Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồi trên địa bàn huyện bình gia, tỉnh lạng sơn​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG VĂN CƯỜNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT HỒI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Định hướng

: Nghiên cứu

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên, 2019




ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG VĂN CƯỜNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT HỒI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Định hướng

: Nghiên cứu

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Lớp

: K47- KTNN –NO1


Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Dương Hoài An

Thái Nguyên, 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với mỗi sinh
viên cuối khóa, đây là giai đoạn cần thiết để mỗi sinh viên nâng cao năng lực
tri thức và khả năng sáng tạo của mình, đồng thời nó cịn giúp cho sinh viên
có khả năng tổng hợp được kiến thức đã học, làm quen dần với việc nghiên
cứu khoa học nhằm hoàn thành mục tiêu đào tạo kỹ sư chuyên môn với đầy
đủ tri thức lý luận và kỹ năng thực tiễn. Để hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này, em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
TS. Dương Hoài An người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập và làm đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT&PTNT, các thầy giáo, cô giáo, cán
bộ trong khoa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em. Đồng thời, em xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ của UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, các ban ngành
đồn thể, cán bộ Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn cùng nhân dân
trong huyện và các xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên
cứu đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ,

kỹ năng của bản thân cịn nhiều hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này
của em khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng
góp, chỉ bảo, bổ sung của thầy cơ và các bạn để kiến thức của em trong lĩnh
vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2019
Sinh viên

Hoàng Văn Cường


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... v
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 5
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 6
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 6
2.1.1. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 6
2.1.2. Sử dụng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................ 6
2.1.3. Đánh giá tác động của các yếu tố liên quan đến hiệu quả kinh tế
sử dụng ............................................................................................................. 8
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................................................... 10
2.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài sử dụng DEA để đánh giá hiệu quả kinh
tế và Tobit để đánh giá tác động ..................................................................... 10

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước sử dụng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế
và Tobit để đánh giá tác động ......................................................................... 12
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...17
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 17
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 17
3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồi ...................................................... 17
3.4.2. Hồi quy Tobit và truncated ................................................................... 18
3.5. Số liệu nghiên cứu .................................................................................... 19


iii

3.5.1. Số liệu thứ cấp ....................................................................................... 19
3.5.2. Số liệu sơ cấp ........................................................................................ 19
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 30
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội .......................................................... 30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................... 38
4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ sản xuất hồi trên địa bàn huyện Bình
Gia ................................................................................................................... 42
4.2.1. Đánh giá hiệu quả sản xuất hồi trên địa bàn huyện Bình Gia ............... 42
4.2.2. Đánh giá hiệu quả các hộ trồng Hồi ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng
Sơn .................................................................................................................. 44
4.2.3. Hiệu quả các hộ trồng hồi phân chia theo khu vực nghiên cứu ............ 45
4.2.4. Đánh giá tác động của các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
hồi.................................................................................................................... 49
4.3. Phân tích SWOT các hộ sản xuất hồi trên địa bàn huyện Bình Gia ........ 51
4.4.1. Thế mạnh trong việc sản xuất hồi của các hộ trên địa bàn huyện .... 51

4.4.2. Điểm yếu trong việc sản xuất hồi của các hộ trên địa bàn huyện ..... 52
4.4.3. Những cơ hội trong việc sản xuất hồi ở địa bàn nghiên cứu............. 53
4.4.4. Những thách thức trong sản xuất hồi tại địa phương ........................ 54
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 58
1. Kết luận ....................................................................................................... 58
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 60
2.1. Đối với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn, phịng
NN&PTNT huyện Bình Gia............................................................................ 60
2.2. Đối với UBND huyện Bình Gia. .............................................................. 60
2.3. Đối với các hộ nông dân trồng hồi. .......................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Một Số Chỉ Tiêu Thống Kê Của Các Biến Được Lựa Chọn.......... 43
Bảng 4.2. Hiệu Quả Theo Thời Gian .............................................................. 44
Bảng 4.3. Hiệu quả tính theo khu vực nghiên cứu.......................................... 46
Bảng 4.4. Đánh Giá Tác Động Của Các Yếu Tố Liên Quan Đến Hiệu Quả .. 49
Bảng 4.5. Ma trận SWOT trong việc sản xuất hồi của các hộ trên địa bàn
huyện Bình Gia ............................................................................. 55


v

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Hiệu quả phân phối và kỹ thuật ...................................................... 21

Hình 3.2. Hiệu quả theo quy mơ ..................................................................... 25
Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Bình Gia năm 2017 (%) ............................... 39
Hình 4.2. Cơ cấu sản phẩm nơng nghiệp (có hồi) (%).................................... 40
Hình 4.3. Giá trị sản xuất nơng nghiệp (có hồi) (%)....................................... 41
Hình 4.4. Thế mạnh trong việc sản xuất hồicủa các hộ trên địa bàn nghiên cứu
(% ý kiến) ....................................................................................... 51
Hình 4.5. Điểm yếu trong việc sản xuất hồi ở địa bàn huyện Bình Gia (% ý
kiến) .............................................................................................. 52
Hình 4.6. Những cơ hội trong việc sản xuất hồi trên địa bàn (% ý kiến) ....... 53
Hình 4.7. Những thách thức trong sản xuất hồi tại địa phương (% ý kiến) .... 54


