Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Mạng lưới chợ nông thôn ở Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (1986 đến 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 104 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM







ĐỖ MẠNH ĐỨC






MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN
Ở HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1986 - 2010)






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ









THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






ĐỖ MẠNH ĐỨC





MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN
Ở HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1986 - 2010)


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS - TS Nguyễn Ngọc Cơ







THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, dựa trên các nguồn
thông tin tư liệu chính thức với độ tin cậy cao và chưa từng được ai công
bố trong bất kì một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2012.



Đỗ Mạnh Đức





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3


LỜI CẢM ƠN

Là học viên cao học, chúng em luôn được các thầy cô giáo khuyến
khích và tạo điều kiện trong việc học tập nói chung, cũng như trong nghiên
cứu khoa học nói riêng.
Trong quá trình tiến hành đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của thầy giáo, GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ. Bởi vậy, những dòng đầu tiên mà em
muốn viết là lời cảm ơn chân thành gửi tới thầy.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử
trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã dìu dắt, giúp đỡ, truyền đạt cho em những kiến thức sâu rộng, quý
báu trong suốt thời gian qua.
Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo, GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ, cùng
sự giúp đỡ, ủng hộ của các thầy cô giáo và tập thể lớp, em đã hoàn thành đề tài
này.
Do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế, đề tài không tránh
khỏi nhiều thiếu sót. Qua đây, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên


Đỗ Mạnh Đức


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. HĐND : Hội đồng nhân dân
2. HTX : Hợp tác xã
3. UBND :
Ủy ban nhân dân


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5

i

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục i
Danh mục các bảng iii
Danh mục các hình iv
MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 9

Chương 1. MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở HUYỆN TÂN YÊN

TRƯỚC NĂM 1986 9

1.1. Khái quát về huyện Tân Yên – Tỉnh Bắc Giang 9

1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 9

1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 11

1.1.3. Tình hình dân cư, văn hóa, xã hội 12

1.1.4. Tình hình kinh tế. 14

1.2. Khái niệm và đặc điểm của “chợ”, “chợ phiên”, “chợ nông thôn” 16

1.3. Quá trình hình thành và hoạt động của hệ thống chợ ở huyện Tân Yên
– Tỉnh Bắc Giang trước năm 1986. 18

1.3.1. Cấu trúc không gian của chợ 18

1.3.2. Các loại hàng hóa được bày bán tại các chợ 20

1.3.3. Phương thức quản lý và thu thuế ở chợ 23

Tiểu kết chương 1 25

Chương 2. HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN TÂN
YÊN – TỈNH BẮC GIANG 26

TỪ SAU NĂM 1986 ĐẾN NAY (ĐẾN NĂM 2010) 26


2.1. Hệ thống chợ huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang từ sau năm 1986 đến
nay (2010) 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6

ii

2.1.1. Số lượng chợ 26

2.1.2. Phân loại chợ 30

2.1.3. Các hình thức họp chợ 33

2.1.4. Cấu trúc không gian của chợ 37

2.2. Hoạt động của hệ thống chợ ở huyện Tân Yên 42

2.2.1. Quá trình chuẩn bị hàng hóa cho mỗi phiên chợ 42

2.2.2. Tổ chức hàng hóa bày bán tại chợ 44

2.2.3. Thành phần tham gia mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ 54

2.2.4. Phương tiện đo lường và cách thức thanh toán trong mua bán 57

2.2.5. Tổ chức quản lý và thu thuế chợ 59

2.3. Chủ trương mở rộng thương nghiệp và phát triển mạng lưới ở chợ
huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang 60


Tiểu kết chương 2 64
Chương 3. NHẬN XÉT: VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ
ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN – TỈNH BẮC GIANG 66

3.1. Quy mô tổ chức và hoạt động của hệ thống chợ 66

3.2. Vai trò của hệ thống mạng lưới chợ nông thôn huyện Tân Yên tỉnh
Bắc Giang 67

3.2.1 Đối với sự chuyển biến cơ cấu, phát triển kinh tế và nâng cao đời
sống nhân dân 68

3.2.2. Đối với những chuyển biến ngày càng sâu sắc trong xã hội 75
3.2.3. Đối với sự phát triển, giao lưu văn hóa 77

3.3. Những hạn chế, tồn tại trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chợ ở
huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang 79

Tiểu kết chương 3 83

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7

iii




DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Số lượng chợ ở huyện Tân Yên trước năm 1945 19

Bảng 2.1. Thống kê số lượng chợ trên địa bàn huyện Tân Yên tính đến
tháng 1.2010 27

Bảng 2.2. Mật độ dân số, diện tích, số xã trên một chợ ở huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang 28

Bảng 2.3. Mật độ dân số, diện tích, số xã trên một chợ ở huyện Hiệp
Hòa, tỉnh Bắc Giang 29

Bảng 2.4. Mật độ dân số, diện tích, số xã trên một chợ ở huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình 29

Bảng 2.5. Mật độ dân số, diện tích, số xã trên một chợ ở huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình 29

