Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.32 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>-----------. ¿ ≻ ¿. -----------. CHỮA LỖI CHÍNH TẢ CÁC ÂM CUỐI C/T VÀ NG/N CHO HỌC SINH LỚP 5. A. PHẦN MỞ ĐẦU. I. LÍ DO ĐỀ XUẤT SKKN. Như chúng ta đã biết mục tiêu của môn Tiếng Việt ở cấp Tiếu học là nhằm hình thành cho HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. thông qua việc học tiếng Việt HS sẽ biết được những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội tự.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> nhiên, con ngừời, về văn hóa của Việt Nam và nước ngoài. Từ đó bồi dưỡng cho HS tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong các phân môn của Tiếng Việt thì phân môn chính tả có tầm quan trọng, xuất phát từ chức năng ngôn ngữ, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Kéo theo đó là xuất phát từ mục tiêu của môn tiếng Việt là rèn cho HS kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp thì phân môn chính tả là rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính xác các tiếng, từ cũng như các kiến thức về qui tắc viết chính tả tiếng Việt, rèn kĩ năng nghe, kĩ năng viết đúng, chuẩn chính tả phù hợp với đặc điểm phương ngữ của HS. đồng thời rèn tính cẩn thận và bồi dưỡng tình yêu cái đẹp trong giao tiếp bằng chữ tiếng Việt.Cho nên để đạt được mục tiêu trên ở lớp 5 việc dạy cách phân biệt các tiếng, từ có âm cuối c/t và ng/n để HS nhận ra cách viết và từ đó viết đúng chính tả trong từng trường hợp cụ thể. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài :" Cách phân biệt các âm cuối c/t và ng/n". II. MỤC ĐÍCH CỦA SKKN. Mục đích của SKKN là đưa đề tài này vào áp dụng trong việc dạy phân môn chính tả lớp 5 được tốt hơn. Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng trong HS các lỗi sai phổ biến về âm cuối c/t và ng/n từ đó thực hiện các phương pháp, qui tắc, các mẹo trong môn chính tả để dạy học đạt hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng phân môn chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. III. CƠ SỞ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA SKKN. 1. Cơ sở..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Năm học 2008- 2009 là năm học HS lớp 5 phải hoàn thành chương trình bậc Tiểu học để tiếp tục học lên bậc Trung học cơ sở. Trong quá trình dạy phân môn chính tả tôi phát hiện học sinh còn hạn chế về phát âm và viết đúng các tiếng có âm cuối c/t và ng/n còn nhiều sai sót dẫn đến chất lượng môn tiếng Việt còn hạn chế. Từ đó tôi đã nghiên cứu một số biện pháp để hướng dẫn HS cách phân biệt viết đúng các tiêng, từ có âm cuối c/t và ng/n nhằm hoàn thiện cho HS đọc thông viết thạo, viết chính xác các tiếng từ bất kì của một văn bản nào. 2. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp 5A Trường Tiêư học năm học 2008- 2009. Cách phát âm và viết theo phương ngữ. IV. PHẠM VI THỰC HIỆN Một số kinh nghiệm về giảng dạy chính tả. Biện pháp cách phân biệt các lỗi chính tả về âm cuối c/t và ng/n cụ thể là: ac/at và ang/an; ăc/ăt và ăng/ăn; âc/ât và âng/ân.. B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:. 1.Thực trạng tình hình: a. Sơ lược về giáo viên và học sinh. Thuận lợi: Học sinh: - Năm học 2008-2009 lớp 5A có 35 học sinh, trong nữ: 13 em, độ tuổi: 11(34 em); 12 ( 1 em).