Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4b trường tiểu học thành minh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.72 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH
LỚP 4B TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH MINH 2

Người thực hiện: Đinh Xuân Trường
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Minh 2
Thạch Thành- Thanh Hoá
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt

THANH HOÁ, NĂM 2017

1


MỤC LỤC
Nội dung

Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.1.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Trang
1
2
2
3
3
3
3
3

Đặc điểm của chính tả tiếng Việt

2
2.1.

3

Đặc điểm về ngôn ngữ Việt – Mường

3

2.1.

3

Đặc điểm cấu trúc nội dung phân môn Chính tả lớp 4

3

Thực trạng của vấn đề

4

Điều kiện về nhà trường

1
2.2.

4

Về tình hình lớp 4B

2
2.2.

4

Thực trạng sai lỗi chính tả của học sinh lớp 4B trường Tiểu

4
2.2

2.2.

3

học Thành Minh 2

4-5

2.3

Biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B trường Tiểu
học Thành Minh 2

6

2.3.
1

Điều tra, khảo sát nắm bắt và phân loại nhóm đối tượng học
sinh thường mắc lỗi.

6

2.3.
2
2.3.
3
2.3.
4
2.3.

5

Dạy phát âm đúng tiếng Việt thông qua các môn học lấy phân
môn Tập đọc làm nòng cốt.

7

Mở rộng phạm vi đối tượng giao tiếp rèn phát âm chuẩn tiếng
Việt cho học sinh.

15

2.4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

16

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

17

3

Sửa lỗi chính tả thông qua hệ thống bài tập chính tả.

8-13

Củng cố và bổ sung một số mẹo chính tả.


13-14

2


3.1

Kết luận.

17

3.2

Kiến nghị

17-18

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Sinh thời Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một
biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là
góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật và tính tự trọng đối với
mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài của mình.” [1] . Câu nói ấy đã thể
hiện rõ vị trí vai trò của môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Chính tả trong nhà
trường Tiểu học nói riêng. Phân môn chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng ở Tiểu
học, giúp học sinh hình thành thói quen viết đúng chính tả, nắm được các quy
tắc chính tả và hình thành nên kĩ năng kĩ xảo về chính tả. Đối với học sinh Tiểu
học việc viết đúng chính tả giúp các em sử dụng một cách thành thạo Tiếng Việt
trong các môn học khác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong
nhà trường hiện nay.

Tuy nhiên trong thực tế, chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt Tiểu học
nói chung, phân môn Chính tả nói riêng ở những vùng khó khăn trong những
năm qua vẫn còn là điều trăn trở. Hiện tượng học sinh nói, viết không thành chữ
thành câu, và đặc biệt là hiện tượng học sinh viết sai lỗi chính tả còn phổ biến.
Qua nhiều năm dạy học ở Trường Tiểu học Thành Minh 2 tôi thấy chất lượng
chữ viết của học sinh còn rất kém. Thể hiện ở chỗ viết sai lỗi chính tả nhiều, chữ
xấu. Những lỗi chính tả ấy không những không được khắc phục sửa chữa mà
còn lặp đi lặp lại nhiều năm, từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng vở sạch chữ đẹp của nhà
trường nói riêng. Chính vì thế qua những lần trưng bày “Vở sạch chữ đẹp” cấp
huyện đều thấp hơn so với các trường bạn. Trong những năm qua thực hiện chỉ
đạo của Phòng giáo dục và đào tạo Thạch Thành về phong trào “ Giữ vở sạch,
viết chữ đẹp” nhà trường đã không ngừng đổi mới công tác dạy và học gắn liền
với thực tế nhà trường. Đặc biệt trong những năm học gần đây nhà trường đã đề
ra nhiều biện pháp đồng bộ để nhằm nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh.
Chú trọng đến việc luyện viết đúng, luyện viết đẹp. Tuy chất lượng chữ viết của
học sinh đã được nâng lên đáng kể, nhưng vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như
chất lượng không đồng đều ở các khối lớp, nhiều bài viết của học sinh tuy văn
đã hay, chữ đã đẹp nhưng vẫn còn sai nhiều lỗi chính tả mà học sinh lớp 4B là
một điển hình. Sở dĩ việc dạy học phân môn Chính tả nói chung và việc sửa lỗi
chính tả cho học sinh của nhà trường gặp khó khăn như vậy là do sự khác biệt
trong cách phát âm của phương ngữ Mường Thành Minh so với tiếng phổ thông
đã có ảnh hưởng đến khả năng định hướng viết đúng chính tả của học sinh. Hệ
thống bài tập lựa chọn trong SGK dành cho các vùng phương ngữ chưa thể hiện
được tính khoanh vùng. Do vậy có tình trạng cả học sinh và giáo viên phải chạy
theo luyện tập những lỗi mà bản thân mình ít phạm phải (thậm chí không phạm
phải) trong khi đó lỗi mình thường gặp lại không được thực hành, luyện tập
thường xuyên. Chính vì thế năm học 2016 -2017 được phân công chủ nhiệm và
giảng dạy lớp 4B tôi không khỏi băn khoăn và dốc tâm, dốc sức vào nâng cao
3



chất lượng chữ viết cho học sinh bằng cách rèn cho học sinh viết đúng chính tả
rồi đến viết đẹp.
Từ những lý do đó thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn áp
dụng một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B. Sau đây tôi xin
được chia sẻ “ Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường
Tiểu học Thành Minh 2” .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về lỗi chính tả của học sinh lớp 4B Trường Tiểu học
Thành Minh 2 thường mắc phải từ đó đề ra biện pháp sửa lỗi chính tả cho học
sinh lớp mình chủ nhiệm và học sinh nhà trường nhằm nâng cao chất lượng và
phân môn Chính tả nói riêng dạy và học môn Tiếng Việt nói chung tạo chuyển
biến về phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.”
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tôi tập trung nghiên cứu về các vấn đề sau:
- Mục tiêu, nội dung chương trình phân môn Chính tả lớp 4
- Hệ thống bài tập âm vần trong phân môn Chính tả lớp 4
- Lỗi chính tả đặc trưng của học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Thành Minh 2
- Biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học
Thành Minh 2
1.4. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thông kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp .
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.

2. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lý luận:
2.1.1. Đặc điểm chính tả Tiếng Việt
Về cơ bản chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, mỗi âm vị được ghi
bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết chính tả Tiếng Việt
là thống nhất với nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Bởi theo nghĩa gốc
thì “chính tả” tức là “ phép viết đúng” hay “ lối viết hợp với chuẩn”. [2]
2.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ Tiếng Mường:
Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường trong ngữ chi
Việt của ngữ hệ Nam Á. Tiếng Mường rất gần với tiếng Việt có thể nói một cách
khái quát (nhưng không tuyệt đối, khoảng 75%). [3] Do vậy khi phát âm tiếng
Mường cơ bản giống tiếng Việt song chỉ mất dấu thanh hoặc chuyển hình thức
dấu thành từ sắc => nặng; huyền => ngang VD: lá cờ => lạ cơ; chú => chụ;
trường => trương... [4]
2.1.3.Đặc điểm cấu trúc nội dung chình trình phân môn chính tả lớp 4
Nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn chính tả lớp 4 gồm 2
phần:

4


- Chính tả đoạn bài: Nhớ – viết, nghe – viết một đoạn trích từ bài tập đọc
hoặc từ các văn bản khác có nội dung phù hợp với chủ điểm học tập của mỗi
tuần, có độ dài khoảng 80-90 chữ (tiếng)
- Chính tả âm, vần: Nội dung các bài tập chính tả âm vần là luyện viết
đúng các từ có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do ảnh hưởng của cách phát
âm địa phương.
- Các cặp âm, vần, thanh dễ lẫn được luyện viết gồm:
+ Âm đầu: l/n; tr/ch; s/x; r/d/gi. (dành cho học sinh phương ngữ Bắc Bộ).
+ Vần: an/ang; , ăn/ăng, ân/âng, en/eng, uôn/uông, iên/iêng, ăt/ăc, uôt/uôc,
ut/uc, ưt/ưc, ươt/ươc, iêt/iêc, ... (dành cho học sinh phương ngữ Nam Bộ)

+ Thanh: thanh hỏi/thanh ngã (dành cho học sinh các phương ngữ Bắc Trung
Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ).
+ Về hình thức, các âm, vần, thanh dễ lẫn được luyện viết thông qua những
nhiều kiểu bài tập như: điền âm, vần, điền tiếng vào chỗ trống, chọn tiếng thích
hợp để điền vào chỗ trống v.v.. [5]
Từ những nghiên cứu trên cho thấy nội dung chương trình phân môn
Chính tả trong sách giáo khoa Tiếng việt 4 hiện hành về cơ bản đã thể hiện được
các vùng phương ngữ, song cũng chưa bao quát hết được tất cả các vùng miền.
2.2. Thực trạng vấn đề:
2.2.1. Điều kiện nhà trường:
Trường tiểu học Thành Minh 2 đóng trên địa bàn 8 thôn đặc biệt khó
khăn của xã Thành Minh với gần 100% là con em dân tộc Mường. Điều kiện
kinh tế- Văn hóa xã hội còn rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của nhà trường
còn thiếu thốn nghèo nàn. Năm học 2016-2017, nhà trường có 12 lớp 11 phòng
học không đủ 1 lớp/1 phòng, phòng học chật hẹp, xuống cấp tường lở, mái dột.
Thiếu tất cả các phòng chức năng, văn phòng. Đồ dùng trang thiết bị thiếu,
không đủ phục vụ dạy và học. Với điều kiện cơ sở vật chất như vậy ít nhiều ảnh
hưởng đến chất lượng dạy và học.
2.2.2. Về tình hình lớp 4B
Tổng số học sinh: 30 em
Nam: 14 em
Nữ: 16 em,
Dõn tộc Mường: 30 em = 100%
Con hộ nghèo: 14 em = 46, 7%.
Phần lớn gia đình các em làm nghề nông, một số bố mẹ đi làm thuê, làm
công nhân ở xa con cái phải gửi ông bà, anh em họ hàng như gia đình em Hiện,
em Viên, em Dương, em Huân ... Bởi vậy việc học tập ít được quan tâm chủ yếu
trông chờ vào dạy dỗ của nhà trường, thầy cô.
2.2.3. Thực trạng sai lỗi chính tả của học sinh lớp 4B trường Tiểu học
Thành Minh 2 hiện nay:

Sau 4 tuần trực tiếp giảng dạy trên lớp, qua chấm chữa các bài viết chính
tả như: Nghe – viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tuần 1); Nghe – viết: Mười năm
cõng bạn đi học (tuần 2); Nghe – viết: Cháu nghe câu chuyện của bà (tuần 3);
Nhớ – viết: Truyện cổ nước mình (tuần 4) bài Tập làm văn: Viết thư (tuần 4) của
5


học sinh tôi nhận thấy học sinh viết sai chính tả khá nhiều, cá biệt có những em
còn viết không thành chữ, thành câu như em Dương; em Đình, em Tuấn...v.v.
Bên cạnh đó thông qua dự giờ các lớp 1B; 2B; 3A và trao đổi với giáo viên
giảng dạy ở lớp 4A cho thấy các em đều có thực trạng như vậy.
Sau đây là kết quả thống kê lỗi số lỗi chính tả trong 30 bài viết Chính tả
Tập làm văn của học sinh đầu năm học 2016-2017.
Môn
Tổng số
Số bài
Lỗi chính tả
Thanh điệu
Âm đầu
Vần
HS
mắc lỗi
SL
TL
SL
TL
SL
TL
30
20

=
67%
Chính tả
2
10 %
7 35 % 11 55 %
30
25
=
83.3%
Tập làm văn
3
12 %
9 36 % 13 52 %
Những lỗi chính tả trong bài viết của các em thể hiện ở các dạng cơ bản
sau:
- Về thanh điệu; Các em thường nhầm lẫn hỏi/ngã, huyền/ngang,
sắc/nặng, đây cũng là lỗi đặc trưng của học sinh vùng Thanh Hóa nói chung
song lại chiếm tỉ lại chiếm tỉ lệ rất ít trong lớp (2-3em) và tần suất xuất hiện
trong bài không nhiều. Có thể nhận thấy đây là do các em sơ suất trong việc điền
dấu thanh khi viết bài. VD: những -> nhửng, mãi -> mải, cõng->cỏng, chỗ
->chổ, trường ->trương .v.v...
- Về phụ âm đầu: Bên cạnh lỗi về thanh điệu, hiện tượng viết sai các âm
(phụ âm đầu ), cũng rất đa dạng. Các em mắc các lỗi như không phân biệt được:
tr/ch; s/x; r/d/gi; ng/ngh giống học sinh các vùng miền khác thường hay vấp
phải. Tuy vậy trong bài viết của các em còn xuất hiện lỗi nhầm lẫn giữa v với ph
với số lượng nhiều và lặp lại ở tất các bài viết trên. VD; hộp phấn -> hộp vấn,
phật tiên-> vật tiên, lẽ phải->lẽ vải, phép lạ -> vép lạ v.v...
-Về phần vần: Ngoài các lỗi chung, lỗi phổ biến là các vần khó, học sinh
Tiểu học ở các vùng phương ngữ khác thường hay nhầm lẫn khi nói cũng như

