Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất rau trên địa bàn xã hương chữ-huyện hương trà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.29 KB, 46 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sản xuất rau là một bộ phận không thể tách rời của sản xuất nông
nghiệp, là yếu tố để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn nước
ta hiện nay. Rau được xem là cây công nghiệp ngắn ngày, rất thuận lợi cho
việc bố trí mùa vụ, xen canh, gối vụ với cây trồng khác nhằm tăng năng suất
trên cùng một diện tích canh tác. Vì vậy, cây rau mang lại hiệu quả kinh tế
khá cao trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nó còn góp phần quan trọng
trong hoạt động xóa đói giảm nghèo mà Đảng, Nhà Nước ta quan tâm đến.
Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho con người thì rau xanh
là loại thực phẩm không thể thiếu được trong các bữa ăn. Bởi vì nó cung cấp
cho con người những dưỡng chất quan trọng như vitamin, các yếu tố vi lượng,
các enzim có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người. Bên cạnh
đó, khi đời sống xã hội ngày càng cao thì nhu cầu về rau cũng như các loại
thực phẩm điều tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, việc đầu tư
phát triển thành vùng sản xuất rau chuyên canh chất lượng cao đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của con người. Do vậy, nhà nước ta nói chung, thành phố
Huế nói riêng đã đầu tư phát triển vùng trồng rau, bước đầu thu được kết quả
khá cao về năng suất chất lượng. Hiện nay các vùng sản xuất rau chính của
Huế tập trung ở các huyện vành đai như: Phú Vang, Hương Thủy, Hương Trà,
Quảng Điền đây là vùng rất thích hợp với việc trồng rau xanh nhằm cung cấp
rau cho thành phố Huế.
Xã Hương Chữ - huyện Hương Trà là vùng rau chiếm một diện tích khá
lớn, góp phần quan trọng đáp ứng một phần nhu cầu rau của thành phố Huế.
Với lợi thế sẵn có của mình như có diện tích đất đai màu mỡ, điều kiện khí
hậu phù hợp cho việc sản xuất rau, giao thông đi lại thuận lợi, rất thuận lợi
cho việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, việc sản xuất rau của người
dân trong xã còn nhiều vấn đề khó khăn như: sản xuất nhỏ lẻ phân tán, thiếu
định hướng phát triển, chưa có quy hoạch cụ thể phát triển lâu dài hình thành
vùng sản xuất tập trung, sản xuất rau chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày


càng cao của con người.
Do vậy, để biết được tình hình thực tế của việc trồng rau của người dân
địa phương, từ đó xác định những thuận lợi, và khó khăn cũng như tiềm năng
của địa phương…Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp phát triển với phương thức
sản xuất, quy mô sản xuất cũng như việc chọn các loại rau, thời vụ thích hợp,
để mang lại hiệu quả cao cho các hộ trồng rau. Xuất phát từ lý do trên chúng
tôi đã quyết định chọn đề tài thực tập của mình là: “Đánh giá hiệu quả kinh tế
của hoạt động sản xuất rau trên địa bàn xã Hương Chữ-huyện Hương Trà-tỉnh
Thừa Thiên Huế”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của sản
xuất rau. Từ đó đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng suất, hợp lý hóa
các yếu tố đầu tư.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá tình hình sản suất rau trong thời gian qua trên địa bàn xã
Hương Chữ - Hương Trà.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng rau của các nông hộ trên
địa bàn xã Hương Chữ - Hương Trà.
-2-
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Khái niệm bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và
các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả
đó trong những điều kiện nhất định.
Một cách chung nhất, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục
tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu càng có
lợi bấy nhiêu.

Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, và lựa chọn các phương án hành
động.
Hiệu quả được biểu hiện nhiều góc độ khác nhau, vì vậy hình thành
nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả
kinh tế - xã hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối…
Xét theo góc độ chủ thể nhận được kết quả (lợi ích) và bỏ ra chi phí để
có nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả tài chính (hiệu quả kinh tế) và hiệu
quả kinh tế quốc dân (hiệu quả kinh tế - xã hội).
Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về
hiệu quả kinh tế (hay hiệu quả sản xuất kinh doanh).
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh
tế, là thước đo trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
GS.TS Ngô Đình Giao cho rằng: “ hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của
mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có
quản lý của nhà nước.[7] TS Nguyễn Tiến Mạnh: “hiệu quả kinh tế là phạm
trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được
các mục đích xác định”.
Về mặt khái quát có thể hiểu rằng: hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế
biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình
tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra”.
-3-
Nền kinh tế của mỗi nước được phát triển theo hai chiều: phát triển kinh
tế theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng thêm vốn,
bổ sung lao động và kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng
nhiều xí nghiệp tạo ra nhiều mặt hàng mới. Phát triển theo chiều sâu là đẩy
mạnh cách mạng khoa học và công nghệ sản xuất, tiến nhanh lên hiện đại hóa,
tăng cường chuyên môn hóa, nâng cao cường độ sử dụng các nguồn lực, chú
trọng chất lượng sản phẩm dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế.