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

CN-TTCN

: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

NN & PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

KT-XH

: Kinh tế xã hội




: Quyết định

BNN

: Bộ Nông Nghiệp

TT

: Thông tư

NXB

: Nhà xuất bản

KHCN

: Khoa học công nghệ

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

TP

: Thành phố


1
PHẦN I


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu các mặt
hàng đặc trưng của miền nhiệt đới nóng ẩm. Một trong những mặt hàng đặc
trưng đấy phải kể đến các sản phẩm của cây hồi. Đây là loài cây đặc sản thuộc
nhóm cây lâm sản ngồi gỗ. Sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn được Cục sở hữu trí
tuệ và bầu trọn là TOP 10 sản phẩm thiên nhiên tốt nhất. Nhiều nghiên cứu
trên quan điểm phát triển nông - lâm - môi trường - bảo tồn và đa dạng sinh
học cho thấy phát triển hồi cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu: Kinh tế Xã hội - Môi trường. Chính vì điều đó trong những năm qua các dự án về phát
triển kinh tế nông hộ, dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án trồng rừng
Việt Đức, dự án 06 của chính phủ tiến hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã
chọn cây hồi như một giải pháp đầu tư thực hiện. Phát triển hồi là định hướng
chiến lược trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh Lạng Sơn.
Cây hồi Lạng Sơn ngoài ý nghĩa lớn về kinh tế nó cịn mang một sắc
thái nhân văn tốt đẹp, đó là tính kế thừa truyền thống từ đời này qua đời khác
một cách có ý thức. Hồi có phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam Trung
Quốc kéo dài xuống vùng núi phía Bắc của Việt Nam. Tại Việt Nam, cây hồi
có phân bố nhiều ở các tỉnh biên giới Việt - Trung như Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Quảng Ninh. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện
tích tự nhiên là 832.378, 38 ha. Trong đó đất có rừng 372.500, 8 ha, diện tích
rừng Hồi 33.503 ha , chiếm 70% so với diện tích rừng hồi cả nước. Hồi phân
bố hầu hết ở các huyện, thành phố của Lạng Sơn, nhưng tập trung nhiều ở hai
huyện là Văn Quan và Bình Gia. Diện tích trồng hồi của 2 huyện này chiếm
tới 55, 9% diện tích trồng hồi tồn tỉnh (do ở những địa phương này đất được


2
phát triển trên đá mẹ Riolit & phiến thạch màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng, tầng đất
sâu, tỷ lệ mùn cao). Với diện tích rừng hồi nói trên, trong vài năm tới đây, cây
hồi đến thời điểm cho thu hoạch thì đây là tiềm năng rất lớn đem lại hiệu quả

kinh tế cao cho bà con các dân tộc tỉnh Lạng Sơn.
Trong hệ thực vật Việt Nam, chi hồi (Illicium) có nguồn gen rất phong
phú, rất đa dạng, hiện có thống kê được khoảng 16 loài. Tất cả các loài trong
chi hồi (Illicium) ở nước ta đều chứa tinh dầu với các thành phần hoá học
khác nhau. Ở một số loài tinh dầu lại chứa chủ yếu là safrol, linalool và
methyl eugenol… Các loài trong chi hồi ở Việt Nam là nguồn gen quý cần
được nghiên cứu để khai thác, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững. Ngoài
ra, tinh dầu hồi còn được dùng làm hương liệu để chế biến các đồ mỹ phẩm
cao cấp. Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn lại dùng làm thuốc trừ sâu, làm men,
than hoạt tính, phân bón, thức ăn gia súc... Trong quá trình tồn tại và phát
triển của xã hội lồi người có liên quan mật thiết đến các nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Cùng với tốc độ phát triển của kinh tế thì nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm của cây hồi ngày càng tăng. Vì vậy việc nghiên cứu để hiện trạng gây
trồng và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của cây hồi cần được coi trọng.
Cây hồi là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm,
quả và tinh dầu hồi được coi là gia vị ưa thích trong chế biến thực phẩm.Trong
danh mục các thương phẩm an toàn được phép sử dụng trong sản xuất thuốc
và chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ, quả hồi mang ký hiệu “GRAS 2095” và
tinh dầu hồi mang ký hiệu “GRAS 2096”. Hồi lại là nguồn nguyên liệu có thể
tách chiết acid shikimic, nguồn nguyên liệu để tổng hợp chất Osaltamivir hoạt chất của thuốc tamiflu - hiện được coi là thuốc kháng virus có hiệu quả
trong việc phối hợp điều trị cúm gia cầm H5N1 trên người nếu được sử dụng
ở giai đoạn sớm. Theo thống kê (chưa đầy đủ) thì diện tích rừng hồi ở Lạng
Sơn, Quảng Ninh tới năm 2005 đạt trên 30.000 ha, với sản lượng quả là 3.426
tấn. Dự kiến đến năm 2010 chúng ta sẽ có thêm 20.000 ha hồi. Riêng tinh


