Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

(Luận văn thạc sĩ) mạng lưới chợ nông thôn ở huyện yên phong tỉnh bắc ninh (1986 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––

LÊ THỊ HỒNG

MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN
Ở HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH (1986 - 2016)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––

LÊ THỊ HỒNG

MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN
Ở HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH (1986 - 2016)
Ngành: Lịch Sử Việt Nam
Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Loan



THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi về mạng
lưới chợ nông thôn ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm
2016. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, dựa trên
nguồn tư liệu chính thức với độ tin cậy cao và chưa được cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 04 năm 2019
Tác giả

Lê Thị Hồng
Xác nhận của khoa chuyên môn

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy

PGS. TS. Nguyễn Thị Quế Loan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, làm luận văn, tơi đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Quế Loan. Vì vậy, những dịng đầu tiên em
muốn gửi tới cô lời cảm ơn chân thành sâu sắc.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch Sử
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên - cơ sở đào tạo; Trung tâm GDNN GDTX Yên Phong - Bắc Ninh - nơi tôi công tác; Ủy ban nhân dân huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh, cán bộ, nhân dân nơi tôi điền dã lấy thông tin; các đồng
nghiệp, người thân đã giúp đỡ, cung cấp tư liệu, động viên để tơi hồn thành
luận văn này.
Trong q trình nghiên cứu, mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ
và thời gian cịn hạn chế, nên luận văn cịn nhiều thiếu sót. Tác giả kính mong
nhận được sự đóng góp của các Thầy, Cơ để luận văn được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2019
Tác giả

Lê Thị Hồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục các sơ đồ ............................................................................................ vi

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................. 3
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 4
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 5
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN YÊN PHONG VÀ MẠNG LƯỚI
CHỢ Ở HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH TRƯỚC NĂM 1986 ....... 7
1.1. Khái quát về huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ........................................... 7
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .............................................................. 7
1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển................................................. 9
1.1.3. Tình hình dân cư, văn hóa, xã hội ........................................................... 11
1.1.4. Tình hình kinh tế...................................................................................... 14
1.2. Vài nét về hệ thống Chợ ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trước
năm 1986 ........................................................................................................... 16
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 21
Chương 2: CHỢ NÔNG THÔN Ở HUYỆN YÊN PHONG TỪ NĂM
1986 ĐẾN NĂM 2016 ...................................................................................... 22
2.1. Phân loại chợ và đặc điểm các loại chợ ở huyện Yên Phong .................... 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.2. Thời gian họp và cơ sở vật chất của chợ .................................................... 27
2.3. Hoạt động mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Yên Phong ......................... 37
2.3.1. Quá trình chuẩn bị, phương thức vận chuyển, cách thức đo lường,
hình thức mua bán hàng hóa .............................................................................. 37
2.3.2. Hàng hóa bày bán tại chợ ........................................................................ 40

2.3.3. Thành phần tham gia mua bán và tập quán kiêng kỵ trong kinh doanh
tại chợ ................................................................................................................ 46
2.3.4. Hoạt động quản lí mạng lưới chợ nơng thơn ở huyện Yên Phong .......... 50
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 55
Chương 3: VAI TRỊ CỦA CHỢ NƠNG THƠN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG,
KINH TẾ HUYỆN YÊN PHONG.................................................................. 56
3.1. Vai trò của chợ trong đời sống cư dân ....................................................... 56
3.2. Vai trò của chợ nông thôn đối với sự phát triển kinh tế ở huyện Yên Phong... 60
3.3. Những tồn tại trong tổ chức và hoạt động của chợ nông thôn ở huyện
Yên Phong ......................................................................................................... 68
3.4. Chủ trương phát triển và giải pháp phát huy hiệu quả mạng lưới chợ
nông thôn Yên Phong ........................................................................................ 72
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 80
KẾT LUẬN....................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 84
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết là

Đọc là

HĐND

Hội đồng nhân dân


KCN

Khu cơng nghiệp

KTX

Kí túc xá

ST

Siêu thị

TB

Trung bình

TT

Trung tâm

TTTM

Trung tâm thương mại

UBND

Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng chợ ở huyện Yên Phong trước năm 1986 .......................... 17
Bảng 2.1 : Tiêu chí phân loại chợ ...................................................................... 24
Bảng 2.2: Phân loại chợ trên địa bàn huyện Yên Phong (tính đến tháng 6
năm 2016) ........................................................................................ 25
Bảng 2.3: Bảng thống kê các ngày họp chợ ...................................................... 29
Bảng 2.4: Bảng thống kê diện tích, cơ sở vật chất của các chợ ........................ 31
Bảng 2.5: Hệ thống giết mổ gia súc trên địa bàn huyện Yên Phong tính đến
năm 2016.......................................................................................... 42
Bảng 3.1: Bảng thống kê số hộ buôn bán chuyên trong các chợ ...................... 57
Bảng 3.2: Bảng mức thuế hàng năm nộp được của từng chợ............................ 66
Bảng 3.3: Bảng số liệu qui hoạch hệ thống siêu thị trên địa bàn huyện Yên
Phong tính đến năm 2020 ................................................................. 74
Bảng 3.4: Bảng số liệu qui hoạch hệ thống chợ trên địa bàn Yên Phong đến
năm 2020 .......................................................................................... 76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Chợ Chờ - thị trấn Chờ..................................................................... 33
Sơ đồ 2.2: Chợ Bến - Xã Đông Tiến ................................................................. 34
Sơ đồ 2.3: Chợ Trai- Vọng Nguyệt ................................................................... 35

