Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

GAtin10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.42 KB, 89 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC Tiết PPCT: 01. Ngày giảng: 06/09/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết tin học là một ngành khoa học - Biết sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của ngành tin học là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin - Biết tin học được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực - Biết những đặc tính ưu việt của máy tính 2. Kỹ năng: Nhận biết được các ứng dụng của tin học khi gặp trong cuộc sống 3. Thái độ: Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về máy tính và ngành tin học đã biết III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của tin học - Từ năm 1890 đến năm 1920: máy tính điện tử ra đời - Vài thập kỉ gần đây, thông tin - một dạng tài nguyên mới là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế - Tin học trở thành một ngành khoa học có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Nêu các phát minh khoa học trong thời gian từ năm 1890 đến năm 1920? H2: Xã hội loài người xuất hiện dạng tài nguyên mới nào? H3: Tin học trở thành một ngành khoa học là do đâu?. - Quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng của ngành tin học không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử. - Điện năng, điện thoại, rađio, ô tô, máy bay đã được phát minh, …, máy tính điện tử. - Thông tin - Cùng với việc sang tạo ra máy tính điện tử, nhu cầu xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc tính và vai trò của máy tính điện tử, thuật ngữ “Tin học” - Đặc tính ưu việt của máy tính:  Làm việc không mệt mỏi  Tốc độ xử lí nhanh, chính xác  Khả năng lưu trữ thông tin lớn  Các máy tính có thể liên kết với nhau thành mạng để có thể thu thập và xử lí thông tin tốt hơn - Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Sự ảnh hưởng của máy tính trong cuộc - Thảo luận rồi trả lời sống hiện nay? H2: Nêu các đặc tính ưu việt của máy tính mà - Trả lời các em biết? - GV trình bày và giảng giải, minh họa các đặc tính ưu việt của máy tính điện tử - GV làm rõ định nghĩa tin học IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Đặc tính ưu việt của máy tinh điện tử - Thuật ngữ “Tin học” 2. Bài tập về nhà: - Đọc lại bài, làm các bài tập trong sgk trang 6 - Xem trước bài mới.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> BÀI 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (T1) Tiết PPCT: 02. Ngày giảng: 26/08/2011. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết khái niệm thông tin, dữ liệu - Biết các đơn vị đo lượng thông tin - Biết các dạng thông tin - Biết khái niệm mã hóa thông tin 2. Kỹ năng: Chuyển đổi giữa các đơn vị đo thông tin Nhận biết được các dạng thông tin 3. Thái độ: Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về máy tính và ngành tin học đã biết III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những đặc tính ưu việt của máy tính? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thông tin và dữ liệu, đơn vị đo lượng thông tin - Khái niệm thông tin và dữ liệu:  Thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó  Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính - Đơn vị đo lượng thông tin:  Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là bit – lượng thông tin vừa đủ để xác định chắc chắn trạng thái của một sự kiện có hai trạng thái  Các đơn vị đo thông tin: bit, byte, KB,MB, GB, TB, PB Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Theo em, thông tin là gì? Cho ví dụ? - Suy nghĩ và trả lời. - GV giảng giải, trình bày khái niệm thông tin, dữ liệu - Bit H2: Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là gì? - Đưa ra ví dụ về việc tung hai đồng xu có khả năng xuất hiện như nhau - Trình bày khái niệm Bit H3: Để lưu trữ trạng thái tắt và sang của 8 - 8 bit bóng đèn, ta cần dùng bao nhiêu bộ nhớ?