3
dầu, hàng năm cũng đó chưng cất được từ 150 – 250 tấn. Quả hồi và tinh dầu
hồi là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới. Trong những năm
(1994 - 1997), giá mua bán tinh dầu hồi trong khoảng 9.500 – 10.900

USD/tấn và quả hồi khô trong khoảng 1.4001.600 USD/tấn. Cây hồi trồng sau
7 – 8 năm bắt đầu bói quả và sai quả ở độ tuổi 20-60 năm. Với rừng hồi có
năng suất cao nhất có thể đạt 30-40 kg quả khơ/cây/năm; trung bình 10-15kg
quả khơ/cây/năm. Năm 2008 thì sản lượng khai thác hoa hồi bình qn tính từ
năm 2000 – 2008 đạt 5.161 tấn bằng 5265% mục tiêu đặt ra (8.000 - 10.000
tấn/năm).
Quả hồi sấy (hoặc phơi) khô, thường được gọi là “hoa hồi” là sản
phẩm tiêu thụ chủ yếu trên thị trường. Hồi khơ có hương vị đặc biệt, là
hương liệu thiên nhiên được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm, dược
phẩm, mỹ phẩm, thức ăn gia súc…Quả hồi khô được dùng rộng rãi trong đời
sống hàng ngày của người dân nhiều nước, kể cả các nước không trồng được
hồi như các nước Châu Âu và Trung Đông.
Tinh dầu hồi là sản phẩm chủ yếu thu từ quả hồi và thân lá hồi với
thành phần chủ yếu là Anethole (ước tính chiếm khoảng 80% - 90%), là
hương liệu quan trọng trong sản xuất rượu thơm, trong công nghiệp thực
phẩm dược phẩm. Trong công nghiệp hoa chất, dầu hồi và các chất tinh cất
như Oleom Anisi Stellati, Anethole và Anisi aldehyde, Anisonitrile...được
dùng làm làm hương liệu cao cấp, là thành phần quan trọng để sản xuất nước
hoa và các hóa mỹ phẩm khác. Trong những năm gần đây, dầu Hồi được quan
tâm hơn như là nguyên liệu chính để sản xuất Tamiflu chữa bệnh cúm, hiện
được là loại thuốc chữa dịch cúm hiệu nghiệm nhất trên thế giới.
Nhu cầu của thế giới đối với nguyên liệu Hồi và sản phẩm Hồi vẫn
đang có xu hướng tăng, đặc biệt là với các sản phẩm hữu cơ. Châu Âu, Bắc
Mỹ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và thị trường các quốc gia Hồi giáo là những nước sử
dụng các sản phẩm Hồi lớn nhất thế giới.


4
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng tinh dầu hồi trên thế giới
ngày càng tăng, giá cả thị trường tương đối ổn định nên cây hồi được trả giá

đúng với giá trị của nó. Hơn nữa, hồi cịn là cây đa mục đích, vừa mang lại
hiệu quả kinh tế cao vừa có tác dụng che phủ bảo vệ đất cũng như bảo vệ môi
trường sinh thái lâu dài và bền vững.
Hiện tinh dầu hoa hồi Lạng Sơn được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống như làm thực phẩm, bánh kẹo, mỹ phẩm... So với tinh dầu
được sản xuất tại các vùng miền khác, tinh dầu hoa hồi Lạng Sơn có chất
lượng vượt trội hơn hẳn. Mặc dù thị trường tinh dầu hồi có đến hàng chục
thương hiệu khác nhau được sản xuất tại Cao Bằng, Bắc Kạn và cả Trung
Quốc, nhưng nổi bật hơn cả vẫn là tinh dầu hoa hồi Lạng Sơn. Suốt những
năm qua, dầu hồi Lạng Sơn đã tạo được lòng tin vững chắc với khách hàng
trên toàn quốc.
Từ những lợi ích và hiệu quả từ cây hồi đem lại, việc trồng và sản
xuất các sản phẩm từ cây hồi đã trở thành một trong những việc làm đem
lại hiệu quả kinh tế cao của huyện Bình Gia, cây hồi trở thành một trong
những loại cây trồng chính góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo
cho người dân trong huyện, đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc ở vùng
sâu vùng xa của huyện.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh phát triển hiệu quả kinh tế của cây hồi trên
địa bàn huyện hiện vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn cần khắc phục. Tuy là một
huyện nổi tiếng từ lâu về trồng hồi xong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế từ
cây hồi tại huyện chưa thật sự được đẩy mạnh, do nhiều yếu tố chi phối nên
việc phát triển và mở rộng quy mơ hồi gặp khơng ít khó khăn. Tuy trong
những năm 1995 trở lại đây đã có nhiều thay đổi: về kinh tế, về chính trị,
về giao lưu thị trường cây hồi đang có cơ hội phát triển xong Bình Gia vẫn
cịn là một huyện nghèo, tốc độ phát triển kinh tế so với trung bình cả nước
chưa cao nên có ảnh hưởng ít nhiều đến sự đẩy mạnh năng suất kinh tế. Bởi


