Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.99 KB, 8 trang )

VIỆT BẮC - TỐ HỮU
Trong những năm kháng chiến
chống Pháp khi mà cánh đồng văn chương
Việt Nam đang được làn gió “Thơ mới” thổi
qua thì Tố Hữu lại tìm về với những vần thơ
truyền thống. Khi đọc “Việt Bắc” ấn tượng
ban đầu mà người đọc dễ dàng nhận thấy
là tính dân tộc, tính dân gian rất đậm đà của
bài thơ. Trong khi “Thơ mới’ đang chiếm ưu
thế một cách tuyệt đối thì ta lại thấy xuất
hiện trên thi đàn tập thơ “Từ ấy” nổi bật là
bài “Việt Bắc” - đỉnh cao của sự tìm về cội
nguồn văn thơ dân tộc. “Việt Bắc” là một
trường ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến vĩ
đại của dân tộc chống thực dân Pháp. Bài
thơ ra đời và đi vào lòng người bằng giọng
điệu ân tình thuỷ chung như ca dao, khắc
hoạ sâu sắc nỗi niềm của người con rời “
thủ đô kháng chiến” mà trong thâm tâm đầy
ắp kỷ niệm nhớ thương. Trong tâm trạng kẻ
ở - người đi, hình bóng của núi rừng – con
người Việt Bắc vẹn nguyên cùng ký ức với
bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động. Để
hôm nay những câu thơ còn rung động lòng
người với những sắc màu, âm thanh tươi
rói hơi thở của núi rừng chiến khu, hơi ấm
của người tình lan toả:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao ắng ánh dao gài thắt lưng


Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
Đọc “Việt Bắc” ta thấy rằng việc tác giả
chọn cho bài thơ thể lục bát, lối đối đáp với
một cặp đại từ nhân xưng “mình – ta” là rất
phù hợp và hiệu quả. Hẳn không ít người
đọc thắc mắc trong ca dao, tục ngữ có rất
nhiều cặp đại từ nhân xưng được dùng phổ
biến như: “chàng-nàng”, “anh-em”, “ta-
nàng”, “mình-ta”, vậy tại sao Tố Hữu lại
chọn cho bài thơ cặp “mình-ta”. Ở đây
dường như nhà thơ có ẩn ý. Mình là ta và
ta cũng có thể là mình. Cặp đại từ nhân
xưng này có khả năng bao quát hết những
cặp còn lại. “Mình-ta” có thể hiểu là anh em,
mẹ con, hai người đang yêu nhau hay xa
hơn là mối quan hệ trừu tượng giữa con
người với núi rừng Việt Bắc. Chỉ là một cặp
đại từ nhân xưng thôi mà có thể nói đến
nhiều khía cạnh tình cảm khác nhau. Tố
Hữu quả là người biết vận dụng văn thơ
truyền thống một cách tinh tế và điêu luyện
đến khâm phục.
Cảm hứng chính trị xuyên suốt một đời
thơ Tố Hữu. Với tâm tình lẽ sống của nhà
thơ “Việt Bắc” là kết tinh của tình cảm riêng

– chung. Hoà điệu tự nhiên của hai luồng
tình cảm: dân tộc và cách mạng. Tiếng nói
từ nhân vật trữ tình nhập vai cũng chính là
những lời suy ngẫm, tình cảm của nhà thơ
thật khó tách bạch chủ thể và nhân vật. Ở
đó cái tôi gắn với phẩm chất và tình cảm
dân tộc, tiếng nói riêng tư “mình-ta” đã nói
hộ tấm lòng của nhân dân và những người
con cách mạng. Chất tự sự trữ tình chính trị
như những lời thầm thì tâm sự cùng mọi
người thuyết phục lòng người. Nổi nhớ là
cảm xúc chủ đạo của bài thơ, gắn với “mình
– ta, ta – mình”, là cung bậc thiết tha của
tình cảm, là miền ký ức không phai mờ của
người ra đi. Nỗi nhớ ở đây mựơn nguyên
màu sắc ca dao, là sự nối tiếp, là khía cạnh
tinh vi trong mối quan hệ khắng khít: hoa -
người. Quê hương hiện hình trong vẻ đẹp
cụ thể: vẻ đẹp tinh tuý của thiên nhiên (hoa)
hoà hợp với vẻ đẹp và sức sống của con
người. Mỗi một hình ảnh “hoa cùng người”
như đem lại ấn tượng riêng biệt về nét đẹp
của núi rừng Việt Bắc. Sự nối tiếp, đan xen
sắc màu làm nên mạch cảm xúc của đoạn
thơ, nỗi nhớ qua từng câu thơ càng trở nên
đậm đà, mãnh liệt và da diết hơn. Nhà thơ
dường như hướng toàn bộ tâm tư, ngòi bút
của mình về con người nơi đây với những
phẩm chất bình thường mà vĩ đại.
Tố Hữu đã khéo léo vận dụng thành

công đặc trưng tái hiện không gian vô cực
của thi ca gói trọn bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-
Đông trong những sắc màu đẹp nhất, hài
hoà nhất. Mỗi bức tranh gồm hai mảng: một
mảng xa, một mảng gần. Mỗi bức đều có
sự gắn bó giữa thiên nhiên với con người,
sự gắn bó trong nỗi nhớ những hoa cùng
người của nhà thơ:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
Nét son của bức tranh núi rừng ở đây là
màu đỏ tươi của hoa chuối khiến cho núi
rừng đã xanh lại càng thêm xanh. Chấm
phá của tranh thuỷ mặc điểm một sắc đỏ
trong không gian xanh bao la, không gian
mang sức sống mãnh liệt.
Mùa đông trong câu thơ của Tố Hữu cũng
lan toả hơi ấm mùa hè, không hề có cảm
giác lạnh lẽo, bởi sắc đỏ của hoa chuối như
phun trào từ giữa màu xanh của rừng. Bên
cạnh nét đẹp của hoa là nét đẹp khoẻ
khoắn của người. “Nắng ánh dao gài thắt
lưng” là hình ảnh của người dân miền sơn
cước. Cách doán dụ không phải tình cớ
ngẫu nhiên mà chọn con dao đi rừng-vật
bất ly thân của người miền núi-nét đặc
trưng của cuộc sống Việt Bắc. Con người
nổi bật trong không gian đèo cao, càng nổi
bật trong ánh nắng, thành một điểm sáng
giữa khung cảnh mùa đông mang trong

mình nét hiên ngang hùng vĩ của núi rừng.
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

×