Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

on tap ky 2 co tro choi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HÃY LỰA CHỌN CÂU HỎI. Câu 1. Câu 4. Câu 7. Câu 2. Câu 5. Câu 8. Câu 3. Câu 6. Câu 9. Câu 10. Câu 11. Câu 12.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CÂU 1: Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không ? Cho ví dụ.. Trả lời: Có, vì các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến hình thái của sinh vật. Ví dụ : Cây xương rồng sống ở vùng khô hạn, thiếu nước nên thân cây mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước của cây.. QUAY LẠI.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> CÂU 2: Trình bày những hoạt động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường. Trả lời:. Những hoạt động tích cực. Những hoạt động tiêu cực. -Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. -Không săn bắn động vật quý hiếm. -Sử dụng đúng mức thuốc trừ sâu và hoá chất thực vật. -Trồng cây gây rừng. -Tuyên truyền cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường sống.. -Phun thuốc trừ sâu. -Đổ rác thải ra sông. -Săn bắn động vật quý hiếm. -Chặt phá rừng làm củi, lấy gỗ, làm nương rẫy. -Khai thác khoáng sản bừa bãi.. QUAY LẠI.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> CÂU 3: Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường ? Nêu một số nội dung cơ bản trong Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam. Trả lời: - Cần có Luật Bảo vệ môi trường vì: Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. - Luật Bảo vệ môi trường quy định : + Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. + Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam. + Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp. + Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.. QUAY LẠI.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> CÂU 4: Nêu những điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài. Trả lời: Những điểm khác biệt về quan hệ cùng loài và quan hệ khác loài - Sinh vật cùng loài thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau. - Sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.. QUAY LẠI.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> CÂU 5: Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí ? Trả lời: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau.. QUAY LẠI.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> CÂU 6: Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào ?. Trả lời:. Quần thể. Quần xã. -Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. - Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở.. -Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. -Ngoài mối quan hệ thích nghi còn có các quan hệ hỗ trợ và đối địch. QUAY LẠI.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> CÂU 7: Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái. Trả lời : Cần bảo vệ các hệ sinh thái vì các hệ sinh thái rừng,hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp…là nơi ở, nơi sinh sản của nhiều loài sinh vật; là nguồn cung cấp thức ăn cho con người; góp phần điều hoà khí hậu; giữ cân bằng sinh thái… Biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái : - Xây dựng kế hoạch khai thác hợp lí. - Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật quý hiếm. - Chống ô nhiễm môi trường - Sử dụng hợp lí thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… - Cần phải cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao. - Mỗi quốc gia và tất cả mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái, góp phần bảo vệ môi tươờng sống trên trái đất. QUAY LẠI.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> CÂU 8: Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm nào ? Nêu ý nghĩa của tháp dân số. Trả lời: Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác là quần thể người có các đặc trưng kinh tế xã hội, pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hoá. Do con người có tư duy, có trí thông minh nên con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. Tháp dân số cho biết về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng giảm dân số …  Biết được nước có dạng dân số trẻ hay dân số già. QUAY LẠI.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> CÂU 9: Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra ? Nêu những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ? Trả lời: Vì các hoạt động của con người như hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chất thải trong sinh hoạt, chất thải từ các bệnh viện, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, do hậu quả của chiến tranh, ô nhiễm từ chất thải có nhiễm chất phóng xạ… Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường : - Sử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm. - Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm. - Xây dựng nhiều công viên cây xanh. - Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. QUAY LẠI.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> CÂU 10: Hãy điền những cụm từ thích hợp vào các ô ở sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây. Lá cây. Sâu. Chuột. VSV. QUAY LẠI.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> CÂU 11: Viết một chuỗi thức ăn gồm 7 mắc xích. Trả lời : Lá cây  sâu  bọ ngựa  chuột  rắn  đại bàng  VSV. QUAY LẠI.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> CÂU 12: Cho các sinh vật: chồn, dế, gà, châu chấu, lá cây, chuột, vi sinh vật. Hãy viết một lưới thức ăn từ các sinh vật trên. Trả lời :. dế. gà chồn. Lá cây. châu chấu. VSV. chuột QUAY LẠI.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×