5
vậy, cần phải có một giải pháp cụ thể và xác thực thúc đẩy hiệu quả kinh tế của

các hộ trồng cây hồi.
Xuất phát từ thực trạng trên cùng với những mong muốn của cá nhân
với tư cách là một người con của mảnh đất Bình Gia muốn đóng góp một
phần dù là nhỏ bé vào sự phát triển kinh tế của quê nhà, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồi trên địa bàn
Huyện Bình Gia - tỉnh Lạng Sơn nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ
trồng cây hồi và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, trên cơ
sở đó đề xuất một số giải pháp mang tính khoa học và khả thi giúp nâng
cao hiệu quả kinh tế của các hộ trồng hồi trên địa bàn Huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ sản xuất hồi trên địa bàn huyện Bình
Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong việc
sản xuất hồi.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hồi trên địa bàn
huyện Bình Gia.


6
PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Hiệu quả kinh tế
Bản chất của việc đánh giá hiệu quả kinh tế của một quy trình sản xuất,
một doanh nghiệp là việc so sánh các yếu tố đầu ra với các yếu tố đầu vào
trong một thời kỳ nhất định hoặc theo thời gian.
2.1.2. Sử dụng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế
Phương pháp phân tích bao số liệu (Data Envelopment Analysis –
DEA) là một công cụ phân tích kinh tế khá mạnh, được sử dụng trong phân

tích hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp, nhóm hộ sản
xuất. Trong phương pháp DEA, mơ hình tốn tuyến tính và kinh tế được lồng
ghép và áp dụng khá linh hoạt.
Phương pháp phân tích bao số liệu (DEA) – phương pháp phân tích
hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp đã được nghiên
cứu, sử dụng khá nhiều trong các bài báo, cơng trình nghiên cứu khoa học
quốc tế về kinh tế. Tuy nhiên, Ở Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản,
phương pháp này vẫn còn tương đối mới, chưa được tiếp cận, áp dụng nhiều
trong các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh
nghiệp. Do tài liệu trong nước về phương pháp luận của phương pháp DEA
đến nay hầu như chưa có, nên trích dẫn về tài liệu tham khảo chủ yếu là tài
liệu nước ngoài.
Phương pháp bao dữ liệu (DEA) được đưa ra bởi Charnes, Cooper và
Rhodes (1978) (CCR), dựa trên ý tưởng của Farrell (Farrell, 1957) về ước
lượng hiệu quả kỹ thuật với đường biên sản xuất.
Ý tưởng chính của DEA cổ điển là xác đinh đường biên sản xuất, trên
đó điểm quyết định đơn vị DMUs được coi là hiệu quả, các DMUs không


7
nằm trên đường biên sẽ được so sánh với DMUs tương đồng trên đường biên
để ước tính điểm hiệu quả.
DEA là một phương pháp phi ngẫu nhiên và phi tham số dựa trên cách
tiếp cận quy hoạch tuyến tính.
Nó được sử dụng rộng rãi đểđo lường hiệu quả tương đối của các đơn
vị ra quyết định (DMUs), sử dụng nhiều đầu vào và đầu ra khác nhau.
Các DMUs nằm trên lớp đường biên đầu tiên của DEA trường hợp xấu
nhất là những DMUs rủi ro nhất và ở các lớp bên trong là ít rủi ro hơn.
Tương tự đối với trường hợp DEA chuẩn, lớp đầu tiên là những DMUs
hoạt động hiệu quả nhất và những lớp kê ́ tiếp là những doanh nghiệp hoạt

động kém hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra khi sử dụng 2 phương pháp này
đê ̉ đánh giá, xếp hạng, đó là có những hãng nằm trên 2 đường biên ở
các phân lớp khác nhau.
DEA áp dụng được cả với các biến định tính (qualitative), do đó nó
thường được ứng dụng để phân tích hiệu quả của các DMU hoạt động trong
lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, bảo hiểm, … và tất nhiên là cả trong lĩnh
vực kinh tế như ngân hàng, chứng khốn, sản xuất kinh doanh.
Vì DEA được xây dựng dựa trên các điểm thực tế (observed data) nên
nó có thể được áp dụng với các mẫu nghiên cứu (sample size) nhỏ, khác với
phương pháp phân tích hồi quy thường yêu cầu cỡ mẫu lớn. Do vậy DEA
thường được sử dụng để phân tích chuyên sâu theo khu vực, địa phương
(region), chẳng hạn như phân tích hiệu quả của các nền kinh tế trong ASEAN,
các phòng ban trong 1 doanh nghiệp, các ngân hàng lớn (không phải chi
nhánh) trên địa bàn Hà Nội, …
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này (so với phương pháp hồi quy)
là nó khơng tính tốn đến yếu tố sai số (error) hay nhiễu (noise), do đó trong