Sơ đồ 2.4: Chợ thơn Đồi- Tam Giang.............................................................. 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử lồi người, chợ ra đời từ rất sớm. Khi sản xuất sản phẩm
dư thừa, con người mang trao đổi trên thị trường để lấy một loại hàng hóa khác,
đó chính là hình thức ra đời sơ khai của chợ. Qua thời gian, sản phẩm ngày một
nhiều và nhu cầu trao đổi của con người ngày càng lớn, vì vậy, những nơi thuận
lợi cho việc đi lại như ngã ba sông, ngã ba đường, bến sơng, ven đường… đã
hình thành nơi để mọi người trao đổi sản phẩm gọi là “chợ”. Về sau, tiền tệ
xuất hiện giúp cho việc thanh toán, đo lường giá trị hàng hóa, sản phẩm ở chợ
trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Cùng với sự phát triển của nhân loại, chợ cũng
ngày càng mở rộng với nhiều loại hình khác nhau. Khơng chỉ đơn thuần là nơi
mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ cịn là nơi gặp gỡ, tâm tình, biểu hiện sắc thái
văn hóa vùng đậm nét. Tìm hiểu sự phát triển của chợ nơng thơn thấy được sự
phong phú, đa đạng của chợ. Cũng qua đó làm sáng tỏ thêm về đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân qua các hoạt động ở chợ; hiểu được kinh tế hàng
hóa trong các vùng nơng thôn; mức sống của cư dân địa phương.
Huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) có vị trí và điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển mạng lưới chợ làng, chợ liên làng. Nơi đây nằm gần quốc lộ 18, sân
bay Nội Bài, có sơng Cầu chạy dọc huyện nối 2 huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang)
và Yên Phong (Bắc Ninh). Là huyện nơng nghiệp, năm 2009 n Phong có khu
cơng nghiệp Sam Sung nên ảnh hưởng nhiều đến mức tiêu thụ hàng hóa tại các
chợ gần đó. Trong xu thế hội nhập với sự phát triển của các kênh bán hàng tiện
ích, trung tâm thương mại, siêu thị… mang lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu

dùng khi mua sắm. Nhiều người tiêu dùng chuyển dần thói quen mua sắm ở
chợ truyền thống sang siêu thị và các kênh bán hàng khác. Do vậy, nghiên cứu
về mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Yên Phong có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn. Qua nghiên cứu, tác giả mong muốn sẽ làm rõ về sự phát triển và thực
trạng mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh từ năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




1986 đến năm 2016; vai trò, sự tiện dụng và đặc trưng văn hóa chợ nơng thơn
đối với đời sống sinh hoạt của người dân huyện Yên Phong.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chợ có vai trị quan trọng và khơng thể thiếu trong đời sống của con
người. Chính vì vậy, chợ cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã tiếp cận được các cơng trình nghiên
cứu sau:
Dưới góc độ lịch sử, tác giả Nguyễn Thừa Hỷ phân tích nguyên nhân
xuất hiện, sự thành lập chợ, cấu trúc, qui mơ các sản phẩm hàng hóa tại “Mạng
lưới chợ ở Thăng Long - Hà Nội trong những thế kỉ XVII- XVIII - XIX” Tạp chí
Nghiên cứu Lịch Sử, số 1/1983 [12]. Thông qua nguồn tài liệu bằng tiếng Pháp,
tác giả đã nghiên cứu cụ thể từ không gian, địa điểm họp chợ, các mặt hàng
buôn bán, cách thức mua bán và quan hệ của chợ với nhà nước phong kiến.
Vũ Thị Minh Hương trong nghiên cứu “Chợ gia súc và việc bn bán
trâu bị ở Bắc Kì thời kì 1919 - 1939”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử số 1/2001
[11], đã đề cập đến nhiều khía cạnh của chợ gia súc thời kì cận đại ở Bắc Kì
như: Sự ra đời, tổ chức chợ, hoạt động của các chợ gia súc, nguồn gốc cung cấp
gia súc. Điều đặc biệt, các chợ này chỉ buôn bán mặt hàng chủ yếu là gia súc
trâu bò, dùng làm sức kéo hoặc giết mổ…
Tác giả Lê Thị Mai với cơng trình “Chợ q trong quá trình chuyển đổi”,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003 [18], đã nghiên cứu một số chợ quê vùng
đồng bằng sơng Hồng trong thời kì đổi mới bằng tiếp cận xã hội học.
Chợ còn là đề tài được nhiều tác giả nghiên cứu trong các khóa luận văn,
khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội như: Vũ Thị Lý: “Sự phát triển
mạng lưới chợ nông thôn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) từ 1945 đến nay” (1998)
[17]; Lê Thị Khuyên: “Chợ nông thôn huyện Ân Thi (Hưng Yên) từ 1945 đến
nay”, 1999 [13]; Trần Văn Tùng: “Hoạt động của mạng lưới chợ ở huyện Hiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