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và
tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề
hiệu quả gắn với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật
năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt
kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm các chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ
hội.
Hiệu quả kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được
với chi phí kinh tế bỏ ra để đạt kết quả đó. Quan hệ so sánh ở đây là quan hệ
so sánh tương đối. Quan hệ so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa trong phạm vi
hẹp (hạn chế).
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc
một số chỉ tiêu nhất định. Về phần mình, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ
thuộc chặt chẻ vào mục tiêu hoạt động của chủ thể. Bởi vậy, phân tích hiệu
quả của các phương án cần xác định rõ chiến lược phát triển cũng như mục
tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển.
Những mục tiêu khác trong hoạt động doanh nghiệp mà doanh nghiệp
quan tâm có liên quan đến lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận ổn định là mục tiêu
bao trùm nhất tổng quan nhất. Cho đến nay, các tác giả đều nhất trí dùng lợi
nhuận là chi tiêu có bảng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế quốc dân còn được coi là hiệu quả kinh tế - xã hội là
hiệu quả tổng hợp được xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh kế. Chủ thể được
hưởng hiệu quả kinh tế quốc dân là toàn bộ xã hội người đại diện cho nó là
-4-
Nhà nước. Vì vậy, những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh
tế - xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Sự đóng góp của doanh nghiệp vào việc thực hiện các mục tiêu xã hội
hình thành khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội.
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĨa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng

trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Một mặt
tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có. Mặt khác thúc đẩy tiến bộ khoa
học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển
kinh tế với tốc độ nhanh, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động.
2.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Sử dụng các chỉ tiêu như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, diện tích, năng
suất, sản lượng…để phân tích tình hình, xu thế biến động, quy mô hoạt động
xu hướng phát triển của sản xuất rau. Tuy nhiên, do phức tạp và đa dạng trong
hệ thống chỉ tiêu, nên mỗi một chỉ tiêu dù là chỉ tiêu cơ bản cũng chỉ đánh giá
được một số khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Các chỉ tiêu sẽ bổ trợ cho nhau
giúp cho việc đánh giá các vấn đề nghiên cứu được đầy đủ và toàn diện hơn.
*Các nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế.
Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả: Theo
nguyên tắc này, tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cở sở mục tiêu. Phân
tích hiệu quả của một phương án luôn luôn dựa trên phân tích mục tiêu.
Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực
hiện mục tiêu đề ra và chi phí thấp nhất.
Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích: Theo nguyên tắc này, một phương
pháp được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp trong đó các loại lợi ích.
Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học. Để đánh giá hiệu quả của
phương án cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được
và không lượng hóa được, tức là phải kết hợp phân tích định lượng hiệu quả
bằng phân tích định tính khi phân tích định lượng chưa đủ bảo đảm tính chính
xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ
thể quan tâm.
Nguyên tắc này cùng đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu quả đựơc xác
định tính chính xác, tránh chủ quan tùy tiện.
-5-
Nguyên tắc về đơn giản và thực tế. Theo nguyên tắc này, những phương
án tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở số liệu

thông tin thực, đơn giản và dễ hiểu.
Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định các yếu
tố đầu vào và các yếu tố đầu ra.
2.1.3. Giá trị kinh tế của cây rau.
Ngày nay, xu thế phát triển của xã hội với sự tăng dần của một bộ phân
dân cư phi nông nghiệp tại thành phố đã tạo nên một nhu cầu lớn về lượng
thực và thực phẩm. Sự thay đổi cơ cấu khẩu phần trong bữa ăn theo hướng
giảm dần số lượng tăng dần về chất lượng, giảm dần tỷ trọng hàm lượng dinh
dưỡng có nguồn gốc động vật, tăng tỷ trọng hàm lượng dinh dưỡng có nguồn
gốc thực vật. Điều này đã làm cho rau xanh có tâm quan trọng trong bữa ăn
hằng ngày của người dân. Chính vì thế việc cung cấp rau cho nhu cầu đó ngày
càng được chú trọng, sản xuất rau trở thành ngành sản xuất đem lại giá trị
kinh tế cao cho nông dân, đặc biệt là nông dân ven đô thị. Rau có đặc điểm
thời gian sinh trưởng ngắn nên quay vòng nhanh. Do đó, trồng rau có tác
dụng làm tăng hệ số sử dụng đất đai, khắc phục được giới hạn về đất canh tác.
Mặt khác sản xuất rau hợp với kinh tế hộ gia đình. Bởi lẽ sản xuất rau cần
chăm sóc tỉ mỉ của bàn tay con người. Trên cơ sở đó tận dụng được thời gian
rảnh rỗi của nông dân, khai thác triệt để lao động dư thừa trong nông nghiệp,
tăng thu nhập, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nội tại,
tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động đặc biệt
dân cư ven đô thị, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát
triển. Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy nếu bình quân
một ha rau cho năng suất 15 tấn thì giá trị kinh tế của nó lớn hơn 2,8 lần so
với trồng Lúa hoặc 1,8 lần so với trồng Đay ở miền bắc.[5]
Rau xanh không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho con người mà còn góp
phần phát triển nhiều ngành nghề, như chăn nuôi, công nghiệp chế biến thực
phẩm, dược phẩm… Rau xanh là nguồn thức ăn quan trong cho gia súc. Sản
phẩm rau không những tiêu dùng trong nội địa mà còn chế biến thành sản
phẩm để xuất khẩu có giá trị. Trong mấy năm gần đây việc sản xuất và chế
biến rau xuất khẩu đạt sản lượng khá lớn, năm 1997 xuất khẩu rau đạt được

