Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giao duc gioi tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.31 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Biện pháp giáo dục giới</b>


<b>tính cho trẻ từ 3 - 6 tuổi</b>


Nhiều trẻ đã lên 4 - 5 tuổi, nhưng chưa bao giờ đặt ra
các câu hỏi về giới tính của mình và cha mẹ có thể nghĩ
rằng, trẻ cịn q nhỏ để tìm hiểu về giới tính.


1 Cha mẹ gọi đúng tên các bộ phận trên cơ thể
<b>trẻ</b>


Cha mẹ không nên né tránh việc gọi tên các bộ phận
trên cơ thể bé. Khi tắm, hay thay quần áo cho trẻ,
cha mẹ nên tập thói quen nói chuyện thoải mái với
con về những bộ phận trên cơ thể trẻ, trong đó có cả cơ quan sinh dục. Ví dụ, khi tắm rửa cho trẻ, mẹ
có thể nói rằng: “Nào! Để mẹ rửa bướm cho con nhé!” Hoặc, “Để mẹ rửa chim cho con!”. Cha mẹ nên
gọi đúng tên của các bộ phận trên cơ thể bé, không nên nói tránh là “cái ấy”, “cái đó” và khơng nói
quanh co. Chúng ta nên giải thích rõ ràng cho trẻ những câu hỏi giới tính, giúp trẻ nhận thức đúng về
giới tính của bản thân.


2. Trả lời những câu hỏi về giới tính của trẻ


Khi lên 3 tuổi, trẻ hay đặt những câu hỏi về giới tính và so sánh mình với những đứa trẻ khác giới.
Cha mẹ cần trả lời rõ ràng, dễ hiểu cho trẻ về các câu hỏi này, khơng nên né tránh. Ví dụ: Con trai thì
có chim, và thích chơi đồ siêu nhân, để tóc ngắn... Con gái thì có bướm, thường để tóc dài để kẹp nơ,
hay mặc quần áo màu sắc... Trẻ muốn biết: sự khác biệt giữa con trai, con gái và mình được sinh ra từ
đâu?... Và chỉ cho trẻ thấy một bà bầu và giải thích: Em bé của cơ ấy đang ở trong bụng và một thời
gian nữa, em bé sẽ được sinh ra... Tốt nhất là nên giải thích cho
trẻ bằng các hình vẽ minh họa, hoặc thực tế (nếu có thể) để trẻ
dễ hiểu.


3. Trang bị kiến thức cho trẻ



Nhiều trẻ đã lên 4 - 5 tuổi, nhưng chưa bao giờ đặt ra các
câu hỏi về giới tính của mình và cha mẹ có thể nghĩ rằng, trẻ
cịn q nhỏ để tìm hiểu về giới tính. Song, phần lớn ở độ tuổi
này, trẻ đều đã có sự tị mị về giới tính như: sao mình lại là
con trai? Và mình được sinh ra như thế nào?..., Có thể do trẻ
nhút nhát, hoặc bố mẹ quá nghiêm khắc với con về vấn đề
này... khiến trẻ không dám hỏi. Trong các trường hợp trên, bạn
hãy chủ động trò chuyện với con để tìm hiểu những suy nghĩ
của trẻ và có cách giáo dục phù hợp. Ví dụ, bạn có thể hỏi trẻ: Bạn Hải lớp con là con trai hay con gái?
Con trai thì sao nhỉ?...Vậy con trai và con gái khác nhau như thế nào...? Sau đó, bạn giải thích cho trẻ
biết sự khác biệt giữa nam và nữ cho bé hiểu.


4. Hướng dẫn trẻ làm những công việc phù hợp với giới tính


Khi cha mẹ làm cơng việc gì đó phù hợp với giới tính của trẻ thì nên khuyến khích trẻ cùng làm và
nói về cơng việc ấy phù hợp với con trai hay con gái... Ví dụ, lúc nấu cơm, mẹ có thể nhờ bé gái nhặt
rau, quét nhà... Đối với bé trai, bố có thể gọi bé cùng sửa xe đạp, sửa xe máy và các đồ chơi bị hỏng...
Qua các công việc này, bé sẽ hiểu hơn về công việc của từng nam và nữ.


5. Phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục giới tính cho trẻ


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Giáo dục giới tính cho nhi đồng</b>



Đó là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc đời mỗi con người. Vì thế việc giáo dục giới tính chính xác cho
trẻ nhỏ để các em có một tâm hồn mạnh khỏe, trong sáng là trách nhiệm của mỗi bậc làm cha làm mẹ
chúng ta.


Giáo dục giới tính cho nhi đồng thực chất mong muốn các bậc làm cha, làm mẹ, thầy cô giáo thấy rõ tầm
quan trọng của vấn đề này, chỉ có một định hướng đúng đắn chúng ta mới có thể giải đáp, hướng dẫn các
em những yêu cầu, đòi hỏi và tâm lý hiếu kỳ ở tuổi ấu thơ.