Hòa- tỉnh Bắc Giang từ 1945 đến năm 2010”, 2011 [31]; Nông Văn Quân:
“Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao Bằng trước năm 1945”, 2013 [26];
Mai Sinh Tuyên “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Đông tỉnh Hà Giang trước
năm 1945”, 2016 [32]. Trong nghiên cứu, các tác giả đã khái quát những hoạt
động chủ yếu về mạng lưới chợ nơng thơn, hàng hóa được bày bán tại các chợ
nơng thơn đa dạng, vai trị của các chợ đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa của
các chợ. Qua đó giúp chúng ta thấy được sự nhộn nhịp của các chợ làng quê và
bức tranh sinh động của chợ nông thôn ở các địa phương khác nhau.
Nghiên cứu về tỉnh Bắc Ninh có đề cập đến chợ Yên Phong cho đến nay
có một vài tác phẩm như: Truyền thống vùng đất văn hóa con người Yên Phong
do Phịng văn hóa thơng tin - thể thao n Phong - Bắc Ninh xuất bản năm
2000; cuốn Địa chí Yên Phong do Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân huyện Yên Phong xuất bản năm 2002 [10]; Lịch Sử Đảng bộ huyện Yên
Phong (1928 - 2000) năm 2004 [9]; Niên giám thống kê Bắc Ninh (2013) xuất
bản năm 2014 [5]. Trong nghiên cứu, các tác giả khái quát về tình hình kinh tế,
xã hội, văn hóa huyện n Phongqua các thời kì lịch sử, truyền thống của nhân
dân huyện Yên Phong, qua đó, nhắc đến một vài chợ ở huyện n Phong.

Như vậy, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về chợ làng, chợ huyện
nói chung ở các địa phương, giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2016. Vì vậy, tơi chọn vấn đề này nghiên
cứu. Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tài liệu quí
báu giúp tôi kế thừa, vận dụng và tham khảo trong luận văn.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh (1986 -2016)”, tác giả mong muốn:
- Khôi phục một cách chân thực, sinh động hoạt động tại các chợ nông
thôn của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến năm 2016.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Nghiên cứu vị trí, vai trị, tác động của chợ đối với sự chuyển biến cơ
cấu kinh tế của các địa phương ở huyện Yên Phong, nhất là trong q trình thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nông thôn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý, các hoạt động diễn ra tại chợ và liên quan đến chợ,
hiệu quả kinh tế xã hội của mạng lưới chợ ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu về mạng lưới chợ nông thôn trên địa
bàn huyện Yên Phong (các loại hình chợ, hoạt động của chợ, cơng tác quản lý
chợ). Qua đó, nhận xét, đánh giá về vai trò, ảnh hưởng của chợ đến đời sống,
kinh tế, văn hóa ở huyện Yên Phong.
- Về thời gian: Từ năm 1986 đến năm 2016.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Tài liệu thành văn: Bao gồm các văn kiện, nghị quyết của Đảng bộ
huyện Yên Phong, các báo cáo của phòng Cơng thương, phịng Kinh tế…
Các sách, bài viết trong tạp chí nghiên cứu Lịch sử, luận văn, khóa luận…
- Tài liệu điền dã: Được thu thập trong quá trình điền dã qua quan sát,
phỏng vấn sâu, chụp ảnh tư liệu …
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp chủ đạo là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic để làm rõ sự phát triển cũng như thực trạng của
mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm
1986 đến năm 2016. Từ đó, thấy được mối quan hệ logic, sự tác động qua lại
giữa chợ với đời sống kinh tế, văn hóa của người dân trong lịch sử.
Cùng với 2 phương pháp trên, tác giả còn sử dụng phương pháp điền dã
dân tộc học để thu thập tư liệu tại thực địa, quan sát hoạt động tại các chợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




Ngoài ra, các phương pháp khác như: So sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp…
cũng được sử dụng trong luận văn nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu hệ thống về mạng lưới chợ
nông thôn ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (1986 - 2016).
Thơng qua nghiên cứu, thấy được vai trị của chợ với sự phát triển kinh
tế, xã hội trong lịch sử. Tác động của mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Yên
Phong đến người dân. Luận văn là tài liệu tham khảo cho học tập và giảng dạy
các môn: Lịch sử, Cơ sở văn hóa, Dân tộc học, Lịch sử địa phương…
6. Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham
khảo và phụ lục. Phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Yên Phong và mạng lưới chợ ở huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trước năm 1986.
Chương 2: Chợ nông thôn ở huyện Yên Phong từ năm 1986 đến năm 2016.
Chương 3: Vai trị của chợ nơng thơn đối với đời sống, kinh tế huyện
n Phong.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nguồn: yenphong.bacninh.gov.vn/ban-do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN YÊN PHONG VÀ MẠNG LƯỚI CHỢ Ở
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Khái quát về huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Yên Phong là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh trong vùng
đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh
13km về phía Đơng, diện tích tự nhiên rộng 111,92km2 [10, tr. 18], dân số
151,7 nghìn người [5, tr. 36]. Phía Bắc huyện Yên Phong giáp huyện Hiệp Hịa
và Việt n (tỉnh Bắc Giang); phía Nam giáp huyện Từ Sơn và huyện Tiên Du.
Phía Tây giáp huyện Đơng Anh và huyện Sóc Sơn - Hà Nội; phía Đơng giáp

