Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

tai lieu on HSG dia 6 chuong I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.25 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LÝ THUYẾT CÂU 1. Kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời. Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần của Mặt Trời? Trả lời: - 8 hành tinh: Sao thuỷ, sao Kim, Trái Đât, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương. - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần của Mặt Trời. CÂU 2. Phân biệt hệ Mặt Trời và hệ Ngân Hà. - Hệ Mặt Trời là một bộ phận nhỏ bé trong một hệ lớn hơn gọi là hệ Ngân Hà. Trong hệ Mặt Trời bao gồm 8 hành tinh:……….(kể tên ra) - Hệ Ngân Hà là một hệ lớn hơn hệ Mặt Trời, trong đó có hàng trăm hàng tỉ ngôi sao giống như Mặt Trời. Trong vũ trụ có rất nhiều hệ giống như hệ Ngân Hà, gọi chung là hệ Thiên Hà. CÂU 3. Hình dạng, kích thước của Trái Đất - Trái Đất có hình cầu và kích thước rất lớn. - Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất + Bán kính của Trái Đất là: 6370km + Vòng xích đạo là 40.076 km CÂU 4. Hệ thống kinh, vĩ tuyến - Kinh tuyến là các đường thẳng nối cực Bắc đến Cực Nam Trái Đất, có độ dài bằng nhau..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Vĩ tuyến là các vòng trong nằm ngang vuông góc với các kinh tuyến, có độ dài khác nhau + Dài nhất là xích đạo + Ngắn nhất là 2 cực ( cực Bắc, cực Nam) - Kinh tuyến gốc 0 độ đi qua đài thiên văn Grin-uýt ( Luôn Đôn, nước Anh) - Vĩ tuyến gốc 0 độ là xích đạo *, Ý NGHĨA: Để xác định vị trí của mọi điểm trên quả địa cầu ( chỗ giao nhau của hai đường kinh tuyến, vĩ tuyến) Hệ thống kinh vĩ tuyến trên Trái Đất. ( học và tập vẽ trên quả Địa Cầu) Kinh tuyến gốc Cực bắc. Bán cầu Bắc. Bán cầu Đông Bán cầu Tây Vĩ tuyến gốc Bán cầu Nam. Cực nam. CÂU 5: Tỉ lệ bản đồ cho biết cái gì? ( ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ) Tỉ lệ bản đồ cho biết khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài bao nhiêu trên thực địa. CÂU 6: Cách đo tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ a. Dựa vào tỉ lệ số Khoảng cách thực địa = khoảng cách trên bản đồ x mẫu số tỉ lệ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ví dụ: Bản đồ có tỉ lệ là 1:250.000. Hỏi 2 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực tế? Giải Áp dụng công thức: khoảng cách thực địa = khoảng cách trên bản đồ x mẫu số tỉ lệ. Khoảng cách thực địa là: 2 x 250.000 = 500000 cm Đổi ra km: ( 1km = 100.000cm, hay muốn đổi cm sang km ta chia cho 100.000) Khoảng cách thực địa là 5km. b. Dựa vào tỉ lệ thước Đối chiếu khoảng cách trên bản đồ với thước tỉ lệ để tìm khoảng cách thực tế CÂU 7. Cách xác định phương hướng trên bản đồ: a. Xác định dựa vào KT, VT - Đầu trên của KT là Bắc, đầu dưới của KT là Nam - Bên phải của VT là Đông, bên trái của VT là Tây b. Xác định dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc Đông bắc Tây bắc Tây. đông Đông nam. Tây nam Nam.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> CÂU 8. Thế nào là Kinh đô, vĩ độ, và toạ độ địa lí. - Kinh độ của một điểm là khoảng cách từ điểm đó đến kinh tuyến gốc - Vĩ độ của một điểm là khoảng cách từ điểm đó đến vĩ tuyến gốc - Toạ độ địa lí của một điểm là kinh độ vĩ độ của diểm đó. Ví dụ Toạ độ của điểm C. 200 T 100B. Hay C (200 T, 100B) CÂU 9. Vì sao khi trước khi xem bản đổ chúng ta lại phải xem chú giải? Có mấy loại kí hiệu bản đồ? Trả lời: - Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước, dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần phải đọc bản chú giải để để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó. - Có 3 loại kí hiệu: + Kí hiệu điểm ( lấy ví dụ SGK) + Kí hiệu đường ( lấy ví dụ SGK) + Kí hiệu diện tích ( lấy ví dụ SGK) Câu 10. Có mấy cách biểu hiện địa hình trên bản đồ? Trả lời: Có 2 cách biểu hiện địa hình trên bản đồ: - Dùng thang màu: Mức độ của màu sắc biểu hiện độ cao của địa hình. ( màu càng đậm thì địa hình càng cao) - Đường đồng mức là những đường nối những điểm có cùng độ cao..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×