Từ lúc chào đời, giữa bé trai và bé gái đã có sự khác biệt về chiều cao, cân nặng, một số bộ phận trong cơ
thể, hc mơn... Nhưng sự khác biệt rõ rệt nhất là ở bộ phận sinh dục, đó chính là sự khác biệt giới tính.
Trong việc giáo dục con trai và gái, cha mẹ cũng có phương pháp giáo dục khác nhau, do sự khác biệt giới
tính đã được quyết định từ khi bé chào đời, từ đó mà hình thành nên tính cách của hai phái sau này.


Ở lứa tuổi nhi đồng, giữa trẻ em khác phái đã có những biểu hiện khác nhau về cách ăn mặc, kiểu đầu tóc,
cá tính, sở thích... việc cha mẹ đặt tên, mua quần áo, đồ chơi, cho các em có ý nghĩa giáo dục giới tính sâu
sắc. Ở đây khơng đề cập đến việc giáo dục giới tính như ở tuổi dậy thì mà gợi mở những kiến thức về giới
đầu tiên cho các em.


<b>1. Khi trẻ chào đời đến 1 tuổi</b>


Ngoài việc cho trẻ ăn no, mặc ấm, hàng ngày cha mẹ cịn có những giờ phút âu yếm đứa con thân yêu,
những cử chỉ vuốt ve, vỗ về, cho bé là sợi dây tình cảm gắn bó cha mẹ và con. Những lúc như thế, trẻ cảm
thấy được an tồn, thân thiết, cảm giác ấy ni dưỡng tình thương trong trẻ.


<b>2. Từ 1 đến 3 tuổi</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>3. Trước lúc đi học (từ 4 đến 7 tuổi)</b>


Hướng dẫn trẻ nhận thức sơ bộ lý tính về giới. Từ 4 tuổi trở đi, sự vật chung quanh luôn mang đến cho trẻ
những điều lý thú hiếu kỳ, trẻ thích hỏi bắt người lớn giải thích em bé được sinh ra như thế nào? Con trai
và con gái có gì khác nhau. Chúng bắt đầu tị mị khi thấy người lớn vào phòng vệ sinh, phòng tắm. Tại
sao con trai lại tiểu tiện đứng, khác con gái. Bé trai và bé gái cùng chơi với nhau thì xấu hổ ngại ngùng.
Lên 5 tuổi, trẻ đã hiểu sơ bộ về sự khác biệt giữa nam và nữ, tự nhìn trộm bộ phận sinh dục của mình mà
khơng để người khác nhìn thấy, cảm thấy xấu hổ nếu lỡ để lộ ra. Ở lứa tuổi này, trẻ rất hiếu động muốn
biết mình được sinh ra từ chỗ nào? khi đó, câu trả lời của ba mẹ tránh quanh co, thay nói lừa trẻ sinh ra từ
tai, mồm... mà sinh ra từ bụng mẹ. Lên 6 tuổi sự tò mị muốn tìm hiểu giới tính càng tăng, vì thế, hình ảnh
cha mẹ âu yếm tình cảm hay sinh hoạt vợ chồng, những tranh sách báo thiếu lành mạnh không để lộ cho


trẻ biết.


Nếu trẻ thích động vào "của quý" của mình, cha mẹ tìm cách thay đổi chú ý của trẻ bằng cách trêu cười
cho trẻ xấu hổ mà thơi, hoặc giải thích đó là một bộ phận sinh lý như những cơ quan khác trong cơ thể,
động vào sẽ mất vệ sinh, mang bệnh. Cha mẹ nên tự mình làm gương cho các con, khơng nói những lời
liên quan đến giới tính hay xem đó là như một trò đùa của trẻ con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>NÊN DạY GIớI TÍNH CHO TRẻ Từ KHI 3 TUổI</b>



Nhiều phụ huynh vẫn xem giáo dục giới tính là chuyện nhạy cảm, ngại dạy cho con nên kết cục là trẻ
thiếu hiểu biết và tỉ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên ở Việt nam cao nhất Đông Nam Á.


Thông tin về trường hợp một nữ sinh lớp 10 đã chuyển dạ và sinh nở sau giờ học thể dục một
thời gian dài gây rúng động dư luận. Đặc biệt em sống cùng với gia đình nhưng suốt quá trình
mang thai bản thân em và gia đình đều khơng hay biết. Gần đây nhiều trường hợp tương tư
cũng đã xảy ra, báo động lỗ hởng kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản trong thanh thiếu
niên. Nhà trường đã có chương trình giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh, cịn
trách nhiệm từ phía gia đình thì sao?