khi viết các tiếng có vần “ưu”, “ươu”, chẳng hạn như: cấp cứu -> cấp kíu; âm
mưu -> âm miu; về hưu -> về hiu; hoa lựu -> hoa lịu; con hươu -> con hiêu...
thì trong số bài viết của học sinh còn gặp một số lỗi như nhầm lẫn giữa ang/ăng;
ong/ông; au/âu; ai/ay...
VD: cõng->cỗng, ngày->ngài, yêu nhau-> yêu nhâu, mang (theo)-> măng
(theo), cháu->chấu, mong->mông, cây bàng ->cây bằng; chong chóng ->chông
chống ; máy bay ->mái bai. cây cau -> cây câu; v.v..Đây là những sai lỗi mà chỉ
có ở học sinh Thành Minh mới có.
Ngoài những lỗi kể trên, học sinh còn mắc phải một số lỗi do nhầm lẫn
hoặc quên không ghi dấu phụ như ư -> u; ă -> a hoặc lỗi viết hoa một cách tùy
tiện... và đó cũng là những sai sót thông thường của học sinh Tiểu học.
Qua bảng thống kê cho thấy tỷ lệ học sinh viết sai lỗi chính tả khá cao ở
cả hai phân môn Chính tả và Tập làm văn. Đáng chú ý là số lỗi trong bài Tập
làm văn nhiều hơn số lỗi trong bài viết chính tả. Sở dĩ là do hoàn cảnh viết khác
nhau. Hoàn cảnh thứ nhất, lỗi xuất hiện trong giờ viết chính tả - các em được
người đọc (GV), để viết lại những điều mình tiếp thu được nên viết đúng hơn.
Hoàn cảnh thứ hai là lỗi xuất hiện trong giờ viết tập làm văn-hoạt động của học
sinh viết chính tả trong hoàn cảnh này là quá trình vừa nghĩ vừa viết, tức là
6


người viết sử dụng tiếng nói bên trong để tư duy và thể hiện những điều được tư
duy ra ngôn ngữ viết.
Từ thực trạng trên cho thấy học sinh lớp 4B hay nhầm lẫn dẫn đến viết sai
các tiếng, từ có âm đầu v/ph, các tiếng, từ có vần ang/ăng; ong/ông; au/âu;
ai/ay... Đây là những sai lỗi chính tả mà số lượng học sinh mắc nhiều và thường
lặp lại ở các bài viết sau. Hiện tượng phạm lỗi chính tả đã nêu trên chủ yếu do
các nguyên nhân sau:
- Vốn sống, vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn. Bên cạnh đó môi
trường giao tiếp còn hạn hẹp mới chỉ dừng lại ở chòm xóm, bản làng nên chịu

ảnh hưởng của cách phát âm tiếng mẹ đẻ (tiếng Mường) cho nên học sinh
thường phát âm không chính xác, không chuẩn, (các em thường đọc sai dẫn đến
viết sai).
- Do các em chưa thực sự có kiến thức vững chắc về ngữ âm (Chính âm –
chính tả) chỉ đơn thuần dựa vào cách phát âm của thầy cô, chưa biết dựa vào yếu
tố ngữ nghĩa để viết nên dễ viết sai.
- Học sinh ít được thực hành đọc và viết Tiếng Việt nên không thể quen
tay, quen mắt. (Mỗi tuần chỉ có 1 tiết chính tả trong đó chính tả âm vần chiếm
rất ít thời gian)
- Do nội dung chính tả trong SGK Tiếng Việt lớp 4 chưa có các bài tập
rèn lỗi chính tả mà các em thường mắc.
- Về phía giáo viên: Nhiều thầy cô còn quá lệ thuộc, câu nệ trung thành
với bài tập ở SGK, chưa nhận ra hết phần nào là trọng tâm của từng loại chính
tả, chưa quan tâm đến lỗi đặc trưng của học sinh mình mắc phải.
2.3. Biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B Trường Tiểu học
thành Minh 2.
Từ thực trạng và đánh giá nêu trên tôi nhận thấy để nâng cao năng lực viết
đúng chính tả cho học sinh lớp 4B nói riêng học sinh Trường tiểu học Thành
Minh 2 nói chung thì một trong những vấn đề cơ bản cần giải quyết là khắc phục
những lỗi do phương ngữ tạo ra. Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề sai lỗi
chính tả của học sinh. Tức là phải biết học sinh mình yếu, thiếu và thường sai lỗi
những gì để đề ra biện pháp sửa lỗi phù hợp. Người giáo viên phải như bác sĩ
giỏi biết bắt đúng bệnh của bệnh nhân thì chữa bệnh mới khỏi được. Sau đây là
những biện pháp tôi đã vận dụng và thấy hiệu quả:
2.3.1. Điều tra khảo sát nắm bắt và phân loại nhóm đối tượng học
sinh thường mắc lỗi.
Thực tế cho thấy nếu nắm vững đối tượng học sinh, phân loại từng đối
tượng là chìa khóa của thành công trong công tác dạy học và giáo dục học sinh.
Việc sửa lỗi chính tả cho học sinh cũng vậy. Ngay từ đầu năm học, từ những
buổi học đầu tiên qua quan sát, tiếp xúc, chấm chữa bài cho các em hay trao đổi

với các giáo viên bộ môn tôi đã tiến hành phân loại đối tượng học sinh của mình
thành từng nhóm theo lỗi chính tả các em thường mắc phải và có biện pháp sửa
lỗi phù hợp cho từng nhóm đối tượng đó.
Nhóm 1: Những học sinh khi viết thường nhầm lẫn về thanh điệu như
nhầm lẫn giữa các thanh Ngã/ hỏi; Huyền/ngang ; sắc/ngang/nặng. Nhóm này
chiếm rất ít trong lớp tôi (2-3 em đó là em Dương, em Bùi Phúc, em Xuân) và
7


các em không thường xuyên mắc phải nên khi chấm chữa bài tôi hướng dẫn các
em cách phân biệt và sửa lỗi luôn trong từng bài.
Nhóm 2: Những học sinh khi viết thường nhầm lẫn về âm đầu như s/x;
ch/tr; r/d/gi;. Đây là lỗi chính tả khá phổ biến đối với học sinh vùng Thanh Hóa
song với học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Thành Minh 2 thì chiếm rất ít. (gồm
các học sinh: Đình Phúc, Hiện, Quách Huân, Đình, Dương, Tuyết, Tuấn ).
Ngoài việc khai thác triệt để nguồn bài tập rèn luyện trong sách giáo khoa tôi đã
củng cố lại cho các em về một số mẹo chính tả mà các em đã được học ở lớp
dưới để các em ghi nhớ.
Nhóm 3: Những học sinh khi viết thường nhầm lẫn về âm đầu v/ph hay
các vần: ang/ăng; ong/ông; au/âu; ai/ay.(gồm các học sinh: Đình Phúc, Lịch,
Trung, Dương, Đình, Tuyết, Tuấn, Huệ, Tâm, Xuân).
Xác định đây là lỗi chính tả mà học sinh của mình thường mắc phải nên
tôi coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc sửa lỗi chính tả cho học sinh.
2.3.2. Dạy phát âm đúng tiếng Việt thông qua các môn học lấy phân
môn Tập đọc làm nòng cốt:
Dù là một cộng đồng người Việt Nam nhưng mỗi người một cách phát âm
theo phương ngữ khác nhau. Chữ viết Tiếng Việt lại là chữ viết ghi âm tương đối
hợp lý. Ở cấp độ âm tiết, nói chung có sự đối ứng một đối một giữa âm và chữ
“phát âm thế nào thì viết thế ấy”. Do vậy trong giờ tập đọc tôi luôn chú trọng
đến việc luyện đọc đúng cho học sinh của mình. Việc đọc đúng không những