thành phố Bắc Ninh.
n Phong có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tếxã hội. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 25km, thành phố Bắc Ninh 13km,
quốc lộ 1A 8km, sân bay quốc tế Nội Bài 14km về phía Tây. Quốc lộ 18 đã
được xây dựng qua địa bàn huyện. Đây là tuyến đường chiến lược quan trọng
nối liền Quảng Ninh với khu chế xuất Đơng Anh - Sóc Sơn - Sân bay Nội Bài,
các khu cơng nghiệp tập trung có công nghệ cao của các tỉnh thuộc vùng kinh
tế trọng điểm phía bắc. Với những điều kiện địa lí của mình n Phong có điều
kiện để phát huy tiềm năng về công, nông nghiệp, thương nghiệp cũng như các
nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Nằm trong vùng đồng bằng Sơng Hồng, địa hình huyện n Phong
tương đối bằng phẳng. Địa hình có xu thế dốc từ Tây sang Đơng khoảng dưới 3
độ. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 4,5 m. Cánh đồng cao nhất thuộc
xã Yên Phụ so với mặt nước biển cao 7m. Cánh đồng thấp nhất thuộc thôn Đại
Chu xã Long Châu cao 2,5 m so với mặt nước biển. Xung quanh huyện đều có
sơng. Địa hình n Phong chia làm 2 vùng rõ rệt: Vùng ngoài đê đất hàng năm
được phù sa bồi đắp nên rất màu mỡ. Vùng nội đồng hàng năm bị nước úng rửa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trôi ra sông nên độ dinh dưỡng của đất ngày càng nghèo đi, do mất hàng trăm
tấn đất bị hao mịn nên đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến kinh tế của nhân dân Yên
Phong từ trước tới nay [10, tr. 18].
Đất Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của hệ
thống sơng Hồng và sơng Thái Bình, trực tiếp là 3 con sơng: Sơng Cầu, sơng Cà
Lồ, sơng Ngũ Huyện Khê. Phần rất ít cịn lại được hình thành tại chỗ do sự phong
hóa trực tiếp từ đá mẹ. Yên Phong có 3 nhóm đất chủ yếu: Đất phù sa, đất bạc
màu, đất đồi núi đỏ vàng, chia ra làm 8 loại đất với tính chất hóa lí khác nhau.
Khí hậu ở n Phong nói riêng và tồn vùng đồng bằng sơng Hồng nói

chung có thể chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa ít mưa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 16 đến 21 độ C, lượng mưa biến động từ
20-56 mm. Bình quân một năm có 2 đợt rét nhiệt độ dưới 13 độ c kéo dài 3
ngày. Mùa mưa, nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa với lượng mưa
trung bình tháng từ 100 mm đến 312 mm. Các tháng mùa mưa có lượng mưa
chiếm 80% lượng mưa trong năm. Ở Yên Phong vào các tháng mùa hạ đôi khi
bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, gây ngập
úng cho các vùng thấp trũng trong huyện, làm thiệt hại không nhỏ cho sản xuất
nông nghiệp[10, tr. 25].
n Phong có hệ thống sơng ngịi bao bọc xung quanh. Phía bắc huyện
là sơng Cầu, phía Đơng và phía Nam là sơng Ngũ Huyện Khê, phía Tây là sông
Cà Lồ. Sông Cầu là con sông lớn chảy qua địa bàn từ xã Tam Giang đến xã
Hòa Long dài 21 km2, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Yên Phong và tỉnh Bắc
Giang. Hàng năm lũ xuất hiện vào khoảng tháng 6 cho đến tháng 9, mặt sông
rộng nước chảy xiết. Sông Cà Lồ chảy qua huyện từ xã Hòa Tiến đến xã Tam
Giang dài 7km, là ranh giới giữa huyện n Phong và Đơng Anh - Hà Nội.
Ngồi các sơng chính có lượng nước dồi dào trên, huyện n Phong cịn có
hơn 410 ha ao hồ phân bố khắp các xã trong huyện, chứa một lượng nước khá
lớn góp phần cung cấp nước cho nơng nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




n Phong khơng có những mỏ khống sản lớn nhưng nhiều tài nguyên
thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội như tài nguyên đất, nước…
Như vậy Yên Phong có đặc điểm tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh
tế,lại nằm ở vị trí cách khơng xa Hà Nội, Hải Phịng…Đó là một trong những điều
kiện thuận lợi cho giao thương giữa Yên Phong và các địa phương khác. Do vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội, Yên Phong được xác định là một trong 3