-6-
140 triệu USD tăng 170% so với mức năm 1985, chiếm 1,6% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu.[4]
Rau được làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Trước đây, lương thực
trong tình trạng thiếu thốn thì rau trở thành nguồn lương thực thay thế cho cây
lương thực khác. Điều này cho thấy rau là loại thực phẩm không thể thiếu
trong đời sống người dân, kể cả ngày nay khi đời sống xã hội đang được nâng
cao thì rau càng giữ một vị trí quan trọng.
Trồng rau tạo cơ hội việc làm cho vùng nông thôn và ngoại thành.
Nghề trồng Rau có xu hướng thu nhập cao hơn so với nghề trồng cây khác và
có khả năng cho năng suất và giá trị cao hơn một cách tương đối.
2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất rau.
Để đánh giá hiệu quả sản xuất rau trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi
đã dùng một số chỉ tiêu như sau:
2.1.4.1. Hệ thống đánh giá mức độ đầu tư
Chi phí đầu tư phân bón/sào
Chi phí giống/sào
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật/sào
Chi phí khác/sào (bao gồm các khoản lao động, thuê làm đất, thủy lợi
phí).
2.1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất rau
-Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): Là toàn bộ của cải, vật
chất và dịch vụ hữu ích, trực tiếp do lao động sáng tạo ra trong một thời kỳ
nhất định thường là một năm.
Trong nông nghiệp, GO thường tính theo công thức sau:
GO = Qi * pi
Trong đó: + Qi: Lượng sản phẩm i được sản xuất ra.
+Pi: Giá sản phẩm loại i.
- Chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích (IC). Bao gồm những
khoản chi phí vật chất và dịch vụ thuê hoặc mua ngoài được sử dụng trong

quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp.
-7-
- Giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích (VA) là kết quả cuối cùng
thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian một hoạt động sản xuất kinh doanh
nào đó.
VA = GO – IC
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số chỉ tiêu khác như tổng chi phí
bình quân trên sào (TC/sào) và lợi nhuận bình quân trên sào (Pr/sào).
Trong đó:
TC =IC + Lao động gia đình quy ra tiền + khấu hao.
Pr = GO - TC
2.1.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất rau.
Hiệu quả chi phí trung gian tính theo giá trị gia tăng (VA/IC) Được tính
bằng phần giá trị gia tăng bình quân trên một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra.
Nó cho biết có bao nhiêu thu nhập được tạo ra từ một đơn vị chi phí trung
gian bỏ ra. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế.
Hiệu suất lợi nhuận/chi phí (Pr/IC). Đối với chỉ tiêu này việc xác định lợi
nhuận là khó khăn do hầu hết các hộ sản xuất điều sử dụng lao động gia đình,
chỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất rau ở nước ta
Nghề trồng rau ở nước ra đời từ rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước;
(lịch sử nông nghiệp việt nam. NXB Nông nghiệp 1994); nước ta là trung tâm
khởi nguồn của nhiều loại rau trồng, nhất là rau thuộc họ bầu bí. Tuy nhiên,
do ảnh hưởng của nền nông nghiệp tự túc trong nhiều thế kỷ nên sự phát triển
của nền nông nghiệp trồng rau có một khoảng cách rất xa so với tiềm năng tự
nhiên và trình độ canh tác. Ngay cả trong những năm gần đây, mức độ phát
triển vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác nhau trong sản xuất nông nghiệp.
Trong “Đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010 của

Bộ Nông Nghiệp và phát triện nông thôn được Thủ Tướng Chính phủ phê
duyệt ngày 9/3/1999, có xác định mục tiêu cho ngành sản xuất rau là: “Đáp
ứng nhu cầu rau có chất lượng cao cho nhu cầu trong nước nhất lá các vùng
-8-
dân cư tập trung (đô thị, khu công nghiệp …) và xuất khẩu. Phấn đấu đến
năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người 85 kg rau/năm, giá kim
ngạch xuất khẩu đạt 690 triệu USD” [6].
Theo số liệu của bộ nông nghiệp và phát triện nông thôn năm 2000 nước
ta có 377.000 ha rau, sản lượng hằng năm là 5,6 triệu tấn, trung bình 14,854
tấn/ha. Đến năm 2004 nước ta đã tăng diện tích lên 520.000 ha và sản lượng
6,45 triệu tấn, trung bình đạt 12,403 tấn/ha. Qua đó ta thấy diện tích trồng rau
năm 2004 tăng 37,9% so với năm 2000.
Theo số liệu thống kê, diện tích trồng rau cả nước đến năm 2005 là 525,0
nghìn ha, tăng 59,96% so với năm 1995 (328,2 nghìn ha), bình quân mỗi năm
tăng 19,68 nghìn ha, mức tăng 5,9 %/năm). Năng suất rau nói chung còn thấp
và bấp bênh. Năm 2005 năng suất đạt 133,5 tạ /ha, bằng 96,16% so với mức
bình quân của thế giới (138,829 tạ/ha). Trong khi đó sản lượng rau sản xuất
cả nước năm 2005 đạt 6,6 triệu tấn so với năm 1995 (4,1 triệu tấn) tăng
60,097% tăng 2,5 triệu tấn. Mức sản lượng tăng trung bình hàng năm là 0,25
triệu tấn là do tăng diện tích đất gieo trồng.
Bảng 1: Tình hình sản xuất rau của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2005
Tiêi chí Đơn vị 1995 2000 2005
Diện tích 1000 ha 328,2 377,0 525,0
Năng suất Tạ/ha 125,5 147,5 133,5
Sản lượng Triệu tấn 4,1 5,6 6,6
(Nguồn: Niên giám thống kê việt Nam, 2005)
Rau quả nước ta tuy đa dạng, phong phú có diện tích lớn nhưng phát
triển chưa theo yêu cầu của thị trường, quy trình canh tác chưa thống nhất,
nhiều giống rau còn sử dụng giống cũ. Mặc dù sản xuất rau phân bố đều trong
cả nước và gần 80% dân số nước ta sống ở nông thôn và miền núi nên sản