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> H4: Các đơn vị đo thông tin? - Bit, byte, KB, MB, GB Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng thông tin và mã hóa thông tin trong máy tính - Các dạng thông tin thường gặp trong cuộc sống: dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh - Để máy tính có thể xử lí được, thông tin phải được đưa vào máy tính - Mã hóa thông tin là biến đổi thông tin thành một dãy bit Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Hãy liệt kê các loại thông tin? H2: Nêu các dạng thông tin loại phi số thường gặp trong cuộc sống? Cho ví dụ? - GV trình bày và giảng giải các dạng thông tin loại phi số H3: Để máy tính có thể xử lí được thông tin, trước hết cần làm gì? - Trình bày về mã hóa thông tin và cho ví dụ. - Có hai loại thông tin: loại số và phi số - Trả lời. - Đưa thông tin vào máy tính bằng cách chuyển chúng thành các dãy bit. IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Khái niệm thông tin và dữ liệu - Đơn vị đo thông tin - Các dạng thông tin, khái niệm mã hóa thông tin 2. Bài tập về nhà: - Đọc lại bài - Đọc trước phần tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> BÀI 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (T2) Tiết PPCT: 03. Ngày giảng: 29/08/2011. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu cách biểu diễn thông tin loại số và phi số trong máy tính - Biết cách chuyển đổi giữa các dạng nhị phân, hexa, thập phân - Hiểu được nguyên lý mã hóa nhị phân 2. Kỹ năng: Chuyển đổi được một số từ hệ nhị phân sang hệ thập phân, hexa và ngược lại Biết cách biểu diễn một số dưới dạng dấu phẩy động II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về thông tin và dữ liệu đã biết III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ: Thông tin là gì? Muốn đưa thông tin vào máy tính chúng ta phải làm gì? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin loại số trong máy tính - Hệ đếm  Hệ đếm là tập các kí hiệu và quy tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số  Hệ đếm không phụ thuộc vị trí: hệ đếm La Mã  Hệ đếm phụ thuộc vị trí: hệ thập phân  Trong hệ đếm cơ số b, số N được biểu diễn: d ndn-1dn-2…d1d0,d-1d-2…d-m (0≤di≤b) thì giá trị của N được tính: N= dnbn + dn-1bn-1 +….+ d0b0 + d-1b-1 +…+ d-mb-m - Các hệ đếm thường dùng trong tin học  Hệ nhị phân  Hệ cơ số mười sáu - Biểu diễn số nguyên: - Biểu diễn số thực  Sử dụng dấu chấm để ngăn cách giữa phần nguyên và phần phân  Dạng dấu phẩy động: ±Mx10±k Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Hãy cho biết hệ đếm là gì? H2: Nêu một số hệ đếm đã biết? H3: Tập kí hiệu dùng trong hệ La Mã? H4: Tập kí hiệu dùng trong hệ thập phân? - Trình bày để học sinh thấy được sự khác. - Suy nghĩ và trả lời. - Hệ La Mã, hệ thập phân - I, V, X, L, C, D, M - 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nhau giữa hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phục thuộc vị trí H5: Tập kí hiệu của hệ nhị phân? H6: (1011)2  ( ? )10 H7: Tập kí hiệu của hệ cơ số mười sáu? - Giới thiệu cách biểu diễn số nguyên và biểu diễn số thực H8: Biểu diễn số 12345,67 dưới dạng dấu phẩy động?. - 0 và 1 - (1011)2 = 1.23+ 0.22+ 1.21+ 1.20 = (11)10 - 0, 1, …, 9, A, B, C, D, E, F - 0.12345678 x 105. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin loại phi số trong máy tính và nguyên lí mã hóa nhị phân - Thông tin dạng văn bản: để biểu diễn xâu kí tự, máy tính có thể dùng một dãy byte, mỗi byte biểu diễn một kí tự - Các dạng khác: mã hóa chúng thành các dãy bit - Nguyên lí mã hóa nhị phân: thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… Khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung – dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Thông tin loại phi số gồm những dạng - Văn bản, hình ảnh, âm thanh nào? H2: Muốn máy tính xử lí được thông tin thì - Biến đổi thông tin thành các dãy bit phải làm gì? - GV trình bày cách biểu diễn thông tin loại phi số - Trình bày, giảng giải để học sinh hiểu nguyên lí mã hóa nhị phân IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Cách biểu diễn các dạng thông tin trong máy tính - Nguyên lí mã hóa nhị phân 2. Bài tập về nhà: - Đọc lại bài - Làm các bài tập trong sgk trang 17 - Chuẩn bị trước bài tập và thực hành.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> BTTH1: LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HÓA THÔNG TIN Tiết PPCT: 04. Ngày giảng: 18/09/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết ban đầu về tin học, máy tinh 2. Kỹ năng: Thực hiện được mã hóa số nguyên, xâu kí tự đơn giản Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về thông tin và dữ liệu đã biết III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động 1: Nhắc lại các kiến thức đã học Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. H1: Nêu các đặc tính của máy tính điện tử?. - Các đặc tính của máy tính điện tử: làm việc không mệt mỏi, tốc độ xử lí nhanh, chính xác, lưu trữ không hạn chế,… H2: Các đơn vị dùng để đo lượng thông tin? - Các đơn vị dùng để đo lượng thông tin: Bit, Byte, KB, MB, GB,… H3: Nêu các hệ đếm thường sử dụng và tập kí - Hệ thập phân : 0, 1, 2,…,9. Hệ nhị phân : 0, hiệu của nó? 1. Hệ hexa: 0, 1, …, 9, A, B, C, D, E, F H4: Dạng dấu phẩy động được viết như thế - ±Mx10±k nào? Hoạt động 2: Làm một số bài tập Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. Bài tập 1: Yêu cầu HS làm các bài tập trong sgk trang 16 Câu a1: - Đáp án C và D Câu a2: - Đáp án B Câu a3: - Biểu diễn được nhiều cách khác nhau tùy vào cách xếp hàng của học sinh. Giả sử học sinh xếp theo quy luật 1 nam và 1 nữ:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 0101010101 (nam: bit 0, nữ: bit 1) Câu b1: - “VN”  01010110 01001110 - Cần có khoảng trắng để ngăn cách bãy bit “Tin”  01010100 01101001 01101110 của từng kí tự Câu b2: - “Hoa” Câu c1: - Cần ít nhất 1 byte (1byte biểu diễn được số nguyên trong phạm vi -127 đến 127) Câu c2: 0.11005.105 , 0.25879.102, 0.984.10-3 Bài tập 2: Chuyển các số sau sang hệ thập phân (110110)2 , (4AD)16 - (110110)2 = 1.25+1.24+0.23+1.22+1.21+0.20 = 54 (4AD)16 = 4.162+10.161+13.160 = 1197 - Giới thiệu cho HS cách chuyển một số từ hệ thập phân sang nhị phân và hexa IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Cách biểu diễn thông tin trong máy tính - Cách sử dụng bộ mã ASCII - Cách biểu diễn số nguyên, số thực 2. Bài tập về nhà: - Đọc lại bài - Làm các bài tập trong sách bài tập trang 9 và 10 - Xem trước bài tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> BÀI 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (T1) Tiết PPCT: 05. Ngày giảng: 21/09/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết khái niệm hệ thống tin học - Biết sơ đồ cấu trúc của một máy tính - Biết chức năng của bộ xử lí trung tâm 2. Kỹ năng: Nhận biết được một số bộ phận chính của máy tính 3. Thái độ: Học sinh ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Những hiểu biết về tin học và máy tính III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa về tin học? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hệ thống tin học và sơ đồ cấu trúc của một máy tính - Hệ thống tin học  Dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin  Gồm 3 thành phần: phần cứng, phần mềm, sự quản lí và điều khiển của con người - Sơ đồ cấu trúc của một máy tính  Sơ đồ: hình 10 – trang 19  Cấu trúc chung của máy tính bao gồm: bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, các thiết bị vào/ ra Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Hệ thống là gì? H2: Hệ thống tin học gồm những thành phần nào? - Trình bày các thành phần của hệ thống tin học H3 : Cho ví dụ về các thiết bị phần cứng, phần mềm máy tính mà em biết ? - Trình bày tác dụng của hệ thống tin học - Trình bày sơ đồ cấu trúc của máy tính H4: Quan sát sơ đồ và cho biết máy tính gồm. - Tổ hợp các yếu tố có liên quan tới nhau - Phần cứng, phần mềm, sự quản lí và điều khiển của con người - Suy nghĩ và trả lời. - Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> những thành phần nào? ngoài, các thiết bị vào/ ra H5 : Cho ví dụ về từng bộ phận trong cấu trúc - Suy nghĩ và trả lời của máy tính ? Trình bày cấu trúc chung của máy tính Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ xử lí trung tâm - Khái niệm: là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình - Bao gồm:  Bộ điều khiển: Hướng dẫn các bộ phận khác thực hiện chương trình  Bộ số học/ logic: Thực hiện các phép toán số học và logic  Thanh ghi: Lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang được xử lí  Cache: trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. - Trình bày khái niệm bộ xử lí trung tâm H1: Quan sát sơ đồ cấu trúc máy tính và cho - Bộ điều khiển và bộ số học logic biết bộ xử lí trung tâm gồm những thành phần nào? H2: Nghiên cứu và cho biết chức năng các - Nghiên cứu và trả lời thành phần của bộ xử lí trung tâm - Trình bày các thành phần của bộ xử lí trung tâm và chức năng của chúng IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Cấu trúc chung của máy tính - Chức năng của bộ xử lí trung tâm 2. Bài tập về nhà: - Đọc lại bài - Làm các bài tập 1 và 2 trong sgk trang 28 - Xem trước phần tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> BÀI 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (T2) Tiết PPCT: 06. Ngày giảng: 24/09/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết chức năng của bộ nhớ trong - Biết chức năng của bộ nhớ ngoài - Biết chức năng của các thiết bị vào 2. Kỹ năng: Nhận biết được một số thiết bị nhớ, thiết bị vào 3. Thái độ: Học sinh ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Những hiểu biết về tin học và máy tính III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu chức năng và các thành phần của bộ xử lí trung tâm? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài - Bộ nhớ trong:  Khái niệm: Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí  Bao gồm hai phần: ROM và RAM - Bộ nhớ ngoài:  Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong  Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash Hoạt động của GV - Trình bày khái niệm bộ nhớ trong H2: Bộ nhớ trong gồm những thành phần nào? H3: Sự khác nhau giữa ROM và RAM là gì? - Trình bày sự khác nhau giữa ROM và RAM H1: Trong thực tế em biết những thiết bị nào có thể lưu trữ được dữ liệu ? H2: Nêu nhận xét về dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị đó? - Trình bày khái niệm bộ nhớ ngoài. Hoạt động của HS - ROM và RAM - Nghiên cứu và trả lời - Đĩa CD, USB,... - Lưu trữ lâu dài.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Nêu một số bộ nhớ ngoài và dung lượng cũng như tốc độ đọc/ ghi của từng loại cụ thể Hoạt động 2: Tìm hiểu các thiết bị vào - Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính - Một số thiết bị vào :  Bàn phím: khi ta gõ một phím nào đo,mã tương ứng của nó sẽ được truyền vào máy tính  Chuột: lựa chọn các thao tác, thay thế một số thao tác bàn phím  Máy quét : Đưa văn bản và hình ảnh vào máy tính  Webcam : thu để truyền trực tuyến hình ảnh qua mạng Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. H1: Thiết bị vào dùng để làm gì? - Đưa thông tin vào máy tính H2: Nêu một số thiết bị vào mà em biết? - Bàn phím, máy quét, webcam,… H3: Nghiên cứu và cho biết chức năng của - Suy nghĩ và trả lời một số thiết bị vào - Trình bày một số thiết bị