Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Đạo đức học của Kant qua tác phẩm “phê phán lý tính thực hành”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.52 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TRIẾT HỌC
-----------------------

Ngô Đức Thắng

TÊN ĐỀ TÀI
ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA KANT QUA TÁC PHẨM “PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀNH”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-X

HÀ NỘI, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TRIẾT HỌC
-----------------------

Ngô Đức Thắng

ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA KANT QUA TÁC PHẨM “PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀNH”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS.Nguyễn Quang Hưng



HÀ NỘI, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp “Đạo đức
học của Kant trong tác phẩm Phê phán lý tinh thực hành là trung thực và khơng có
bất kỳ sự sao chép hay sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tất cả những sự giúp đỡ
cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ
nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2020

Ngô Đức Thắng


LỜI CẢM ƠN
Đề có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
cố gắng nỗ lực của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình của các q Thầy Cơ,
cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận văn này.
Xin chân thày bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Quang Hưng – giảng
viên hướng dẫn – đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tơi hồn thành khóa
luận này. Xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ trong khoa
Triết học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề
tài khóa luận.
Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2020

Ngô Đức Thắng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2.Tình hình nghiên cứu ........................................................................................... 2
3.Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 5
4.Ý nghĩa của việc nghiên cứu ................................................................................ 5
5.Bố cục................................................................................................................... 5
NỘI DUNG................................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH ĐẠO
ĐỨC HỌC KANT ................................................................................................. 6
1.1. Bối cảnh lịch sử............................................................................................. 6
1.2. Tổng quan về tư tưởng đạo đức trước Kant................................................ 10
CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC KANT
TRONG TÁC PHẨM PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀNH ........................ 36
2.1.Quan niệm của Kant về hành vi đạo đức ..................................................... 36
2.2. Mệnh lệnh tuyệt đối – nguyên tắc cơ bản của đạo đức học Kant ............... 46
2.3. “Tự do” – phạm trù trung tâm trong đạo đức học Kant.............................. 49
2.4. Ý nghĩa đạo đức học Kant .......................................................................... 57
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 64


MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Đã là con người, dù đang tồn tại như một cá thể độc lập hay trong một quần,
một tổ chức xã hội thì cũng đều có nhu cầu hạnh phúc, về cả vật chất và tinh
thần. Đó là nhu cầu chánh đáng lý tưởng mà khơng một ai có quyền phản đối hay

chối bỏ nó. Nhưng bản chất thật sự của hạnh phúc là gì? Và để đạt được nhu cầu ấy
con người phải làm gì? Hay nói khác hơn là dựa trên những phương pháp
hành động nào thì con người mới đạt đến mục tiêu đó?
Lịch sử lồi người đã chứng kiến rất nhiều sự kiện trải nghiệm lộ trình đi tìm
hạnh phúc vĩnh cửu. Nhưng con người vẫn hồi khổ đau, vẫn chìm ngập trong nước
mắt. Chính vì muốn đạt mục đích này mà một số cá nhân và tổ chức đã tìm đủ mọi
thủ đoạn nhằm gieo rắc tang thương cho người khác. Kết quả, họ vẫn
khơng đạt được mục đích. Trái lại, giấc hoè muôn màu đã biến thành nỗi ác mộng
muôn đời. Điểm sai lầm ở đây là người ta đã ngộ nhận rằng bản thân mình được
hạnh phúc khi và chỉ khi những kẻ khác khơng cịn hạnh phúc. Vì thế, họ đã làm
cho bao quốc gia, bao dân tộc, bao cá nhân đã vĩnh biệt đời sống dưới mưa bom
bão đạn, dưới những luận điệu đấu tranh vì ý thức hệ mà thực chất là hai chữ danhlợi. Họ dùng tấm vải nhung đạo đức bọc lấy mục đích bẩn thỉu của cá nhân mình để
làm mù lồ kẻ khác. Đó chính là những kẻ đã đánh đồng giữa hạnh phúc và vật
chất, xem vật chất chính là chìa khố, là điều kiện lý tưởng đưa đến hạnh phúc,
họ đã hạ thấp phẩm tính con người ngang đồng với động vật, nhưng họ đã thất bại
trong quằn quại đớn đau.
Trái lại, một số cá nhân nhìn thấy hình ảnh này nên đã tìm đến hạnh phúc
thơng qua cuộc sống ẩn mình. Họ bỏ qn tiếng kêu xé lịng của đồng loại để đi tìm
hạnh phúc nơi sơn lâm cùng cốc. Đấy phải chăng là hạnh phúc? Đấy phải chăng
1


là đạo đức? Xét cho cùng, đó có thể là hạnh phúc nhưng chỉ trong phạm trù quan
niệm cá nhân. Cịn về phương diện đạo đức xã hội thì đó là đậm chất ích kỉ,
cực đoan và vơ đạo đức.
Nền kinh tế phát triển hơn theo thời gian nhưng đi cùng với nó nền đạo đức
lại ngày một suy đồi.Chính vì vậy,trong lúc này đây,việc nghiên cứu đạo đức học
và nhất là đạo đức học của Kant-một trong những nhà triết học vĩ đại nhất lịch sử
lại càng cấp thiết.
2.Tình hình nghiên cứu

Kant là người đầu tiên đặt nền móng và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát
triển chung của dịng chảy triết học nhân loại đó là triết học cổ điển Đức - một
trong những tiền đề lý luận ảnh hưởng đến triết học Mác. Ông là nhà đạo đức học
tư sản bởi những quan điểm về đạo đức của ông đã phản ánh những giá trị nhân bản
nhất của con người. Đã 200 năm kể từ ngày Kant mất, người ta vẫn có thể khai thác
từ hệ thống triết học Kant nhiều tư tưởng quý giá về các lĩnh vực khác nhau như
nhận thức, đạo đức, pháp quyền, lịch sử. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan và
chủ quan mà trong một thời gian dài ở Việt Nam, những tư tưởng triết học của
Kant nhất là đạo đức học chưa được nghiên cứu đầy đủ và nó vẫn là đề tài sâu sắc,
hấp dẫn với một loạt các nhà nghiên cứu tên tuổi lớn.Ở Việt Nam, việc giảng dạy
triết học của Kant đã được đưa vào chương trình từ bậc đại học và sau đại học, do
đó, có khá nhiều nhà nghiên cứu viết về triết học của ông. Nghiên cứu di sản triết
học đồ sộ mà ơng để lại cho chúng ta, địi hỏi một sự kiện kiên nhẫn và thời gian
dài lâu. Vì triết học của Kant được trình bày và diễn đạt bằng một ngơn ngữ đặc
trưng, nghĩa là rất khó hiểu ngay cả với những người chuyên sâu vào nghiên cứu
triết học. Thêm một khó khăn nữa cho cơng việc nghiên cứu triết học Kant nói
chung và nhận thức luận Kant nói riêng là ở Việt Nam cịn ít các tác phẩm triết học
của ông được dịch ra tiếng Việt và các cơng trình lớn về Kant khơng nhiều.