xuất rau còn manh mún, nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường
về chất lượng, kích thước, hình dáng và năng suất thấp nên không đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu và làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
2.2.2. Tình hình sản xuất rau ở Thừa Thiên Huế
-9-
Thừa Thiên Huế là một Tỉnh thuộc khu vực miền trung, có diện tích tự
nhiên 500.920 ha, diện tích đất nông nghiệp 51.527 ha, trong đó đất trồng rau
là 2.789 ha. Dân số Thừa Thiên Huế 1,1 triệu người, nhu cầu rau tươi hàng
năm của người dân là rất lớn. Ngoài ra thành phố Huế là một thành phố du
lịch, thành phố FESTVAL hằng năm du khách đến Huế rất đông. Nhu cầu về
rau cao cấp, rau an toàn là rất lớn vì thế ngành trồng rau có vai trò quan trọng
trong việc cung cấp rau cho thị trường. Tuy vậy, thới tiết khí hậu Thừa Thiên
Huế hết sự khắc nghiệt, nắng hạn, ngập úng, mưa nhiều, rét đậm nên việc
trồng rau gặp rất nhiều khó khăn, mặt khác do trình độ thâm canh thấp và
chưa hình thành được tập quán sản xuất hàng hóa, việc sản xuất rau chỉ mang
tính tự cung tự cấp. Và việc sản xuất rau ở đây cũng chỉ đáp ứng một phần
nhu cầu trong toàn tỉnh.
Để nắm được tình hình diển biến về diện tích rau của các huyện và thành
phố Huế trong những năm trở lại đây chúng tôi nghiên cứu kết quả thể hiện ở
bảng sau.
Bảng 2: Diện tích rau xanh các huyện, thành phố Huế
Đv hành chính 2002 2003 2004 2005 2006 %
2002/2006
Tổng số 3.297 3.648 4.144 4.341 4.752 69,38
Tp Huế 560 560 550 520 560 100,00
Phong Điền 339 339 340 345 370 91,62
Quảng Điền 520 603 812 995 1.136 45,77
Hương Trà 424 449 505 520 529 80,15
Phú Vang 856 1.019 1.100 1.150 1.352 63,31
Hương Thủy 280 282 292 294 312 89,74

Phú Lộc 156 195 291 25 205 76,10
Nam Đông 72 93 145 126 130 55,38
A Lưới 90 108 109 138 158 56,96
(Nguồn: Niên giám thông kê Thừa Thiên Huế tháng 5/2005)
Qua bảng ta thấy diện tích rau các huyện thành phố Huế qua các năm có
xu thế ngày một tăng nhanh, tổng diện tích rau của toàn tỉnh tăng 69,38% so
-10-
với năm 2002. Trong đó huyện có diện tích rau lớn nhất hiện nay là huyện
Phú Vang với 1.352 ha, tăng 45,77% so với năm 2002, những huyện có tỷ lệ
diện tích rau tăng lớn nhất là là huyện Phú Vang tăng. Việc diện tích rau tăng
trong toàn tỉnh qua một số năm có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên
nhân quan trọng nhất là do giá trị kinh tế của cây rau mang lại cao hơn hẳn
các loại cây lương thực, thực phẩm khác. Qua đó người dân đã chọn cây rau
làm cây sản xuất chính.
Về năng suất qua số liệu (bảng), ta thấy năng suất rau toàn tỉnh tăng
chậm, thậm chí có huyện năng suất giảm như Phú Lộc. Riêng thành phố Huế
có năng suất rau cao nhất so với các huyện trong toàn tỉnh 122,0 tạ/ha.
Bảng 3: Năng suất rau xanh các huyện, thành phố Huế
ĐV hành chính 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng Số 90,7 90,6 96,1 92,3 91,5
Tp Huế 140,2 141,0 142,0 133,1 122,0
Phong Điền 66,8 67,3 71,5 71,5 71,5
Quảng Điền 74,2 6,0 103,0 85,2 87,5
Hương Trà 90,6 89,8 105,2 106,1 105,4
Phú Vang 84,5 91,3 87,5 88,3 89,4
Hương Thủy 85,0 92,2 93,0 84,7 85,1
Phú Lộc 89,7 74,5 82,3 89,2 88,0
Nam Đông 67,6 58,1 68,5 68,6 68,5
A Lưới 66,9 66,6 67,0 65,5 66,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 5/2005)