huyện trọng điểm phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh.
1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Vào thời các vua Hùng mở nước - trong niên đại Đồng thau - sắt, nước ta
lúc bấy giờ gọi là Văn Lang, chia làm 15 bộ, kinh đơ đóng ở miền Phong Châu
(Vĩnh Phú). Huyện n Phong nằm trong bộ Vũ Ninh - một bộ phận dân cư
quan trọng của quốc gia Văn Lang.
Yên Phong có 3 con sông cổ bao bọc xung quanh là: Sông Cà Lồ, sông
Nguyệt Đức (Sông Cầu) và sông Ngũ Huyện Khê. Trong khung cảnh địa lí của
vùng đồng bằng nhiều sơng nước thuận tiện cho công tác nông nghiệp, từ rất
sớm cư dân Việt Cổ đã tràn xuống chiếm lĩnh, khai phá đồng ruộng, tạo dựng
xóm làng trên những gị nội ven các dịng sơng cổ.
Những phát hiện khảo cổ mới đây cho thấy trên các vùng đất Yên Phong
còn lại nhiều di tích của cư dân thời Hùng Vương và tiền Hùng Vương. Đó là
những di chỉ thuộc thời đại Đồng thau - Sắt, sớm đã phát hiện và khai quật như:
di chỉ Đồng Bạch (Phong Khê), Nội Gầm (Dũng Liệt), Quả Cảm (Hòa Long),
Chi Long, Hàm Sơn…Trên địa bàn huyện, trong khoảng cách từ 1đến 3km, đã
tìm thấy đấu tích của văn hóa Đơng Sơn, nền văn hóa Đồng thau, rực rỡ, đặc
trưng của thời đại Hùng Vương.
Cùng với những di tích, di vật cổ, các truyền thống dân gian được lưu
truyền ở mảnh đất này rất phong phú, những phong tục, tập qn, tín ngưỡng
cổ truyền cịn lưu lại trong lòng đất và người Yên Phong, cho ta có thể hình
dung một phác đồ lịch sử của vùng đất này thời mở nước. Trong bộ Vũ Ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




của các thế hệ ‘Con rồng - cháu tiên”, huyện Yên Phong là vùng đất có nhiều
bộ tộc, bộ lạc thời Rồng - Rắn làm vật tổ (bộ lạc Rồng). Tín ngưỡng tơn giáo cổ
đại này cịn để lại tàn dư ở việc thờ thần Rắn, thờ Long Vương, cùng với nhiều

địa danh cổ và các truyền thuyết liên quan đến rồng rắn, thuồng luồng… ở một
số làng quê Yên Phong ngày nay.
Là một trong những điểm hội cư lớn từ thời Hùng Vương, cư dân ở đây
đã có nền nông nghiệp định cư khá phát triển. Họ đã biết trồng lúa nước, lúa
nương, săn bắt, đánh cá và thuần dưỡng thú vật để sinh sống. Trải qua hàng ngàn
năm vừa cần mẫn lao động, tạo dựng cuộc sống. Nhân dân ta ln phải vươn lên
đồn kết đấu tranh chống chọi với thiên nhiên, giặc giã, chống giặc cướp, chống
giặc ngoại xâm để giữ gìn bờ cõi, trường tồn và phát triển [10, tr. 66].
Trong hơn 1000 năm phong kiến phương bắc đơ hộ, vào thời kì thuộc
nhà Trần, n Phong là miền đất thuộc Tượng quận. Thời nhà Hán, Yên Phong
thuộc quận Giao Chỉ. Thời nhà Tấn, quận Giao Châu đổi thành quận Giao Chỉ,
Yên Phong thuộc quận Giao Chỉ. Thời nhà Đường, Yên Phong nằm trong quận
Đạo Châu thuộc An Nam đô hộ phủ.
Bước vào kỉ nguyên độc lập tự chủ của dân tộc, dưới triều nhà Đinh, Yên
Phong nằm trong đạo Bắc Giang của nhà nước Đại Cồ Việt. Dưới triều nhà
Tiền Lê, đạo Bắc Giang đổi thành lộ Bắc Giang, Yên Phong nằm trong lộ B.
Bắc Giang. Dưới triều nhà Lý, các lộ vẫn được giữ nguyên, Yên Phong vẫn
nằm trong lộ Bắc Giang. Dưới triều nhà Trần, lộ Bắc Giang chia thành 2 lộ:
Bắc Giang thượng lộ, Bắc Giang hạ lộ,Yên Phong thuộc Bắc Giang hạ lộ, sau
đổi thành Như Nguyệt Giang lộ. Cái tên Yên Phong - là tên gọi của huyện có từ
thời nhà Trần (1225 -1400).
Dưới triều nhà Nguyễn, tên huyện là Yên Phong vẫn đươc giữ nguyên.
Năm Minh Mệnh thứ ba 1822, trấn Kinh Bắc được đổi thành trấn Bắc Ninh,
Yên Phong thuộc phủ Từ Sơn nằm trong trấn Bắc Ninh. Năm Minh Mệnh thứ
12 (1831) trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh, Yên Phong thuộc phủ Từ sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