2


Về phương diện lịch sử, người đề cập đến triết học Kant sớm nhất là giáo sư
Trần Đức Thảo trong tác phẩm: “Lịch sử tư tưởng trước Mác”. Tuy nhiên sự trình
bày cịn khá sơ lược và chưa được sâu sắc, song, đó là một quan điểm đánh giá khá
đúng đắn, khách quan đối với những tư tưởng triết học của Kant. Năm 1962, nhà
xuất bản Sự Thật (Hà Nội) đã cho dịch cuốn “Giáo trình lịch sử triết học – Giai
đoạn triết học cổ điển Đức” do Viện triết học thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Liên
Xô biên soạn. Bản dịch đã đem đến cho người đọc những nét khái quát về triết học
cổ điển Đức, trong đó triết học Kant chiếm một vị trí quan trọng. Trần Thái Đỉnh,

trong cuốn “Triết học Kant” đã nêu một cách khá toàn diện các vấn đề trong triết
học Kant, đây là một tác phẩm được nhiều học giả đánh giá cao về sự chi tiết cũng
như cách đánh giá tiếp cận triết học Kant. Tác phẩm đã trình bày tồn bộ hệ thống
triết học Kant từ triết học tự nhiên đến triết học đạo đức, giải thích khá rõ ràng các
thuật ngữ, các tiền đề rồi từ đó đưa ra những nhận xét, đúc kết khá xác đáng cho
triết học Kant. Năm 1996 nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội đã xuất bản cuốn “Triết
học Immanuel Kant” của Nguyễn Văn Huyên. Trong tác phẩm này tác giả đã trình
bày những nét tổng quát về triết học nhận thức và triết học thực tiễn của Kant.
Năm 1997, Viện triết học và nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho xuất bản cuốn
sách “I.Kant – người sáng lập triết học cổ điển Đức”, cơng trình ý nghĩa này đã tập
hợp 29 bài viết của 14 tác giả nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của triết học Kant,
đặc biệt là về đạo đức học được trình bày khá chi tiết.
Hội thảo khoa học “Triết học cổ điển Đức: nhận thức luận và đạo đức học”
(do trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thuộc Đại học Quốc Gia Hà
Nội tổ chức tháng 12 năm 2004) là một tập hợp rất nhiều các bài viết, những bài
nghiên cứu của các học giả về triết học Kant, trong đó đạo đức học là mảng nghiên
cứu chiếm đa số các bài tham luận trong hội thảo này. Nổi bật trong hội thảo khoa
học này là hàng loạt các bài tham luận về đạo đức học Kant trong đó phải kể đến
các bài viết sau đây:Bài tham luận của Nguyễn Trọng Chuẩn “Đạo đức học Kant và
3


ý nghĩa thời đại của nó” với những đánh giá xác đáng về đạo đức học Kant và tác
giả bài viết cho rằng triết học Kant thấm đượm tính nhân văn và tính nhân văn đó
được biểu hiện sâu sắc nhất trong học thuyết của ông về đạo đức. Bài tham luận
của Trần Văn Đoàn “Trả lời như là bổn phận – Suy tư và trách nhiệm” đã có những
đánh giá hết sức khách quan và sâu sắc khi nhìn nhận triết học đạo đức của Kant về
các phạm trù, quan niệm về bổn phận và trách nhiệm với tư cách là một nghĩa vụ
đạo đức. Một số bài tham luận của B.Baudot- Hoa Kỳ, PGS.TS Nguyễn Quang
Hưng, TS Vũ Thị Thu Lan.. cũng nhấn mạnh tính thời sự và giá trị nhân đạo trong

tư tưởng của Kant hướng tới một nền hịa bình vĩnh cữu, phù hợp với quan điểm về
mối quan hệ giữa bản chất con người với tự nhiên và nguồn tri thức tiên nghiệm.
Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Quang Hưng với tác phẩm Lịch sử triết học (1998), tập
bài giảng Triết học Đức từ I.Kant tới G.W.F.Hegel (2010), Đỗ Minh Hợp với tác
phẩm Lịch sử triết học đại cương (2010), Triết học pháp quyền của Hêghen
(2002)… đã nghiên cứu sâu về đạo đức học Kant.
Ngồi ra cịn kể đến hàng loạt các nghiên cứu của Nguyễn Huy Hoàng trong
tác phẩm Chân dung triết gia Đức (2000). Lê Công Sự với tác phẩm Triết học cổ
điển Đức (2006) của Nxb Thế giới . Hàng loạt các bài viết của các nhà triết học
nghiên cứu trong kỷ yếu hội thảo quốc tế về triết học cổ điển Đức đã nhìn nhận sâu
sắc về đạo đức học của Kant. Những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều tác phẩm về đề
tài lịch sử triết học của các tác giả phương Tây cũng gây được sự chú ý nhất định
khi bàn về triết học đặc biệt trong đó có vấn đề đạo đức. Chúng ta cịn hàng loạt tác
phẩm như Nhập mơn triết học phương Tây (2004) của Samuel Enoch Stumf và
Donald C.Abel, tác phẩm Lịch sử triết học và các luận đề (2002) của Samuel
Enoch Stumf , tác phẩm Hành trình cùng triết học (2002) của Ted Honderich, tác
phẩm Đạo của vật lý (1999) của Fritjof Capra.
Nhìn chung các bài viết trên đã có những nghiên cứu, đánh giá khá tồn diện
về triết học cổ điển Đức nói chung và đạo đức học Kant nói riêng, đạo đức học của
4


ông đã khơi dậy nhiều vấn đề đạo đức của đời sống cộng đồng, trong đó có Việt
Nam chúng ta. Tiếp thu những giá trị sâu sắc của đạo đức học Kant luận văn muốn
góp thêm một vài những khía cạnh nhỏ bé trong hiểu biết về