Qua đó ta thấy giữa các vùng trong tỉnh có sự chênh lệch về trình độ
thâm canh cũng như kinh nghiệm sản xuất rau, nông dân ở thành phố Huế
vượt trội hơn so với các huyện, do nông dân thành phố Huế có nhiều khả
năng tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỷ thuật trong lĩnh vực sản
xuất rau. So sánh năng suất của năm 2006 so với năm 2002 hầu hết năng suất
điều tăng, do người đã chú trọng đấu tư trong sản xuất. Ngoài ra còn một
-11-
nguyên nhân khác khá quan trọng làm diện tích rau các huyện không cao, có
năm còn giảm do trình độ kỷ thuật canh tác của người dân còn ở mức thấp, đã
sử dụng quá nhiều loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật độc hại làm hạn chế
quá trình sinh trưởng, phát triển của rau và làm cho rau phát triển chậm và sâu
kháng thuốc.
Để biết được sản lượng rau của các huyện và thành phố Huế trong những
năm trở lại đây chúng ta xem số liệu qua bảng 4:
Qua bảng 4 ta thấy hầu hết sản lượng rau các huyện đều tăng, riêng thành
phố Huế và huyện Hương Thủy là có sản lượng tăng cao nhất. Trong đó thành
phố Huế 114,88% so với năm 2002, Huyện Hương Thủy tăng mạnh nhất
89,60% so với năm 2002. Nhìn chung cùng với sự tăng diện tích và năng suất
rau trong toàn tỉnh thì sản lượng cũng tăng nhanh. Tuy nhiên huyện Nam
Đông và huyện Quảng Điền có sản lượng rau tăng khá chậm so với các huyện
con lại. Để góp phần thúc đây sự tăng lên về sản lượng rau trên toàn tỉnh thì
đòi hỏi các ngành chức năng có sự khắc phục sự yếu kém về năng suất. Cần
chuyển giao tiến bộ về khoa học, kỷ thuật trong lĩnh vực sản suất rau, đồng
thời quy hoạch những vùng sản xuất rau tập trung nhằm thuận lợi cho vấn đề
chăm sóc và phòng sâu bệnh.
Với đặc điểm đất đai và thời tiết, khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế, như đã
phân tích ở trên, có thể nói rằng là môi trường thuận lợi cho việc phát triển đa
dạng của nhiều loại rau vùng nhiệt đới gió mùa.
-12-

Bảng 4: Sản lượng rau xanh các huyện thành phố Huế
Đơn vị hành chính 2002 2003 2004 2005 2006 %
2002/2006
Tổng số 29.914 33.066 39.83
2
40.062 43.485 68,85
Tp Huế 7.849 7.895 7.821 6.922 6.832 114,88
Phong Điền 2.263 2.281 2.432 2.467 2.646 85,52
Quảng Điền 3.858 4.246 8.349 8.477 9.943 38,80
Hương Trà 3.843 4.033 5.02 5.519 5.577 68,90
Phú Vang 7.233 9.300 9.626 10.160 12.088 59,83
Hương Thủy 2.380 2.599 2.724 2.491 2.656 89,60
Phú Lộc 1.399 1.452 2.180 2.258 1.199 77,76
Nam Đông 487 541 907 864 890 54,71
A Lưới 602 719 731 904 1.054 57,11
(Nguồn: Niên gián thông kê Thừa Thiên Huế tháng 5/2006)
Hiện nay thành phố Huế có đến 51 loại rau trong số 70 loại rau trồng ở
Việt Nam thuộc 14 họ. Trong đó có 6 loại thuộc thập tự (Crueifeae), 8 loại
thuộc họ bầu bí (Cuicurbitaceae), 12 loại thuộc họ đậu (Fabaceae), còn lại
thuộc họ cà (Solanceae), họ đáy (Titiceae), họ cúc (Copositae). Rau ở thành
phố Huế gồm bốn nhóm rau ăn lá, thân, quả, hoa; ăn củ và nhóm rau gia vị thì
nhóm rau ăn quả và ăn lá có số lượng tương đương nhau là 17 loại chiếm
13%, 10 loại rau ăn củ chiếm 19,6%, 7 loại rau ăn trái và hạt chiếm 13,7%.
2.2.3. Tình hình sản xuất rau tại xã Hương Chữ
Xã Hương Chữ là một xã có diện tích trồng rau khá lớn trong toàn huyện.
Trong những năm trở lại đây sản xuất rau trên địa bàn xã có những biến động
do điều kiện thời tiết khí hậu, chính sách về cơ cấu cấy trồng của xã, giá cả thị
trường, đã có tác động đến việc trồng rau trên địa bàn xã.
-13-
2.2.3.1. Diện tích, năng suất và sản lượng rau tại Hương Chữ trong

năm 2007.
Diện tích trồng rau trong năm 2007 của toàn xã là 46 ha, trong năm qua
do điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi và được người dân trồng rau chăm
sóc tốt nên năng suất rau đạt được 82,2 tạ/ha. Chính điều đó đã làm cho sản
lượng rau trên địa bàn toàn xã đạt 3781,2 tấn/ha.
2.2.3.2. Biến động diện tích đất trồng rau qua các năm tại xã Hương
Chữ- Hương Trà.
Đánh giá sự biến động diện tích đất trồng rau tại xã chúng tôi tiến hành
thu thập diện tích trồng rau qua các năm từ 2006 – 2007
Bảng 5: Diện tích trồng rau qua các năm tại Hương Chữ
Năm 2006 2007 2008
Diện tính (ha) 21,3 23,0 25,5*
(*: Dự kiến trong năm 2008 của xã Hương Chữ)
(Nguồn: Từ UBND xã Hương Chữ)
Qua bảng ta thấy diện tích trồng rau qua các năm có tăng lên một số diện
tích khá lớn. Và theo dự kiến của xã đến năm 2008 diện tích trồng rau đạt
25,5 ha. Điều đó cho thấy hiệu quả kinh tế của việc trồng rau mang lại hiệu
quả cao cho người dân cũng như góp phân tăng trưởng kinh tế địa phương.
-14-
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các hộ nông dân trồng rau trên địa bàn xã Hương Chữ
3.2. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phạm vi
3.2.1.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu các hộ nông dân sản xuất rau của hai cụm trong địa bàn xã .
3.2.1.2. Phạm vi thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất rau của các nông hộ trồng
rau trong các vụ sản xuất trong năm 2007.

