Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

on tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.67 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>1.Câu cảm thán : -Là câu có những từ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào… dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người nói, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương -Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2.Câu trần thuật -Là câu không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến cảm thán -Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả… -Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3.Câu phủ định -Là câu có những từ ngữ phủ định như không , chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)….. *Chức năng -Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả) -Phản bác 1 ý kiến, 1 nhận định (câu phủ định bác bỏ).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4.Hành động nói -Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định -Người ta thường dựa theomục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, nêu ý kiến, dự đoán…) điều khiển(đe dọa, thách thức,cầu khiến) , hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 5.Tác dụng của lựa chọn trật tự từ trong câu -Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng hoạt động đặc điểm -Nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm của sự vật hiện tượng -Liên kết câu với các câu khác trong văn bản -Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 6. Câu nghi vấn :là câu có những từ nghi vấn (ai gì nào sao tại sao đâu bao giờ thế nào như thế nào bao nhiêu à chứ hả chứ có… không đã … chưa )hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn) -Chức năng chính là dùng để hỏi -câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong nhiều trường hợp câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến khẳng định phủ định đe dọa bộc lộ tình cảm cảm xúc … và không yêu cầu người đối thoại trả lời -nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp này câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm hay dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 7. Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như hãy đừng chớ đi thôi nào hay ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh yêu cầu đề nghị khuyên bảo … -Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ÔN TẬP VĂN HKII (phần văn bản) 1.Văn bản :“ Tức cảnh Pác Bó ” *Nghệ thuật :ngôn ngữ bình dị pha giọng thơ vui đùa hóm hỉnh *Nội dung : tinh thần lạc quan phong thái ung dung của bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó , với Người làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là 1 niềm vui lớn *Ý nghĩa của từ sang : ở đây không mang ý nghĩalà cái sang về vật chất ,bởi vì sống ở trong hang làm việc trên bàn đá chông chênh và ăn rau măng rừng thì không sang được .Sang ở đây mang ý nghĩa cái sang về tinh thần , đó là phong thái un g dung lạc quan bao trùm cuộc sống thiếu thốn , sang còn mang ý nghĩa là sống phục vụ cho dân cho nước là sang trọng hơn hết.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2.Ngắm trăng: *Nghệ thuật: bài thơ với thể thơ tứ tuyệt và ngôn từ hàm súc *Nội dung:Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ tối tăm *Hoàn cảnh ngắm trăng: rất đặc biệt , Bác ngắm trăng trong lao tù , điều đó chứng tỏ thêm tinh thần thép , tinh thần lạc quan trong cảnh tù ngục của Bác.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3.Đi đường : *Nghệ thuật: bài thơ với thể thơ tứ tuyệt và ngôn từ giản dị hàm súc *Nội dung : Bài học trải nghiệm từ đường đi để nói đến đường đời,đường cách mạng của Bác : Vượt qua bao gian lao thử thách sẽ tới được vinh quang của thành công. 4.Chiếu dời đô : *Nghệ thuật:phép lập luận hết sức chặt chẽ chứng cứ thuyết phục *Nội dung: phản ánh ý chí độc lập tự cượng và sự phát triển đang trên đà lớn mạnh của dân tộc : vì việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La để phát triển mọi mặt.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 5.Hịch tướng sĩ : Nghệ thuật : áng văn chính luận xuất sắc lập luận chặt chẽ lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ Nội dung Khích lệ tinh thần yêu nước và ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của dân tộc ta. 6. Nước Đại Việt ta: * Nghệ thuật :lập luận chặt chẽ ,chứng cứ xác thực , hùng hồn * Nội dung : Bản tuyên ngôn độc lập của nước ta vì có nền văn hiến lâu đời ,có lãnh thổ riêng, phong tục riêng , có chủ quyền , truyền thống lịch sử ; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 7.Bàn luận về phép học * Nghệ thuật : lập luận chặt chẽ , thuyết phục * Nội dung : nêu mục đích của việc học là học để làm người có đạo đức tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải học hòng cầu danh lợi.Muốn học tốt phải có các phương pháp học tập , nhất là học phải đi đôi với hành.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 8. Thuế máu :. *Nghệ thuật : cách dùng chứng cứ rất thực , phong phú , hình ảnh biểu cảm và giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai chua chát *Nội dung: Vạch trần bộ mặt tàn ác của chính quyền thực dân , họ đã biến những người dân nghèo khổ xứ bản địa thành những vật hi sinh cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc *Tên văn bản : ngay tên văn bản cũng thể hiện sự dã man bắt người dân nghèo khổ xứ thuộc địa đóng thứ thuế dã man là chính mạng sống của họ , đẩy họ vào lò lửa của chiến tranh.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×