của tỉnh Bắc Ninh. Năm 1895, thực dân Pháp lấy sông Cầu làm địa giới, chia
tỉnh Bắc Ninh làm 2 tỉnh, phía Bắc sơng Cầu là tỉnh Bắc Giang, phía Nam sông
Cầu là tỉnh Bắc Ninh. Yên Phong thuộc phủ Từ Sơn nằm trong tỉnh Bắc Ninh.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, dưới chính thể Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hịa, phủ Từ Sơn giải thể, Yên Phong là huyện độc lập thuộc tỉnh Bắc
Ninh. Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa khóa hai ra nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thành tỉnh
Hà Bắc, Yên Phong là một huyện độc lập của tỉnh Bắc Ninh.
Từ thời Trần đến nay, cương vực huyện n Phong có ít nhiều thay đổi.
Năm 1435, theo sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, Yên Phong có 52 xã. Năm
1483, theo Hồng Đức bản đồ, Yên Phong có 53 xã. Đến triều Nguyễn, thời Gia
Long, Yên Phong có 71 xã, thơn bởi có nhiều thơn nhỏ được tách ra thành xã.
Từ năm 1871 đến cuối thế kỉ XIX Yên Phong chỉ còn 69 xã. Từ năm 1905 đến
1945 n Phong cịn 61 xã, vì một số xã của tổng Hương La (sau này là tổng
Phương La) chuyển về huyện Đông Ngàn, sau này là Đông Anh để lập ra tổng
Thư Lâm. Trong thời gian này, Yên Phong chỉ nhận được của tổng Tam Sơn
huyện Đông Ngàn hai xã: Yên Từ và Đông Mai, để cùng với các xã của tổng
Mẫn Xá chia ra làm 2 tổng Phong Quang và Ân Phú [10, tr. 45].
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, địa giới của huyện Yên Phong
tiếp tục được điều chỉnh. Năm 1954, hơn 10 xã của tổng Châm Khê được hoàn
trả về cho Yên Phong. Năm 1962, Yên Phong tiếp nhận 2 xã Đông Thọ và Văn
Môn của huyện Từ Sơn, đồng thời tách 2 xã Tương Giang và Phú Lâm thuộc
tổng Ân Phú trước đây nhập vào huyện Tiên Sơn. Từ đó đến nay cương vực
Yên Phong ổn định [10, tr. 46].
1.1.3. Tình hình dân cư, văn hóa, xã hội
Theo số liệu điều tra năm 2013, dân số của huyện Yên Phong khoảng
151,7 nghìn người [5, tr. 36], cư trú ở 89 làng thuộc 13 xã. Có 3 xã trên 10.000
người là: Thị trấn Chờ có 11.755 người, xã Tam Đa: 10.467 người, xã Tam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN





Giang: 10.184 người. Huyện Yên Phong có nhiều làng lớn như: Làng Yên Phụ
có 9.016 người làng Vọng Nguyệt có 3.500 người, làng Phú Mẫn 3.600
người… đó là những làng cổ và những làng nghề có nếp văn hóa, phong tục từ
lâu đời.
Yên Phong là một những huyện có mật độ dân số cao, năm 2013 là 1.567
người/km2, chỉ thấp hơn so với mật độ dân số trung bình của tỉnh Bắc Ninh
(2.200 người/ km2) [5. tr. 36]. Những xã có nghề thủ cơng truyền thống như:
Văn Mơn, Phong Khê, Tam Đa, Yên Phụ, thị trấn Chờ và các xã ven thị trấn
Bắc Ninh như: Hòa Long, Vạn An, Khúc Xuyên có mật độ dân số cao hơn hẳn,
có xã như Văn Môn tới 2.015 người/km2 [10, tr. 38].
Trong tổng số lao động của Yên Phong, chủ yếu là lao động nông nghiệp
(chiếm tới 93,8%), lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm 6,2%. Trong điều
kiện đất chật, người đông, lực lượng lao động chiếm tỉ trọng lớn, hiệu suất sử
dụng lao động thấp, sức ép của việc dư thừa lao động ngày càng tăng. Cho nên để
tạo việc làm cho người lao động Yên Phong, việc xây dựng các cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển các làng nghề truyền thống là rất cần thiết.
Người dân Yên Phong có truyền thống hiếu học lâu đời. Từ khoa thi Quí
Sửu niên hiệu Thuận Thiên thứ 6 đời Lê Thái Tổ (1433) đến khoa thi Kỉ Dậu
năm Tự Đức thứ 2 (1849), Yên Phong có 47 vị đỗ cao, trong đó: Thời Lê có 21,
thời Mạc có 16, thời Nguyễn có 27. Nếu lấy học vị đại khoa làm mốc để xét, thì
n Phong có số lượng đỗ khá nhiều so với nhiều địa phương trong tỉnh cũng
như trong nước; 8 làng trong huyện có người đỗ đạt cao điển hình là làng Vọng
Nguyệt (xã Tam Giang) có 9 người, làng Chân Lạc (xã Dũng Liệt) có 5 người,
có những dịng họ có 5 đời nối tiếp nhau đỗ cao như dịng họ Ngơ ở Vọng
Nguyệt [10, tr. 9]. Sách Bắc Ninh dư địa chí chép: “Về văn hóa thì Vọng
Nguyệt khu Chóa và Phú Mẫn nhiều hơn cả, rồi đến Yên Phụ, Hương La, Như
Nguyệt” [34, tr. 173]. Hiện nay, huyện Yên Phong có 2 Giáo Sư, 19 phó Giáo