đạo đức học

Kant.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được lựa chọn nhằm làm rõ những vấn
đề đạo đức học của Immanuel Kant trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành. Đó

là những nội dung khái niệm về: hành vi đạo đức, mệnh lệnh tuyệt đối, phạm trù tự
do. Với mục đích như vậy, luận văn hướng tới việc giải quyết nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là: phân tích những tiền đề cơ bản cho sự hình thành quan niệm Kant về
những vấn đề liên quan đến đạo đức học trong tác phẩm Phê phán lý tính thực
hành.
Hai là: phân tích một cách có hệ thống, làm rõ quan niệm của Kant về các
phạm trù như phạm trù tự do, mệnh lệnh tuyệt đối, hành vi tự do…
Ba là: đưa ra nhận xét và đánh giá về những đóng góp và hạn chế của quan
niệm Kant về đạo đức học dưới góc nhìn của triết học Mác-Lênin
3.Phạm vi nghiên cứu
Đây là một đề tài rộng tuy nhiên, vì điều kiện thời gian khơng cho phép khóa
luận chỉ tập trung nghiên cứu đạo đức học của Kant thông qua tác phẩm “Phê phán
lý tính thực hành”.
4.Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Về mặt lý luận,khóa luận góp phần vào việc tìm hiểu và làm sáng tỏ những
quan niệm về đạo đức của Kant.Về mặt thực tiễn,khóa luận có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo trong việc học tập nghiên cứu của sinh viên.
5.Bố cục
Khóa luận chia làm 02 chương và 06 tiết
Chương 1: Những điều kiện và tiền đề hình thành đạo đức học I.Kant trong
tác phẩm Phê phán lý tính thực hành
5


Chương 2: Những nội dung cơ bản của đạo đức học Kant trong tác phẩm Phê
phán lý tính thực hành

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH ĐẠO ĐỨC
HỌC KANT

1.1. Bối cảnh lịch sử
Kant sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 trong một gia đình trung lưu gốc
Scotland tại Konigsberg là người con thứ tư của Johann Georg Kant (1683–1746),
người chuyên nghề chế biến đai da, và bà Anna Regina (1697–1737), thuộc họ
Reuter. Ơng có tám anh chị em, nhưng chỉ bốn người đạt tuổi thành niên. Gia đình
ơng rất sùng đạo, với bà mẹ có một cái nhìn phóng khống về giáo dục. Thời thơ
ấu, cậu bé Kant chiu ảnh hưởng từ mẹ của mình vì bà có một đức tin mãnh liệt và
lối sống ngăn nắp nề nếp. Với truyền thống gia đình của mình nên thoạt đầu bố mẹ
muốn ông trở thành mục sư nên gửi Kant vào trường trung học Latinh. Ông nhập
học tại trường trung học Friedrichskollegium năm 1732, được đào tạo tại đây và
năm 1740 đã bắt đầu chương trình cao học tại Albertina, đại học tại Konigsberg.
Mặc dù đăng kí bộ môn Thần học nhưng Kant lại quan tâm đến Khoa học tự nhiên.
Giáo sư bộ mơn Luận lí học và Siêu hình học Martin Knutzen giúp ơng làm quen
với học thuyết của Leibniz và Newton. Ngay từ những năm học trong trường ông
đã rất quan tâm đến các môn học như toán học, vật lý học, cơ học và vũ trụ học. Tại
đây, Kant có nhiều dịp làm quen với cơ học, thiên văn học, toán học của Newton,
Decac, và tư tưởng chính trị của các nhà khai sáng Pháp. Ông nghiên cứu kỹ các hệ
thống triết học của các nhà triết học đi trước và đặc biệt quan tâm đến các nhà triết
học Anh như Locke và Hium. Ông tìm hiểu hệ thống triết học Leibniz, và các tác
phẩm của Voltaire. Vào mùa thu năm 1740 (lúc 16 tuổi) từ dự định học văn học cổ
điển Kant chuyển sang học triết học tại trường đại học Konigsberg. Năm 1745,
6


Kant tốt nghiệp đại học loại xuất sắc với luận văn Những suy nghĩ về sự đánh giá
đúng đắn của lực sống, trong đó chàng cử nhân 21 tuổi đã trình bày nguyên tắc
sống của mình: “Đối với chúng ta, điều đáng q nhất khơng phải là đi theo lối
mịn đã có, mà phải biết đi theo con đường mà loài người cần đi” [dẫn theo 32, 16].
Suốt đời Kant đã sống theo ngun tắc đó và ơng đã khá thành công trong sự
nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học, để ni sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình

cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học trong tương lai,
Kant đã làm gia sư cho các gia đình quý tộc gần 10 năm. Đây cũng là khoảng thời
gian rất quý giá để chàng thanh niên tích lũy tri thức cho sự nghiệp sau này.
Năm 1754, Kant trở về Konigsberg và tiếp tục chương trình đại học của
mình. Chỉ một năm sau đó, 1755, ơng cơng bố tác phẩm quan trọng đầu tiên của
mình với nhan đề Thông sử tự nhiên và Thiên thể luận; cũng trong năm đó, ơng
được bổ nhiệm phó giáo sư tại Konigsberg và bắt đầu dạy nhiều bộ mơn. Ơng dạy
các mơn như Luận lí, Siêu hình, Nhân loại, Triết học đạo đức, Thần học tự nhiên,
Tốn, Vật lí, Lực, Địa lí, Sư phạm, và Luật tự nhiên. Năm 1770, ông được bổ
nhiệm làm giáo sư logic và siêu hình học khi đã 46 tuổi ở trường Đại học Tổng
Hợp Konigsberg. Ở đây, với bầu nhiệt huyết và sự cần mẫn ông đã giảng dạy nhiều
môn khoa học khác nhau và được sinh viên hết sức yêu quý. Ông đã để lại cho
nhân loại một hệ thống triết học độc đáo và sâu sắc nhất, chính vì thế ơng được giới
triết học thừa nhận và đánh giá cao. Đầu tiên là triết học gắn với khoa học tự nhiên,
rồi sau đó ơng ngày càng quan tâm đến vấn đề con người. Kant biểu thị thái độ
kinh ngạc trước bầu trời đầy sao và quyền lực của quy tắc đạo đức đối với con
người.
Năm 1797, sau cái chết của vua Friedrich Wilhelm II sức khỏe của Kant đã
suy giảm , vị giáo sư già yếu cáo từ giảng đường đại học về nghỉ hưu, sống những
năm cuối đời ung dung tự tại. Trong sự nghiệp khoa học, Kant là người gặt hái
7