Bảng 2.6. Ngày phiên trong các chợ ở huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang 35

Bảng 2.7. Hệ thống giết mổ gia súc trên địa bàn huyện Tân Yên tính đến
năm 2010 46

Bảng 2.8. Thống kê số lượng, doanh thu bán lẻ các mặt hàng chủ yếu lưu
thông qua chợ 51

Bảng 2.9. Bảng số liệu quy hoạch phát triển chợ, trung tâm thương mại,
siêu thị đến năm 2020 ở huyện Tân Yên 63



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Sơ đồ 1: Chợ Mọc – Thị trấn Cao Thượng. 38

Sơ đồ 2: Chợ Bỉ Nội - Ngọc Thiện 39

Sơ đồ 3: Chợ Đại Hóa - Xã Đại Hóa 40

Sơ đồ 4: Chợ Hòa Bình - Liên Chung 41




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9


1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã

sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi
trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó. Chợ đóng vai trò
quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
Thưở ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản
phẩm dư thừa với nhau, dựa trên một thước đo là sự thỏa thuận của hai
bên. Về sau cùng với sự ra đời của tiền tệ thì chợ không chỉ là nơi trao đổi
mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa - một bên là những người có sản
phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách hàng dùng tiền để mua các
sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để đem bán lại.
Chợ không chỉ nằm trong phạm trù kinh tế đơn thuần, nó còn biểu
hiện văn hóa rất đậm nét. Tìm hiểu sự phát triển nền kinh tế, nhất là kinh
tế hàng hóa trong các vùng nông thôn để thấy được những thay đổi trong
đời sống kinh tế của con người là khía cạnh lịch sử. Tìm hiểu về mạng
lưới chợ làng – chợ nông thôn – qua quá trình hình thành và phát triển
góp phần làm sáng tỏ thêm về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
ở các vùng nông thôn.
Chợ là nơi phản ánh tình hình kinh tế - chính trị, xã hội và văn hóa
của một vùng quê nào đó. Đây chính là nơi thúc đẩy sự lưu thông hàng
hóa, phát triển kinh tế không những ở đô thị mà cả ở vùng nông thôn.
Việc nghiên cứu chợ nông thôn giúp chúng ta hiểu được cơ sở kinh tế
hàng hóa trong các vùng nông thôn, thấy được mức sống của nhân dân
nông thôn trong một vùng nhất định. Mạng lưới chợ nông thôn phát triển
có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế nông thôn phát triển, nó cũng cho thấy
chợ làng là một tất yếu trong hoạt động kinh tế ở nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10


2

Huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang có những điều kiện thuận lợi cho

sự phát triển của mạng lưới chọ làng, chợ liên làng. Vì nơi đây có hệ
thống đường bộ, đường sông (Sông Thương) chạy suốt dọc huyện. Là
huyện thuần nông nên sản phẩm nông nghiệp rất phong phú, đa dạng, đây
cũng chính là nguồn hàng hóa chính được buôn bán tại các chợ làng, chợ
liên làng ở nông thôn huyện Tân Yên.
Tuy nhiên, mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên là một đề tài
chưa từng được khai thác, vì vậy, thông qua vấn đề nghiên cứu này, sẽ
làm rõ hơn về sự hình thành và phát triển của mạng lưới chợ ở nông thôn
ở huyện Tân Yên trước và sau năm 1986, tìm hiểu rõ hơn về vai trò và sự
tiện dụng của chợ nông thôn đối với đời sống sinh hoạt của người dân
huyện Tân Yên nói riêng cũng như ở nông thôn Việt Nam nói chung.
Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ cung cấp cho người đọc
cái nhìn mới về mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên, về phong tục
tập quán, tín ngưỡng của người dân nơi đây…Qua đó chúng ta có cái nhìn
trân trọng, gìn giữ và bảo lưu các yếu tố tích cực văn hóa truyền thống. Vì
thế tôi quyết định chọn vấn đề “ Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân
Yên từ năm 1986 đến năm 2010” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Chợ” đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, từ khi con người làm ra
sản phẩm có dư thừa thì nhu cầu trao đổi sản phẩm cũng xuất hiện, và khi
đó hình thức sơ khai của chợ đã ra đời. Dần dần, những sản phẩm làm ra
ngày một nhiều và nhu cầu trao đổi của con người cũng lớn dần, vì vậy
dần hình thành nơi để mọi người trao đổi sản phẩm, thường là những nơi
thuận lợi cho việc đi lại như ngã ba sông, ngã ba đường, bến sông… từ đó
“Chợ” xuất hiện.
Trải qua chiều dài lịch sử, chợ đóng vai trò quan trọng và không thể
thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11