giúp các em hiểu được nội dung bài đọc, cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà còn
giúp các em định hướng để viết đúng. Đọc đúng các âm dễ lẫn: đọc đúng là phát
âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm
(Không đọc theo cách phát âm của địa phương mà cách phát âm có sự sai lệch
so với âm chuẩn). Phát âm đúng tiếng Việt là yêu cầu cần thiết, đọc đúng đòi hỏi
thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng trong quá trình giảng dạy tôi đã
cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt, để từ đó các em phát âm đúng hay đọc
đúng các tiếng, từ chứa âm đầu, vần dễ lẫn trong các bài tập đọc và trong giao
tiếp.
VD1: Để luyện đọc đúng và phân biệt v/ph trong bài:
“ Nếu chúng mình có phép lạ.” (Tiếng Việt 4 tập 1 trang 76)
- Trong quá trình luyện đọc nối tiếp từng đoạn tôi phát hiện thấy các em đọc sai
tiếng phép->vép trong phép lạ. Như vậy học sinh đã phát âm sai âm đầu ph
thành v nên tôi đã sửa phát âm cho các em bằng cách hướng dẫn các em đánh
vần lại tròn vành rõ tiếng: phờ- ép - phép. Song đối với những em đọc chậm như
em Đình, em Dương tôi đọc mẫu, kết hợp miêu tả về cách phát âm và yêu cầu
các em quan sát miệng vị trí môi khi đọc. Bởi lẽ giọng phát âm của giáo viên
chính là trực quan sinh động nhất đễ hiểu nhất đối với học sinh. Chẳng hạn khi
đọc âm “v” thì đặt hàm răng trước ra phía trước môi dưới (giống như làm răng
thỏ), còn khi đọc âm “ph” để hàm răng trước lên môi dưới và đẩy hơi ra (giống
như thỏ thổi bóng).
Trong luyện đọc với phương châm là sai đến đâu sửa ngay đến đó, vừa
không tốn thời gian vừa sát với đối tượng học sinh. Ngoài việc hướng dẫn cách
phát âm chuẩn tôi còn đặc biệt chú ý đến hình thức tổ chức rèn luyện để tránh
8


nhàm chán đơn điệu cho học sinh. Có thể dưới hình thức luyện đọc theo nhóm,
thông thường tôi sắp xếp những em đọc tốt kèm cặp những em đọc chậm. Hay tổ
chức thi giữa các cá nhân, nhóm các em tự phát hiện ra sai lỗi của bạn và nêu

cách sửa. Tôi rèn cho các em kĩ năng nghe- nhận xét sửa sai giúp bạn và tự sự
sai cho mình, các em sử dung các kĩ năng ấy thường xuyên trong các tiết học trở
thành thói quen, tạo nề nếp học tập tốt hơn.
Cách “tập phát âm” cho đúng này đòi hỏi nhiều thời gian, kiên trì bởi
tiếng địa phương là thói quen trong giao tiếp của các em,. Để nâng cao năng lực
phát âm chuẩn tiếng Việt tôi còn tích cực rèn luyện cho các em trong các môn
học khác, mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi ra chơi hoặc các hoạt động tập thể. VD:
Trong môn toán khi đọc các nội dung bài toán tôi thường ưu tiên những em học
sinh đọc còn chậm được đọc nhiều hơn và lưu ý sửa những lỗi phát âm sai cho
các em. Nếu cả thầy và trò có thành công trong việc giúp nhau đọc đúng chuẩn
thì sẽ giúp các em viết đúng chính tả được.
Như vậy việc dạy học tốt phân môn tập đọc nói chung và việc luyện đọc
đúng chính âm Tiếng Việt là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc viết
đúng chính tả của các em. Ngoài việc luyện tập trên lớp tôi còn định hướng cho
phụ huynh các em về việc tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt ở gia đình.
2.3.3. Sửa lỗi chính tả thông qua hệ thống bài tập chính tả:
Kết quả học tập của học sinh phản ánh chất lượng ngành giáo dục. Để học
sinh học tốt thì giáo viên phải dạy tốt. Như vậy mỗi giáo viên phải tự biến quá
trình dạy học của mình thành quá trình học của học sinh, biết dạy cho học sinh
cách học và tự học. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải có trình độ sư phạm,
luôn luôn tìm tòi sáng tạo, có sáng kiến mới trong dạy học, nắm vững nội dung,
kiến thức, điều kiện thực tế lớp mình dạy, trang bị cho mình một vốn kiến thức
và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh,
khả năng làm việc độc lập và tự giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc
sống. Giáo viên cần sớm tiến hành điều tra lỗi chính tả ở địa bàn mình công tác
để có biện pháp sửa sai kịp thời cho học sinh có hiệu quả học tập tốt hơn.
Như chúng ta đã biết, học Tiếng Việt nói chung cũng như học Chính tả
nói riêng, chủ yếu học bằng con đường thực hành là chính. Chỉ có thông qua
thực hành, bằng hệ thống bài tập mới có thể củng cố, khắc sâu tri thức, hình
thành được các kỹ năng chính tả cần thiết. Thực hành là một trong những

nguyên tắc dạy chính tả quan trọng nhất giúp học sinh luyện tập để ghi nhớ các
trường hợp viết đúng. Dạy Chính tả phải trên cơ sở quy tắc chính tả và lỗi chính
tả học sinh thường mắc phải chứ không phải luyện tập chung chung. Lỗi nào
nhiều thì luyện tập nhiều, lỗi nào ít thì luyện tập ít.
- Về chính tả nghe- viết:
Không những thực hiện đúng quy trình của một bài học chính tả mà tôi
còn chú ý tới một số vấn đề sau:
+ Giọng đọc mẫu của giáo viên: Tôi xác định giọng đọc mẫu của giáo viên đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động nghe viết của học sinh. Nếu giáo
viên đọc sai chắc chắn dẫn đến học sinh đọc sai và viết sai. Do vậy tôi luôn
chuẩn bị tốt bài và tự học tự bồi dưỡng để đọc đúng chuẩn chính âm Tiếng Việt.
9