được nhiều thành công: năm 1786 ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa
học Hoàng gia Phổ tại Berlin; năm 1798 cả Viện Hàn lâm khoa học Italia và Paris
đều bầu ơng làm viện sĩ của viện mình. Kant là người có cách sống giản dị và hài
hịa, thích bầu bạn. Những bài giảng của ơng đầy un bác và lôi cuốn sinh viên.
Mặc dù không ra khỏi thành phố quê hương nhưng ông vẫn rât nổi tiếng. Kant trút
hơi thở cuối cùng ngày 12 tháng 2 năm 1804 với nụ cười trên môi và nhận xét “thế
là tốt rồi”, ơng mất khi đang hồn thành một tác phẩm. Nghe tin ông mất mọi người

thuộc các tầng lớp khác nhau đã vội vã đến căn nhà riêng của ông để được nhìn
thấy con người vĩ đại ấy lần cuối. Cả thành phố và cả trường đại học tổng hợp đã tổ
chức lễ an táng cho ông như một ông hoàng mà thành phố Konigsberg lúc ấy chưa
từng được chứng kiến. Trong lời giới thiệu tác phẩm “Phê phán lý tính thực hành”
Bùi Văn Nam Sơn đã nhận xét: “Suốt đến cuối đời, Kant là một huyền thoại sống,
chiếm lĩnh mọi giảng đường đại học châu Âu và ảnh hưởng của ông kéo dài sâu
đậm mãi đến tận ngày nay…đọc Kant là một sự vất vả cần thiết, hiểu biết ít nhiều
về Kant là hành trang bắt buộc phải mang theo trong mọi nẻo đường suy tưởng”
[32,16].
Lịch sử các nước châu Âu thế kỷ XVII – XVIII đã bước sang một giai đoạn
mới, đặc biệt vào nửa cuối thế kỷ XVIII, Tây Âu đã đạt được những thành tựu kinh
tế - xã hội mới khẳng định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đưa giai cấp tư
sản lên địa vị thống trị. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá tan dần các
quan hệ kinh tế phong kiến làm xuất hiện sản xuất mới với các nhu cầu xã hội và cá
nhân mới. Nước Đức trong khoảng thời gian này về trình độ kinh tế và phương
diện chính trị là một nước nơng nghiệp phân tán. Nếu đem so sánh với các nước
như Hà Lan, Anh, Pháp và những nước đã có cách mạng tư sản và quan hệ tư bản
phát triển thì nước Đức thời bấy giờ chỉ là một nước nông nghiệp rất lạc hậu và bắt
đầu phát triển tư bản chủ nghĩa mà thôi.
8


Trong hồn cảnh lịch sử có nhiều biến động như thế, nếu nước Anh nhờ cách
mạng tư sản và bước ngoặt công nghiệp mà trở thành một quốc gia tư bản lớn mạnh
nhất và nước Pháp nhờ cách mạng tư sản Pháp năm 1789 mà tiến nhanh trên con
đường tư bản chủ nghĩa. Cả Châu Âu đang phát triển mạnh mẽ thì nước Đức lại
ngược lại – là một nước phong kiến lạc hậu với chế độ quân chủ chuyên chế phân
quyền, bị phân hóa cả về chính trị và kinh tế. Triết học cổ điển Đức nói chung,
cũng như triết học Kant nói riêng ra đời trong hồn cảnh phức tạp như thế. Xã hội
Đức cuối thế kỷ XVIII vẫn còn là một nước nghèo nàn lạc hậu, phát triển trì trệ so

với các nước Tây Âu xung quanh với sự thống trị của tập đoàn phong kiến chuyên
quyền và độc đoán.
Về kinh tế: Phương thức sản xuất phong kiến chiếm vai trò chủ đạo, ruộng
đất tập trung trong tay địa chủ, những tàn dư của chế độ nông nô, phường hội, chúa
đất và sự phụ thuộc lẫn nhau của nhiều cát cứ nhỏ bé với các thể chế chính trị lạc
hậu đã kìm hãm phát triển kinh tế. Đời sống nhân dân Đức nghèo nàn và lạc hậu,
đó là nền kinh tế manh mún, phân tán.
Về chính trị: Đứng đầu triều đình Phổ là vua Friedrich Wilhem II bảo thủ và
độc đốn để tăng cường và duy trì quyền lực và chế độ quân chủ phong kiến nên đã
kìm hãm đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó thì giai cấp tư
sản Đức còn rất nhỏ bé và yếu ớt chưa đủ tiềm lực kinh tế và chính trị để giành
chính quyền, khẳng định quyền của giai cấp tư sản.
Về tư tưởng: Dưới chế độ quân chủ chuyên chế thì tư tưởng thần học chiếm
địa vị độc tôn là điều dễ hiểu. Khoa học khơng có chỗ để phát triển, nếu phát triển
thì bị sa lầy trong tư tưởng thần học. Chủ nghĩa duy vật mới manh nha phát triển
nhờ vào thành tựu của vật lý học, sinh học và y học thì bị thần quyền kìm hãm.
Thần học được giảng dạy trong các trường đại học tổng hợp, còn các khoa học khác
và triết học chỉ là công cụ biện hộ và bảo vệ cho thần học. Triết học thời kỳ này
9


thỏa hiệp với tơn giáo, thậm chí là nhượng bộ tơn giáo. Có thể khái qt bức tranh
tồn cảnh xã hội Đức lúc này u ám và đen tối dưới cái vỏ bọc tôn giáo và thần
quyền. Ăng ghen đánh giá thời kỳ này: “mọi thứ đều nát bét, lung lay xem chừng
sắp sụp đổ, thậm chí chẳng cịn một tia hi vọng chuyển biến tốt lên, vì dân tộc
khơng còn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi” [35, 754].