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Các em đựơc sự quan tâm của cha mẹ học sinh, có điều kiện học tập tốt. Có đủ sách vở, đồ dùng học tập. Được học 2 buổi có thời gian học thêm phân môn chính tả vào các tiết tăng cường. Giáo viên: - Là giáo viên giảng dạy lâu năm, có nhiều kinh nghiệm. - Bản thân giáo viên nhiệt tình, chịu khó học hỏi, dạy đổi mới phương pháp theo từng đối tượng học sinh. Khó khăn: Học sinh: - Một số học sinh còn đọc và phát âm theo phương ngữ, viết chữ còn xấu, còn sai sót nhiều về chính tả. b. Cụ thể chất lượng môn chính tả đầu năm học: Điểm Số. 10. 9. lượng. 10. 7. 8 7. 7. 6. 5. 0. 5 2. 4. 3. 2. 1. 2. 1. - Sai sót ở các tiếng có âm cuối c/t - ng/n chiếm …65% Nguyên nhân: - Do các em đọc sao viết vậy( phát âm theo phương ngữ) đã thành thói quen từ lớp dưới. Không viết theo cách phát âm của giáo viên giảng dạy. - Các em chưa xác định được nghĩa của từ trong bài viết. - Chưa đựơc giáo viên lớp dưới chú ý chữa kịp thời. Qua một số nguyên nhân trên, tôi đã vận dụng một số phương pháp và biên pháp sau:. 2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Thu thập thông tin cách chữa lỗi chính tả cho HS ở cấp Tiểu học. - Triển khai dạy đủ đúng chương trình phân môn chính tả, đổi mới phương pháp dạy học phân môn chính tả và phân môn tập đọc.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Tham khảo tài liệu :" Chữa lỗi chính tả cho HS Tiểu học của nhà xuất bản Giáo dục." - Tham khảo tài liệu Bồi dưỡng GV Tiểu học-Dự án pháp triển GV Tiểu học. - Vận dụng một số kinh. nghiệm giảng dạy lâu năm của bản thân. b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp rèn luyện theo mẫu. - Phương pháp thực hành giao tiếp. - Phương pháp trò chơi.. 3. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 1- 10- 2008 đến 27- 2- 2009.. 4. Điều kiện thực hiện: a. Nghiên cứu thực trạng trình độ viết chính tả của HS, các lỗi nhiều HS thường xuyên mắc phải. b. Nghiên cứu cấu trúc chương trình phân môn chính tả lớp 5. Phân môn chính tả lớp 5 có 31 tiết bài mới và 4 tiết ôn tập ứng với 35 tuần, mỗi tuần 1 tiết. Với 2 dạng bài chính tả (đoạn, bài) Nghe - viết và Nhớ viết. Nghiên cứu các bài tập âm vần gồm hai nhóm: Nhóm chung cho HS Tiểu học thuộc nhiều vùng, miền khác nhau; Nhóm bài tập chính tả dành cho HS từng vùng theo phương ngữ do đặc thù ảnh hưởng của lỗi pháp âm địa phương. c. Cơ sở để xác lập biện pháp. Việc dạy đổi mới phương pháp môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung, phân môn chính tả nói riêng là trang bị cho HS một số kiến thức về qui tắc chính tả tiếng Việt, rèn cho HS kĩ năng nghe, kĩ năng viết đúng chính tả đoạn văn,bài văn.Phát triển ý thức viết đúng chuẩn chính tả, thái độ cẩn thận và yêu cái đẹp trong giao tiếp bằng chữ tiếng Việt. Chính từ cơ sở trên tôi đã tiến hành dạy cách chữa lỗi chính tả mà phát âm địa phương lệch so với chuẩn đó là các lỗi về âm cuối c/t và ng/n .Cụ thể là: ac/at - ang/an; ăc/ăt- ăng/ăn;. âc/ât- âng/ân.. 5. Biện pháp thực hiện: a. Biện pháp chung khi dạy các tiếng có âm cuối c/t và ng/n..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Khi nói đến những sai lệch về chính tả các vùng về mặt âm cuối thì đó chính là các âm cuối c/t và ng/n. Muốn chữa những lỗi này cho thích hợp và nhanh chóng GV cần phải phát âm chuẩn và dạy cho HS cách phát âm các tiếng có âm cuối c hay ng thì phát âm hơi dài hơn các tiếng có âm cuối t và n ( các tiếng có âm cuối t và n phát âm hơi ngắn hơn) Nhưng trong thực tế lỗi chính tả được chia thành 3 loại như sau. Loại lỗi thứ nhất tiêu biểu ở chỗ âm cuối không phân biệt được nữa vì đã lẫn lộn những vần khác nhau do chỗ nguyên âm chính đọc khác nhau. Ví dụ: cục và cụt hay đụng và đụn … Mặc dầu c và t nhập thành c, hay ng và n nhập thành ng nhưng nguyên âm chính vẫn đọc khác nhau tức là những chữ này vẫn không lẫn lộn hoàn toàn. Nếu có sự khác nhau thì