+ Tôi đã giảm bớt phần trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết, dành thời gian
cho học sinh đọc kĩ bài chính tả để so sánh phân biệt và luyện viết đúng những
tiếng-từ dễ sai.
+ Khai thác tối đa dữ liệu trong bài viết: Ngoài việc đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ
năng trong phân môn Chính tả thì người giáo viên cần biết khai thác tối đa các
dữ liệu có trong mỗi bài học từ đó vận dụng vào đối tượng học sinh mình một
cách phù hợp.
+ Phần chấm chữa bài chính tả đòi hỏi đầu tư thời gian và công sức tỉ mỉ thì mới
mang lại hiệu quả cao. Do vậy trong quá trình chấm, chữa bài và sửa lỗi cho các
em tôi nhận xét trực tiếp, hướng dẫn cách khắc phục cho từng em và động viên
khen kịp thời những em tiến bộ dù rất nhỏ.
VD: Khi dạy bài nghe- viết: “ Cháu nghe câu chuyện của bà” (Tiếng Việt 4
Tập 1 trang 26). Không những hướng dẫn học sinh viết đúng những tiếng dễ sai
như: chiều, trước, rưng rưng, dẫn,…. Tôi hướng dẫn các em tìm ra các tiếng, từ :
cháu, sau, đau, mấy, ngày, hàng, mong... Và yêu cầu các em trong nhóm thường
mắc lỗi ở những âm vần này tập viết ra vở nháp. Sau khi các em viết xong tôi

cho các em đối chứng với nhau và nhận xét lẫn nhau tìm ra đáp án đúng. Bằng
cách là đối chứng giữa cái sai và cái đúng để rút ra bài học.
Vd: Sau khi học sinh nhận xét lẫn nhau tôi hướng dẫn kết luận: Hãy gạch chân
dưới tiếng-từ viết sai trong các tiếng từ sau:
- cháu/chấu; sau/sâu, đau/đâu, mấy/mái, hàng/hằng, mông/mong.
Qua cách thực hiện này tôi thấy học sinh chủ động tích cực hơn trong sửa lỗi
chính tả, đặc biệt giúp các em khắc sâu hơn kiến thức.
VD2: Quy trình hướng dẫn chính tả nghe- viết bài: “ Kim tự tháp Ai Cập”
(Tiếng Việt 4 tập 2 trang 5).
- Giáo viên đọc bài chính tả Kim tự tháp Ai Cập (chú ý phát âm rõ các tiếng, từ
học sinh dễ viết sai chính tả: nhằng nhịt, chuyên chở,...tảng, hành lang, phòng,
phương tiện, nay...). Học sinh theo dõi sách giáo khoa.
- Học sinh đọc thầm lại đoạn văn, trả lời câu hỏi: Đoạn văn nói về điều gì ? ( Ca
ngợi Kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.).
- Giáo viên đọc cho học sinh viết (bảng lớp hoặc vở nháp) một số từ ngữ có
tiếng dễ viết sai chính tả: nhằng nhịt, chuyên chở,...tảng, hành lang, phòng,
phương tiện, nay...(đây là những tiếng, từ chứa âm, vần học sinh lớp tôi dễ lẫn)
- Phân tích so sánh:
+ Giáo viên nêu vấn đề: Tiếng lang và lăng giống nhau điểm nào ? lang -> lăng
khác nhau ở vần ang - >ăng.
+ Với những học sinh tiếp thu chậm tôi hướng dẫn các em đánh vần lại từng
tiếng, từ. VD: a-ngờ-ang -> ă-ngờ-ăng. Thực hiện tương tự với các từ - tiếng còn
lại.
- Nghe viết chính tả:
Giáo viên đọc cho học sinh nghe- viết chính tả theo quy định. Khi học sinh viết
xong, giáo viên đọc lại bài chính tả cho học sinh soát lại.
- Chấm, chữa bài chính tả.
+ Giáo viên hướng hẫn học sinh mở sách giáo khoa, tự kiểm tra và sửa lỗi bằng
cách ghi tiếng, từ viết sai ra vở nháp.
10



Sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra soát lại.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa lỗi ngay tại lớp. (Bước này giúp các em
khắc sâu được kiến thức và tránh lặp lại ở bài viết sau).
- Về chính tả âm vần:
Như phân tích ở trên hệ thống bài tập chính tả trong sách giáo khoa
TiếngViệt 4 hiện hành về cơ bản giúp học sinh sửa được các lỗi chính tả thường
gặp như phân biệt tr/ch; s/x; r/d/gi; ...hay an/ang; ăn/ăng;ân/âng; hỏi/ ngã v.v..
(dùng cho học sinh nhóm 1-2). Nhưng thực tế giảng dạy tôi thấy những bài tập
giúp học sinh phân biệt v/ph, ong/ông, au/âu, ... dường như không có. Do vậy
việc giúp học sinh phân biệt và sửa được lỗi chính tả là phụ thuộc vào người
giáo viên. Nhận thức được điều đó cho nên khi xây dựng hệ thống bài tập chính
tả lựa chọn cho học của mình tôi chú trọng vào “tính khu vực", phải tập trung
vào những trường hợp “có vấn đề” của khu vực như phân biệt về âm dầu : v/ph
về vần: ang/ăng; ong/ông; au/âu; ai/ay... Sâu đây là một số kiểu bài tập tôi xây
dựng nhằm thay thế cho những bài tập lựa chọn trong sách giáo khoa mà không
phù hợp với đối tượng học sinh lớp tôi.
VD1: Kiểu bài tập sửa lỗi về âm đầu: v/ph
Nhận thấy học sinh lớp tôi không mắc các lỗi nhầm lẫn âm dầu l/n mà lại
nhầm lẫn giữa v/ph nên tôi xây dựng một số kiểu bài tập phân biệt v/ph để thay
thế cho phù hợp đó là:
BT1. Điền vào chỗ chấm v hay ph: (thay thế cho bài tập 2a tuần 1)
- Chỉ trong ....út chốc cô Ve sầu đã leo lên được ...iến đá. Cô ...ải cố hết sức
vì ...iến đá rất trơn.
- Mái tóc bạc ...ơ; Nắng ...ố huyện ...àng hoe; hoa ...ong lan; nhà ...ua;
trừng ...ạt; ...ui ...ẻ; lẽ ...ải; ...anh ...ui; dấu ...ẩy, chùm ...ải, giờ ...út, ngựa ....i,
xem ...im, gậy tầm ...ông.
BT2: Điền chữ bắt đầu bằng v hoặc ph vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
(thay thế cho bài tập 2a (Tuần 5)

- Ngày xưa có một ông
cao tuổi muốn tìm người nối ngôi.
ra lệnh
cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được nhiều
thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc sẽ bị trừng
.
BT3: Điền vào chỗ trống v hay ph ? (thay thế cho bài tập 2a (Tuần 9)
- Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “ Anh mình còn ...ải nuôi ..ợ con. Nếu ....ần của
mình cũng bằng ...ần của anh thì thật không công bằng”. Nghĩ vậy, người em ra
đồng lấy lúa của mình bỏ thêm ..ào ...ần của anh.
(Hai anh em SGK-Tiếng Việt 2)
BT4: Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu v hay ph. (thay thế cho bài: 2a tuần 17)
Hoa học trò
Phượng không
là một đóa, không vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả
một , cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một
tử của xã hội thắm tươi; người
ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa xòe lớn như muôn
ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Theo Xuân Diệu
BT5: a,Tìm những tiếng có nghĩa ứng với các ô trống dưới đây: (thay thế
cho bài 2a tuần 26)
11