3.2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất rau với một số
nội dung cụ thể sau:
Tình hình sản xuất rau trên địa bàn xã Hương Chữ.
Hiệu quả kinh tế của sản xuất rau.
Đề xuất giải pháp phát triển của hoạt động sản xuất rau.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-15-
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu tình hình sản xuất
rau và đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau mang lại cho các hộ dân
trồng rau. Vì vậy, điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng. Các chỉ tiêu chọn
điểm như sau:
Điểm nghiên cứu phải có tính chất đặc trưng của vùng sinh thái mà nó
làm đại diện, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội gần giống nhau. Số diện
tích trồng rau điều tra phải đại diện cho vùng nghiên cứu, số diện tích điều tra
phải gần với số lượng bình quân của huyện.
Chọn hộ nghiên cứu: Số lượng mẫu cần nghiên cứu là 30 hộ.
Với điều kiện nêu ở trên tôi tiến hành chọn xã có những đặc điểm tự
nhiên và sản xuất có thể làm đại diện cho huyện Hương Trà đó là xã Hương
Chữ làm đại diện để nghiên cứu.
3.3.2. Thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã
công bố: như niên giám thống kê của các cấp, các báo cáo tình hình sản xuất
đã được công bố trong nước, các báo cáo tình hình sản xuất rau của địa bàn
nghiên cứu như của xã, của hợp tác xã. Ngoài ra còn thu thập từ các báo cáo
khoa học và kết quả nghiên cứu đã công bố trên sách báo tạp chí.
Thu thập số liệu sơ cấp:
Đề tài đã tiến hành điều tra bằng nhiều phương pháp khác nhau để thu
thập số liệu cần thiết về tình hình sản xuất rau của địa phương.

Các phương pháp đã được áp dụng:
Phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi đã được xây dựng sẵn.
Chúng tôi tiến hành chọn 30 hộ trồng rau để tiến hành điều tra bằng bảng
câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Các chỉ tiêu chọn hộ như sau.
Hộ được chọn phải là những hộ sản xuất rau trong xã, chọn ngẫu nhiên
không lặp lại.
Công cụ PRA được sự dụng trong quá trình nghiên cứu đó là;
Phương pháp qua sát: Phương pháp này giúp cho người thu thập số liệu
có cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất của địa bàn nghiên cứu.
-16-
Phương pháp thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận nhóm nhằm mục đích
thúc đẩy người dân tự xác định những vấn đề khó khăn cũng như mặt thuận
lợi trong sản xuất rau. Đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của
sản xuất rau.
3.3.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu.
Dùng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, các tính toán
kinh tế
Dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu
-17-
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG CHỮ.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hương Chữ thuộc vùng đồng bằng và bán sơn địa của huyện Hương Trà,
nằm ở nút giao thông quan trọng, QL1A và đường Tây Nam thành phố Huế
có tuyến đường liên Hương Chữ, Hương An, nối đường Tây Nam và tỉnh lộ
12B.
Phía đông giáp với xã Hương Sơ, thành phố Huế, phía tây giáp với xã
Hương Xuân, Hương Trà, phía nam giáp với Hương An, Hương Trà, phía bắc

giáp với huyện Hương Trà.
4.1.2.2. Địa hình
Địa hình của toàn xã là đồi núi và đồng bằng thấp từ Tây Nam về Đông
Bắc tạo thành hai vùng rõ rệt, vùng đồi núi khá cao và đồng bằng bằng phẳng
trải dài từ chân núi về tiếp giáp với xã Hương Toàn và xã Hương Xuân, hình
thành hai vùng sản xuất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt.
Do có cấu trúc địa hình như trên nên địa bàn xã có hai loại đất chính là đất
phù sa, đất bồi đắp hàng năm ở vùng đồng bằng, đất nâu vàng trên phù sa cổ
và một số đất đỏ vàng trên đất sét, loại đất chủ yếu là trung bình cát pha.
4.1.2.3. Khí hậu
Hương Chữ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có hai mùa rõ rệt mùa
đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Đắc, mùa hạ có gió Tây Nam khô
nóng, lượng mưa phân bố không đều nên thường hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng
sáu đến sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương.
4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Hương Chữ
4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Trong công tác xây dựng đổi mới và phát triển nền kinh tế, sức lao động
và phát triển dân số đóng vai trò rất lớn vào phát triển kinh tế của cả cộng
đồng và xã hội, để biết được sự biến động của vấn đề dân số có tác động như
thế nào đến nền kinh tế xã hội của xã chúng tôi tiến hành điều tra tình hình
dân số xã hội của xã.
-18-
Bảng 6: Tình hình dân số của xã Hương Chữ
Chỉ tiêu ĐVT Sồ lượng Phần trăm
Tổng nhân khẩu Khẩu 9.278 100,0
Tổng số hộ
Hộ nghèo
Hộ khá, trung bình
Hộ
Hộ