3

Dưới góc độ nghiên cứu của lịch sử, các tác giả tập trung vào phân
tích nguyên nhân xuất hiện, sự lập chợ, quy mô, cấu trúc, các sản phẩm
hàng hóa tại chợ, Có thể kể đến một số bài viết sau đây:
Nguyễn Đức Nghinh: “Chợ làng, một nhân tố củng cố mối quan hệ
dân tộc”, [27], khái quát mối quan hệ trong làng xã, qua văn hoá “chợ”
làm nổi bật lên mối quan hệ cộng đồng mang đậm tình làng nghĩa xóm,
một nét đẹp trong văn hoá dân tộc. Các công trình nghiên cứu của Giáo sư
Nguyễn Đức Nghinh thực sự đã cung cấp nguồn tư liệu quý, khi nghiên
cứu mảng nông thôn để thấy được: Chợ làng - chợ nông thôn có ý nghĩa
quan trọng trong các hoạt động giao lưu kinh tế- xã hội - văn hóa, thúc
đẩy nền kinh tế thương nghiệp ở các vùng nông thôn phát triển. Đồng
thời, cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho các công trình nghiên
cứu sau này về mảng đề tài chợ làng, chợ nông thôn thời kì phong kiến và
thời kì cận đại.
Nguyễn Thừa Hỷ: "Mạng lưới chợ ở Thăng Long - Hà Nội trong
những thế kỷ XVII - XVIII - XIX", Nghiên cứu lịch sử, số 1/1983 [16]. Tác
giả đã tiếp cận được nguồn tài liệu rất phong phú, đặc sắc bằng tiếng
Pháp. sách tư liệu gốc nên công trình đã nghiên cứu một cách rất tỉ mỉ
và cụ thể về mạng lưới chợ ở Thang Long - Hà Nội từ không gian, địa
điểm họp chợ các mặt hàng buôn bán, phương thức mua bán và quan hệ
của chợ với nhà nước phong kiến. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn sâu
hơn về những hoạt động sôi nổi, tấp nập của mạng lưới chợ ở Thăng Long
- Hà Nội trong thời kỳ phong kiến.
Lê Thị Mai: "Chợ quê trong quá trình chuyển đổi", NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2003 [2006]. Cuốn sách đã dựng lại bức tranh chợ quê
vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới khá chi tiết và sinh
động.Trong đó tác giả đã tập trung đi sâu vào một số chợ vùng đồng bằng
sông Hồng và cách tiếp cận của một nhà nghiên cứu xã hội học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12


4

Phan Thị Nga: “Tài kinh doanh của chị em ngoài Bắc” [25], tạp
chí xưa và nay, khái quát về hoạt động chợ cũng như vai trò của người
phụ nữ trong xã hội, tần tảo, tháo vát và rất tài trong hoạt động kinh
doanh. Họ vừa là người sản xuất nhưng cũng chính là những người đi bán.
Người phụ nữ chiếm số đông đảo trong hoạt động của chợ, tham gia vào
hầu hết các hoạt động buôn bán, rất nhạy bén với thời cuộc. Họ giữ vai
tròng quan trọng trong hoạt động của mạng lưới chợ.
Đặng Kim Liên: “Chợ quê Quảng Bình”, NXB Văn hoá dân tộc
Việt Nam [22], khái quát sự hình thành và phát triển của chợ quê Quảng
Bình, những chợ và phương thức họp chợ. Hoạt động buôn bán của từng
chợ, những nét đặc trưng của mỗi chợ quê Quảng Bình nói lên sự đa dạng,
phong phú trong hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn. Chợ là một bộ
phận quan trọng trong đời sống xã hội và có sức sống bề bỉ, trường tồn
gắn liền với văn hóa làng xã.
Vũ Thị Minh Hương: "Chợ gia súc và việc buôn bán trâu, bò ở
Bắc kỳ thời kỳ 1919 - 1939", Nghiên cứu Lịch sử số 1/2001. Tác giả đã đề
cập đến nhiều khía cạnh của chợ gia súc thời kỳ cân đại ở Bắc Kỳ: Sự ra
đời, tổ chức chợ, hoạt động của các chợ gia súc, nguồn gốc cung cấp gia
súc Điều đặc biệt là các chợ này chỉ buôn bán một loại mặt hàng chủ
yếu, đó là gia súc trâu bò, dùng làm sức kéo hoặc giết mổ, xuất khẩu ra
các thị trường bên ngoài.
Những tư liệu về tỉnh Bắc Giang (Thời Pháp thuộc), (2009), Lưu trữ
phòng Địa chí, thư viện tỉnh Bắc Giang. Qua các tài liệu này, các tác giả đã
khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang qua các thời kì lịch sử,
những đặc điểm kinh tế và những nét văn hóa truyền thống của nhân dân tỉnh

Bắc Giang. Qua đó cũng thấy được nền kinh tế nông nghiệp ở Bắc Giang là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13