a

ai

an


ôn

v
M: va
ph
b, Điền vào chỗ chấm v hay ph rồi giải câu đố sau:
Bốn chân như bốn cột nhà
Hai tai ve ...ẩy, hai ngà trắng ...au
Vòi dài ...ắt vẻo trên đầu
Trong rừng thích sống ...ới nhau từng đàn
Là con .....
Tuy nhiên trong thực tế dạy và học tôi thấy có thể sử dụng nguồn tư liệu
sẵn có trong sách giáo khoa chỉ cần thay đổi yêu cầu bài tập sát với thực tế học
sinh sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn. VD:
BT6: Bài tập 2a (trang 126 TV 4 tập 1) Tìm các tính từ:
- Có hai tiếng bắt đầu bằng l.
M: lỏng lẻo
- Có hai tiếng bắt đầu bằng n.
M: nóng nảy
Tôi thay bằng yêu cầu khác sát với thực tế học sinh lớp tôi hơn đó là:
Tìm các tính từ:
- Có hai tiếng bắt đầu bằng v.
M: vui vẻ
- Có hai tiếng bắt đầu bằng ph.
M: phơn phớt (hồng)
Bài tập 3a (trang 127 TV 4 tập 1) Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc ph, có
nghĩa như sau:
- Người đứng đầu của nhà nước phong kiến thì gọi là:
- Vật thả nổi trên mặt nước để làm dấu hiệu cho tàu bè đi lại hoặc bám vào khi

tàu chìm.
- Vật được làm bằng đá vôi đúc thành thỏi nhỏ, để viết bảng.
- Thứ cây thuộc họ nhãn, khi chín thì vỏ đỏ, vị ngon ngọt, thường trồng nhiều ở
miền Bắc.
BT7: Bài tập 2a (trang 125 TV 4 tập 2) .
- Tìm 3 trường hợp chỉ viết với l, không viết với n.
M: làm (không có nàm)
-Tìm 3 trường hợp chỉ viết với n, không viết với l.
M: này (không có lày)
Tôi thay bằng yêu cầu là:
- Tìm 3 trường hợp chỉ viết với v, không viết với ph.
M: vua (không có phua)
- Tìm 3 trường hợp chỉ viết với ph, không viết với v.
M: phim (không có vim)
VD2: Kiểu bài tập sửa lỗi về vần
Cũng giống phần âm đầu, trong phần vần này nhiều bài tập phân biệt vần
ân/âng, ươn/ương, âc/ât, uc/ut,... học sinh lớp tôi ít hoặc thậm chí không mắc
phải nên tôi chuyển yêu cầu bài tập hoặc thay thế bằng các bài tập khác phù hợp
hơn.
BT1: Điền vào chỗ trống ong hay ông: (Thay thế cho bài 2b tuần 4)
a, Ơ kìa cầu v ... ` nhỏ
C....`...lưng c....~.... cầu to
12


Như đôi bạn thân thiết
Chẳng xa nhau bao giờ.
Theo Phạm Thanh Quang
b, Đôi mắt l....... lanh
Màu xanh tr.......... vắt

Chân có m.......... vuốt
Vồ chuột rất tài
Là con gì?
BT2: Điền vào chỗ trống ai hay ay: (Thay thế cho bài 2b tuần 12)
- Nếm mật nằm g.....
- Tay làm hàm nh.....
- Thẳng cánh cò b....
- Nước đến chân mới nh......
- Ngày qua tháng l.....
- Chạy long tóc g......
BT 3: Tìm các danh từ: (Thay thế cho bài 3 tuần 14)
- Chứa tiếng có vần ai hoặc vần ay.
M: tai,tay
BT4: Điền vào chỗ chấm au hay âu: (Bài tập này có thể thay thế bài tập 2b
(tuần 25)
a. Bà ch..... , cây c...., m..... lẹ, chăn tr....., kho b.....
b.
Con mèo mà treo cây c....
Hỏi thăm chú chuột đi đ... vắng nhà.
Ca dao
- Mang nặng đẻ đ...
- Thương con quý ch ....
BT5: Chọn các tiếng trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu thơ, câu văn
(thay thế bài 2b tuần 29)
a, ..................... (Trong, Trông) đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh ............... (bong/bông) trắng lại chen nhị vàng.
Ca dao
b, chơi cầu...........(long/lông), chơi.............(bóng/bống) ném,
(dồng/dòng).............sông, ................(mông/mong) ngóng.
BT6: Điền vào chỗ trống ang hay ăng: (Thay thế cho bài 2b tuần 32)

Đèn điện tr......, đèn tr...... v........
Đóm xanh, đóm đỏ ngỡ ng........ trung thu.
Chị H.........., chú Cuội cười v........
Vỗ tay bắt nhịp tình t.........rước đèn.
(Theo Nguyễn Thị Hồng Vân)
Ngữ liệu các bài tập có thể vận dụng từ các, đoạn thơ, câu đố vui trong
các bài tập chính tả của SGK.Từ các nội dung có sẵn chỉ cần thay đổi yêu cầu
cho phự hợp với mục đích luyện tập. Như vậy sẽ đỡ mất thời gian, công sức tìm
tòi nguồn tài liệu khác, đồng thời nội dung là các câu đố đó có tác dụng kích
thích được tính tò mò của trẻ.
VD: Bài tập 2b (trang 35 - Tuần 22) Điền vào chỗ trống : ut hay uc
13


Con đò lá tr... qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa
B... nghiêng lất phất hạt mưa
B... chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Đây là vần mà học sinh lớp tôi ít gặp nên tôi đã chuyển sang dạng bài tập: Điền
vào chỗ trống : ong hay ông
Con đò lá trúc qua s....
Trái mơ tròn trĩnh, quả b..... đung đưa
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
VD: Điền vào chỗ trống ong hay ông: (thay thế bài tập 2b (trang 77 - Tuần 8)
a, Con gì s...... ở tr....... hang.
b, Ngày ngày chăm chỉ tìm hoa
Hai càng, tám cẳng bò ngang
Làm nên mật ngọt xây nhà ở chung
Là con gì ?

Là con gì ?
VD: Bài tập 2a tuần 22 Điền vào chỗ trống l hay n:
Bé Minh ngã sóng soài
Tối mẹ về xuyết xoa
Đứng dậy nhìn sau trước
Bé oà ...ên ...ức ....ở
Có ai mà hay biết
Vết ngã giờ sực nhớ
...ên bé ...ào thấy đau
Mẹ thương thì mới đau
Theo Vũ Duy Chu
sẽ được thay bằng: Sửa lỗi chính tả cho các tiếng, các từ được gạch chân trong
đoạn thơ dưới đây rồi chép lại cho đúng:
Bé Minh ngã sống soài
Tối mẹ về xuyết xoa
Đứng dậy nhìn sâu trước
Bé oà nên nức nở
Có ai mà hay biết
Vết ngã giờ sực nhớ
Nên bé nào thấy đâu
Mẹ thương thì mới đâu
Theo Vũ Duy Chu
Có thể áp dụng cách làm này cho các (BT2 - Tuần 9), BT2a (trang 165 Tuần 17) v.v...
Với một số nội dung trên, sau khi học sinh hoàn thành xong tôi tổ chức
cho các em luyện đọc. Như vậy là giúp học sinh nhận diện ra được chữ viết sai
cả trên cơ sở ngữ âm cả trên cơ sở chính tả. Nhờ vậy mà học sinh ghi nhớ được
cách viết đúng. Luyện tập một nội dung nhưng được xây dựng bằng nhiều hình
thức khác nhau, nên tránh được trùng lặp, nhàm chán, do đó kích thích được
hứng thú cho học sinh. Lại có những bài tập sử dụng chung một ngữ liệu nhưng
lại được khai thác ở những khía cạnh khác nhau. Khi sử dụng các bài tập nêu

