Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào cũng có phương thức sản xuất giữ vị trí chủ chốt part1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.68 KB, 8 trang )

Trang 1
MỞ ĐẦU
Việt nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(CNXH) và theo lý luận của Lenin về nền kinh tế trong thời
kỳ quá độ vận dụng vào kinh tế, có phải nó ý nghĩa là chế độ
hiện nay có những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản (CNTB)
lẫn CNXH không? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có, song
cũng không phải bất cứ ai cũng thừa nhận điểm ấy đều suy
nghĩ xem các thành phần của kết cấu kinh tế - xã hội hiện
có ở Nga là như thế nào mà tất cả then chốt cả vấn đề lại
chính là ở đó. Áp dụng vào nền kinh tế Việt Nam, Đảng và
Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng XHCN. Đó là một chủ trương đúng đắn và phù hợp
với quy luật phát triển khách quan, bởi thông qua chủ trương
này một nền kinh tế mới được mở ra,các thành kinh tế mới
hình thành được lập ra từ chính nguồn vốn trước đây nằm
phân tán trong các tầng lớp dân cư,do đó mà huy động được
tối đa của cải vật chất trong xã hội để xây dựng đất nước.
Từ khi có chính sách đổi mới (1986) đến nay, các thành
phần kinh tế đã đóng góp nhất định của mình vào xây dựng
vào nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự phát triển của đất

Trang 2
nước,qua so sánh giữa hai thời kỳ kinh tế (Kinh tế cũ kế
hoạch hoá tập trung và kinh tế hàng hóa) ta thấy một bước
phát triển vượt bậc của nền kinh tế nước ta .
Tuy nhiên, theo lý luận Mac: ”Trong bất cứ hình thái
kinh tế xã hội nào cũng có phương thức sản xuất (PTSX)
giữ vị trí chi phối”. Có nghĩa là trong mỗi chế độ xã hội cần
có một thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, có nghĩa là


trong mỗi chế độ XHCN cần có một thành phần kinh tế giữ
vai trò chủ đạo, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác đi theo
một định hướng xã hội nhất định. Ngay từ đầu lập nước,
đảng ta đã xác định đưa nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa
xã hội, mà cơ sở hình thành nên CNXH đó chính là chế độ
công hữu về tư liệu sản suất (TLSX), tức là TLSX thuộc sở
hữu toàn dân. Kinh tế nhà nước (KTNN) là thành phần kinh
tế được hình thành trên hình thức sở hữu toàn dân vì vậy
một tất yếu khách quan là KTNN phải là thành phần kinh tế
nắm vai trò chủ đạo nhằm hướng toàn bộ nền kinh tế đi theo
định hướng XHCN.
Đảng và nhà nước ta đã xác định rằng thời kỳ quá độ lên
CNXH đòi hỏi một thời gian rất lâu dài và sẽ gặp nhiều khó
khăn thách thức đặc biệt Việt Nam lại đi lên từ chế độ phong

Trang 3
kiến bỏ qua chế độ TBCN. Ta biết rằng “chính trị là tập
trung của kinh tế”, do đó kinh tế là con đường để hình thành
một thể chế chính trị. Ta định hướng xây dựng CNXH thì
phải phát triển thành phần kinh tế nhà nước thật vững chắc
,làm sao để nó thể hiện vai trò chủ đạo của KTNN, nắm
được quy luật vận động khách quan của kinh tế để từ đó có
cách tác động để KTNN thể hiện được vai trò trọng yếu của
nó, để đất nước ta đi đúng theo định hướng đã chọn.
Việc nhiên cứu (NC), tìm hiểu rồi đến nắm bắt bản chất
cũng như vai trò của KTNN sẽ giúp mỗi chúng ta thấy được
tầm quan trọng, tính thiết yếu phải phát triển KTNN ở nước
ta hiện nay nhận thức được những đường lối, chính sách
phát triển mà đảng và chính phủ đưa ra nhằm cải tổ và xây
dựng nền kinh tế XHCN tiến kịp với thế giới, nhưng cũng

đồng thời thôi thúc mỗi chúng ta cần phải góp sức mình vào
công cuộc đất nước bằng cách dựa trên những gì mà ta đã
đạt được và chưa làm được để đưa ra những giải pháp kiến
nghị hữu ích cho việc đưa KTNN lên nắm vai trò chủ đạo
cũng là để xây dựng nền kinh tế nước nhà ổn định, phát triển
và bền vững.
Đồ án của tôi sẽ đi sâu vào NC về một số vấn đề sau:

Trang 4
Phần I: Khát quát về một số vấn đề lý luận về KTNN,
vai trò chủ đạo của KTNN, giải thích vì sao sự hình thành
KTNN là một tất yếu và sự cần thiết của vai trò chủ đạo của
KTNN trong chế độ của chúng ta hiện nay.
Phần II: Thực trạng về vấn đề đưa KTNN giữ vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được
thành quả gì và còn những tồn tại, yếu kém nào cần khắc
phục - nguyên nhân của thực đó.
Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy
những gì đã đạt được ,khắc phục những hạn chế ,thiếu sót
trong việc đưa KTNN lên nắm vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Do trình độ hiểu biết và lý luận còn rẩt hạn chế , đề án
NC của tôi còn rất nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự thông cảm cùng những ý kiến đóng góp để
mỗi chúng ta sẽ được nâng cao hơn tầm nhận thức hiểu biết
nhằm phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp đổi mới và phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Mai Hữu
Thực đã giúp em rất nhiều từ khâu cung cấp những kiến