5

chủ đạo, làng xã là tổ chức hành chính chủ yếu, vì vậy chợ làng, chợ liên làng
giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân nông thôn
tỉnh Bắc Giang.
Các khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại khoa Lịch sử, Đại học
Sư Phạm Hà Nội của các tác giả như Vũ Thị Lý: "Sự phát triển mạng
lưới chợ nông thôn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) từ 1945 đến nay", 1998;
Lê Thị Khuyên: "Chợ nông thôn huyện Ân Thi (Hưng Yên) từ 1986 đến
nay", 1999; Phạm Thị Thúy: "Chợ nông thôn huyện Kiến Xương tỉnh
Thái Bình từ năm 1986 đến năm 2010", 2010; Nguyễn Văn Tùng: "Hoạt
động của mạng lưới chợ ở huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang từ năm 1945
đến năm 2010", 2011 Các khóa luận đã khái quát bức tranh khá toàn
diện về mạng lưới chợ nông thôn, tìm hiểu những hoạt động chủ yếu, các
loại sản phẩm, hàng hóa bày bán tại các địa phương đó, giúp chúng ta
hiểu biết thêm và có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh chợ nông thôn trong
giai đoạn hiện nay.
Lược qua các vấn đề nghiên cứu trên, ta thấy đây là những công trình
nghiên cứu về chợ làng, chợ nông thôn nói chung thời phong kiến và thời cận
đại ở một số khóa luận gián tiếp liên quan đến đề tài nghiên cứu luận văn.
Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về
sự phát triển của mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên từ năm 1986 đến
nay. Vì vậy việc nghiên cứu về sự phát triển của mạng lưới chợ nông thôn ở
huyện Tân Yên từ 1986 đến năm 2010 là đề tài mới mẻ và cần thiết. Những
công trình, bài viết kể trên sẽ là tài liệu tham khảo quý báu để chúng tôi có thể
kế thừa trong luận văn và trên cơ sở đó nghiên cứu, làm sáng tỏ hơn về mạng

lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên nói riêng cũng như mảng đề tài phong
phú này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14


6

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung tìm hiểu về mạng lưới chợ nông thôn ở huyệ Tân
Yên – tỉnh Bắc Giang từ năm 1986 đến năm 2010. Đây là loại đề tài
nghiên cứu về lịch sử địa phương, tìm hiểu điều kiện hình thành, quá trình
phát triển, biến đổi của mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên trong
quá khứ và hiện tại. Bên cạnh đó, đề tài cũng mở rộng nghiên cứu sang
một số lĩnh vực khác trong mối quan hệ qua lại của đối tượng nghiên cứu
như về vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương…
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân
Yên – tỉnh Bắc Giang từ năm 1986, từ khi đất nước bước vào thời kì đổi mới
đến năm 2010. Để làm rõ hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn ở huyện
Tân Yên, luận văn còn khái quát mạng lưới chợ nông thôn trước năm 1986.
Về không gian: Đề tài chủ yếu đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về mạng lưới
chợ nông thôn trong địa bàn huyện Tân Yên, về các loại chợ và hoạt động của
các chợ. Qua đó đề tài đi đến một số nhận xét, đánh giá về vai trò của hệ thống
thương nghiệp ở huyện Tân Yên trong quá khứ cũng như hiện tại.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nguồn tài liệu nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu liên quan tới đề tài, gồm có:
- Các văn kiện, nghị quyết của ĐH Đảng bộ huyện Tân yên, các báo
cáo của phòng công thương huyện Tân Yên, lịch sử Đảng bộ huyện Tân

Yên, các cuốn sách viết về hoạt động thương nghiệp ở huyện Tân Yên và
tỉnh Bắc Giang….
- Các sách, báo, những tài liệu cung cấp những cơ sở lý luận về chợ,
chợ nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15


7

- Tư liệu qua phỏng vấn, lời kể của những nhân chứng ở địa
phương, tư liệu ảnh…
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp
lịch sử và phương pháp lôgic, so sánh.
Trình bày các sự kiện, hiện tượng theo trình tự thời gian đúng như
nó đã diễn ra.
Trình bày, xem xét các sự kiện, các vấn đề lịch sử trong mối tác
động qua lại lẫn nhau, qua đó rút ra được bản chất, quy luật của sự kiện,
hiện tượng lịch sử đó.
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng biện pháp so sánh để thấy được
những nét giống và khác nhau giữa chợ nông thôn ở Tân Yên với một số
chợ nông thôn ở một số địa phương khác.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác. Phương pháp liên
ngành, điều tra, phân tích, xử lý các nguồn tư liệu…rút ra thông tin cần
thiết phục vụ cho luận văn.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của mạng
lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên trước năm 1986 và từ năm 1986 đến
năm 2010. Qua đó thấy được không gian, quy mô chợ, các loại hàng hóa

bày bán tại các chợ, quá trình giao lưu kinh tế hàng hóa, hình thức kinh
doanh, những thành phần tham gia hoạt động kinh tế ở chợ…
5.2. Đóng góp của luận văn:
Luận văn trình bày hệ thống, quá trình mở rộng và phát triển của
mạng lưới chợ nông thôn huyện Tân Yên từ năm 1986 đến năm 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16