vào, chức năng của từng thiết bị, kết hợp hình ảnh minh họa IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Chức năng của bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài - Chức năng của các thiết bị vào 2. Bài tập về nhà: - Đọc lại bài - Làm các bài tập 3 và 5 trong sgk trang 28 - Xem trước phần tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> BÀI 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (T3) Tiết PPCT: 07. Ngày giảng: 28/09/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết chức năng của các thiết bị ra - Biết máy tính làm việc theo nguyên lí Phôn Nôi - man 2. Kỹ năng: Nhận biết được một số thiết bị ra 3. Thái độ: Học sinh ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Những hiểu biết về tin học và máy tính III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ: Phân biệt bộ nhớ ROM và bộ nhớ RAM? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiết bị ra - Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính - Một số thiết bị ra:  Màn hình: tập hợp các điểm ảnh, mỗi điểm có độ sang, màu sắc khác nhau  Máy in: in thông tin ra giấy  Máy chiếu: hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn ảnh rộng  Loa và tai nghe: đưa dữ liệu âm thanh ra môi trường ngoài  Môđem: truyền thông giữa các hệ thống máy tính Hoạt động của GV H1: Thiết bị ra dùng để làm gì? H2: Nêu một số thiết bị ra mà em biết?. Hoạt động của HS. - Đưa dữ liệu ra từ máy tính - Một số thiết bị ra: màn hình, máy in, máy chiếu, loa,… H3: Nghiên cứu và cho biết chức năng của - Đọc, suy nghĩ và trả lời một số thiết bỉa cụ thể - Trình bày một số thiết bị ra, chức năng của từng thiết bị, kết hợp hình ảnh minh họa.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của máy tính - Nguyên lí điều khiển bằng chương trình: Máy tính hoạt động theo chương trình - Nguyên lí lưu trữ chương trình: Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác - Nguyên lí truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó - Nguyên lí Phôn Nôi – man: Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lí chung gọi là nguyên lí Phôn Nôi - man Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. H1: Thế nào là chương trình? - Chương trình là 1 dãy lệnh cho trước H2: Chương trình trong máy tính hoạt động - Máy tính có thể thực hiện chương trình như thế nào? mà không cần sự tham gia trực tiếp của con. người.. H3: Máy tính có thể thực hiện khoảng bao - Thực hiện rất nhanh. nhiêu lệnh trong 1 giây? H4: Thông tin của 1 lệnh gồm bao nhiêu - Học sinh trả lời và ghi bài. thành phần? H5: Dữ liệu trong máy tính được xử lý như - Máy tính không xử lý từng bit mà xử lý thế nào? Và có chung tên gọi là gì?. đồng thời 1 dãy bít gọi là từ máy. Độ dài từ máy có thể là 8, 16, 32 hay 64. H6: Khi học nguyên lý Phôi – Nôi-man cần - Trao đổi và trả lời lưu ý điều gì? Thực hiện các bước tuần tự như thế nào? IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Chức năng của các thiết bị ra - Hoạt động của máy tính 2. Bài tập về nhà: - Đọc lại bài - Làm các bài tập còn lại trong sgk trang 28 - Chuẩn bị trước bài tập và thực hành 2.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> BTTH2: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH (T1) Tiết PPCT: 08. Ngày giảng: 01/10/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị khác như máy in, bàn phím, chuột, đĩa, ổ đĩa, cổng USB,… 2. Kỹ năng: Nhận biết được các bộ phận của máy tính và một số thiết bị khác II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, phòng máy 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về máy tính đã biết III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải, hướng dẫn thực hành,.. IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Ổn định lớp 2. Bài mới Hoạt động 1: Nhắc lại các kiến thức đã học Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. H1: Nêu các thành phần chính của máy tính - Bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ điện tử? ngoài, các thiết bị vào/ra H2: Phân biệt bộ nhớ ROM và RAM - Bộ nhớ ROM chỉ đọc, dữ liệu không bị mất khi tắt nguồn điện. Bộ nhớ RAM có thể thực hiện đọc, ghi và dữ liệu sẽ bị mất khi tắt nguồn điện H3: Nêu một số bộ nhớ ngoài? - Một số bộ nhớ ngoài: đĩa cứng, đĩa CD, USB, … H4: Nêu một số thiết bị vào/ ra? - Chuột, bàn phím,…, màn hình, máy in,… - Giúp học sinh nhớ lại các kiến thức đã học Hoạt động 2: Làm quen với máy tính Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. - Yêu cầu học sinh quan sát các bộ phận của - Quan sát và trả lời máy tính, một số thiết bị khác và cho biết chức năng của từng bộ phận - Gọi 3 học sinh đứng dậy trả lời, nhận xét và bổ sung cho nhau - Giáo viên giới thiệu lại từng bộ phận.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Yêu cầu HS quan sát bàn phím và phân biệt các nhóm phím - Yêu cầu HS quan sát chuột, phân biệt chuột trai, chuột phải - Hướng dẫn học sinh cách bật/ tắt một số thiết bị + Bật màn hình và một số thiết bị khác + Khởi động máy tính + Tắt máy. - Phân biệt các nhóm phím - Quan sát và phân biệt được chuột trái, chuột phải + Thực hiện + Thực hiện + Sart  turn off my computer  turn off. IV. Tổng kết 1. Củng cố: - Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị khác - Biết cách khởi động và tắt máy tính 2. Bài tập về nhà: - Thực hành lại ở nhà nếu có máy tính - Xem trước phần tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> BTTH2: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH (T2) Tiết PPCT: 09. Ngày giảng: 05/10/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Làm quen và tập một số thao tác sử dụng bàn phím, chuột 2. Kỹ năng: Nhận biết được các bộ phận của máy tính và một số thiết bị khác 3. Thái độ: Nhận thức được máy tính được thiết kế rất thân thiện với con người II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, phòng máy 2. Chuẩn bị của HS: - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về máy tính đã biết III. Phương pháp dạy học: Kết hợp các phương pháp gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải, hướng dẫn thực hành,.. IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Ổn định lớp 2. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng bàn phím Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. - Hướng dẫn học sinh mở một chương trình - Thực hiện ứng dụng có thể thực hiện gõ văn bản, ví dụ notepad - Phân biệt việc ấn phím “A” với nhấn giữ - Gõ chữ hoa và chữ thường Shift và ấn “A” - Thực hiện gõ các tổ hợp phím khác nhai để phân biệt việc gõ một phím và gõ tổ hợp phím bằng cách nhấn giữ - Yêu cầu học sinh gõ một đoạn văn bản tùy - Thực hiện chọn - Hướn dẫn, kiểm tra và đánh giá kết quả Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng chuột Hoạt động của GV - Di chuyển chuột là thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng - Yêu cầu học sinh di chuyển chuột trên màn - Thực hiện hình - Nháy chuột là nhấn nút trái chuột rồi thả. Hoạt động của HS.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ngón tay - Yêu cầu học sinh thực hiện nháy chuột - Nháy đúp chuột là nháy chuột nhanh hai lần liên tiếp - Yêu cầu học sinh thực hiện nháy đúp chuột - Kéo thả chuột là nhấn giữ nút trái của chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần thiết thì thả ngón tay nhấn giữ chuột - Yêu cầu học sinh thực hiện kéo thả biểu tượng Recycle Bin đến vị trí khác IV. Tổng kết 1. Củng cố: - Biết cách sử dụng bàn phím và chuột 2. Bài tập về nhà: - Thực hành lại ở nhà nếu có máy tính - Xem trước bài tiếp theo. - Thực hiện và cho biết kết quả quan sát được - Thực hiệnvà cho biết kết quả. - Thực hiện: nháy chuột vào biểu tượng đó, rồi thực hiện kéo thả.