Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

van 9 tuan 11tiet 53

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.64 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 11 NS :05/11/12. TIẾT 53 ND:07/11/12. TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Từ tượng thanh , tượng hình, một số biện pháp tu từ từ vựng) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức về từ vựng và một số biện pháp tu từ từ vựng. B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : 1. Kiến thức : - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói qua, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 2. Kĩ năng : - Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản . Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong văn bản . Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản cụ thể . 3. Thái độ: - Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt C. Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,.... D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số: Lớp : 9a1 vắng:…………………………… p, kp . Lớp: 9a2 vắng:…………………………… p, kp 2. Bài cũ : Nêu các cách trau dồi vốn từ? Sửa lỗi dùng từ trong câu sau : VD : Cô giáo tổng quát ý kiến của học sinh rồi cô đưa ra kết luận của mình.  Dùng sai từ: Tổng quát.  Nên sửa: Tổng hợp. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài : Ở những tiết tổng kết từ vựng trước ta đã tổng kết về một số kiến thức về từ vựng học từ lớp 6,7,8,9 và TCT này chúng ta tiếp tục tổng kết từ vựng đạ học như từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ từ vựng trong suốt chương trình THCS đã học .. * Bài học : Hoạt động của gv & hs * HĐ 1:Hướng dẫn ôn tập về lí thuyết :. Nội dung bài dạy I- Ôn lí thuyết : 1.Từ tượng thanh và từ tượng hình:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Hướng dẫn ôn tập về từ tượng thanh : -GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK theo trình tự các kiến thức. -GV theo dõi phần trả lời của các em để nhận xét, bổ sung (nếu cần). * Hướng dẫn ôn tập về moat số phép tu từ từ vựng -GV hướng dẫn các em phân tích tác dụng của một số phép tu từ từ vựng.. * HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập : HS vận dụng kiến thức đã học về các phép tu từ để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong một. -Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con ngưởi. -Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ, trạng thái của sự vật. -Vận dụng: Các từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.=> Mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sinh động. 2.Một số phép tu từ từ vựng: -Khái niệm: So sánh , ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. -Phân tích tác dụng: a-Dùng phép ẩn dụ: +Từ hoa và cánh : chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng. +Từ cây và lá :chỉ gia đình của nàng và cuộc sống của họ.  Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình. b-Dùng phép so sánh: +So sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với các âm thanh của tự nhiên để nhấn mạnh nó hay như do trời sinh ra, không còn gì để bàn cãi. c-Dùng phép nói quá: + Cái đẹp của tự nhiên tưởng đã hoàn mĩ nhưng vẫn thua cái đẹp của Thúy Kiều. +Cái tài của Kiều cũng chỉ có vài người trong thiên hạ.  Cách giới thiệu của tác giả đầy ấn tượng: Kiều là người tài sắc vẹn toàn. d-Dùng phép nói quá: +Kiều và Thúc Sinh tuy cùng ở trong ngôi nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san.  Tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều và Thúc Sinh: chủ nhà và con ở. e-Dùng phép chơi chữ: +Tài của Kiều là của hiếm, tai ương mà Kiều gặp phải cũng không phải là ít. Thế nhưng oái oăm thay cái “tài” của Kiều mà cũng nên “ tai” nên “tội”. II-Luyện tập: a- Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa). Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> số câu thơ đã cho. được tình cảm của mình một cách mạnh mẽ mà kín GV chấm bài một số đáo. em, nếu điểm cao thì ghi b- Phép nói quá được dùng để nói về sự lớn mạnh và vào cột điểm miệng khí thế của nghĩa quân Lam Sơn. c- Phép so sánh dùng để miêu tả một cách sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối, cảnh rừng dưới đêm trăng. d- Phép nhân hóa đã biến ánh trăng thành người bạn *HĐ3: Hướng dẫn tự tri âm tri kỉ; làm cho thiên nhiên trong bài thơ trở học : nên sinh động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con -GV hướng dẫn tự học, người hơn. HS lắng nghe Phép ẩn dụ trong câu thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Nó biểu thị rõ tình cảm của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai. III. Hướng dẫn tự học : - Tập viết đoạn văn có sử dụng từ tượng thah, từ tượng hình . - tập viết đoạn văn có sử dụng một số biện pháp tu từ : sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. E.Rút kinh nghiệm : ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×