8

Luận văn đánh giá những thành công trong phát triển kinh tế ở
huyện Tân Yên, góp phần trong công cuộc hiện đại hóa đất nước.
Thông qua luận văn đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế
trong hệ thống chợ nông thôn ở huyện Tân Yên, từ đó có những giải pháp
và định hướng phát triển mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên trong
giai đoạn tới.
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN:
Ngoài các phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận
văn được kết cấu như sau:
Chương 1. Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên trước năm 1986
Chương 2. Hoạt động của mạng lưới chợ ở huyện Tân Yên – Tỉnh Bắc
Giang từ sau năm 1986 đến năm 2010.
Chương 3. Nhận xét: Vai trò, vị trí của mạng lưới chợ đối với kinh tế,
xã hội huyện Tân Yên – Tỉnh Bắc Giang
Kết luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17


9


NỘI DUNG
Chương 1
MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở HUYỆN TÂN YÊN
TRƯỚC NĂM 1986

1.1. Khái quát về huyện Tân Yên – Tỉnh Bắc Giang
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý.
Tân Yên là một trong 10 huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang. Với
diện tích tự nhiên 203 km
2
, Tân Yên nằm trong tọa độ 106
0
00'20'' độ vĩ
Bắc - 106
0
11’44'' độ kinh đông; 21
0
18’30'' - 21
0
23’00'' độ vĩ bắc. Phía
Bắc giáp huyện Yên Thế (cùng tỉnh) và huyện Phú Bình (Thái Nguyên),
phía Đông giáp huyện Lạng Giang, phía Tây giáp huyện Hiệp Hòa, phía
Nam giáp huyện Việt Yên (cùng tỉnh).
Tân Yên có vị trí địa lý – chính trị khá quan trọng. Tân Yên dễ tiếp
xúc nhờ quốc lộ 1A từ thủ đô Hà Nội về đến thành phố Bắc Giang – trung
tâm của tỉnh ở km 50, đi qua 2 xã Đa Mai và Song Mai khoảng 5 km là
địa phận huyện Tân Yên. Huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cách khoảng 30 km
theo tỉnh lộ 295, thành phố Thái Nguyên cách 40 km theo tỉnh lộ 294. Ở
phía Đông của huyện, sông Thương chảy gần theo hướng Bắc – Nam và là

ranh giới tự nhiên với huyện Lạng Giang (cùng tỉnh). Với vị trí như vậy,
Tân Yên có nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu, phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội theo nhiều hướng bằng hệ thống đường bộ và
đường thủy và có vị trí quan trọng cho các hoạt động an ninh – quốc
phòng.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Về địa hình, Tân Yên là vùng thấp nhất của các cánh cung Ngân
Sơn, Yên Lạc từ phía Việt Bắc xuống, của cánh cung Bắc Sơn từ phía
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18


10

Đông Bắc chạy về tận trung lưu sông Thương (Tân Yên ở trung lưu sông
này) với độ cao trung bình của huyện từ 10 – 15 mét so với mặt biển, địa
hình Tân Yên dốc nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam. Điểm cao nhất
của Tân Yên là núi Đót 121,8 m thuộc xã Phúc Sơn, điểm thấp nhất là
cánh đồng Chủ 1m ở xã Quế Nham. Các quả đồi của huyện Tân Yên có độ
cao trung bình khoảng 50 m nằm rải rác trên những phù sa cổ, đến Tân
Yên sông Thương mở rộng dòng một cách rõ rệt, với những bãi bồi phù sa
mới khá phì nhiêu. Với địa hình như vậy, thích hợp cho các loại cây
lương thực, thực phẩm, các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ… Lịch sử và cấu
tạo địa chất của Tân Yên cũng làm hình thành một số khoáng sản, nổi rõ
nhất là Ba-rít, các loại sét gốm sứ, sét chịu lửa, cuội sỏi và cát xây dựng…
Khí hậu Tân Yên được quy định bởi địa hình của toàn tỉnh. Tính chất
khí hậu nhiệt đới thể hiện rõ ở đặc trưng nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình
22,59
0
C . Tân Yên còn thể hiện khí hậu Á nhiệt đới khá rõ rệt. Lượng mưa
bình quân hàng năm là 1594 mm, đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho nhiều

vụ trong năm. Điều kiện khí hậu ấy thuận lợi cho trồng trọt nhiều loại cây có
thời gian sinh trưởng ngắn, chịu được lạnh, loại cây công nghiệp như thuốc lá
và các loại cây rau quả như khoai tây, cà chua, cà rốt, su hào, bắp cải….
Những điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa và độ ẩm trên
đây là cơ sở để Tân Yên tính toán trồng trọt, chăn nuôi, cơ cấu cây trồng và
thời vụ, trong cac dự án thủy lợi, trong chế biến và bảo quản các sản phẩm
nông nghiệp, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương cũng
như trở thành hàng hóa trao đổi trong các vùng…
Về tài nguyên khoáng sản ở huyện Tân Yên, đáng kể nhất là mỏ Ba-rít
ở Lăng Cao (Cao Xá) với trữ lượng khoảng trên 30.000 tấn. Ngoài ra còn có
cát xây dựng ở Hợp Đức, Liên Chung…
Về mạng lưới giao thông: Ngày nay, mạng lưới giao thông đường
bộ ở huyện Tân Yên đã phát triển, phân bố hợp lý, nối tiếp với những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19


