Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

de cuong on tap k2lop 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.79 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD &ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ HK II - KHỐI 6 Năm học: 2011 - 2012. 1. Nêu các khái niệm: khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh ? - Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. - Mỏ khoáng sản là những nơi tập trung khoáng sản. - Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực - Các mỏ khoáng sản ngoại sinh là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực. Khoáng sản được phân thành mấy loại? Kể tên và công dụng của mỗi loại? Dựa vào công dụng khoáng sản được phân thành 3 loại: + Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt...làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất + Khoáng sản kim loại : Sắt, mangan, đồng, chì, kẽm. . .làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, sản xuất ra các loại gang, thép, đồng, chì + Khoáng sản phi kim loại :muối mỏ, A-pa-tit, đá vôi...làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, vật liệu xây dựng. 2. Nêu các thành phần của không khí? Vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí? - Thành phần của không khí bao gồm khí Nitơ (chiếm 78%), khí Ôxi (chiếm 21%), hơi nước và các khí khác (chiếm 1%). - Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa… 3. Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng? Nêu vị trí và đặc điểm của tầng đối lưu? Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng:Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng cao của khí quyển. - Tầng đối lưu: + Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16km, tầng này tập trung tới 90% không khí. + Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. + Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C). + Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng. 4. Nêu sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa? - Các khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao. - Các khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. - Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. - Các khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô 5. Nhiệt độ của không khí là gì ? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí? - Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí. - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí: + Vĩ độ địa lí : Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí các vùng vĩ độ cao. + Độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. + Vị trí gần hay xa biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau. 6. Khí áp là gì? Mô tả sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái Đất? - Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân. - Vẽ hình.................................................................................... 7. Mô tả sự phân bố của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất? Vẽ hình.................................................................................... 8. Vì sao không khí có độ ẩm ? Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Vì không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm. - Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí: Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều (độ ẩm càng cao). 9.Trình bày quá trình tạo thành mây, mưa? Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất? 10.Nêu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu? - Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn. - Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm. 11. Trình bày giới hạn và đặc điểm 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất? Đới nóng( nhiệt đới) Hai đới ôn hòa ( ôn đới) Hai đới lạnh ( hàn đới) 0 0 0 0 Giới hạn 23 27’ B -> 23 27’ N 23 27’ B -> 66 33’B 66033’B -> Cực Bắc 23027’ B -> 66033’N 66033’N -> Cực Nam Lượng nhiệt Nóng quanh năm Trung bình Lạnh giá quanh năm Gió Tín phong Tây ôn đới Đông cực Lượng mưa 1000 – 2000 mm 500 – 1000 mm < 500 mm 12. Trình bày các khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước? Nêu được mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước sông? - Sông: là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông. - Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông. - Lưu lượng nước: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong một giây đồng hồ. - Mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước chảy (thủy chế)của sông: + sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cấp nước => thủy chế tương đối đơn giản. + sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cấp nước khác nhau => thủy chế phức tạp. 13. Hồ là gì? Phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước? - Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Phân loại hồ: + Căn cứ vào tính chất của nước: hồ nước mặn và hồ nước ngọt. + Căn cứ vào nguồn gốc hình thành: hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo… * Sông và hồ khác nhau như thế nào? 14. Độ muối của nước biển và đại dương? Nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau? - Độ muối trong các biển và đại dương không giống nhau, trung bình 35%0 - Nguyên nhân: tuỳ thuộc vào nguồn nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. 15. Trình bày ba hình thức vận động của nước biển và đại dương? - Sóng biển: Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương + Nguyên nhân: do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần. - Thủy triều : Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. + Nguyên nhân: do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. - Dòng biển (hải lưu): Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại dương. + Nguyên nhân: do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như gió Tín phong, gió Tây ôn đới….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 16. Trình bày hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Nêu ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng? - Các dòng biển nóng thường chảy từ các vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao - Các dòng biển lạnh thường chảy từ các vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp. - Các vùng ven biển, nơi có dòng biển nóng chảy qua có nhiệt độ cao hơn và mưa nhiều hơn những nơi có dòng biển lạnh chảy qua. 17. Lớp đất là gì? Nêu hai thành phần chính của đất? - Lớp đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa. - Hai thành phần chính của đất là thành phần khoáng và thành phần hữu cơ. + Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau. + Thành phần hữu cơ chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất, chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám. 18. Trình bày các nhân tố hình thành đất? - Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất. - Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ. - Khí hậu (nhiệt độ,lượng mưa) tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và chất hữu cơ trong đất. 19. Lớp vỏ sinh vật là gì? ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất? * Sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật. * Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất: a. Đối với thực vật: - Khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ): ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm thực vật - Địa hình: + Chân núi: rừng lá rộng + Núi cao: rừng lá kim - Đất: + Phù sa: lúa, rau + Feralit: cây lấy gỗ, cây ăn quả,... b. Đối với động vật: - Ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn ( vì động vật có khả năng di chuyển) - Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật. * Ảnh hưởng con người đến sự phân bố thực và động vật trên Trái Đất: + Tích cực: - Tìm giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để mở rộng sự phân bố - Cải tạo giống -> hiệu quả kinh tế cao +Tiêu cực: - Phá rừng, săn bắt thú, ô nhiễm môi trường - Thu hẹp nơi sinh sống của động, thực vật.. Phê duyệt GVBM. Nguyễn Thị Kim Loan.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×