trên tôi thường tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể cho học sinh
hoạt động cá nhân như tự làm bài vào vở, cũng có thể cho học sinh hoạt động
theo nhóm. Để tạo không khí thi đua sôi nổi và kích thích hứng thú cho học sinh
các bài tập đó là nội dung của các cuộc thi như: Thi: Ai nhanh-Ai đúng? Thi Ai
nhanh tay – nhanh mắt?, thi Trò chơi tiếp sức, thi Ai viết nhanh-viết đúng? Thi Ai
viết đúng-viết đẹp?...
2.3.4. Củng cố và bổ sung một số mẹo chính tả.
Việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh để có kết quả cao thì cần kết hợp
nhiều phương pháp, hình thức tổ chức. Do vậy trong quá trình dạy-học phân
14


môn chính tả bên cạnh việc rèn luyện viết đúng chính tả thông qua hệ thống bài
tập tôi còn chú ý củng cố và bổ sung một số mẹo chính tả. Bài học nào liên quan
về kiểu chính tả nào tôi thường cho các em nhắc lại quy tắc hoặc ghi nhớ mẹo về
trường hợp chính tả ấy.
VD1: Phân biệt r/d/gi .(Khi dạy các bài tuần 4, 8, 16...)
Cách 1: Dựa vào sự đối lập về nghĩa:
+ gia (tăng thêm): gia hạn, gia vị, gia tăng, tăng gia, tham gia,…
+ gia ( nhà): gia đình, gia tài, gia sản, gia sư, gia trưởng, quản gia, gia
phong,..
+ da ( lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da dẻ, da trời, da mặt, …
[6]
+ ra ( sự di chuyển) : ra vào, ra ngoài, ra sân, ra chơi,…
Cách 2: Dựa vào quy tắc ngữ nghĩa để phân biệt các chữ ghi âm d/gi:
Phải nhớ nghĩa, nhớ âm và cách viết quen thuộc từng từ để viết đúng chính tả.
Ví dụ:
- Vật dùng để chặt, thái viết là “dao” (mài dao, con dao…); khi chỉ mối quan hệ
tương tác, qua lại thì viết là “giao” (bàn giao, giao hữu, giao ban, giao lưu). [6]
VD2: - Phân biệt s/x: (Khi dạy các bài tuần 2, 6, 11, 14, 32).

- Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x: xôi, xa lát, xúc xích, xì dầu, xoong, …
- Các động từ, tính từ thường viết là x: xem, xách, xẻ, xay, xát, xào, xoa, xúc, …
- Hầu hết các danh từ còn lại đều viết là s:
+ Chỉ người : sứ giả, đại sứ, sư sải, giáo sư, gia sư,…
+ Chỉ cây cối: sen, sung, sấu, sắn, si, sim, ...
+ Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, sợi vải,…
+ Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sông, suối, sấm, sét,…
Có một số trường hợp ngoại lệ là danh từ nhưng lại viết là x: xe, xuồng, xoan,
xoài, túi xách, xương, xô, xẻng, xưởng, xó, trạm xá, mùa xuân.
VD3: - Phân biệt tr/ch: (Khi dạy các bài tuần 3, 7, 15,...).
Cách 1: Mẹo trường từ vựng: Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì
viết là ch chứ không viết là tr: cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng,…; Những từ chỉ
đồ vật trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr: chai, chum, chạn, chén,
chổi, chão, chõng, chiếu,..( ngoại trừ cỏi tráp, đồ vật này giờ ít dùng).
Cách 2: Mẹo kết hợp âm đệm: Tr không bao giờ đi với các vần -oa, -oă, -oe, -uê.
Chỉ có ch là có khả năng đi với các vần này.VD: choáng váng, loắt choắt,
chạch chọe, chuệch choạng, ….
Cách 3: Mẹo láy âm: Ch láy âm với các phụ âm đững trước hoặc đứng sau, Tr
không láy âm với các phụ âm khác, trừ 4 ngoại lệ, đều láy với L: Trọc lóc, trụi
lủi, trót lọt, trẹt lét. VD: chơi bời, cheo leo, chàng ràng, chờn vờn, chềnh ềnh,
Cách 4: Mẹo đồng nghĩa “tranh-giành”: Trong tiếng Việt có nhiều cặp từ đồng
nghĩa mà một được viết với Tr, một được viết với gi, VD: tranh-giành, trai-giai,
trở mặt-giở mặt, trồng-giồng, nhà tranh-nhà gianh, ….
Trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 hiện hành không còn luyện tập
phân biệt k/c/q; ng/ngh; g/gh nên tôi đã củng cố lại cho các em một số quy tắc
đã học ở các lớp dưới đó là:
- Phân biệt k/c/q; ng/ngh; g/gh; .
- Dựa vào quy tắc ngữ âm để viết đúng: k/c/q; ng/ngh; g/gh:
15



+ Đứng trước các nguyên âm: i, iê, e, ê viết k, ngh, gh. (quốc kì, kiểm điểm,
que kem, kiểm kê, ghi chép, nghiêm nghị, nghe nói, ...)
+ Đứng trước các nguyên âm: a, ă, u, ư, o, uô, ươ viết c, g, ng (cái ca, căn
nguyên, cúc áo, cư dân, kéo co, cuộc chơi, cá cược, nhà ga, đôi guốc, gay go,
ngay ngắn, soi gương…). [7]
- Phân biệt iêu/ươu; iu/ươu .
Kết hợp giữa chính âm và chính tả, nghĩa của từ để ghi đúng các từ có vần khó
- Nhớ âm, nhớ nghĩa để đọc đúng, viết đúng các từ: hươu (con hươu)/ hiêu (vô
nghĩa). hưu (nghỉ theo chế độ - về hưu) /hiu( quạnh quẽ, đìu hiu, buồn, thanh
vắng).
Như vậy với biện pháp này học sinh lớp tôi đã ghi nhớ được nhiều trường hợp
mẹo chính tả và viết đúng chính tả hơn. Bên cạnh đó phong trào học tập của lớp
cũng trở nên sôi nổi hào hứng. Với những em tiếp thu bài chậm tôi cho các em
ghi vào vở đọc lại nhiều lần nhằm khắc sâu thêm cách viết đúng chính tả.
2.3.5. Mở rộng phạm vi, đối tượng giao tiếp, rèn luyện phát âm
chuẩn Tiếng Việt cho học sinh.
Do học sinh ở đây ít được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và ít
được tiếp xúc giao lưu như học sinh vùng xuôi nên phần nào cũng ảnh hưởng
đến vốn sống, vốn từ và đặc biệt là khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt. Vậy hoạt
động tập thể, hoạt động ngoại khóa ở trường là cơ hội tốt để các em được mở
rộng phạm vi và đối tượng giao tiếp, từ đó củng cố mở rộng vốn từ, vốn sống.
Không những tạo động lực để các em học tốt các môn học khác mà còn giúp các
em rèn luyện khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt giúp từ đó giúp các em viết
đúng chính tả hơn. Trong năm học vừa qua tôi đã mạnh dạn đề xuất với nhà
trường và cùng với Tổ chuyên môn, Liên Đội nhà trường tổ chức nhiều hoạt
động thu hút các em tham gia. Một trong những hoạt động ấy phải kể đến là
chương trình “ Rung chuông vàng’, chương trình “Thắp sáng ước mơ” , chương
trình “Kể chuyện lịch sử” nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam....