11

trung tâm quan trọng như thành phố Bắc Giang, Hiệp Hòa, Bắc Ninh,
Thái Nguyên. Mạng lưới đường liên xã, liên huyện khá dày đặc rất thuận
lợi cho hoạt động giao thương và quốc phòng an ninh. Thông qua hệ
thống giao thông này, Tân Yên rất thuận lợi cho việc liên hệ và tác động
qua lại với các vùng trong và ngoài tỉnh.
Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, huyện Tân Yên còn có sông
Thương chảy qua địa phận 3 xã Hợp Đức, Liên Chung và Quế Nham với
chiều dài 16 km,

Sông chảy qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng
Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam (ngã ba Nhãn) và sông Cầu (ngã ba

Lác), rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác
.
Bằng giao thông
đường thủy, Tân Yên có thể giao thương với nhiều địa phương khác.
1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Theo nghiên cứu của khảo cổ học về những di tích và cổ vật trên
đất Tân Yên đã cho thấy con người có mặt trên đất Tân Yên từ thời kì sơ
kì kim khí – thời đồ đồng, với kĩ thuật chế tác đá đã đạt đến đỉnh cao là
cưa, mài rất tinh xảo kết hợp với ghè đập.
Theo nguồn sử cũ và kết quả nghiên cứu có thể xác định Tân Yên là
của Vũ Ninh, một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc cách ngày
nay trên 3000 năm, nơi đây là địa bàn cư trú và làm ăn của người Âu Việt.
Sang thời Bắc thuộc, Tân Yên là địa bàn quan trọng về nhiều mặt và đã
bị bọn thống trị ngoại bang chiếm giữ, thực hiện chính sách bóc lột, đồng hóa
nhân dân ta. Thời gian này, Tân Yên nằm trong huyện Long Biên thuộc quận
Giao Chỉ, sau đó là Giao Châu. "Tân Yên là địa bàn quan trọng về nhiều mặt
và đã bị bọn thống trị ngoại bang chiếm giữ, thực hiện chính sách bóc lột,
đồng hóa nhân dân ta. Thời gian này có lẽ Tân Yên nằm trong huyện Long
Biên thuộc quận Giao Chỉ, sau đó là Giao Châu" [19;tr.92 ]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20


12

Đến thời Lý, Tân Yên thuộc đất Lạng Châu, lộ Bắc Giang. Sang thời
Trần, tên huyện Yên Thế xuất hiện (có sách gọi là Yên Viễn) thuộc lộ Như
Nguyệt, sang thời Lê đổi là phủ Lạng Giang, nơi mà sử gia Phan Huy Chú đã
chép “Trần Hưng Đạo thường coi quân mở dinh khi và đánh phá quân
Nguyên ở đây” [8;tr.87]
Sang thời thuộc Minh đổi thành huyện Thanh Yên, thuộc châu Lạng

Giang, Phủ Lạng Giang, thời Lê lại đổi thành huyện Yên Thế. Phủ Lạng
Giang có 6 huyện và 340 xã là Yên Dũng, Lục Nam, Phượng Nhỡn, Bảo Lộc,
Cổ Lũng, Lục Ngạn và huyện Yên Thế với 47 xã.
Đến thời Lê, Tân Yên thuộc phủ Lạng Giang, nhận thấy đây là vùng
đất quan trọng, là phên dậu phía Bắc của kinh thành, vì vậy nhà Lê đã cho
đại công thần "Bình Ngô khai quốc" Phạm Văn Liêu cai quản vùng này.
Khuyến khích nhân dân làm ăn, khai phá. Nhờ những chính sách tích cực đó,
các hoạt động kinh tế lúc này đã phong phú, các làng mới được thiết lập
thuộc các xã Cao Thượng, Quế Nham, Hợp Đức, Đại Hóa, Nhã Nam
Ở triều Nguyễn, Tân Yên thuộc huyện Yên Thế, phủ Bắc Hà, xứ
Kinh Bắc, năm Minh Mạng đổi thành phủ Thiên Phúc, thời gian này
huyện Yên Thế bao gồm 8 tổng, 42 xã. [19;tr.36]
Sang đầu thời kì Pháp thuộc, sau khi chiếm được tỉnh Bắc Ninh, chúng
lập ra đạo Yên Thế, lỵ sở đóng ở Tỉnh Đạo (Nhã Nam). Năm 1895 thực dân
Pháp tách tỉnh Bắc Giang thành hai tỉnh là Bắc Giang và Bắc Ninh, Huyện
Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang nhưng sau đó lại đổi thành Đạo Yên Thế.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Yên Thế trở lại đơn vị hành chính
là huyện.
Năm 1957, phần phía nam của huyện Yên Thế, tức là Yên Thế hạ được
tách ra để thành lập huyện mới mang tên Tân Yên, lỵ huyện đặt ở Cao Thượng.
1.1.3. Tình hình dân cư, văn hóa, xã hội
Hiện nay, dân số của huyện Tân Yên là 158.534 người (theo số liệu
điều tra năm 2009 của UB Dân số huyện Tân Yên) Mật độ trung bình là 778
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21