1.2. Tổng quan về tƣ tƣởng đạo đức trƣớc Kant
Tuy lạc hậu về kinh tế và chính trị, nước Đức thời kỳ này đã đạt được sự
phát triển chưa từng có về mặt triết học, văn hóa và nghệ thuật. Đây là quê hương

của nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Goethe, Schiller v.v họ một
mặt tiếp thu những quan điểm của Nicôlai Kuzan, Leibniz, mặt khác được sự cổ vũ
to lớn của tư tưởng khai sáng và văn hóa Pháp thế kỷ XVIII. Cách mạng tư sản
Pháp năm 1789 đã thức tỉnh giai cấp tư sản Đức đấu tranh vì một trật tự xã hội mới
ở Đức. Thể hiện nguyện vọng đó của giai cấp tư sản, các tác phẩm của Goethe,
Schiller, Kant, Phíchtơ đều tốt lên một tinh thần phẫn nộ chống lại sự trì trệ và bất
cơng của xã hội Đức thời đó.
Để giải quyết những vấn đề bất công trong xã hội Kant bàn tới đạo đức học.
Chưa có những nghiên cứu nào cho thấy Kant bị ảnh hưởng bởi những học thuyết
về đạo đức trước đó, nhưng để nghiên cứu đạo đức học của Kant, chúng ta cũng
cần tìm hiểu về những học thuyết đạo đức trước ông.
Bắt đầu nền lịch sử Triết học từ thời Hi Lạp cổ đại. Triết học Hy lạp cổ đại
đã đưa ra những tư tưởng biện chứng sâu sắc trong toàn bộ triết học cổ đại. Đây là
giai đoạn triết học tự nhiên thấm đượm tinh thần của phép biện chứng tự phát, khi
mà thế giới và giới tự nhiên được xem như một chỉnh thể dưới cái nhìn và góc độ
quan sát trực tiếp của các nhà triết học.

10


Đạo đức thời kỳ tiền Socrates là vấn đề tìm sự quân bình giữa hai bản năng
“tinh thần” (spirit) và “dục vọng” (passion) của con người. Cũng giống như một kỵ
mã phải điều khiển hai con ngựa chiến, mỗi con muốn kéo cỗ xe ngựa đi theo
hướng riêng của nó, thì con người tìm hạnh phúc qua cách điều khiển cả hai đi theo
hướng mình muốn. Tinh thần cao quá độ có thể trở thành hiếu thắng làm mất trí
khơn, nhưng dục vọng quá nhiều cũng sẽ làm tê liệt khả năng phán đốn của con
người.
Phái khắc kỷ: Muốn tìm hạnh phúc chúng ta cần kiểm soát những yếu tố nằm
trong khả năng của mình (thái độ, phán đốn, niềm tin); và tránh tìm cách thay đổi
những điều ngồi tầm tay của chúng ta (đau khổ, cái chết). Hạnh phúc con người

chính là sự “khơn ngoan”, là biết cách sống cho phù hợp với những qui luật mà lý
trí khám phá ra về vũ trụ và thế giới bên ngoài.
Zeno xứ Citium, giống như Epicurus, là một nhà luân lý học. Ơng cũng
giành cuối đời của mình ở Athen và nghiên cứu bên cạnh những triết gia thuộc phái
Cynic như Diogenes thành Sinope.
Zeno là cha đẻ của chủ nghĩa khắc kỷ, một trường phái triết học khá nổi
tiếng vào cuối thời kỳ Hy Lạp hóa và thời Đế chế La Mã.
Trong khi Epicurus tin rằng hạnh phúc, thông qua những khối lạc nhỏ bé, là
mục tiêu của cuộc sống thì Zeno lại đi đến một kết luận trái ngược. Zeno và những
triết gia thuộc phái khắc kỷ khác tin rằng vũ trụ được tạo nên bởi một đấng toàn
năng, người đưa ra luật lệ một cách cơng bằng và có lý trí. Vì vậy vũ trụ là nằm
ngồi tầm kiểm sốt của chúng ta. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là kiểm soát
tư tưởng và mong muốn của mình.
Đây đúng là điểm mà chủ nghĩa khắc kỷ tập trung nghiên cứu. Chúng ta
khơng có năng lực kiểm sốt vũ trụ hay thậm chí là kiểm sốt những gì xảy ra với
11


chúng ta. Thay vào đó chúng ta nên tập trung vào cách chúng ta phản ứng với vũ
trụ. Nỗi buồn hay sự thống khổ là để dành cho chúng ta. Và điều đó thường đến vì
chúng ta có những khát khao không thực tế và thất vọng là không thể tránh khỏi.
Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ dạy rằng chúng ta không nên truy cầu
những mong muốn thường nhật của mình, mà thay vào đó nên loại bỏ chúng ngay
từ giây phút đầu tiên. Và họ coi điều này là cảnh giới lôgic cao nhất. Những người
theo chủ nghĩa khắc kỷ tin rằng lý trí nhất là phủ nhận những khao khát và khối
lạc khơng thực tế để đổi lại sự tồn tại n bình hịa hợp với tự nhiên.
Phái ngụy biện: Chối bỏ mọi đạo đức truyền thống, con người là thước đo
cho chính mình; dùng tài hùng biện để thắng trong những cuộc tranh luận và thuyết
phục người khác nhìn nhận “chân lý” của mình. Chân lý thuộc về kẻ thắng. Tương
đối và hoài nghi là hai chủ thuyết nền tảng của trường phái ngụy biện.

Protagoras đại diện cho phái ngụy biện, cho rằng mọi tri thức mà một con
người có thể đạt được đều giới hạn trong khả năng con người của họ. Với câu nói
nổi tiếng: "Con người là thước đo của mọi vật, họ coi vật gì là có thì nó có, coi việc
gì khơng có thì khơng có".
Theo Protagoras, tri thức của chúng ta bị giới hạn vào các tri giác khác nhau
của chúng ta và những tri giác này ở mỗi người mỗi khác. Khơng có một tiêu chuẩn
chung nào để xác định tri giác của người này là đúng và của người kia là sai. Người
ta tri giác được bao nhiêu đặc tính thì vất đó có bấy nhiêu đặc tính, khơng thể phát
hiện được cái gì là bản chất "thực" của bất cứ cái gì. Khơng có cách gì phân biệt
được "biểu hiện bên ngoài" và "thực tại". Chẳng hạn, người ta nói cơn gió ấy lạnh
thì quả thực nó là lạnh chứ khơng chỉ là có vẻ như vậy chỉ vì một ai đó cảm thấy nó
ấm.