Sư, 101 Tiến Sĩ, 296 Thạc Sĩ và 5533 người đạt trình độ đại học [36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




n Phong có nhiều loại hình nghệ thuật phong phú và sôi động với các
thể loại như tuồng cổ, ca trù, cải lương, kịch nói… Song tiêu biểu hơn cả vẫn là
hình thức sinh hoạt văn hóa quan họ, n Phong tự hào là nơi đất tổ sinh ra nền
dân ca quan họ Bắc Ninh, với 16 làng quan họ gốc như Hữu Chấp, Viêm xá,
Đông Mơi, Đông Yên, Đông Xá, Khúc Toại, Trà Xuyên, Châm Khê, Đào
Xá…thuộc 5 xã: Hịa Long, Khúc Xun, Phong Khê, Trung Nghĩa, Đơng
Phong. Các làng quan họ này quần tụ lại thành một vùng quê quan họ chủ yếu
nằm trên các điểm cư dân thuộc khu vực phía nam sơng Ngũ Huyện Khê và
phía Đông khu vực sông Cầu, con sông của làng quan họ suốt đời “ nước chảy
lơ thơ”, một dịng sơng của những sự tích anh hùng, của những nương dâu bát
ngát, của những lời hẹn ước giao duyên.
Mỗi làng có một vẻ, mỗi làng có một phong cách, sắc thái riêng, song lại
có chung một nguồn gốc, nên từ mn đời nay đã gắn kết với nhau, giao duyên
kết bạn quan họ với nhau, để bảo tồn và phát triển những giá trị nhân văn tiêu
biểu của nền văn hóa quan họ xứ Bắc, ở đây người quan họ vẫn thường có câu:
“Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm”.
“Nghĩa người tơi để lên cân
Bên tình nặng chín, bên ân nặng người”
Vốn là miền quê của trai tài, gái sắc, những liền anh, liền chị quan họ
duyên dáng, đảm đang, hàng năm cứ mỗi độ thu đến, xuân về quê hương Yên
Phong lại rộn rã tiếng trống báo hiệu một mùa lễ hội, 65 hội làng hàng năm đã
trở thành nếp sống, phong tục tập quán của mỗi làng. Tuy nhiên, mỗi lễ hội có
những hình thức, sắc thái riêng nhưng có mục đích chung là để thỏa mãn nhu
cầu về văn hóa, nhu cầu sinh hoạt cho người lao động sau những ngày tháng lao

động mệt nhọc chuẩn bị cho một mùa lao động mới. Thông qua các lễ hội nhiều
mơn nghệ thuật, trị chơi, diễn xướng được hình thành có tác động sâu sắc đến tình
cảm của quần chúng nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống đạo lí “Uống
nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ đến người có cơng với dân với nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Cùng với hoạt động văn hóa dân gian, Yên Phong cịn nhiều di sản văn
hóa q giá. Do thời gian qua đi, cùng với khí hậu khắc nghiệt và chiến tranh
tàn phá, n Phong đã mất khá nhiều cơng trình kiến trúc đồ sộ, đẹp đẽ như
chùa Quốc Thanh ở Phù Cầm, chùa Quảng Báo ở Chân Lạc, chùa Sùng Khánh
Ở Đơng Xun vào thời Lí, nay chỉ cịn đơi dịng ghi chép của sử sách cũ.
“Đơng Xun có bãi sân chầu
Có chùa Sùng Khánh, có lầu Bạch Vân”
Ngày nay trong huyện có 74 ngơi đình, 81 ngơi chùa, 22 ngơi đền, 303
bia đá, 551 câu đối, 317 bức hồnh phi. Trong số đó được Nhà nước xếp hạng
cơng nhận 57 di tích lịch sử văn hóa có 13 di tích kiến trúc nghệ thuật, 30 di
tích lịch sử văn hóa, 3 di tích lưu niệm danh nhân, 1 di tích lịch sử tiêu biểu, 21
ngơi đình cổ, 42 ngơi chùa, nhiều ngơi có giá trị vẫn giữ ngun được kiến trúc
cũ như đình Viêm Xá với bức cửa võng rực rỡ, được chạm khắc cơng phu, từ
xưa vẫn có câu:
“Thứ nhất là đình Đơng Khang
Thứ nhì Đình Bảng, vẻ vang Đình Diềm”
Truyền thống văn hóa lâu đời đã trở thành nền tảng, động lực để xây
dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Yên Phong.
Sự phát triển văn hóa Yên Phong hôm nay và mai sau bắt nguồn từ nền tảng
truyền thống văn hóa, từ những giá trị di sản về đạo đức, tư tưởng, lối sống,
phong tục, tập quán… được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

1.1.4. Tình hình kinh tế
Cho tới nay, sản xuất nơng nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của
huyện Yên Phong. Vùng đất Yên Phong thuận lợi cho việc phát triển lương
thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nghề ươm tơ dệt lụa, nghề làm cày
bừa ở thôn Đông Xuất (xã Đông Thọ)…Tất cả điều này đã tác động đến q
trình giao lưu, trao đổi hàng hóa trên thị trường, chợ ngày càng hình thành
nhiều tạo nên mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Yên Phong, đáp ứng đầy đủ
nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của người dân nơi đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