13

người/km
2

là huyện xếp thứ 6 về dân số, xếp thứ 5 về mật độ dân số so với 10
huyện, thị xã của tỉnh. Trong huyện có các dân tộc anh em đang chung sống
chủ yếu là: Việt, Tày, Nùng, Hoa… Người Việt đông nhất chiếm 99,4% dân
số, các dân tộc ít người chiếm 0,6%, chủ yếu ở các xã: An Dương, Quang
Tiến, Lan Giới sống xen kẽ với các dân tộc anh em khác trên địa bàn.
Dân cư Tân Yên phân bố không đều, mật độ cao nhất là thị trấn Cao
Thượng (1952 người/km
2
), Nhã Nam (1718 người/km
2
), Song Vân (1010
người/km
2
); mật độ dân số thấp ở Liên Chung (550 người/km
2
), Việt Lập
(569 người/km
2
), Phúc Hoà (571 người/km
2
). Tốc độ phát triển dân số của
Tân Yên cũng khá cao, tỷ lệ tăng bình quân dân số tự nhiên hàng năm (tính từ
năm 1986 đến 1999) biến thiên từ 2,225% đến 1,12%. Trong khoảng 40 năm
qua dân số Tân Yên được tăng 2,5 lần (năm 1960 dân số 63.142 người), năm
1979 dân số 135.033 người, năm 1979 dân số 100.973 người; năm 1989 dân
số 135.033 người và năm 1999 dân số 156.464 người). Trong điều kiện của
huyện nông nghiệp, dân cư ở nông thôn, thu nhập bình quân đầu người còn
thấp thì việc tăng dân số như trên là việc khó khăn cho việc thực hiện chính
sách xã hội và phát triển kinh tế, đòi hỏi phải tiếp tục có biện pháp đồng bộ để
hạ tỷ lệ phát triển dân số nhằm tập trung nguồn lực để xây dựng huyện và

nâng cao đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của nhân dân.
Nghề nghiệp chủ yếu của cư dân Tân Yên là làm nông nghiệp, trong
những năm 90 của thế kỉ XX, có tới 93% dân số trên địa nàn huyện là sản
xuất nông nghiệp.
Cư dân Tân Yên từ xa xưa có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đa
dạng. Những phong tục tập quán, lễ hội truyền thống mạng đậm chất dân gian
vẫn còn lưu truyền đến ngày nay. Tân Yên còn là quê hương của nhiều lễ hội
phong phú, đặc sắc như tục gọi gạo vào đêm 30 tết ở Phúc Hòa, tục cấm lửa,
cấm đồng vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm của nhân dân 8 làng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22


14

quanh núi Đót, tục kết ước ở nhiều làng xã, tục ăn thề, tục kéo chữ, tục cướp
cầu, tục tế thần, tục họp chợ sáng mùng 2 tết ở Đình Cao Thượng.
Bên cạnh đó, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nhiều đình chùa ngày nay
vẫn còn tồn tại như Đình Dương Lâm, Lăng Phục Chân Đường, Đền Hả,
Đền Bà cả Thục,
Vùng đất Tân Yên cũng có truyền thống hiếu học, nhiều người đã đỗ
đạt cao và làm quan trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Thế kỷ XV và
đến thế kỷ XVIII vùng đất này xuất hiện nhiều nhân kiệt đó là các quan văn,
xuất thân từ khoa bảng (đỗ tiến sĩ) đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước
như các ông: Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Vĩnh Trinh, Dương Thận Huy,
Phùng Trạm, đó là các quan võ như hai anh em quận công Dương Quốc
Minh và Dương Hùng Lượng ở Vân Cầu, Song Vân, Văn thần Nguyễn Vĩnh
Trinh, Võ tướng Giáp Trinh Tường (Nguyễn Giáp Thái) giữ tới chức Thái
bảo thuộc hàng nhất phẩm, có địa vị ngang với tể tướng.
Những truyền thống đó là tiền đề để người dân Tân Yên phát huy truyền
thống, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương Tân Yên ngày càng giàu mạnh.