8
DEA không tồn tại yếu tố mức ý nghĩa hay độ tin cậy (significant level).
Đồng thời, điểm hiệu quả DEA là hiệu quả tương đối giữa các DMU với
nhau, do đó nếu 1 DMU có điểm hiệu quả là 100% và nằm trên đường PF thì
cũng KHƠNG có nghĩa là nó đã tối ưu trên thực tế (nó chỉ tối ưu HƠN các
DMU khác trong phạm vi phân tích mà thơi). Vì vậy, DEA thường được
thực hiện kết hợp với phân tích hồi quy trong một mơ hình 2 bước (2stages DEA) hay nhiều bước (multi-stages DEA) để làm tăng thêm tính
thuyết phục của mơ hình.
Phương pháp phân tích bao số liệu sử dụng kiến thức về mơ hình tốn
tuyến tính, mục đích là dựa vào số liệu đã có để xây dựng một mặt phẳng phi
tham số (mặt phẳng giới hạn sản xuất). Khi đó, hiệu quả hoạt động của các tổ

chức, doanh nghiệp sẽ được tính tốn dựa theo mặt phẳng này.
2.1.3. Đánh giá tác động của các yếu tố liên quan đến hiệu quả kinh
tế sử dụng
2.1.3.1. Biến phụ thuộc giới hạn và mơ hình hồi quy Tobit
Tobin (1958) đã đưa ra một trong những ứng dụng đầu tiên (trong kinh
tế học) của mơ hình biến phụ thuộc giới hạn. Những mơ hình như vậy được
nhắc đến như mơ hình tobit hay hồi qui kiểm duyệt. Trong mơ hình Tobit, có
một sự khơng đối xứng giữa các quan sát với giá trị dương của Y và giữa các
quan sát với giá trị âm. Giả sử giá trị kiểm duyệt bằng khơng, trong trường
hợp này, mơ hình trở thành
𝛼 + 𝛽𝑋𝑡 + 𝑢𝑡
𝑌𝑡 = {
0

Nếu 𝑌𝑡 > 0 hoặc 𝑢𝑡 > −𝛼 − 𝛽𝑋𝑡

Nếu 𝑌𝑡 ≤ 0 hoặc 𝑢𝑡 ≤ −𝛼 − 𝛽𝑋𝑡

Giả thiết cơ bản đằng sau mơ hình này là có tồn tại một hàm số chỉ số I
t = a + βXt + ut . Nếu I t ≤ 0, thì giá trị của biến phụ thuộc được đặt bằng 0.
Nếu I t > 0, giá trị của biến phụ thuộc được đặt bằng I t . Giả sử u có phân


9
phối chuẩn với trị trung bình bằng khơng và phương sai σ2 . Chúng ta lưu ý
Z = u/σ là một biến ngẫu nhiên chuẩn chuẩn hóa. Ký hiệu f(z) là mật độ xác
suất của biến Z chuẩn chuẩn hóa, và F(z) là xác suất tích lũy – tức là, P[Z ≤
z]. Mật độ xác suất kết hợp của những quan sát đó với Yt dương được cho
bởi biểu thức sau:
𝑃2 = ∏𝑛𝑗=𝑙 𝑃 {𝑢𝑗 ≤ −𝛼 − 𝛽𝑋𝑖 } = ∏𝑛𝑗=𝑙 𝐹 [


−𝛼−𝛽𝑋𝑖
𝜎

]

Do đó xác suất kết hợp của tổng thể mẫu là L = P1P2. Bởi vì các hệ số

a và β là phi tuyến, phương pháp ước lượng thích hợp là phương pháp ước
lượng thích hợp cực đại.
2.1.3.2. Mơ hình Tobit với biến phụ thuộc bị chặn
a. Khái niệm biến phụ thuộc bị chặn
 Biến phụ thuộc nhận giá trị 0 đối với một số lượng lớn quan sát.
 Phần cịn lại nhận giá trị dương.
Ví dụ:
- Số giờ lao động của phụ nữ đã có gia đình.
- Số tiền làm từ thiện của một người trong một năm.
- Số lít rượu bia một người uống trong một năm.
- Chi tiêu cho hàng hoá xa xỉ của hộ gia đình trong dịp lễ tết.
- Thời gian thất nghiệp của một người lao động.
b. Các cách xử lý biến phụ thuộc bị chặn
 Cách 1:
Uớc lượng mơ hình Logit/Probit với biến phụ thuộc là có làm việc hay
khơng. Tuy nhiên cách làm này chỉ ước lượng được xác suất có làm việc hay
khơng, nhưng khơng ước lượng được tác động của biến giải thích lên số giờ
làm việc của những người đi làm như thế nào.
 Cách 2:
Mô hình Tobit xử lý được cả hai vấn đề trên.



