Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Các Kỷ Của Đại Cổ Nguyên Sinh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.44 KB, 3 trang )

Các Kỷ Của Đại Cổ Nguyên Sinh
Đại Cổ Nguyên Sinh (Paleoproterozoic, Palaeoproterozoic) là đại đầu tiên trong số ba
đại của
liên đại Cổ Sinh (Proterozoic), đã diễn ra từ khoảng 2.500 triệu năm trước (Ma)
tới khoảng 1.600 Ma. Nó khởi đầu khi
đại Tân Thái Cổ (Neoarchean) kết thúc. Trong đại
này, lần đầu tiên các châu lục được ổn định. Đây cũng là giai đoạn mà các loài vi khuẩn
lam tiến hóa. Chúng là loại vi khuẩn có thể sử dụng các phản ứng sinh hóa của quang hợp
để sản sinh ra năng lượng và ôxy.
Trước khi có sự gia tăng đáng kể của ôxy trong khí quyển thì gần như tất cả mọi dạng sự
sống đều tồn tại dưới dạng kị khí, nghĩa là quá trình trao đổi chất của sự sống phụ thuộc
vào dạng hô hấp tế bào không đòi hỏi cần có ôxy. Ôxy dạng tự do với lượng lớn là chất
độc cho phần lớn vi khuẩn kị khí, và tới thời điểm đó (khoảng giữa kỷ Sideros) thì phần
lớn các dạng sự sống kị khí trên Trái Đất bị tiêu diệt. Sự sống duy nhất có khả năng tồn
tại là những dạng có khả năng chống lại quá trình ôxi hóa cũng như các hiệu ứng độc hại
của ôxy hoặc những dạng có thể trải qua toàn bộ cuộc đời của chúng trong môi trường
giàu ôxy tự do. Sự kiện chính này được gọi là thảm họa ôxy.
Đại Cổ Nguyên Sinh có thể chia thành 4 kỷ địa chất như sau:

Kỷ Sideros (Siderian) hay kỷ Thành Thiết: khoảng 2.300-2.500 triệu năm trước

Kỷ Rhyax (Rhyacian) hay kỷ Tằng Xâm: khoảng 2.050-2.300 triệu năm trước

Kỷ Orosira (Orosirian) hay kỷ Tạo Sơn: khoảng 1.800-2.050 triệu năm trước

Kỷ Statheros (Statherian) hay kỷ Cố Kết: khoảng 1.600-1.800 triệu năm trước
Trong thời kỳ của đại này thì các
siêu lục địa như Nena và Atlantica (khoảng 2.000 Ma)
đã hình thành, để sau đó (~ 1.800 Ma) nhập lại thành siêu lục địa
Columbia. Siêu lục địa
Columbia bắt đầu tách ra vào cuối đại này.


Đại Cổ Nguyên Sinh kết thúc khi đại Trung Nguyên Sinh (Mesoproterozoic) bắt đầu.
Kỷ Sideros
Kỷ Sideros hay kỷ Thành Thiết (từ tiếng Hy Lạp sideros, nghĩa là "sắt") là kỷ địa chất
đầu tiên của
Đại Cổ Nguyên Sinh (Paleoproterozoic) và nó kéo dài từ khoảng 2.500 triệu
năm trước (Ma) tới khoảng 2.300 Ma. Thay vì dựa trên các địa tầng, các thời điểm này
được xác định hoàn toàn bằng phương pháp địa thời học.
Sự phổ biến của các sự kiện tạo thành sắt theo dải (BIF) đạt tới đỉnh cao vào đầu kỷ này.
BIF được hình thành khi các loài tảo kỵ khí sinh ra ôxy dưới dạng chất thải để nó kết hợp
với sắt, tạo thành magnetit (Fe
3
O
4
, một loại ôxít sắt). Quá trình này làm hết sắt của đại
dương, có lẽ đã làm cho nước biển có màu xanh lục trở thành trong. Cuối cùng, khi
không còn ôxy chìm lắng trong các đại dương thì quá trình này tạo ra khí quyển giàu ôxy
của ngày nay.
Sự băng hóa Huronia đã bắt đầu trong kỷ Sideros, vào khoảng 2.400 Ma và kết thúc vào
cuối kỷ Rhyax (khoảng 2.100 Ma).
Kỷ Rhyax
Kỷ Rhyax hay kỷ Tằng Xâm (Rhyacian, từ tiếng Hy Lạp: Ρυαξ (rhyax), có nghĩa là "sự
xâm nhập của dung nham") là kỷ địa chất thứ hai trong đại Cổ Nguyên Sinh, sau kỷ
Sideros và trước kỷ Orosira. Kỷ này kéo dài từ khoảng 2.300 triệu năm trước (Ma) tới
khoảng 2.050 Ma. Các con số niên đại này không được xác định bằng địa tầng mà được
xác định bằng
địa thời học.
Phức hợp Bushveld và các xâm nhập tương tự khác đã hình thành trong thời kỳ này.
Thời kỳ băng hà Huronia kết thúc vào cuối kỷ Rhyax, khoảng 2.100 Ma.
Kỷ Orosira
Kỷ Orosira hay kỷ Tạo Sơn (Orosirian, từ tiếng Hy Lạp: orosira, nghĩa là "dãy núi") là

kỷ địa chất thứ ba trong đại Cổ Nguyên Sinh và kéo dài từ khoảng 2.050 triệu năm trước
(Ma) tới khoảng 1.800 Ma. Thay vì dựa trên địa tầng, các niên đại này được xác định
bằng địa thời học.
Nửa sau của kỷ này là khoảng thời gian của các hoạt động kiến tạo sơn gần như trên tất
cả các lục địa.
Có lẽ trong kỷ này thì khí quyển Trái Đất đã thay đổi sang dạng giàu ôxy do quang hợp
của vi khuẩn lam.
Hai sự kiện va chạm lớn nhất đã biết trên Trái Đất diễn ra trong kỷ Orosira. Ở rất gần
thời kỳ đầu của kỷ, khoảng 2.023 Ma, va chạm với một tiểu hành tinh đã tạo ra cấu trúc
va chạm Vredefort. Sự kiện va chạm đã tạo ra cấu trúc của lòng chảo Sudbury diễn ra vào
gần thời kỳ kết thúc của kỷ này, khoảng 1.850 Ma.
Kỷ Statheros
Kỷ Statheros hay kỷ Cố Kết (Statherian, từ tiếng Hy Lạp: statheros, nghĩa là "cố kết",
"ổn định") là
kỷ địa chất thứ tư và là kỷ cuối cùng trong đại Cổ Nguyên Sinh. Nó kéo dài
từ khoảng 1.800 triệu năm trước (Ma) tới khoảng 1.600 Ma. Thay vì dựa trên địa tầng,
các niên đại này được xác định bằng địa thời học.
Trong kỷ này sự sống
đơn bào phức tạp đầu tiên đã xuất hiện.
Kỷ này được đặc trưng trên phần lớn các
lục địa hoặc là bằng các thềm lục địa mới hoặc
là sự im lìm hóa cuối cùng của các dải gập nếp.
Siêu lục địa Columbia đã hình thành vào đầu kỷ này.

×