1.1.4. Tình hình kinh tế.
Cũng như nhiều địa phương khác ở tỉnh Bắc Giang, cư dân huyện Tân
yên đa số hoạt động sản xuất nông nghiệp, vì vậy từ bao đời nay đã hun đúc
nên con người nông dân Tân yên cần cù, chịu khó, có truyền thống sản xuất
kinh tế, cải thiện đời sống. Vùng đất Tân Yên cũng rất thuận lợi cho việc phát
triển các cây lương thực, thực phẩm, các cây ăn quả, chăn nuôi các loại gia
súc, gia cầm. Điều này tác động đến hàng hóa lưu thông trên thị trường dồi
dào, đa dạng, với số lượng ngày càng lớn. Điều này trực tiếp tác động đến quá
trình giao lưu, trao đổi hàng hóa trên thị trường, số lượng chợ hình thành ngày
một nhiều, hình thành mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên, đáp ứng
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của cư dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23


15

Trong sản xuất nông nghiệp: Trải qua nhiều thế hệ, từ khi khai
hoang, lập làng cho đến ngày nay, cùng với sự thăng trầm của lich sử,
cộng đồng dân cư nông thôn Tân Yên ngày càng gắn bó, đoàn kết, tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, trong phòng chống thiên tai, lũ lụt rồi
đến những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Tinh thần ấy đã ăn sâu vào
trong hoạt động sản xuất hàng ngày của người dân.
Trong chế độ xã hội cũ, kinh tế nông nghiệp của huyện Tân Yên còn
gặp nhiều khó khăn, do thiên tai, lũ lụt, tuy nhiên theo sách Kinh tế nông
nghiệp Đông Dương của Yies Henry, Viện sĩ viện Hàn lâm nông nghiệp Pháp
(Hà Nội, 1932) cho biết: "Ngoài các cây lúa và cây hoa màu khác, Yên Thế
hạ (Tân Yên) trồng nhiều loại lúa và hoa màu quý hiếm", "Ở phần lãnh thổ
bên phía bắc sông Cầu, Yên Thế hạ cố chung các chỉ số bình quân cao nhất
xứ Bắc Kỳ về diện tích canh tác 0,416 ha/người, về sản lượng thóc, 505
kg/người (so với bình quân chung Bắc Kỳ là 217 kg/người), nhưng do

phương thức canh tác lạc hậu, công cụ thô sơ nên năng xuất vẫn rất thấp".
[19;tr.180]
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của huyện
Tân Yên, sản phẩm nông nghiệp vẫn là nguồn sản phẩm trao đổi buôn bán chủ
yếu của huyện Tân Yên, tạo ra nguồn sản phẩm đa dạng,phong phú và dồi dào
cho mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Tân Yên cũng như các vùng phụ cận.
Ngoài trồng trọt, người dân nông thôn Tân Yên còn nuôi trồng nhiều
các loại gia súc, gia cầm cung cấp lượng hàng hóa lớn cho thị trường.
Trong thủ công nghiệp và thương nghiệp, Tân Yên có nhiều làng
nghề thủ công truyền thống tồn tại từ lâu, cung cấp cho thị trường nhiều
sản phẩm thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày, bừa, cuốc,
xẻng, máy tuốt lúa đến đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như nón, quạt,
Ngày nay nhiều làng nghề vẫn còn tồn tại và phát triển, không những
cung cấp cho nhu cầu của dân địa phương mà ở cả các vùng lân cận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24


16

1.2. Khái niệm và đặc điểm của “chợ”, “chợ phiên”, “chợ nông thôn”
Có thể phân chia thành nhiều loại hình chợ theo những tiêu chí khác nhau:
- Theo thời gian họp chợ: có chợ sáng, chợ hôm, chợ phiên (họp 2 hoặc
3 hoặc 5 ngày một lần).
- Theo khu vực: Có chợ nông thôn, chợ đô thị, chợ trung du, chợ
miền núi…
- Theo quy mô hành chính: Có chợ làng, chợ xã (chợ liên làng), chợ
huyện (liên xã), chợ thị trấn , chợ thị xã…
- Theo tính chất, quy mô trao đổi hàng hóa: Có chợ đầu mối, chợ bán
lẻ, chợ chuyên…
- Theo loại hình hàng hóa: Có chợ vải, chợ gia súc, …

Dù phân theo tiêu chí nào thì chợ cũng do chính quyền địa phương
ở nơi đó quản lý. Ở khu vực nông thôn cũng vậy, được gọi tên là các chợ
làng, chợ quê.
Để tìm hiểu về mạng lưới chợ nông thôn nói chung và ở huyện Tân Yên –
tỉnh Bắc Giang nói riêng, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về một số khái niệm về
chợ, chợ phiên và chợ nông thôn.
Quan niệm dân gian về chợ:
Chợ là nơi tụ họp, buôn bán, trao đổi hàng hóa. Chợ quê là chợ của làng
xã, giúp cho người dân tự do đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, không ở làng
xã mình thì ở một làng xã bên hoặc có thể ở một làng xã xa hơn một chút.
Chợ - một phần văn hóa không thể thiếu hàng ngày. Chợ quê là một nét
đẹp văn hóa thôn dã, tinh tế về ứng xử văn hóa cộng đồng, là biểu hiện văn
hóa của một vùng quê. Đi chợ cũng là một nét sinh hoạt, một hoạt động cần
thiết trong đời sống tự nhiên hàng ngày. Chợ tạo nên một nét đẹp phong
tục tập quán, hình thành phong thái ứng xử của một vùng đất.
"Từ xa xưa, nhiều sứ giả nước ngoài đến Việt Nam trong những buổi
đầu của văn minh Đại Việt đã quan sát và ghi lại cảnh sinh hoạt thời đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25

×