10
c. Mơ hình Tobit với biến phụ thuộc bị chặn
Mơ hình Tobit gồm có 2 bước:
 Bước 1: Ước lượng xác suất quan sát được một người có tham gia
lao động hay không.
 Bước 2: Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến số giờ lao động.
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài sử dụng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế
và Tobit để đánh giá tác động
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp sử dụng phương pháp DEA và mơ hình Tobit.
Trong những năm gần đây, phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) và
phân tích Tobit được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh
tế và đánh giá tác động trong sản xuất nông nghiệp. Để có cơ sở khoa học về
vấn đề nghiên cứu, chúng tơi đã tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá các
cơng trình nghiên cứu đi trước, một số nghiên cứu tiêu biểu như:
Bravo Ureta (1993) đã sử dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên để phân
tích hiệu quả nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Các biến đầu vào được
sử dụng trong các mơ hình phân tích là giáo dục đào tạo (trình độ, sự hiểu
biết của nông dân), kinh nghiệm, khuyến nông, khả năng tiếp cận tín dụng và
quy mơ nơng hộ. Các kết quả đánh giá hiệu quả dựa trên phương pháp sử
dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên là nhất quán với quan điểm cho rằng
nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng trong năng suất nông nghiệp ở các
nước đang phát triển. Do đó, chính sách đầu tư cơng để tăng cường nguồn
vốn con người có thể tạo ra sản lượng tăng thêm ngay cả trường hợp khơng
có cơng nghệ mới.
Odeck (2007) đã ước tính hiệu quả kỹ thuật và việc tăng năng suất bằng
việc kết hợp sử dụng phương pháp SFA và DEA thơng qua phân tích 19 hoạt
động sản xuất ngũ cốc trong trong nơng nghiệp ở phía Đơng Na Uy. Các biến



11
đầu vào được sử dụng trong mơ hình phân tích là loại cây trồng, lao động,
vốn, giống, phân bón..
Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương pháp trong đánh
giá hiệu quả kinh tế: Thiam đã kết hợp sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas
và mô hình Tobit để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của
các nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển.
Ligeon (2013) đã sử dụng hàm sản xuất tối đa ngẫu nhiên và mơ hình
Tobit để ước tính hiệu quả kỹ thuật và phi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất
nông nghiệp. Tác giả chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
như quyết định của nông hộ, số lượng các yếu tố đầu vào như giống, phân
bón, thuốc trừ sâu, lao động, vốn đầu tư. Trong đó, việc sử dụng giống và
phân bón dưới mức tối ưu có thể gây ra những rủi ro cho hộ sản xuất.
Radam, Rosli (2013) đã sử dụng phương pháp DEA để ước tính mức độ
hiệu quả kỹ thuật và phân tích Tobit để nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu
quả kỹ thuật của các hộ sản xuất hồ tiêu ở Sarawak, Malaysia. Tác giả điều
tra 678 hộ sản xuất hồ tiêu, kết quả phân tích cho thấy hiệu quả sản xuất chịu
ảnh hưởng của trình độ học vấn, số lần tham gia tập huấn mỗi năm, tham gia
hội nông dân và tham quan trình diễn. Nhìn chung, hiệu quả kỹ thuật các hộ
sản xuất đạt được còn thấp, chưa đạt được hiệu quả trong việc sử dụng đầu
vào và tối đa hóa sản lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý sản
xuất của hộ chưa phù hợp, các yếu tố đầu vào sử dụng cao hơn yêu cầu, cụ
thể: phân bón 1, 8%, thuốc diệt cỏ 12, 45%, thuốc diệt nấm 25, 35%, thuốc
trừ sâu 14, 07%. Hiệu quả chi phí chịu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã
hội và đặc điểm của hộ như số lần tập huấn mỗi năm, tham gia các tổ chức
của nông dân, thời gian sản xuất, trình độ văn hóa. Vì vậy, hộ sản xuất cần
nâng cao kỹ năng quản lý thông qua việc tham gia các lớp khuyến nông.
Sivasankari (2014) đã ước tính mức hiệu quả kỹ thuật của 100 hộ sản
xuất hồ tiêu ở quận Dindigul, Tamil Nadu trong mùa vụ 2012 - 2013 bằng



