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục vào các môn học và hoạt động giáo dục, cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinh và giáo viên. - Tiếp tục đẩy mạnh việc giảng dạy môn tin học ở những nơi có điều kiện từ lớp 3 trở lên theo chương trình của Bộ GD&ĐT. Sử dụng sách “Cùng học Tin học” quyển 1, quyển 2, quyển 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. - Thực hiện dạy học ngoại ngữ tự chọn từ lớp 3, thời lượng 2 tiết/tuần theo chương trình của Bộ GD&ĐT. Trong năm học này, tiếp tục tổ chức dạy tiếng Anh lớp 3, 4 với thời lượng 4 tiết/tuần ở 57 trường tiểu học theo chương trình mới liên thông và tiếp tục ở lớp 3 của 18 trường nữa để tiếp cận Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Sách - Các trường học cần phát huy tốt tủ sách giáo khoa dùng chung, cho học sinh mượn hết số sách giáo khoa hiện có trong thư viện. Hằng năm phát động phong trào “tặng sách bạn nghèo” để tăng thêm nguồn sách giáo khoa. - Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với cha mẹ học sinh hướng dẫn, nhắc nhở các em mang sách, vở, đồ dùng học tập theo đúng thời khoá biểu hàng ngày. Những trường, lớp học 2 buổi/ngày (chưa bán trú) cần bố trí chỗ để cặp, sách, để học sinh khỏi phải mang về nhà vào buổi trưa. - Khuyến khích các trường tổ chức mô hình “thư viện xanh”, “thư viện di động”, “thư viện lớp”,… phù hợp điều kiện thực tế của trường. - Các lớp học theo Dự án mô hình trường học mới, giáo viên hướng dẫn cho các em không mua sách giáo khoa (Dự án sẽ cấp phát) các môn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội. Các môn còn lại có thể dùng sách giáo khoa cũ để học hoặc mua thêm các tài liệu bổ trợ khác. 3. Thiết bị dạy học.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Sở khuyến khích các đơn vị tổ chức Hội thi tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng thiết bị dạy học cấp huyện, thị xã, thành phố để tăng thêm số lượng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời sử dụng tốt các loại thiết bị đã được cấp (chú ý các trang thiết bị do Dự án PEDC cấp). IV. Đổi mới công tác chỉ đạo dạy học 1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Tiếp tục triển khai “Kế hoạch giảm thiểu học sinh lưu ban và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp” như những năm học trước. Đẩy mạnh việc triển khai nhân rộng phương pháp dạy học tích cực theo các Chương trình, Dự án đã được triển khai phù hợp với tình hình thực tế của trường. 2. Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chú ý môn Đạo đức, Thủ công/Kỹ thuật, Mĩ thuật, Âm nhạc. 3. Tiếp tục việc bàn giao chất lượng học tập của học sinh lớp dưới lên lớp trên, tổ chức phối hợp kiểm tra và bàn giao học sinh hoàn thành CTTH lên THCS. 4. Dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số - Tùy theo tình hình thực tế của trường, bằng các nguồn lực của địa phương tổ chức các lớp chuẩn bị tiếng Việt trong hè theo tài liệu của Dự án PEDC; - Thực hiện kế hoạch dạy dãn tiết ở môn tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết thành 500 tiết theo chương trình mà Sở GD&ĐT đã tập huấn triển khai; - Thực hiện dạy tăng cường tiếng Việt ở các môn học, ở các khối lớp; - Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt cho các em. Tổ chức Hội thi giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho các trường có đông học sinh dân tộc thiểu số từ cấp trường đến cấp tỉnh. - Khuyến khích các trường có đông học sinh DTTS tổ chức học trên 5 buổi/tuần, ưu tiên cho các lớp 1, 2, 3 (vận dụng theo mô hình T30 của SEQAP). 5. Giáo dục học sinh khuyết tật Tăng cường công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, chú ý đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh. 6. Giáo dục an toàn giao thông Tiếp tục giảng dạy chương trình an toàn giao thông như đã hướng dẫn, các đơn vị tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề ATGT như xem phim POKEMON, vẽ tranh, tiểu phẩm, khuyến khích học sinh tham gia chương trình “Giao thông thông minh” trên Internet,...Thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo về An toàn giao thông theo kế hoạch của Sở GD&ĐT. V. Nâng cao chất lượng PCGDTH và xây dựng trường chuẩn quốc gia 1. Tiếp tục cập nhật hồ sơ sổ sách (có ứng dụng công nghệ thông tin), tiến hành tổ chức kiểm tra duy trì Chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1 từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh trước tháng 12/2012. Phấn đấu có thêm đơn vị đạt chuẩn mức độ 2. 2. Việc kiểm tra công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được tiến hành vào tháng 11/2012 và tháng 5/2013. Các đơn vị cần hoàn tất các thủ tục để tỉnh kiểm.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> tra công nhận đúng theo kế hoạch. Các trường đã được công nhận đạt chuẩn quá 5 năm phải lập thủ tục để công nhận lại vào tháng 4/2013 (Tân Lập 1-2007, Phan Rí Cửa 4-2007). Chú ý triển khai tốt Đề án xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định phê duyệt số 798/QĐ-UBND ngày 27/10/2011 của UBND tỉnh. VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí về nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo cấp học; về quản lý việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; về năng lực đánh giá giáo viên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; về quản lí chỉ đạo công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật; về tăng cường vai trò của Hiệu trưởng trong tổ chức dạy học và quản lí trường; tự bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn Hiệu trưởng. Các đơn vị cần có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho cán bộ giáo viên trong trường để có thể sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự, tài chính, thư viện, soạn giáo án và sử dụng máy chiếu trong giảng dạy,…Khuyến khích các trường học tổ chức dạy tin học cho học sinh từ lớp 3 trở lên, giao dịch bằng văn bản điện tử đến các trường, phòng và Sở; thành lập Website cho trường. VII. Một số hoạt động khác 1.Tham dự Liên hoan giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp toàn quốc lần thứ tư vào tháng 11/2012 do Bộ GD&ĐT tổ chức; 2. Khuyến khích học sinh tham gia cuộc thi trên internet về Toán, Tiếng Anh và “Giao thông thông minh”, hội trại giao lưu “tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số, festival “Khám phá khoa học qua môn Tự nhiên và Xã hội”, hội thi “Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp”, cuộc thi ý tưởng trẻ thơ, liên hoan tiếng hát dân ca, giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông, hội thi “nói giỏi tiếng Anh”,…. 3. Tiếp tục triển khai tốt Chương trình SEQAP, Dự án mô hình trường học mới (VNEN), Đề án phương pháp “Bàn tay nặn bột”, Đề án dạy học tiếng Anh, Đề án dạy học 2 buổi/ngày, Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia. 4. Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả đàn piano kĩ thuật số trong giờ học Âm nhạc và các hoạt động giáo dục khác. Trên đây là những nội dung cụ thể hoá các nhiệm vụ đã nêu trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, các phòng Giáo dục và Đào tạo cần triển khai đầy đủ, kịp thời đến tất cả các trường tiểu học trong tỉnh để thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Ban Giám đốc Sở; - Công đoàn ngành; - Công ty cổ phần Sách-Thiết bị; - Các Phòng, Ban Sở; - Lưu VT, GDTH, Tr(28b).. KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (Đã ký) Huỳnh Sanh Nhẫn.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>