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (T1) Tiết PPCT: 10. Ngày giảng: 08/10/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết khái niệm bài toán, thuật toán - Biết cách viết thuật toán bằng liệt kê 2. Kỹ năng: - Xác định được Input và Output của bài toán - Viết được thuật toán bằng cách liệt kê 3. Thái độ: Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong việc giải quyết các bài toán trong thực tế II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về bài toán III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm bài toán, thuật toán - Bài toán:  Khái niệm: Bài toán là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện  Thành phần: 2 thành phần cơ bản + Input: các thông tin đã có + Output: các thông tin cần tìm từ Input - Thuật toán:  Khái niệm: Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm  Cách diễn tả thuật toán + Cách liệt kê + Sơ đồ khối Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Cho một số ví dụ về bài toán? - Nêu khái niệm bài toán trong tin học H2: Giải một bài toán là làm gì? - Trình bày khái niệm Input và Output H3: Tìm Input và Output của các bài toán sau:. - vài học sinh đứng dậy nêu một số bài toán cụ thể - Đi tìm đáp số của bài toán dựa vào các dữ liệu đã có.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> VD1: Tìm ước chung lớn nhất của hai số - VD1: nguyên dương M và N + Input: M và N + Output: UCLN của M và N VD2: Giải phương trình: ax2+bx+c=0 (a≠0) - VD2: + Input: a, b, c + Output: nghiệm của phương trình VD3: Bài toán xếp loại học tập của học - VD3: sinh trong lớp + Input: bảng điểm của học sinh trong lớp + Output: bảng xếp loại học lực - Trình bày cấu tạo của một bài toán H4: Giải bài toán tức là quy trình đi tìm cái - Quy trình tìm Output của bài toán gì? - Trình bày khái niệm thuật toán H5: Xét bài toán nấu cơm trong thực tế? - Xác định Input và Output - Các bước thực hiện H6: Nêu các bước để giải phương trình - Trả lời x2+x – 1 = 0 Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ tìm giá trị lớn nhất của dãy số nguyên Bài toán: Cho N số nguyên dương a1, a2, …, aN. Viết thuật toán tìm giá trị lớn nhất của dãy số nguyên đó Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Xác định bài toán? - Xác định bài toán: + Input: N, a1, a2, …, aN + Output: giá trị lớn nhất Max của dãy số H2: Nêu ý tưởng? - Ý tưởng: + Khởi tạo Max = a1 + Đi từ vị trí thứ 2 đến cuối dãy, nếu thấy số nào lớn hơn Max thì Max sẽ nhận giá trị mới đó - Thuật toán: H3: Trình bày thuật toán? B1: Nhập N và dãy a1, a2, …, aN ; - i là biến chỉ số có giá trị từ 2 đến N+1 B2: Max  a1, i2; -  : gán giá trị của biểu thức bên phải cho B3: Nếu i>N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc; biến bên trái mũi tên B4: 1) Nếu ai > Max thì Max  ai ; 2) i  i+1 rồi quay lại B3; IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Khái niệm bài toán, thuật toán - Cách biểu diễn thuật toán bằng liệt kê 2. Bài tập về nhà: - Đọc lại bài - Đọc trước phần tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (T2) Tiết PPCT: 11. Ngày giảng: 13/10/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối - Biết các tính chất của thuật toán 2. Kỹ năng: Xây dựng được thuật toán bằng một trong hai cách liệt kê hoặc sơ đồ khối đảm bảo các tính chất 3. Thái độ: Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong việc giải quyết các bài toán trong thực tế II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về bài toán và thuật toán đã học III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Câu 1: Nêu các thành phần cơ bản của bài toán, khái niệm thuật toán? - Câu 2: Viết thuật toán tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên bằng cách liệt kê? