Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Cơ chế phát triển sạch pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.11 KB, 2 trang )

Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism viết tắt là CDM). CDM là một cơ chế hợp
tác quốc tế mới trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia công
nghiệp hóa nhằm làm giảm phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu.
Với cam kết phải cắt giảm GHG, các quốc gia công nghiệp hóa phải đầu tư, đổi mới, cải tiến công
nghệ với chi phí rất tốn kém mà hiệu quả mang lại không cao thì có một cách làm tốt hơn là tiến
hành đầu tư những dự án CDM ở những nước đang phát triển, nơi trình độ công nghệ chưa cao,
môi trường chưa bị ô nhiễm nặng, với chi phí đầu tư thấp hơn nhiều. Đổi lại, các doanh nghiệp đầu
tư nhận được chứng chỉ giảm phát thải đã được công nhận (CERs) để áp dụng vào chỉ tiêu cắt giảm
phát thải ở quốc gia mình.
Thế giới nhập cuộc
Đến nay đã có hơn 2100 danh mục dự án CDM được các nước đưa ra, trong đó có 760 dự án đã
được Ban điều hành CDM đăng ký và 71 dự án đang chờ được đăng ký. Số lượng chứng chỉ giảm
phát thải (CERs) dự đoán đến hết 2012 sẽ vượt qua con số 2,2 tỷ.
Dự án CDM đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Rio de Janeiro, Brazil từ năm 2004, với lĩnh
vực hoạt động là giảm phát thải khí nhà kính từ bãi chôn lấp chất thải bằng cách thu hồi khí mêtan
để sản xuất điện. Theo tính toán, mỗi năm dự án giảm được 31 ngàn tấn mêtan, tương đương với
670 ngàn tấn CO
2
. Dự án đã mang lại hiệu quả tích cực cho môi trường và cộng đồng dân cư trong
khu vực, đồng thời mở ra một giai đoạn mới giúp thế giới đạt các mục tiêu ngăn chặn biến đổi khí
hậu và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Ngành năng lượng là lĩnh vực nóng bỏng nhất cho các dự án CDM trên toàn thế giới (52,68%), sau
đó là các ngành xử lý và tiêu hủy chất thải (20,77%) và nông nghiệp (7,8%).
Châu Á Thái Bình Dương hiện đang là khu vực sôi động nhất về các dự án CDM. Trong đó, Ấn Độ
là nơi có nhiều dự án CDM nhất, còn Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về nhận được CERs̉, chiếm
43,46 % trong tổng số gần 172 triệu CERs. Đầu tư vào các dự án CDM nhiều nhất là các nước
Anh, Ailen, Hà Lan và Nhật Bản.
Việt Nam đã sẵn sàng
Việt Nam là một trong số những quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tham gia tích
cực nhất vào những hoạt động nhằm giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu do Liên Hợp
Quốc đề xuất. Tính đến tháng 3 năm 2003, thời điểm Việt Nam thành lập cơ quan có thẩm quyền


quốc gia về CDM, được gọi tắt là DNA.
Tháng 04/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 47/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổ
chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
giai đoạn 2007 – 2010.
Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tham gia dự án CDM được thể hiện rõ
trong Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg, trong đó quy định các doanh nghiệp này sẽ được miễn,
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản
cố định của dự án, hàng hoá nhập khẩu là$ nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa
sản xuất được, miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất và trong một số trường hợp sản phẩm của dự
án CDM sẽ được trợ giá.
Hiện nay ở nước ta có 5 dự án CDM đã được Ban điều hành CDM phê duyệt, dự án đầu tiên là Thu
hồi và sử dụng khí đồng hành tại mỏ dầu Rạng Đông (Bà Rịa – Vũng Tàu). Dự án này sử dụng khí
đồng hành từ quá trình khai thác dầu mỏ để sản xuất điện, khí hóa lỏng dùng trong sinh hoạt và
xăng. Chi phí thực hiện dự án là 73 triệu USD, dự kiến sẽ giảm 6,74 triệu tấn CO2 trong thời gian
10 năm. Tính theo giá thị trường châu Âu hiện nay, 24 euro/1 tấn CO2 thì dự án này có thể mang
lại cho các bên tham gia dự án một khoản thu khổng lồ 202 triệu đô la Mỹ.
Bên cạnh đó, 13 dự án khác đã được trình lên DNA chờ phê duyệt, 16 dự án và 10 ý tưởng dự án
đang được xây dựng. Như vậy số lượng các ý tưởng và dự án này nếu được phê duyệt và triển khai
không hề ít, chưa kể mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực phổ biến của các ngành năng lượng, xử
lý chất thải và lâm nghiệp, hoàn toàn có thể mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác.

×