<i>Cha mẹ nên là người thầy dạy giới tính cho con</i>


<b>Chỉ vì cha mẹ ngại</b>


Tơi từng tư vấn cho một cô gái 22 tuổi mang thai đến tháng thứ sáu mới biết mình có bầu. Cơ
cứ nghĩ mình mập lên một tí do dạo này ăn nhiều. Ngược lại, có em sau mấy t̀n đi bơi về thấy
người mình khang khác nên lo sợ sẽ mang thai vì trong hồ bơi có làn bơi dành cho nam ở bên
cạnh… Điều đó cho thấy nhận thức về giới tính hiện có hai nhóm. Một nhóm khơng biết gì về
giới tính, nhóm khác có biết nhưng biết khơng đầy đủ. Ví dụ: Có nhiều em lên mạng tìm thấy có
bài báo nói chắc nịch rằng quan hệ vào thời điểm khơng phải ngày rụng trứng (giữa hai chu kỳ
kinh nguyệt) thì sẽ khơng có con, vậy là các bạn làm theo. Về nguyên tắc là như vậy nhưng


thưc tế do va chạm mạnh… trứng cũng có thể rụng nhiều lần trong tháng khiến mang thai ngoài
ý muốn…


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tốt nhất là cha mẹ nên dạy giới tính cho con khi trẻ cịn nhỏ. Khi các em gần đến t̉i dậy thì,
cha mẹ nên mua sách cho con đọc, nói cho con nghe về những thay đổi của cơ thể ở lứa tuổi
này, hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh cơ thể cho đúng cách… để các em có đủ kiến thức sẵn sàng
đón nhận t̉i dậy thì của mình. Vì nhiều phụ huynh vẫn xem đây là chuyện nhạy cảm, ngại dạy
cho con nên kết cục là trẻ thiếu hiểu biết và tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ở VN cao nhất
Đông Nam Á.


<b>Bà LÊ THỊ MINH HOA, chuyên viên tư vấn tâm lý đài 1088</b>


<i>Bắt đầu từ lúc trẻ lên ba</i>


Ngay cả ở TP, nhiều phụ huynh cũng lúng túng trong việc dạy con về sức khỏe sinh sản. Bố mẹ
phát hiện trong túi cậu con trai lớp 9 có bao cao su nên rất lo lắng. Đắn đo mãi, ba ngày sau, họ
quyết định hỏi chụn. Cậu con trai bảo rằng mình có được vật này từ một b̉i sinh hoạt ngoại
khóa ở trường về chuyên đề phòng, chống HIV. Nghe vậy bố mẹ thở phào nhẹ nhõm. Khi nghe
câu chuyện như vậy, tôi rất tiếc. Lẽ ra đó là một cơ hội để cha mẹ nói chụn với con về giới
tính, về sức khỏe sinh sản, tình dục… Bố mẹ chỉ quan tâm tới chụn con mình có quan hệ hay
khơng, chứ khơng quan tâm tới chuyện nó nhận thức về chuyện đó thế nào. Ở nông thôn, khi
nhắc đến chuyện này, phụ huynh thường răn đe hơn trò chuyện. Giáo dục là phải làm cho con
trưởng thành hơn, hiểu biết và tư chịu trách nhiệm về hành vi của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Dạy giới tính cho trẻ khơng bao giờ là muộn</i>


<b>BS HOÀNG TÚ ANH, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP)</b>


<i>Cha mẹ nên là thầy dạy giới tính cho con</i>



Hiện nay, xu hướng dậy thì sớm ở trẻ ngày càng gia tăng trong độ tuổi tiểu học. Đặc biệt các bé
gái có dấu hiệu phát triển cơ thể từ trước tuổi lên 10. Đây là độ tuổi các em gặp nhiều khó khăn
bởi sư phát triển khơng đồng đều giữa hai mặt tâm sinh lý, chưa sẵn sàng với những thay đổi
trong cơ thể. Nhiều em rơi vào tình trạng hoang mang, khủng hoảng tâm lý.
Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm là do thời tiết, dinh dưỡng và sư phát triển của xã hội đã kích
thích sư phát triển của con người. Vì vậy, ngay từ nhỏ, trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng tốt và
vận động hợp lý. Khơng phải đến t̉i dậy thì cha mẹ mới dạy về giới tính cho con mà phải bắt
đầu trong suốt giai đoạn tuổi thơ của con để con từ từ nhận thức rõ nét dần và có phương pháp
chăm sóc, bảo vệ mình.


Nhiều phụ huynh và giáo viên xem đây là vấn đề quá tế nhị, bất bình thường nên tỏ ra ngại và
rụt rè khi nói với con hoặc giải thích một cách hời hợt. Chính điều này càng khiến trẻ tị mị, sợ
hãi rồi tư mình đi tìm hiểu những nguồn thơng tin bên ngồi như Internet, bạn bè… rất dễ dẫn
đến những nhận thức sai lệch về giới tính.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×