Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.21 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN TRẢNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______. Số : 198 /PGDĐT. ____________________________. Trảng Bàng , ngày 19 tháng 4 năm 2012. BÁO CÁO Kết quả việc thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp khoa học Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Trảng Bàng Năm học 2011 – 2012 _______________. Kính gởi: Hiệu trưởng các trường THCS, TH và MN trong huyện. Thực hiện kế hoạch thi đua năm học 2011 – 2012, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Trảng Bàng đã chỉ đạo các trường thực hiện và tổ chức xét duyệt đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp khoa học, kết quả như sau: I. Số lượng tham gia và kết quả: + Tổng số đề tài được trường đề nghị hội đồng khoa học (HĐKH) ngành GD-ĐT huyện xét duyệt: 512 đề tài - Tổng số đề tài được HĐKH ngành GD-ĐT huyện công nhận: 464. Đạt tỉ lệ 90,6 % . - 97 đề tài xếp loại A. (THCS: 76, TH: 17, MN: 02, PGD: 02) - 355 đề tài xếp loại B (THCS: 131, TH: 208, MN: 16) - 39 đề tài xếp loại C (THCS: 19, TH: 19, MN: 01)) - 9 đề tài không xếp loại ( THCS:01, TH: 08) - 12 đề tài bảo lưu (THCS: 09, TH: 03 ) (có danh sách kèm theo) II. Đánh giá chung: Mặt làm được: - Các giải pháp phù hợp với chủ trương đổi mới của ngành, mang tính sáng tạo, có tính khả thi. - Các giải pháp mới của đề tài đã vận dụng vào thực tế họat động dạy học mang lại hiệu quả thiết thực. - Có nhiều đề tài được tác giả trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Mặt chưa được: - Có ít đề tài, tập trung vào các lĩnh vực mới như giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Các đề tài thuộc lĩnh vực quản lí còn tập trung nhiều vào các lĩnh vực quen thuộc như công tác xây dựng đội ngũ, quản lí chương trình bộ môn; các đề tài bậc tiểu học còn tập trung nhiều vào các bộ môn tập đọc, tập viết, chính tả, toán có văn. Tuy Phòng GD-ĐT đã có lưu ý đối với các bộ môn tập đọc, chính tả, giải toán có văn, rèn viết chữ đẹp ở bậc tiểu học, giáo viên chỉ nên viết khi có những giải pháp mới, mang tính sáng tạo, không nên lặp lại những giải pháp đã phổ biến nhưng vẫn còn nhiều giáo viên chọn và viết lặp lại những đề tài nhiều đồng nghiệp đã viết. - Phòng GD-ĐT đã chỉ đạo, đề tài phải được phổ biến thành chuyên đề, vận dụng có hiệu quả trong phạm vi trường mới xét công nhận, gửi về HĐKH ngành chấm, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường chưa thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo trên. Một số đề tài còn viết theo nội dung đã giảm tải , trường vẫn đề nghị về HĐKH ngành chấm. - Một số đề tài còn sai chính tả, sai nhiều lỗi kỹ thuật do tác giả không đọc lại để sửa chữa sau khi in ấn..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Một số đề tài tác giả chưa tìm ra được giải pháp mới, chỉ ghi lại phương pháp đã có trong hướng dẫn giảng dạy hoặc chưa thể hiện được tính thực tiễn. Còn hiện tượng sao chép đề tài của đồng nghiệp trên mạng internet. III. Biện pháp xử lí các trường hợp vi phạm: Trưởng phòng GD-ĐT nghiêm khắc phê bình và đề nghị không xét danh hiệu thi đua đối với các cán bộ quản lí, giáo viên (sao chép đề tài) sau: 1. Trần Văn Trưng - P.HT TH Lâm Lễ Nghĩa 2. Nguyễn Thị Điêu Thuyền - P.HT TH An Bình Thành 3. Nguyễn Phú Bình - Giáo viên TH An Bình Thành 4. Trần Văn Nhanh - Giáo viên trường TH Trung Lập 5. Trang Kim Sơn;Trần Thị Thanh Liêm; Lê Hồng Đào; Nguyễn Văn Thâu – Giáo viên khối lớp 4 trường TH Đặng Văn Trước. 6. Nguyễn Văn Cường - Nhân viên trường TH Đặng Văn Trước. 7. Nguyễn Xuân Vân - Giáo viên trường TH Hoà Hưng 8. Nguyễn Thị Mỹ Linh - Giáo viên trường TH Phước Chỉ. 9. Lê Thị Nhanh - Giáo viên trường THCS An Thành IV. Hướng thực hiện trong năm học sau: Để công việc viết và chấm đề tài trong những năm học sau đạt hiệu quả cao hơn, các trường cần lưu ý : 1/ Về phía cá nhân: - Viết đề tài là một công việc khoa học, nghiêm túc. Do vậy, giáo viên phải có sự đầu tư trí tuệ, công sức và thời gian. Giáo viên nên xác định việc làm đề tài là việc làm thường xuyên gắn với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không nên quan niệm đây là thủ tục để công nhận danh hiệu thi đua. - Các giáo viên đăng kí danh hiệu thi đua cấp huyện không viết chung đề tài với cá nhân đăng kí danh hiệu thi đua cấp tỉnh. - Cần tìm ra giải pháp mới có tính sáng tạọ Các số liệu so sánh trước và sau khi vận dụng giải pháp phải xuất phát từ thực tế quản lí, giảng dạy. Cần đọc lại đề tài của mình sau khi in ấn bằng vi tính để tránh những sai sót do lỗi kĩ thuật. 2/ Về phía HĐKH trường : - Hiệu trưởng nên chỉ đạo HĐKH trường họat động sao cho có hiệu quả. - Đầu năm học, HĐKH trường nên định hướng cho giáo viên chọn đề tài phù hợp. Có kế hoạch giúp đỡ cá nhân thực hiện bài viết có chất lượng, nghiệm thu kết quả thực hiện, đánh giá và xếp loại đúng thực chất đề tài. Đề tài phải được phổ biến thành chuyên đề, vận dụng có hiệu quả trong phạm vi trường mới xét công nhận, gửi về HĐKH ngành chấm. Không công nhận đề tài đã được HĐKH ngành xét duyệt những năm học trước hoặc sao chép của đồng nghiệp. - Chọn đề tài được HĐKH công nhận loại A trong năm học 2011-2012 triển khai trong hội đồng sư phạm trường để CBGV cùng trao đổi, học tập và áp dụng. Yêu cầu hiệu trưởng các trường phổ biến nội dung thông báo này cho toàn thể giáo viên trong đơn vị, tổ chức rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong năm học sau.. Nơi nhận: - Như trên k/g; - HĐ TĐ-KT tỉnh, huyện ( b/c) - Lưu: TH-TĐ.. KT.TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG (Đã ký) Hồ Văn Hòa.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>