12


Protagoras kết luận, tri thức thì tương đối tùy theo mỗi người. Do đó, các
phán đốn đạo đức cũng chỉ là tương đối. Theo ơng, có thể có những ngun tắc
phản ánh một ước muốn chung của mọi nền văn hóa muốn có một trật tự đạo đức
giữa mọi người, nhưng khơng có qui luật tự nhiên đồng nhất cho hành vi con người
mà mọi dân tộc ở mọi nơi có thể khám phá ra. Luật pháp và các qui tắc đạo đức là
dựa trên qui ước nên khơng có đúng và sai, ngoại trừ những nhận xét của lương tri
về tính "lành mạnh" tương đối của chúng. Tuy vậy, vì lợi ích của một xã hội hịa
bình và trật tự, người dân phải tôn trọng và tuân thủ các phong tục, luật lệ, và các
qui tắc đạo đức mà truyền thống của họ đã cẩn thận vun trồng.
Socrates (470- 399 TCN) một triết gia được coi là bậc thầy về triết học truy
vấn, một công dân mẫu mực của thành Athen của Hy Lạp cổ đại. Trước Socrates,
các triết gia Hy Lạp cổ đại chủ yếu quan tâm đến những vấn đề về vũ trụ luận, giải
thích sự hình thành và phát triển của thế giới dựa trên những kiến thức khoa học tự
nhiên như vật lý, toán học, sinh học, v.v.. Khơng đi theo lối mịn bản thể luận triết

học của các bậc tiền bối. Với luận đề nổi tiếng: “Con người, hãy tự nhận thức chính
mình”, Socrates quyết định lựa chọn cho mình một con đường riêng, ông chú ý tới
vấn đề con người, mà trọng tâm trong bản tính con người là đạo đức. Theo
Socrates, triết học không phải là hiện tượng tư biện, chỉ luận bàn những vấn đề
khơng liên quan gì đến cuộc sống thường nhật, trái lại, nó là phương tiện dạy con
người cách sống hay cần phải sống như thế nào. Theo nghĩa đó, triết học trước hết
phải là tri thức hay sự hiểu biết về con người, tri thức ấy nhất thiết phải là tri thức
về cái thiện. Do vậy, nếu đạo đức là hành vi đối nhân xử thế đẹp thì đạo đức đó
khơng là gì khác ngồi tri thức.
Phản biện lại nhóm Ngụy Biện, Socrates chủ trương rằng tri thức phải gắng
liền với khả năng nhận thức và thực hành điều thiện hảo hầu mang lại hạnh phúc
cho chính mình và tha nhân. Khủng hoảng trong xã hội thảnh Athens đến từ sự bại
chiến với Persia đặt lại vấn đề về cách sống, đưởng lối huấn luyện và giáo dục giới
13


trẻ, tương quan giữa sự thiện và niềm tin tôn giáo hay thần thánh? Khủng hoảng là
thời gian thích hợp để suy tư về nền tảng đạo đức, truy vấn về cách chúng ta suy tư,
phán đốn và tìm kiếm chân lý để đạt đến một cuộc sống thiện hảo. Giữa hai quan
điểm sự thiện là “bẩm sinh” và là kết quả của “tài tranh cãi” thì Socrates chọn con
đường thứ ba. Đó là con người qua đối thoại, phản tỉnh, biện chứng pháp, tiến trình
tiệm tiến của nổ lực tìm chân lý chung, sẽ giúp chúng ta gia tăng ý thức về những
“giả định” chung về đức hạnh.
Trong cuộc đời mình, Socrates ln tìm cách quảng bá các quan niệm đạo
đức của mình bằng cách giao tiếp với đơng đảo quần chúng tại rất nhiều các ngõ
ngách của Athen. Hoạt động này dần dần thu hút sự quan tâm của nhiều người dân
và có sự ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của xã hội đương thời và cũng gây ra sự
tức tối của những công dân thuộc đẳng cấp giàu có. Và đây cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến cái chết bi kịch của ông.
Nhiều nhà triết học Cổ đại Hy Lạp quan niệm rằng, con người là một vũ trụ

thu nhỏ. Socrates đã tích cực tiếp nối tư tưởng trên, bằng cách nhận thức chính bản
thân con người thơng qua sự giao tiếp. Ơng là người rất thích tranh luận với bất kỳ
ai nhằm tìm kiếm chân lý. Nhiều khi, do đuối lý, những kẻ tranh luận đã nhục mạ
ơng, thậm chí đánh đập ơng. Song ông vẫn chấp nhận tất cả mà không chống lại.
Bởi vì, theo ơng, nếu cố chấp thì chẳng khác gì, khi "con lừa húc tơi, lẽ nào tơi lại
đưa nó ra tồ?".
Ơng coi việc nhận thức con người thơng qua giao tiếp là rất quan trọng. Tiến
trình giao tiếp có sự tác động qua lại về mặt tinh thần giữa những người đối thoại.
Vì thế, cần tổ chức quá trình nhận thức thơng qua sự giao tiếp một cách khéo léo để
không dẫn đến sự đổ vỡ. Tranh luận như thế, khơng phải là cãi nhau mà mục đích
của nó là để tìm ra chân lý đúng như ngun nghĩa từ phép biện chứng ở thời Cổ
14


đại. Một sự đối thoại như vậy không thể tự diễn ra một cách ngẫu nhiên mà phải có
sự nỗ lực để xây dựng phương pháp nhằm bảo đảm cho sự giao tiếp diễn ra phù
hợp cho mục đích của cuộc đối thoại.
Trong giao tiếp - theo Socrates - nhất thiết không được giáo huấn người khác
(một dạng thức kiêu ngạo được che đậy như là sự lễ độ). Vì khi cảm nhận được thái
độ kiêu ngạo của đối phương, người đối thoại sẽ co mình lại, phịng thủ khiến cho
quá trình giao tiếp và nhận thức tiếp theo sẽ diễn ra rất khó khăn và có nguy cơ thất
bại.
Thơng qua giao tiếp con người cũng tự nhận thức ra bản thân mình và người
đối thoại như là cái gương đặc biệt giúp chỉnh lý những suy nghĩ của mình. Quan
niệm như vậy về quá trình giao tiếp - nhận thức đã tiến sát đến phương pháp đối
thoại nổi tiếng, được coi như một phần quan trọng trong phép biện chứng của
Socrates.
Là người không đề cao vật chất. Đồng thời ông cũng không coi sự bần cùng
là cơ sở của đạo đức, hơn thế ông cũng không phải là người sống khắc kỷ. Coi sự
kiềm chế là đức hạnh quan trọng nhất, đó chính là sự kế tục thái độ ơn hồ mà các

nhà thơng thái Hy Lạp trước đó từng ca ngợi.
Không màng danh vọng hay của cải vật chất, khi nhìn thấy hàng hóa ở chợ,
ơng nói: "Có biết bao thứ mà có thể sống thiếu chúng". Vì không quan tâm đến
những kẻ ngạo mạn, ngu dốt nhưng hay chế nhạo người khác nên ông được người
đương thời coi là kẻ thông thái hơn người khác.
Theo ông, việc làm chủ sự thơng thái tự thân nó cho phép dễ dàng làm chủ
sự thông thái trong các lĩnh vực khác. Đó cũng là cách tiếp cận của ơng với các
khái niệm chung như: cái thiện và cái ác, cái xấu và cái đẹp v.v. Con người là một
15