Về sản xuất nơng nghiệp, năm 1995 n Phong có 7891,11 hec ta đất
nông nghiệp, từ mỗi năm gieo cấy 13.000 ha. Do tích cực làm thủy lợi tưới tiêu
hợp lí gắn liền với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mà diện tích trồng lúa
được tăng cao so với các năm trước đây, năm 1999 tổng diện tích gieo trồng
17.158 ha, trong đó, diện tích trồng lúa 13.669 ha [10, tr. 130].
Năng suất lúa trung bình cũng tăng hàng năm, năm 1991đạt 27 tạ/ha,
năm 1992: 33tạ/ha, năm 1993: 36 tạ/ha, năm 1995: 36,84 tạ/ha, năm 1996:
36,65 tạ/ha, năm 1997: 42,29 tạ/ha, năm 1998: 43 tạ/ha, năm 1999: năng suất
47,25 tạ/ha. Trong vòng 9 năm (1991 - 1999) năng suất tăng lên 20 - 25 tạ/ha
tăng 72,5% [10, tr. 132].
Yên Phong có nhiều làng nghề thủ cơng truyền thống từ rất lâu. Nghề
trồng dâu ni tằm và ươm tơ có ở hầu hết các làng ven sông Cầu, nổi tiếng là
xã Tam Giang, Dũng Liệt, Hòa Long. Nghề cày bừa thôn Đông Xuất xã Đông
Thọ, đây là thôn duy nhất của tỉnh Bắc Ninh có nghề làm cày bừa, cày bừa
Đông Xuất là sản phẩm nổi tiếng trong nước “ Cày bừa Đơng Xuất, mía đường
tỉnh Thanh” (Tố Hữu). Nghề ép dầu ở thôn Đông xã Tam Giang, nghề nấu rượu
ở Đại Lâm nổi tiếng từ thời Lý:

“Tiếng Đại Lâm vang lừng đất Bắc
Rượu thơm ngon có tiếng dâng vua”
Nghề đan lát đồ làm tre nứa nổi tiếng ở xã Đông Tiến với các sản phẩm khác
nhau như đan nia, giần, sàng, đan cót, đan gầu tát nước. Đây là nghề truyền
thống của địa phương đã đi vào câu ca:
“Đất lề nghề khéo lắm tiền
Giần sàng nia cót của chuyên môn nhà”
Các sản phẩm thủ công nghiệp phục vụ cho mỗi gia đình, cho sản xuất
nơng nghiệp và được bày bán ở các chợ. Hiện nay các làng nghề vẫn còn tồn tại
và phát triển, cung cấp cho nhu cầu của nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Năm 2005, khu cơng nghiệp n Phong được hình thành với tổng diện
tích 658.71 ha [38]. Cơng nhân các nơi tụ tập về đây rất đông làm thúc đẩy
mạnh nhu cầu mua bán ở đây. Chính vì vậy các chợ tạm, chợ cóc mọc lên làm
thay đổi cuộc sống của cư dân quanh khu vực KCN Yên Phong.
1.2. Vài nét về hệ thống Chợ ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trước
năm 1986
Theo Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hố Thơng tin năm 2004 "Chợ là
nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng
ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)" [tr.155].
Do điều kiện địa lí và kinh tế nên cư dân ở huyện Yên Phong sớm có sự
giao lưu trao đổi bn bán, nơi mua bán chính là các chợ và hàng hóa chủ yếu
nơng sản (thóc gạo, lạc đỗ, lợn gà, thuốc lào, các loại rau, củ, quả…); gia súc
gia cầm (trâu, bò, lợn, gà…); cụ sản xuất (cày, bừa, dao, cuốc…); hàng tiêu
dùng (vải, tơ, lụa, giấy dó, dầu lạc và các hàng đan lát từ tre nứa…). Ngoài
những mặt hàng chủ yếu trên, các chợ cịn có những đặc trưng riêng biệt của

vùng q.
Chợ ban đầu là những tụ điểm buôn bán nhỏ, được người dân dựng
những túp lều tranh, nứa, cọ, che vách liếp, lá chuối, thậm chí là những con
rơm sau mỗi mùa gặt để che mưa, nắng hằng ngày ở những nơi thuận tiện cho
việc mua bán và dân cư đi lại nhộn nhịp. Tụ điểm để họp chợ thường ở ngã tư
của làng như chợ ở thôn Nguyệt Cầu, thôn Đông thuộc xã Tam Giang, chợ họp
ở ven sông Cầu như chợ thôn Lạc Trung thuộc xã Dũng Liệt... Chợ lớn hay bé
tùy thuộc vào kinh tế của làng, xã. Có những chợ mang đặc tính của một vùng
kinh tế như chợ Núi, chợ Chờ, cịn có chợ làng như chợ Trai, chợ Chóa…chợ
họp theo phiên (tính theo ngày âm lịch) và chủ yếu họp chợ vào buổi sáng.
Ngồi hình thức mua bán bằng tiền mặt, ở chợ cịn có hình thức vật đổi
vật, hàng đổi hàng. Các làng nghề thủ cơng mang vật phẩm đổi thóc gạo, ngơ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×