chúng ta sử dụng ngay sự khác nhau về ngữ âm để phục vụ chính tả. Làm thế vừa tiện lại vừa khách quan. Loại lỗi thứ hai tiêu biểu ở chỗ gọi là lỗi chính tả của chính tả địa phương so với ngôn ngữ chính tả thực chỉ thu hẹp trong vài ngoại lệ chỉ cần nhớ một vài chữ là đủ. Ví dụ: hớt viết thành hớc hay cơn viết thành cơng Chỉ cần nhớ trong chính tả không có chữ nào viết với vần ơc và vần ơng mà tất cả phải viết với ơt và ơn. Loại lỗi thứ ba tiêu biểu ở chỗ những lỗi chính tả của ngôn ngữ địa phương tạo nên một hiện tượng đồng âm thực sự giữa hai chữ khác nhau trong chính tả toàn quốc, tình trạng không phân biệt giữa an và ang khiến cho tan trong tan rã thành tang trong tang tóc và kết quả làm cho ngôn ngữ mất chính xác. Đây chính là lỗi phổ biến nên phải áp dụng biện pháp ngữ âm. Chính đó cũng là biện pháp tối ưu nhất để rèn viết đúng chính tả sai âm cuối c/t và ng/n cho HS. Chính vì vậy phải áp dụng cả ba biện pháp chung trên để phân biệt. Đồng thời phải vận dụng cả biện pháp láy âm, vần để phân biệt. b. Biện pháp cụ thể đối với các vần ac/at và ang/an; ăc/ăt và ăng/ăn; âc/ât và âng/ân. b.1. Cách phân biệt ac/at và ang/an..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Những vần này khó phân biệt, bởi vì số chữ vần nào cũng nhiều, tất cả đều có trong từ Hán Việt, và ngữ nghĩa của vần không rõ ràng. Nhưng ta phân biệt được một số cặp thì ta sẽ có cơ sở để phân biệt các cặp kia. Tôi chọn vần ang trong sự đối lập với an. Trong trường hợp này GV cần dạy cho HS nắm chắc cách phân biệt bằng từ láy. - Vần ang láy với vần ênh thì có: mênh mang, dềnh dàng, kềnh càng, thênh thang, huênh hoang, chuếnh choáng, vênh vang, lênh láng, đểnh đoảng. - Vần ang láy với vần ấp thì có: lấp loáng, thấp thoáng, chập choạng. - Vần ang láy với vần ơ thì có: mở mang, dở dang, ngỡ ngàng, rỡ ràng, quờ quạng, hở hang, nhỡ nhàng. Những vần này không láy với vần an ( trường hợp thở than là từ gồm hai chữ độc lập) Cần lưu ý cho HS trừ trường hợp láy với ênh và âp, chữ thứ hai có nghĩa, Ví dụ: Trong chếnh choáng thì chữ choáng có nghĩa là choáng mặt. Còn trong phần lớn trừờng hợp khác, chữ của vần ang không có nghĩa : dễ dàng, nhẹ nhàng, rõ ràng, muộn màng dịu dàng… Vậy trong trường hợp láy vần thứ hai những từ láy với âm an thì chữ thứ hai có nghĩa như: thanh thản, tràn lan, mê man, lăng loàn, vô vàn, chữ thứ hai có nghĩa. Lúc này phải dạy cho HS nắm được nghĩa của từ thản Hán Việt là bằng phẳng, man là khắp, loàn là loạn,vàn là vạn, chỉ trừ vài ngoại lệ: hỏi han, chứa chan. Có được vần ang, thì HS sẽ tìm được vần ac vì vần ac láy với vần ang. Cũng vậy, vần ac láy với vần ang. Ví dụ: - ang láy với ac thì có: bàng bạc, khang khác, hoang hoác, quang quác, oang oác, quàng quạc. - an láy với at thì có: man mát, chan chát, san sát, ran rát, nhàn nhạt…trong đó chữ thứ hai có nghĩa. Ngoại lệ: tan tác. Vần ac láy với ơ thì có: vỡ vạc, gỡ gạc, xơ xác. Vần ac láy với êch thì có huếch hoác, xệch xạc, lệch lạc, nguệch ngoạc, nhếch nhác. b.2 Cách phân biệt ăc/ăt và ăng/ăn. Ở các vần này không có chữ HánViệt nào đi với ăt mà đều đi với ăc. Do đó GV phải dạy cho HS biết khi gặp chữ Hán Việt thì viết ăc như: nguyên tắc, phản trắc, thủy mặc, nghi hoặc,tài sắc, bắc nam, nghiêm khắc..