trong những vấn đề trung tâm của các triết thuyết triết học, trong đó có học thuyết
đạo đức của Socrates. Con người là một thực thể sinh vật - xã hội thường xun tìm
kiếm, kiểm tra và thử nghiệm chính bản thân mình. Theo Socrates: "Thiếu sự thể
nghiệm thì cuộc sống khơng cịn là cuộc sống dành cho con người"
Trong học thuyết đạo đức, Socrates nhấn mạnh sự có mặt của tâm hồn như là
dấu hiệu quan trọng nhất của bản tính con người. Theo ơng, tâm hồn như là năng
lực tự ý thức, tự đánh thức, tự khẳng định mình, do nó tồn tại và hoạt động tự thân.
Ơng coi thể xác như là phương tiện để thực hiện các hành vi cụ thể của con người.
Bản chất con người là khơng phụ thuộc vào hồn cảnh bên ngồi. Mọi cái
bên ngoài như của cải, địa vị hay thể xác, trí tuệ là khơng tồn tại đối với con người.
Cái bên ngồi khi khơng được con người xem xét và khơng có quan hệ với con
người thì chỉ được coi là cái hư vô, trống rỗng. Thế giới nội tâm là khơng thể thủ
tiêu được, nên nó khơng phụ thuộc vào cái bên ngồi. Socrates nói: "... tơi chỉ làm
những gì tơi thích và thuyết phục mỗi người trong các bạn, người trẻ và người già,
hãy quan tâm sớm hơn và mạnh mẽ hơn không phải đến cơ thể hay tiền bạc mà đến
tâm hồn các bạn để nó trở nên tốt nhất" và: "không phải tiền bạc sinh ra lòng dũng
cảm, mà lòng dũng cảm sinh ra tiền bạc và nhiều của cải khác cho con người, cả
trong cuộc sống riêng tư lẫn trong cuộc sống xã hội".
Như vậy, theo ơng nỗ lực của trí tuệ - đạo đức là để bảo vệ thế giới nội tâm,

biểu hiện cho sự quan tâm đến tâm hồn con người. Hành vi đạo đức, hợp lý là biểu
hiện của hạnh phúc, khi đó của cải sẽ đem đến sự thoả mãn. Để làm được điều đó,
lý tính con người phải hạn chế các dục vọng, thơng qua lý tính con người có quyền
lực với chính mình. Khái niệm tâm hồn được coi là đóng góp của Xơcrát, chính vì
thế: "Nhờ phát hiện này, Xôcrát đã tạo ra một truyền thống đạo đức và trí tuệ ni

16


dưỡng châu Âu cho đến ngày nay". Đó chính là sự ghi nhận của những nhà tư
tưởng khi nghiên cứu học thuyết triết học của ơng.
Theo Socrates, tâm hồn có cấu trúc đơn giản, với năng lực cơ bản là lý tính.
Đối lập với lý tính là những dục vọng, xúc cảm sinh ra từ thế giới bên ngoài tác
động đến cơ thể. Trong quan niệm về tâm hồn, ông khơng hề nói đến trái tim, ý chí
hay niềm tin. Do cách tiếp cận tâm hồn từ lý tính bỏ qua những dục vọng hay lợi
ích nên tâm hồn được hình dung là cái đẹp đẽ, tinh khiết, thốt khỏi cái tầm thường.
Cảm xúc hay dục vọng là cái lôi kéo con người theo các hướng khác nhau, đe dọa
sự cân bằng của tâm hồn. Cịn lý tính là năng lực suy luận của tư duy có lơgíc về
tính hợp lý hay là sự nhất qn.
Vì thế, lý tính được Socrates coi là cội nguồn của sự tự chủ (tự do) hay là
quyền lực đối với bản thân trước những cám dỗ tự phát của dục vọng hay cảm xúc.
Như thế, người tự do là người biết cách điều khiển và hạn chế các dục vọng. Đây là
cách hiểu hoàn toàn đúng đắn mà đạo đức học hiện đại phải tiếp tục kế thừa và phát
triển.
Theo Socrates: "Phải chăng mỗi người cần phải thấm nhuần tư tưởng cho
rằng sự kiềm chế là cơ sở của đức hạnh, và trước hết cần phải có nó trong tâm hồn?
Và trên thực tế, thiếu nó thì ai có thể có được những tri thức hữu ích nào đó hay có
được thói quen kiềm chế? Nơ lệ nào của những khối cảm mà lại không đưa cả cơ
thể lẫn tâm hồn tới trạng thái nhục nhã?".
Ơng quyết liệt chống lại thói hám tiền vì cho rằng, ai đã nhận tiền của người đầu

tiên gặp mặt thì sẽ biến người đó thành chủ nhân của mình và mình bị biến thành
nơ lệ của người đưa tiền. Tự do là kỹ năng điều chỉnh bản thân mình, nhờ đó lý tính
ln làm chủ được thể xác.
17


Theo Socrates, lý tính có thể xác lập được độ hay giới hạn của các khoái
cảm, ngăn chặn con người có thể làm hay khơng làm một điều gì đó. Người tự do,
người thông thái là người xác lập được độ hợp lý cho các hành vi của mình và tuân
thủ nó. Như vậy, khi con người tự do trong tâm hồn, sẽ làm chủ được các hoạt động
của bản thân và người anh hùng là nhà thông thái chiến thắng được kẻ thù từ bên
trong tâm hồn mình.
Qua hội thoại “Euthyphro”, Socrates cho thấy rằng các giá trị đạo đức thì
khơng lệ thuộc vào thần thánh, tơn giáo, cảm tính, thói quen xã hội, quyền lực hay
ý thức hệ. Nhận thức về sự vơ tri của mình là khởi điểm của khôn ngoan. Socrates
bị kết án là gây hoang mang trong giới thanh niên thành Athens, bị bỏ tù và bị ép
uống thuốc độc mà chết. Ông từ chối đào tẩu vì lẽ nhà nước đại diện cho đạo đức
tập thể vốn là nền tảng của chế độ dân chủ và kết quả của việc suy tư thuần lý và
tơn trọng lý trí một cách tối đa. Socrates chấp nhận hình phạt của nhà nước dân chủ
thì cũng như bất kỳ người lính nào cũng phải sẵn sàng chấp nhận cái chết khi ra
chiến trận.
Nhưng cái chết của Socrates cũng là một sự mỉa mai cho nền dân chủ dựa
trên tranh cãi và hùng biện vốn đang che lấp một ý thức hệ ngụy biện của nhóm lợi
ích nào đó. Socrates xác tín rằng lý trí có thể phát triển một số những nguyên tắc
đạo đức vốn tiềm tàng trong trong cách chúng ta phán đoán về niềm tin, hành động
và chọn lựa. Nhận ra sự vô tri của chính mình là khởi đầu của hành trình khơn
ngoan. Khả năng phản tỉnh là “con đường vàng” dẫn đến tri thức thực sự. Con
người, hãy tự biết mình! (Mortals, Know thyself!).
Plato (khoảng 427 – 437 TCN) là một trong những nhà triết học, nhà tư
tưởng kiệt xuất thời cổ đại. Ở khía cạnh đạo đức học, Plato chủ yếu bàn đến vấn đề

