Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG DÂN CƯ CỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.83 KB, 15 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG DÂN
CƯ CỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VN.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ GIAO DỊCH I NHĐT & PTVN.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch I NHĐT & PTVN.
Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trụ sở tại số 53,
đường Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Là đơn vị thành viên
lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for
Investment and Development of VietNam - BIDV) được thành lập theo quyết định
số 76/QĐ-TCCB ngày 28/03/1991 của tổng giám đốc NHĐT&PTVN.
Những năm đầu mới thành lập, Sở giao dịch I (SGDI) gặp phải không ít khó
khăn trong việc tìm hướng phát triển hoạt động kinh doanh, do thời gian này Nhà
nước ta đang bước đầu thực hiện đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tình hình
kinh tế chưa ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc
hậu. Từ năm 1998 đến nay, SGDI được tổ chức như một chi nhánh và là một đơn
vị thành viên lớn nhất trong toàn hệ thống thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt của
ngành, thử nghiệm thành công các sản phẩm mới, công nghệ mới. Hoạt động của
SGDI đã được đa dạng hoá, nhiều loại hình dịch vụ Ngân hàng luôn được đổi mới
và nâng cao chất lượng đã tạo nên tốc độ tăng trưởng cao. SGDI trở thành đơn vị
chủ lực, đơn vị thành viên đặc biệt thuộc hội sở chính, phục vụ đắc lực phát triển
kinh tế trên điạ bàn thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc, tạo ra một
hành trang vững chắc cùng toàn ngành hội nhập kinh tế thế giới.
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Hiện nay, SGDI NHĐT&PTVN có 14 phòng ban với chức năng và nhiệm vụ
sau:
- Phòng kế hoạch nguồn vốn: Tham mưu, giúp giám đốc chỉ đạo công tác huy
động vốn tại SGDI. Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn. Nghiên
cứu, phát triển lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. Thu thập thông
tin, báo cáo đề xuất phản hồi về biện pháp huy động vốn. Thực hiện các giao dịch
mua bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp gồm giao ngay, kỳ hạn, quyền lựa


chọn SWAP theo quyết định và kế hoạch kinh doanh ngoại tệ của giám đốc.
- Phòng tín dụng 1,2: Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách
hàng. Phân tích khách hàng cho vay, đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay. Quyết định
hạn mức cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại. Thực hiện cho vay, thu nợ, xử lý gia
hạn nợ, đốn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các
biện pháp thu nợ. Lập báo báo phục vụ quản lý nội bộ SGDI và các cơ quan có
thẩm quyền.
- Phòng thanh toán quốc tế: Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh L/C
đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các
giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Mở các L/C có ký quỹ 100%
vốn của khách hàng. Là đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại.
- Phòng tiền tệ kho quỹ: Thực hiện các nhiệm vụ tiền tệ, kho quỹ như quản lý
quỹ nghiệp vụ của chi nhánh, thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá
quý , quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất nhập
tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền
tệ, kho quỹ cho khách hàng.
- Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm xử lý các giao
dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác như thực hiện việc giải
ngân vốn vay trên cơ sở hồ sở giải ngân được duyệt. Mở tài khoản tiền gửi và xử lý
các yêu cầu về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện các giao dịch nhận
và rút tiền gửi bằng nội, ngoại tệ, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.
- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối
với khách hàng là cá nhân như thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ
giải ngân được duyệt. Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ
ATM, thẻ tín dụng...cho khách hàng.
- Phòng thẩm định, quản lý tín dụng: Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh.
Thẩm định đề xuất về hạn mức tín dụng, giới hạn cho vay,đánh giá tài sản đảm bảo
nợ vay. Giám sát, đánh giá, xếp hạng chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín
dụng.
- Phòng tài chính-kế toán: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, đối chiếu

công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị
trực thuộc. Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ, nộp thuế và trích lập các quỹ, quản lý
và sử dụng các quỹ. Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của các
phòng, đơn vị trực thuộc toàn Sở. Lập và phân tích các loại báo cáo tài chính kế
toán của Sở.
- Phòng điện toán: Quản lý mạng, quản trị, kiểm soát hệ thống phân quyền truy
cập theo quy định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc, thiết bị tin học đảm
bảo an toàn, thông suốt mọi hoạt động của Sở. Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ các đơn
vị trực thuộc vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của
Sở.
- Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế
độ tại Sở giao dịch I. Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy
chế, đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong Sở giao dịch.
- Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các công tác hành chính, tổ chức.
Tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ, chính sách
của pháp luật về trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao
động, tham mưu việc tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự. Lập kế hoạch và tổ chức
tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của Sở.Thực hiện chế độ tiền lương,
chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên, quản lý lao động, ngày công lao động, việc
thực hiện nội quy của Sở.
- Phòng giao dịch 1,2: Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay, các giao dịch nhận tiền
gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng. Cho vay, phát hành bảo lãnh, thu
nợ theo quy định. Xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển
nợ quá hạn và thực hiện các biện pháp thu nợ quá hạn. Thực hiện các giao dịch đổi
và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng, các giao dịch thanh toán,
chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng.
Mô hình tổ chức của SGDI Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được
trình bày qua sơ đồ ở trang sau:
II. KẾT QUẢ MỘT SỐ MẶT HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN

HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
1. Tình hình và kết quả huy động vốn.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SGDI từ 2001 - 2003
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%)
Tổng NVHĐ 6.650.133 100 7.626.796 100 10.050.000 100
1. Tiền gửi TCKT 2.073.133 31,17 2.288.372 30 3.015.320 30
- Tiền gửi KKH 643.032 9,67 616.279 8,08 956.359 9,51
- Tiền gửi CKH 1.430.101 21,50 1.672.093 21,92 2.058.961 20,49
2. Tiền gửi dân cư 4.492.226 67,55 5.187.652 68,02 6.891.567 68,57
- Tiết kiệm 2.349.607 35,33 2.508.236 32,89 3.216.246 32
- Kỳ phiếu 1.003.629 15,09 1.670.934 21,91 1.952.685 19.43
- Trái phiếu 1.138.990 17,13 1.008.482 13,22 1.722.636 17,14
3. Huy động khác 84.774 1,28 150.772 1,98 143.113 1,43
Trong những năm vừa qua, nhờ xây dựng chiến lược kinh doanh, khách
hàng đúng đắn, nguồn vốn huy động của SGDI NHĐT&PTVN không ngừng tăng
lên. Tổng nguồn vốn huy động của năm 2003 đạt 10.050.000 triệu đồng, tăng
2.423.204 triệu đồng (31,77%) so với năm 2002 và vượt 9,62% so với kế hoạch đề
ra.
Tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và
tăng dần qua các năm, năm 2001 chiếm 67,55% tổng nguồn vốn huy động, năm
2002 chiếm 68,02% tổng nguồn vốn huy động, và năm 2003 chiếm 68,57% tổng
nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn khá ổn định, đặc biệt là loại tiết kiệm có
kỳ hạn do biết trước lãi suất và kỳ hạn các món vay.
Bảng 2: Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm

2002
Năm
2003
So sánh 2003/2002
Tăng(+) Giảm (-) 2003/2002
Tổng NVHĐ 7.626.796 10.050.000 2.423.204 131,77
1. Tiền gửi TCKT 2.288.372 3.015.320 726.948 131,76
- Tiền gửi KKH 616.279 956.359 340.080 155,18
- Tiền gửi CKH 1.672.093 2.058.961 386.868 123,14
2. Tiền gửi dân cư 5.187.652 6.891.567 1.703.915 132,85
- Tiết kiệm 2.508.236 3.216.246 708.010 128,23
- Kỳ phiếu 1.670.934 1.952.685 281.751 116,86
- Trái phiếu 1.008.482 1.722.636 714.154 170,81
3. Huy động khác 150.772 143.113 -7.659 94,92
Tính đến ngày 31/12/2003, tổng nguồn vốn huy động đạt 10.050.000 trong
đó tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 3.015.320 triệu đồng, tăng 31,77% so với năm 2002,
tiền gửi dân cư đạt 6.891.567 triệu đồng tăng 32,85% so với năm 2002. Tiền gửi tổ
chức kinh tế là vốn có chi phí thấp, hơn nữa tiền gửi có kỳ hạn năm 2003 tăng
386.868 triệu đồng (23,14%) so với năm 2002, điều này có nghĩa SGDI không
những huy động được nhiều hơn nguồn vốn có chi phí rẻ, góp phần tiết kiệm chi
phí đầu vào cho SGDI mà nguồn vốn có kỳ hạn ổn định hơn, giúp SGDI chủ động
hơn trong hoạt động kinh doanh. Với mức tăng trưởng như vậy, chứng tỏ SGDI đã
sử dụng ngày càng hiệu quả các chính sách, công cụ huy động vốn của mình trong
việc thu hút vốn nhàn rỗi của nền kinh tế.
Ngoài việc đa dạng các hình thức huy động vốn, SGDI đã tập trung khai
thác những khách hàng có nguồn tiền ổn định, thực hiện phân loại khách hàng để
có chính sách khách hàng hợp lý. Giao chỉ tiêu huy động cho từng quý, từng năm
đến từng
chi nhánh trực thuộc, mạng lưới huy động được mở rộng và hoạt động tiếp thị
quảng cáo được quan tâm chú trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác huy động

vốn.
2. Công tác tín dụng.
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn đã
tác động tới hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, SGDI đã áp dụng nhiều
biện pháp tích cực, tăng cường cung ứng dịch vụ khách hàng với chính sách giá cả
mềm dẻo, công tác tín dụng của SGDI vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao.

×