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Ăc láy âm với uc thì có: trục trặc, ngúc ngắc, hục hặc, lúc lắc. - Ăc láy âm với ăng thì có: phăng phắc, nhăng nhắc, nằng nặc, vằng vặc, chăng chắc. - Ăt láy âm với ăn thì có: thoăn thoăt, ngăn ngắt, săn sắt. Có một số từ với ăt có nghĩa là cắt, lấy đi một cái gì đó: vắt, ngắt, chặt,phắt lắt, hắt. trái lại có một số từ với ăc nghĩa là lung lay, rung động như: lắc xắc, ngắc ngư, ngắc ngoải, trục trắc, nhắc đi nơi khác. Những chữ đi với ăn, nhất là với oăn có nhiều chữ có nghĩa là : nhăn, quăn, quắn, oằn, xoắn, quặn đau, ngoằn ngòeo, xoăn, quằn lại. - Ăn láy âm với ay và ây thì có: đầy đặn, may mắn, ngay ngắn. - Ăn láy âm với ăt thì có: ngăn ngắt, săn sắt. - Ăng láy âm với ăc thì có: hăn hắt, chăng chắc, nằng nặc… - Ăng láy âm với ung thì có: dùng dằng, ngùng ngằng, tung tăng, vùng vằng, thung thăng, dung dăng, nhùng nhằng. Còn trường hợp ngoại lệ thì có: đúng đắn. b.3. Cách phân biệt âc/ât và âng/ân : Không có chữ Hán-Việt đi với âc, cũng như với ơt, với ưt, những chữ ấy viết với ât. Ví dụ: nhất trí không phải là nhứt hay nhấc, tất yếu chứ không phải tấc yếu. Cũng vậy: thực chất, bất tài, bạch nhật, tổn thất, cẩn mật, trật tự, bệnh tật… Số chữ đi với vần âc rất ít chỉ có: bấc trong gió bấc, cấc trong lấc cấc, giấc ngủ, xấc láo, tiếng nấc, gang tấc. Ngoài ra, còn lại viết với ât cả. Không có chữ Hán Việt với vần âng mà có chữ Hán Việt với ân. Do đó ta có: nhân danh, trần trục, thân tín, chân thực, kiên nhẫn, đảm nhận, phần mộ, phân li, số phận, thân thể, gian lận, thị trấn, trận mạc, thanh tân, cùng tận, giáo huấn. - Ân láy âm với ât thì có: quần quật, lẫn quất, phần phật, bần bật, rần rật. - Ân láy âm với a thì có: dần dà, ngân nga, thẩn tha, lân la, tha thẩn. Vần ân xuẩt hiện với rất nhiều chữ, trái lại vần âng chỉ thu gọn vào một số chữ như: vâng dạ, hiến dâng, đấng anh hùng, lâng lâng, nâng lên, nuôi nấng, trâng tráo, bâng khuâng, vầng trăng..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nói tóm lại, những lỗi về âm cuối rất khó chữa hơn lỗi về âm đầu vì chúng bao gồm một số trường hợp phải nhớ khá lớn. Tuy nhiên, trên đây là một số biện pháp cho các trường hợp cụ thể nên GV cần phải khắc sâu từng biện pháp để học sinh nhớ lâu và viết đúng.. II. KẾT QUẢ: Qua vận dụng một số biện pháp chung và riêng cho từng vần cụ thể, đồng thời kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học, tôi thấy chất lượng phân môn chính tả của học sinh tiến bộ rõ rệt. Các em viết đúng chuẩn chính tả hơn, và phát âm chuẩn hơn nên rất tự tin trong viết và đọc. Từ đó, kết quả phân môn chính tả đựơc nâng cao, không còn sai sót nhiều về âm cuối khi viết. Kết quả đạt đựơc tính đến cuối tháng 2-2009. Điểm Số. 10. 9. 8. 7. 6. 5. 4. 3. 2. lượng 22 6 2 3 1 2 0 0 0 Số học sinh mắc lỗi ở âm cuối còn chiếm tỉ lệ 20 % ( giảm so với đầu năm là 45%).
<span class='text_page_counter'>(10)</span> C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Việc vận dụng dạy đổi mới phương pháp trong môn Tiếng Việt nói chung, phân môn chính tả nói riêng cũng như vận dụng một số biện pháp vào giảng dạy rõ ràng có nhiều hiệu quả trong việc nâng cao kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của HS. Để đạt được điều này người GV cần phải chịu khó theo dõi, đế ý phát hiện sửa sai kịp thời cho HS và vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp trên vào các giờ chính tả, đồng thời GV cần phải biết tổ chức các hoạt động học tập và sử dụng hình thức, phương pháp dạy học tối ưu nhất nhằm tạo sự hấp dẫn, thu hút học tập để khắc sâu kĩ năng viết đúng chính tả cho HS.. II. Kiến nghị: Đề nghị chuyên môn Ngành và Trường hằng năm nên tổ chức các chuyên đề về nâng cao chất lượng phân môn chính tả cấp Tiểu học để GV học hỏi thêm nhiều biện pháp nhằm rèn cho HS học tốt hơn môn chính tả.. Ngày 15 tháng 3 năm 2009 Người viết.
<span class='text_page_counter'>(11)</span>
<span class='text_page_counter'>(12)</span>