con người và các học thuyết chính trị xã hội. Theo Plato con người chỉ có thể hồn
18


thiện nhân cách – chủ yếu là nhân cách đạo đức trong một nhà nước được tổ chức
một cách hợp lý. Mục đích của triết học theo ơng là xây dựng một nhà nước hoàn
toàn lý tưởng và hoàn thiện.
Thực thể tối hậu tồn tại trong thế giới ý niệm. Plato dùng mơ hình tốn học để
diễn đạt tri thức. Ông thiết lập một nền tảng siêu hình nhằm đưa ra giải pháp cho
những vấn nạn của Socrates. Thiện hảo và công lý tồn tại độc lập với chúng ta.
Chúng ta là những linh hồn bị cầm tù trong thể xác, chúng ta có thể hồi tưởng lại tri
thức về các “ý niệm” đã được tạc ghi vào linh hồn chúng ta trong quá khứ. Giáo
dục (e-ducare) là tiến trình hồi tưởng lại các thị kiến về điều Thiện. Vì thế, sự thiện
hảo, công bằng, đức hạnh, etc., là những ý niệm tuyệt đối, tồn tại ở thế giới ý niệm.
Cho dù trong thế giới khả giác chúng ta chưa hề bắt gặp sự thiện tuyệt đối nhưng ta
có thể dùng lý trí để hồi tưởng lại tri thức về các thực tại tuyệt đối này.
Dụ ngôn “Cái Hang”: Trong tác phẩm Nền Cộng Hịa, Plato dùng dụ ngơn Cái
Hang để phân biệt ra hai tầm mức thực tại: thế giới vĩnh cửu và thế giới tạm bợ.
Tìm hiểu về Đạo Đức thì cũng như các nơ lệ đang bị giam cầm nơi hang sâu, chỉ
nhìn thấy hình bóng của những gì xảy ra chập chờn trên vách hang đá. Chỉ khi
được giải thốt ra ngồi thì mới ý thức là sự tồn tại của mình trong thế giới khả giác
trước đây chỉ là ảo ảnh của thực tại bất biến và vĩnh hằng bên ngoài hang tối. Ý
nghĩa của dụ ngơn “Cái Hang”: Bị trói buộc: thân xác nặng nề vì vui thú nhục dục
sẽ đè nặng xuống, ngăn cản suy tư đạo đức. Trong bóng tối: thế giới nhỏ bé, thiếu
kinh nghiệm, khơng sẵn sàng đón nhận tri thức. Bóng in trên tường: mỗi người là
thước đo cho chính mình, quan tâm đến mình, chấp nhận bất điều gì mà khơng biết
phê phán. Ánh sáng bên ngồi và sự mù lòa ban đầu: nỗi đau đớn khi học biết
những chân lý mới, cảm xúc khó chịu khi ý tưởng của ta bị thách đố.
Cần “từ bỏ bóng tối” thống trị bởi các đam mê và dục vọng. Nhận ra những
bóng tối của chính mình để được tự do theo đuổi tri thức. Tri thức chân thật đòi hỏi

19


sự kỷ luật, quay đầu khỏi các đam mê, và hồi tưởng lại những gì linh hồn đã biết.
Trí khơn con người có phần lý tính và phần phi lý tính (phần tiếp xúc với thân xác).
Do đó hạnh phúc của con người sống trên đời này là dùng lý trí để điều khiển dục
vọng và tinh thần. Tri thức luận của Plato gồm bốn bước đi lên: hình ảnh, sự vật,
toán học, ý niệm, tương đương với bốn mức độ nhận thức: tưởng tượng, tin tưởng,
suy gẫm và tri thức thật sự.
Đạo đức của Platon được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết về linh hồn,
theo Platon linh hồn có 3 bộ phận là lý trí, ý chí và nhục dục. Ơng hình tượng hóa 3
bộ phận ấy là cỗ xe song mã, trong đó lý tính thì lái xe, con ngựa có ý chí thì nhận
thức được ý niệm, con ngựa thèm khát nhục dục thì sa vào tối tăm, dốt nát mà
không nhận thức được ý niệm. Platon cho rằng lý tính của linh hồn là cơ sở của sự
thơng thái, ý chí là cơ sở của lòng dũng cảm, chế ngự nhục dục là cơ sở của sự điều
độ. Sự thông thái là một đức tính cao nhất, sự kết hợp 3 yếu tố trên dưới sự chỉ đạo
của lý tính sẽ tạo ra chính nghĩa là yếu tố thứ tư. Lý tính, ý chí, chế ngự dục vọng
và chính nghĩa là bốn yếu tố trong đạo đức học của Platon.
Đạo đức học của Platon hướng con người vào ý niệm tối cao của cái thiện,
đó là sự thơng thái và lịng dũng cảm. Platon cho rằng chỉ có số ít người, những chủ
nơ thượng lưu mới có đời sống đạo đức với những biểu hiện tối cao của nó là sự
thơng thái và lịng dũng cảm. Cịn quần chúng thường dân chỉ có năng lực đạo đức
tiêu cực, đạo đức khuất phục. Platon không coi nơ lệ là con người. Với ơng đó chỉ
là những “Động vật biết nói ” khơng thể có đạo đức và bảo vệ địa vị thống trị của
gai cấp chủ nô quý tộc, đối lập với quần chúng nhân dân.
Aristotles (384-322 TCN) là học trị Platon, ơng đã phê phán mạnh mẽ học
thuyết của Platon về ý niệm. Bộ óc bách khoa toàn thư thời cổ đại đã đặc biệt đề
cao vai trò của nhân bản học – một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong thế giới quan
20



×