12
phương pháp DEA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, hiệu quả kỹ thuật không đổi
theo quy mô (TECRS) là 0, 76 và hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mơ
(TEVRS) là 0, 81. Trong đó, có 81 hộ có hiệu quả tăng theo quy mơ, 9 hộ có
hiệu quả không đổi theo quy mô và 3 hộ hồ tiêu giảm theo quy mô. Tác giả
chỉ ra nguyên nhân dẫn đến không hiệu quả là do sử dụng quá nhiều các yếu
tố đầu vào, đặc biệt là phân kali và phân lân.
Rosli (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động sản
xuất hồ tiêu thông qua phân tích mơ hình Tobit. Theo tác giả, kỹ thuật sản
xuất liên quan đến việc bón phân, tỉa cành, làm cỏ, phịng trừ sâu bệnh có ảnh
hưởng đến sự phát triển của vườn hồ tiêu. Tác giả sử dụng mơ hình Tobit để
đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố giáo dục, kinh nghiệm, khuyến
nông, nhân khẩu, thu nhập từ hồ tiêu đến việc áp dụng công nghệ trong sản
xuất hồ tiêu. Kết quả chỉ ra kinh nghiệm và trình độ giáo dục có ý nghĩa quan
trọng đối với việc áp dụng cơng nghệ của các hộ nơng dân.
Nhìn chung có thể thấy, phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) và
phương pháp phân tích Tobit là hai phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu
áp dụng để đo lường mức độ hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Những cơng trình trên đây cũng chính là những gợi ý bước đầu cho chúng tôi
định hướng nghiên cứu đề tài này.
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước sử dụng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế và
Tobit để đánh giá tác động
Ở Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong
sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồi nói riêng.
Đỗ Văn Xê (2010), Nguyễn Khắc Quỳnh (2010) sử dụng các chỉ tiêu
hạch toán hàng năm như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp,
lợi nhuận để phân tích hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất trong
nơng nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã sử dụng các mơ hình kinh tế



13
lượng để phân tích định lượng mức độ hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí,
đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như vai trò của các yếu tố đầu vào, việc
tổ chức sản xuất và các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ đến hiệu quả sản
xuất của một ngành hàng trong nông nghiệp.
Thái Thanh Hà (2009) sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ
liệu (DEA) để tính tốn mức độ hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí khi
phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các hộ gia đình tại tỉnh Kon
Tum. Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy Tobit để phân tích mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố như trình độ học vấn chủ hộ, vốn vay đầu tư sản xuất cao su,
số cây và hệ số kỹ thuật của lao động đến mức độ hiệu quả kỹ thuật.
Cũng nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuất cao su, Nguyễn Văn
Ngãi sử dụng hệ thống chỉ tiêu giá trị sản xuất, lợi nhuận và phương pháp
phân tích lợi ích chi phí để đánh giá hiệu kinh tế. Bùi Dũng Thể đã sử dụng
phương pháp phân tích ngân sách hàng năm và phương pháp phân tích đầu tư
dài hạn để tính tốn hiệu quả kinh tế sản xuất cao su ở khu vực Bắc Trung Bộ
Việt Nam. Ngoài ra, mơ hình hàm sản xuất Cobb - Douglas được sử dụng để
đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như số lượng phân hữu cơ, phân
vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, tuổi vườn cây, số cây cũng như
trình độ văn hóa của chủ hộ đến năng suất cao su.
Lê Văn Gia Nhỏ (2005) đã tiến hành đánh giá hiệu quả ngành hàng hồ
tiêu trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp
phân tích ngành hàng. Kết quả phân tích chỉ ra ngành hàng hồ tiêu có lợi thế
so sánh, tức là việc sản xuất - chế biến - xuất khẩu hồ tiêu đem về ngoại tệ
cho quốc gia và thực sự hồ tiêu là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
Nguyễn Thị Minh Châu (2008) đã sử dụng phương pháp phân tích mơ
tả thống kê, mơ hình hàm sản xuất Cobb - Douglas để phân tích định lượng
các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu ở vùng Đông Nam



14
Bộ. Mơ hình nghiên cứu tác giả đề xuất nhằm trả lời cho câu hỏi: Mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố chính về phía cung đến thu nhập của hộ trồng tiêu vùng
Đông Nam Bộ như thế nào? Kết quả phân tích cho thấy năng suất, chi phí
trung bình, kiến thức nơng nghiệp và giống có ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra với điều
kiện của các hộ như hiện nay, quy mô sản xuất nhỏ hơn 1 ha/hộ có xu hướng
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn quy mô trên 1 ha/hộ. Hiện nay, kiến thức
nơng nghiệp của hộ trồng tiêu cịn hạn chế. Một trong những nguyên nhân cơ
bản là do hộ có ít các nguồn cung cấp thơng tin thị trường và kỹ thuật sản
xuất, cũng như ít có điều kiện để tiếp cận các hoạt động khuyến nông và các
tổ chức có liên quan đến ngành hồ tiêu. Điều này đã làm mất đi những cơ hội
để tăng thu nhập.
Đào Mạnh Hùng (2013) đã tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm
hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận
chuỗi cung ứng, phương pháp phân tích lợi ích chi phí và phương pháp
SWOT để phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu. Số liệu nghiên cứu được
thu thập từ việc khảo sát 90 hộ sản xuất hồ tiêu, 32 hộ thu gom tại 9 xã trên
địa bàn 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ. Kết quả phân tích cho
thấy, cây hồ tiêu có vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng
Trị. Sản xuất hồ tiêu là nguồn thu nhập quan trọng của gần 20.000 hộ nông
dân. Hồ tiêu Quảng Trị có lợi thế cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản
phẩm nhờ điều kiện đất đai, thời tiết thuận lợi, giống tiêu có chất lượng tốt và
nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hồ tiêu. Tuy nhiên,
chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu cịn nhiều tồn tại đó là mối quan hệ giữa các tác
nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo, chủng loại và mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu.
Trong sản xuất hồ tiêu, khả năng đầu tư của nơng dân cịn hạn chế, năng suất
sản phẩm không ổn định, các loại sâu bệnh hại luôn đe dọa các vùng sản xuất