Hay là qua các hoạt động tập thể như sinh hoạt lớp hàng tuần, hàng tháng,
sinh hoạt 15 phút đầu giờ tôi thường tạo điều kiện các em nhận xét trao đổi với
nhau bằng tiếng phổ thông. Ngay cả khi ra chơi tôi thường quan sát và điều
chỉnh để các em trao đổi với nhau và rèn luôn cách phát âm đúng Tiếng Việt.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Như vậy sau một thời gian thực hiện sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4B
dựa trên nền tảng phát âm chuẩn Tiếng Việt kết hợp với đưa hệ thống bài tập
phương ngữ nói trên vào áp dụng thay thế, bổ khuyết cho phần “thừa” và phần
“thiếu” trong SGK Tiếng Việt lớp 4, tôi thấy hiện tượng phạm lỗi chính tả của
học sinh do ảnh hưởng của phương ngữ đó giảm rõ rệt cả về số lượng và tần số
xuất hiện. Trong đó phải kể đến hiện tượng học sinh nhầm lẫn các tiếng có vần
ang/ăng; ong/ông; au/âu; ai/ay... chỉ còn rất ít và đó thường là những đối tượng
học sinh học chưa hoàn thành (em Dương). Có thể nói các bài tập với nội dung
cụ thể luôn luôn bám sát hiện tượng “có vấn đề” đó giúp các em thường xuyên
luyện tập viết đúng và ghi nhớ những chữ thường viết sai. Nhờ vậy chất lượng
chữ viết, chất lượng học tập phân môn Chính tả của lớp nâng lên rõ rệt bước đầu góp
16


phần nâng cao chất lượng “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.” Điều đó được minh
chứng qua thông kê số lỗi chính tả trong 30 bài viết chính tả và 30 bài làm văn
giữa học kì 2 của học sinh lớp 4B như sau:
Môn

Số bài mắc

Lỗi chính tả
Thanh điệu
Âm đầu
Vần

lỗi
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2/30= 6.7%
Chính tả
0
0%
1
50 %
1
50 %
3/30=
13.3%
Tập làm văn
1
10 %
1
10 %
2
52 %
-Kết quả trưng bày “ Vở sạch – chữ đẹp” cấp huyện của lớp 4B
Tổng số bộ 30

SL

TL


Loại A
Loại B

20
10

66.7%
33.3%

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Việc viết đúng chính tả rất quan trọng trọng học tập của học sinh tiểu học
nói chung học sinh Trường tiểu học Thành Minh 2 nói riêng. Không những giúp
các em học tập tốt hơn các môn học khác mà còn học tập tiếp lên các bậc học
trên. Góp phần “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” [1]. Để nâng cao chất
lượng dạy học phân môn Chính tả nói chung và giúp học sinh viết đúng chính tả
đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Có
kiến thức sâu rộng về đặc điểm học sinh và đặc điểm phương ngữ. Hơn ai hết
giáo viên phải là người nắm vững những lỗi chính tả mà học sinh thường mắc
phải để từ đó có biện pháp sửa chữa phù hợp.
Hệ thống bài tập chính tả phương ngữ nếu được khai thác một cách khoa
học, hợp lý trên cơ sở sự sáng tạo của từng giáo viên, đồng thời kết hợp với
nhiều hình thức luyện tập phong phu khác để rèn luyện thói quen, phát huy tính
độc lập suy nghĩ, tính chủ động, tích cực của học sinh sẽ là một trong những
biện pháp tích cực giúp chúng ta cải thiện tình trạng phạm lỗi chính tả do ảnh
hưởng của phương ngữ đối với học sinh lớp 4B nói riêng và đối với học sinh
Tiểu học ở Thành Minh 2 nói chung.
3.2. Kiến nghị:
Để góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình dạy - học phân môn Chính

tả Tiểu học nói chung, ở Thành Minh nói riêng đòi hỏi những nhà quản lý giáo
dục những người trực tiếp dạy phân môn Chính tả tiếp tục suy nghĩ và có những
giải pháp thỏa đáng, phù hợp.
+ Về phía nhà trường:
- Cần tăng cường các chuyên đề về chất lượng dạy học phân môn Chính tả đặc
biệt gắn liền với thực tế học sinh nhà trường.

17


- Thông qua công tác dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm cách thức tổ chức dạy
học phân môn chính tả.
+ Về phía giáo viên: cần nắm bắt đúng đối tượng học sinh để lựa chọn bài tập
rèn luyện viết đúng chính tả cho học sinh đạt hiệu quả cao. Việc sửa lỗi cho học
sinh không phải ngày một, ngày hai mà cả quá trình và bắt đầu ngay từ lớp 1.
Trong phương pháp làm việc và học tập của mình nói chung, trong phương
pháp dạy học nói riêng, mỗi người có sự chủ động, sáng tạo riêng của mình.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm của cá nhân về biện pháp sửa lỗi chính tả
cho học sinh lớp 4B vùng dân tộc Mường Thành Minh. Do điều kiện thời gian,
tài liệu nghiên cứu thiếu thốn, trình độ bản thân có hạn nên không tránh khỏi
thiếu sót. Rất mong nhận được các ý kiến nhận xét, góp ý của các Cán bộ chỉ
đạo chuyên môn các cấp và của bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là những người
đang trực tiếp giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học vùng dân tộc Mường.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thạch Thành, ngày 10/05/2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của bản thân, không sao chép nội dung
của người khác.

Người thực hiện

Đinh Xuân Trường

Tài liệu tham khảo
18


[1]-Trích trong bài nói về “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” của Cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng.
[2]- Chính tả tiếng Việt, GS Hoàng Phê, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
[3] Từ điển Mường – Việt (Nguyễn Văn Khang – Bùi Chỉ- Hoàng Văn Hành
-Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc)
[4]- . Nguyễn Văn Tài - Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn, luận án
phó tiến sĩ, Viện ngôn ngữ học Hà Nội.
[5]-Trích trong Sách giáo viên, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1,2.
[6]. PGS-TS Nguyễn Trọng Báu, Từ điển chính tả tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội.
[7]- Tài liệu BDTX giáo viên Tiểu học Nội dung bồi dưỡng 2, Sở GD-ĐT Thanh
Hóa.

19



×