Hộ
1.978
198
1.798
100,0
9,9
90,3
Tổng lao động
Lao động nam
Lao động nữ



5.153
2.609
2.544
100,0
50,6
49,37
(Nguồn: Từ UBND xã Hương Chữ)
Xã Hương Chữ với tổng số nhân khẩu là 9.278 người với 1.798 hộ dân,
trong đó có 1.789 hộ trung bình và khá, chiếm 90,3 % trong tổng số hộ trên
địa bàn xã. Trong những năm vừa qua với việc thực hiện tốt công tác xóa đói
giảm nghèo và cho đến nay, theo điều tra thì số hộ nghèo hiện nay chỉ còn
198 hộ chiếm tỷ lệ 9,9%. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong công tác xóa
đói giảm nghèo của địa phương.
Theo thống kê trên địa bàn toàn xã, số người trong độ tuổi lao động
5.153 lao động, trong đó số lao động nam là 2.609 người, chiếm 50,6%, lao
động nữ ít hơn một chút với tổng số người trong độ tuổi lao động là 2.544
người, chiếm 49,4% với nguồn lao động tương đối dồi dào như vậy đây là

một động lực rất lớn góp phần phát triển kinh tế địa phương. Mặt khác, để
giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động là công việc
không đơn giản nó đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân người lao động cũng như sự
quan tâm của chính quyền địa phương.
4.1.2.2. Sử dụng đất đai
Đất đai là một trong những yếu tố đầu vào hết sức quan trọng trong quá
trình sản xuất của con người, là nơi trú ngụ, sinh sống và sinh hoạt của các hộ
gia đình, cơ quan các tổ chức. Cùng với quá trình biến chuyển của quá trình
-19-
công nghiệp hóa, đô thị hóa thì đất đai trong cả nước nói chung, cũng như đất
đai trên địa bàn xã Hương Chữ nói riêng đều có chiều hướng biến động.
Bảng 7: Tình hình đất đai của xã trong năm 2007
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Phần trăm
Diện tích đất tự nhiên 1.585,0 100,0
I. Đất nông nghiệp 1.004,1 63,4
1. Đất trồng cây hàng năm 632,1 63,0
1.1. Đất trồng lúa 514,0 81,3
1.2. Đất trồng rau 23,0 3,6
1.3. Cây khác 95,1 15,1
2. Đất nuôi trồng thủy sản 13,7 1,3
3. Đất lâm nghiệp 358,3 35,7
II.Đất khác 580,91 36,6
(Nguồn: Từ UBND xã Hương Chữ)
Với tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn xã là 1.585,0 ha, trong đó đất
nông nghiệp chiếm một diện tích khá lớn là 1.004,1 ha, chiếm tỷ lệ 63,4%
trong tổng diện tích đất tự nhiên, số còn lại được sử dụng vào mục đích khác
như: đất ở, đất chuyên dùng, đất mặt nước…, với diện tích là 580,91 ha,
chiếm 36,6%.
Đất nông nghiệp của xã Hương Chữ được sử dụng chủ yếu cho việc
trồng cây hàng năm, trồng cây lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong đó

đất trồng cây hàng năm của xã là 632,1 ha, chiếm tỷ lệ tương đối cao trong
diện tích đất nông nghiệp đến 63,0 %, trong đó đất lâm nghiệp của xã có diện
tích là 358,3 ha, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp của
xã lên đến 35,7%. Còn lại 13,7 ha, chiếm tỷ lệ 1,4% diện tích đất dùng cho
nuôi trồng thủy sản.
Trong cơ cấu diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất trồng lúa
lên đến 514,0 ha, chiếm 81,3% trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm.
Trong những năm gần đây diện tích đất trồng rau trên địa bàn toàn xã tiếp tục
-20-
tăng. Theo chúng tôi điều tra cho đến cuối năm 2007 diện tích đất trồng rau
trên địa bàn toàn xã lên đến 23 ha, chiếm 3,6% trong tổng diện tích đất trồng
cây hàng năm. Việc diện tích đất trồng rau trong những năm qua tiếp tục tăng
lên thể hiện sự quan tâm của người dân đối với nghề trồng rau, cũng như hiệu
quả kinh tế của nó mang lại cho địa phương nơi đây góp phần nâng cao đời
sống của họ. Còn lại diện tích đất sử dụng cho các loại hoa màu khác như:
Mè, Lạc, sắn …, có 95,1ha, chiếm 15,1%.
Qua tìm hiểu tình hình sử dụng đất đai của xã, ta thấy xã đã có kế hoạch sử
dụng đất đai hợp lý đúng mục đích góp phần phát triển kinh tế địa phương.
4.1.3. Tình hình trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Cơ giới hóa là một vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nông
thôn, nó phản ánh trình độ thâm canh cũng như đời sống của nhân dân. Máy
móc đầy đủ sẽ thay thế cho lao động thủ công đáp ứng tính cấp thiết của thời
vụ, đồng thời là một trong những yếu tố làm tăng năng suất cây trồng. Việc
trang bị tốt trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần đáng kể
giải phóng sức lao động chân tay, giúp cho nông dân có thêm thời gian và sức
lực tham gia vào các ngành nghề khác để tăng thu nhập cho gia đình, nâng
cao mức sống. Đồng thời góp phần lớn vào phát triển kinh tế địa phương.
Nhận thức rõ điều này nên tình hình trang thiết bị phục vụ sản xuất nông
nghiệp có nhiều chuyển biến. Để thấy rõ điều trên được thể hiện qua bảng
sau:

Bảng 8: Trang thiết bị, vật chất, kỷ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp
của xã trong năm 2007
Chỉ tiêu Số lượng (chiếc) Tỷ lệ máy/đơn vị diện
tích(chiếc/ha)
1. Máy cày 48 12,06
2. Máy Tuốt lúa 20 28,94
3. Máy gặt 20 28,94
4. Máy xát gạo 30 19,30
5. Máy bơm nước 20 28,94
6. Máy bóc vỏ mè 6 2,5
-21-
7. Máy bóc vỏ lạc 4 37,5
(Nguồn: Từ UBND xã Hương Chữ)
Thông qua bảng số liệu trên ta thấy, trang thiết bị máy móc phục vụ sản
xuất nông nghiệp của xã có đầy đủ các loại máy móc, nó đã góp phần rất lớn
làm tăng năng suất cây trồng, tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình bao
gồm các loại phương tiện sau: Máy Cày, Máy Thổi Lúa, Máy bơm, Máy gặt,
Máy bóc vỏ Mè, Máy bóc vỏ Lạc.Với phương tiện máy móc hiện tại đã góp
phần đáp ứng đầy đủ các khâu trong sản xuất, đáp ứng tốt thời vụ gieo trồng
của người dân địa phương.
4.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ HƯƠNG CHỮ
Trong năm qua tình hình sản xuất nông nghiệp của xã thu được một số
kết quả sau.
4.2.1. Trồng trọt
Trong năm qua với sự biến động của thời tiết, khí hậu thất thường tình
hình trồng trọt của địa phương cũng có nhiều biến động, thể hiện qua bảng
sau:
Bảng 9: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng của xã Hương
Chữ trong năm 2007.
Loại cây Diện tích gieo trồng

(ha)
Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Lúa 1.028,0 63,3 64.764,0
Lạc 150,0 25,0 375,0
Rau 46,0 82,2 396,5
Sắn 30,0 200,0 600,0
Ớt 2,6 Thất thu -
(Nguồn: Từ UBND xã Hương Chữ)
Qua bảng trên ta thấy diện tích các loại cây trồng được thể hiện như sau.
Trong năm tổng diện tích gieo trồng của lúa là 1.028,0 ha, năng suất bình
quân đạt 63,3 tạ/ha. Trong đó sản lượng đạt 64.764,0 tấn, so với năm 2006
diện tích lúa có giảm do chuyển đổi 7 ha lúa năng suất thấp sang nuôi cá ở
-22-
bàu ruộng. Về Lạc, trong năm qua địa phương đã đưa giống lạc mới vào trồng
với tổng diện tích gieo trồng 150 ha. Năng suất bình quân đạt 25 tạ/ha, với
sản lượng đạt được 375 tấn. Trong đó có các giống mới có năng suất cao như
TMD7, L14 đạt năng suất 35,4 tạ/ha. Về Rau toàn xã diện tích gieo trồng là
46 ha, năng suất đạt 82,2 tạ/ha, với sản lượng 396,5 tấn. Diện tích trồng Sắn
là 30,0 ha, năng suất đạt 200 tạ/ha, sản lượng đạt 600 tấn. Ngoài ra trong địa
bàn xã còn gieo trồng 2,6 ha Ớt Hàn Quốc, nhưng do không thích ứng với
thời tiết khí hậu nên đã thất thu.
4.2.2. Chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong những ngành đóng góp một phần không nhỏ vào
phát triển kinh tế của địa phương. Trong năm qua tình hình chăn nuôi của xã
Hương Chữ có những bước phát triển đáng kể. Qua quá trình điều tra tìm hiểu
hiện nay trên địa bàn xã tổng đàn đại gia súc có 832 con. Trong đó tổng đàn
Trâu hiện có 124 con, tăng 22 con so với năm 2006. Người dân trong xã tiếp
tục chuyển Trâu từ cày kéo sang nuôi lấy thịt. Về đàn Bò tổng đàn Bò của xã
hiện có 708 con, chủ yếu người dân chăn nuôi bò thịt. Tổng đàn lợn trong
năm của toàn xã hiện có 3.657 con, do bị dịch bệnh nên đã tiêu hủy 1,2 tấn

Lợn. Còn đàn gia Cầm do ảnh hưởng của dịch cúm gia Cầm hiện nay mới
khôi phục được, hiện có 11.000 con. Chăn nuôi Cá của xã có nhiều thuận lợi
như có nhiều hầm hố, hiện nay trên địa bàn xã có 28 ao với diện tích 27,2 ha
thu hoạch trên 55 triệu đồng.
4.2.3. Lâm nghiệp
Về lâm nghiệp của xã hiện nay có 12 hộ dân trong xã đã tự trồng với
tổng diện tích là 16 ha. Theo dự kiến của xã trồng năm nay có khoảng 30 ha
đất bạc màu được sử dụng vào trồng cây lâm nghiệp.
4.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HỘ TRỒNG RAU
4.3.1. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ trồng rau
Đất đai được coi là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản
xuất nông nghiệp, đất đai được xem là sản phẩm tự nhiên và nếu chúng ta biết
kết hợp việc sử dụng và tổ chức lao động tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao,
sản xuất ra của cải vật chất cho con người. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp
-23-
phải biết tận dụng khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, nâng cao hệ số sử dụng
đất đồng thời không ngừng đầu tư thâm canh.
Để thấy được tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các nhóm hộ gia
đình trồng rau trong xã, ta tìm hiểu qua bảng số liệu sau:
-24-
Bảng 10: Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ trồng rau.
Chỉ Tiêu Hộ Nghèo Hộ Trung Bình Hộ Khá BQ chung
Diện
Tích(m
2
)

cấu(%)
Diện
Tích(m

2
)

cấu(%)
Diện
Tích(m
2
)

cấu(%)
DiệnTíc
h(m
2
)

cấu(%)
1. Diện tích đất
NN/hộ
4.229,3 100,0 6.857,4 100,0 6.338,8 100,0 5.808,5 100,0
- Đất trồng lúa 3.513,8 83,1 5.703,7 83,1 5017,6 79,2 4.745,0 81,7
- Đất trồng Rau 400,0 9,5 650,0 9,5 800,0 12,6 616,7 10,6
- Đất trồng Lạc 315,5 7,5 503,7 7,5 521,2 8,2 446,8 7,7
(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2008)

×