15
hồ tiêu. Hộ nông dân vẫn là người chịu nhiều rủi ro hơn so với các tác nhân
khác trong toàn bộ chuỗi cung sản phẩm.
Tìm hiểu những nghiên cứu trực tiếp về cây hồi, chúng tôi nhận thấy
rằng: Do hồi là cây đặc hữu chỉ có ở một số nước trên thế giới nên các cơng
trình nghiên cứu về cây hồi cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, cũng có thể điểm
qua một số cơng trình nghiên cứu có liên quan mà chủ yếu là ở trong nước
gồm các lĩnh vực sau đây. Năm 1976 cùng với chương trình nghiên cứu tổng
hợp về cây hồi, Trại nghiên cứu thực nghiệm cây hồi trực thuộc Viện Lâm
nghiệp (nay là Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã được thành lập. Một
số nhà khoa học của Viện đã tham gia vào chương trình nghiên cứu này. Tác
giả Bùi Ngạnh - Trần Quang Việt nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm cây hồi.
Tác giả Nguyễn Ngọc Tân - Đặng Thuận Thành nghiên cứu về sinh lý cây
hồi. Tác giả Nguyễn Ngọc Bình - Lê văn Hán nghiên cứu về đất trồng hồi.
Nhóm tác giả Hồng Chương - Đồn Thị Bích nghiên cứu về nhân giống vơ
tính cây hồi. Tác giả Phí Quang Điện - Lê Văn Hán nghiên cứu kỹ thuật phục
tráng rừng hồi. Tác giả Hoàng Xuân Phàn nghiên cứu về kỹ thuật trồng hồi.
Bài viết của các tác giả Lê Đức Biên, Nguyễn Huy Bật, Cung Đình
Lượng, Nguyễn Thụ đề cập đến: Nhu cầu ánh sáng, dinh dưỡng khống, quy
trình bón phân nhằm phục tráng cây hồi.
Nhìn chung, kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất hồi nói riêng cho thấy:
- Các cơng trình nghiên cứu đã có những đóng góp khoa học quan

trọng về mặt lý luận và thực tiễn cho việc phân tích hiệu quả kinh tế trong
nơng nghiệp.
- Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và
hồi nói riêng, nhiều tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA, mơ hình Tobit. Các nghiên cứu đã phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất



16
nơng nghiệp trên góc độ hiệu quả kỹ thuật, phân tích ảnh hưởng của các yếu
tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế. Ở Việt Nam nói chung đã có nhiều đề tài cấp
Nhà nước, cấp Bộ, bài báo nghiên cứu về cây hồi. Tuy nhiên, các nghiên cứu
về hiệu quả kinh tế cịn ít và chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống.
Cho đến nay, chưa có cơng trình nào phân tích sự biến động hiệu quả kinh tế
sản xuất hồi một cách có hệ thống và chuyên sâu, đặc biệt chưa có một cơng
trình nào đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả kinh tế trồng cây hồi trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn. Từ thực tế đó, với ý thức kế thừa những kết quả nghiên cứu
của người đi trước, chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh
tế trong sản xuất hồi ở các hộ trên địa bàn huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn.


17
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây hồi và các sản phẩm của cây hồi.
Các hộ trồng hồi, các yếu tố đầu vào(diện tích vườn hồi, số cây giống,
ngày cơng, tiền đầu tư vào sản xuất Hồi) và các yếu tố đầu ra(sản lượng hồi
thu được, thu nhập từ Hồi).
Các cán bộ khuyến nông, chuyên gia nghiên cứu về cây hồi...
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Bình Gia – tỉnh Lạng Sơn.
Phạm vi thời gian:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 8/2018 - 12/2018.
3.3. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
liên quan đến việc sản xuất hồi trên địa bàn.
- Mơ tả thực trạng tình hình sản xuất hồi trên địa bàn trong giai đoạn
2015 -2017.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất hồi tại các hộ nghiên cứu.
- Xác định những điểm yếu/mạnh, cơ hội/thách thức trong sản xuất hồi
của các hộ nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồi tại các
hộ nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồi
Đề tài sử dụng phương pháp Data envelopment analysis và Malmquist
indices để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất hồi.


×