Trang 5
thức cơ bản nhất cho đề tài, đến việc hướng dẫn tìm đọc
những tài liệu bổ ích để từ đó em có thể hoàn thành được đề
tài NC này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2007


NỘI DUNG

I. Một số vấn đề lý luận về KTNN:
1. Một số khái quát chung về KTNN:
1.1 Khái niệm chung về thành phần KTNN:
Để hiểu đầy đủ về thành phần KTNN, trước hết ta phải
tìm hiểu thành phần kinh tế nhà nước là gì và thành phần
KTNN xuất hiện ở nước ta khi nào.
Là một nước đi sau trong tiến trình xây dựng CNXH,
chúng ta được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ những nước
đi trước mà tiên phong là Nga (Liên Xô cũ). Từ luận điển
Lenin về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ - đó phải là nền

Trang 6
kinh tế nhiều thành phần. Đảng và nhà nước ta đã áp dụng
vào thực tiển ở nước ta và đưa ra chủ trương xây dựng một
nền kinh tế đa phần mang tính đặc trưng của thời kỳ giao
thời giữa kinh tế TBCN và XHCN.
Trước hết ta hiểu thế nào là một thành phần kinh tế?
Thành phần kinh tế hay đơn vị kinh tế hay đơn vị kinh tế cơ
sở của nền kinh tế quốc dân là một kiểu tổ chức kinh tế dựa
trên một hình thức sở hữu nhất định có quan hệ quản lý và
quan hệ phân phối riêng của nó. Trong nền kinh tế nước ta

có ba hình thức sở hữu cơ bản là: Sở hữu nhà nước, sở hữu
tập thể và sở hữu tư nhân. Từ đó mà hình thành nên các
thành phần kinh tế khác nhau.
Thành phần KTNN đã xuất hiện như thế nào trong nền
kinh tế Việt Nam? Ta sẽ trở lại từ những ngày đầu giai cấp
vô sản giành được chính quyền và bắt tay vào xã hội mới
với một nền kinh tế mới. Đảng ta đã lãnh đạo nhân xây dựng
đất nước theo con đường XHCN, thực hiện mục tiêu “Dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Để xây dựng nền chính trị XHCN thì đòi hỏi phải có nền
kinh tế đặc trưng cho hình thái chính trị ấy - một nền kinh tế
có thành phần chính hình thành trên chế độ công hữu. Trong

Trang 7
lúc bấy giờ, nền kinh tế Việt Nam dựa trên chế độ tư hữu, đó
là sở hữu tư nhân của những người sản xuất nhỏ và sở hữu
tư nhân của CNTB. Đối với hình thức này, Nhà nước đã tiến
hành cải tổ, sắp xếp để phát triển thành phần kinh tế cá thể
tiểu thủ công nghiệp và thành phần kinh tế tư bản tư nhân -
là đại diện của quan hệ sản xuất cũ CNTB. Vậy để xây dựng
một nền kinh tế mới XHCN, nhà nước đã đầu tư xây dựng
các doanh nghiệp của mình trong các nghành kinh tế, kết
quả là hình thành nên một thành phần kinh tế mới – KTNN.
Từ đó ta khái niệm được thành phần KTNN là gì? Đó là
thành phần kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân (hay sở hữu nhà
nước). Việc tổ chức kinh doanh tiến hành theo nguyên tắc
hoạch toán kinh tế và thực hiện phân phối theo lao động.
Như vậy, đặc điểm cơ bản của thành phần KTNN với các
thành phần kinh tế khác đó là hình thức sở hữu và nguồn
vốn hình thành. Có thể toàn bộ vốn đều thuộc sở hữu nhà

nước hoặc có thể phần vốn đóng góp của nhà nước chiếm tỷ
lệ khống chế (>50% vốn).
1.2 Phân loại KTNN:

Trang 8
KTNN bao gồm ba thành phần cơ bản đó là: các doanh
nghiệp nhà nước (DNNN), các tổ chức nhà nước, những tài
sản thuộc sở hữu toàn dân.
*Về Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
Khái niệm: DNNN là doanh nghiệp 100% vốn của nhà
nước hoặc Doanh nghiệp cổ phần trong đó vốn của nhà nước
chiếm tỷ trọng chi phối.
Trong ba nhân tố cấu thành KTNN ở trên thì DNNN là
nhân tố (hay thành phần) giữ tỷ lệ cao nhất và vai trò quan
trọng nhất trong việc đảm bảo cho KTNN giữ được vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy khi đề cập đến
vai trò chủ đạo của KTNN thì người ta thường đề cập đến
DNNN là chủ yếu. Ngay trong nghị quyết hội nghị lần thứ
ba ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp
xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Hội
nghị đã khẳng định rõ quan điểm “KTNN có vai trò quan
trọng trong việc giữ vững định hướng XHCN. DNNN giữ vị
trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan
trọng để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực
lượng nòng cốt, góp phần quan trọng để KTNN thực hiện

×