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách diễn tả thuật toán bằng sơ đồ khối Trong sơ đồ khối người ta dùng một số khối, đường mũi tên với: - Hình : thao tác so sánh - Hình : phép tính toán - Hình : thao tác nhập xuất dữ liệu : trình tự thực hiện các thao tác Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài toán: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên H1: Với thuật toán viết bằng cách liệt kê đã B1: Hình biết, xác định các khối cần sử dụng đối với B2: Hình từng bước B3: Hình + Hình B 4.1: Hình + Hình B 4.2: Hình H2: Viết thuật toán cho bài toán trên bằng cách dùng sơ đồ khối?.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Nhập N, dãy a1,…,aN. Max a1, i 2. i>N?. Đưa ra Max rồi kết thúc. ai >Max?. Max ai. - GV sử dụng chương trình Crocodile ICT vẽ sơ đồ khối, dùng máy chiếu cho HS xem i  i+1 - GV mô phỏng việc thực hiện thuật toán trên với từng dãy số cụ thể. H3: Các bước, các khối có duy nhất trong biểu diễn thuật toán có duy nhất không? - Không duy nhất. Số lượng cũng như nội - GV đưa ra ví dụ dung các thao tác cũng có thể khác nhau Hoạt động 2: Tìm hiểu các tính chất của thuật toán Thuật toán có các tính chất sau: - Tính dừng - Tính xác định - Tính đúng đắn Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Em hiểu như thế nào là tính dừng? - Thuật toán kết thúc sau một số hữu hạn thao tác H2: Thế nào là tính xác định? - Xác định duy nhất thao tác thực hiện tiếp theo H3: Thế nào là tính đúng đắn? - Cho kết quả đúng H4: Xét ví dụ trên, các tính chất của thuật - Trả lời toán được thể hiện ở chổ nào? IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối - Các tính chất của thuật toán 2. Bài tập về nhà: - Đọc lại bài.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> -. Đọc trước phần tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (T3) Tiết PPCT: 12. Ngày giảng: 15/10/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng cách liệt kê và sơ đồ khối 2. Kỹ năng: Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán bằng cách liệt kê hoặc sơ đồ khối 3. Thái độ: Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong việc giải quyết các bài toán trong thực tế II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về bài toán và thuật toán III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Câu 1: Nêu các tính chất của thuật toán? - Câu 2: Viết thuật toán tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên bằng sơ đồ khối? 3. Bài mới Hoạt động : Tìm hiểu về thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi Bài toán: Cho dãy A gồm N số nguyên dương a 1, a2,…, aN. Cần sắp xếp các số hạng để dãy A trở thành dãy không giảm  Xác định bài toán: Input: Dãy A gồm N số nguyên dương a1, a2,…, aN  Output: Dãy A được sắp xếp lại thành dãy không giảm   Thuật toán: cách liệt kê  B1: Nhập N, các số a1, a2,…, aN ;  B2: M  N;  B3: Nếu M < 2 thì đưa dãy A đã được sắp xếp rồi kết thúc;  B4: M  M-1, i  0;  B5: i  i+1;  B6: Nếu i > M thì quay lại B3;  B7: Nếu ai > ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1 ;  B8: Quay lại B3; Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. H1: Dãy số không giảm là dãy như thế - Là dãy mà số hạng trước không lớn hơn số nào? hạng sau H2: Xác định bài toán? - Xác định bài toán.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> H3: Nêu ý tưởng để giải quyết bài này? - Gọi một số học sinh nêu ý tưởng. - Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy,nếu số trước lớn hơn số sau ta đổi chổ chúng cho nhau. Việc đó được lặp lại cho đến khi không còn sư đổi chổ nào xảy ra nữa. H4: Trình bày thuật toán của bài này theo - Viết thuật toán bằng cách liệt kê phương pháp liệt kê? H5: Sau mỗi lần đổi chổ giá trị lớn nhất - Giá trị lớn nhất của dãy sẽ được chuyển dần của dãy nằm ở đâu? về cuối dãy. - Giảng giải cho HS hiểu về vai trò của M, N, i và sự thay đổi giá trị của chúng. - Mô phỏng việc thực hiện thuật toán với một dãy số cụ thể cho HS xem IV. Tổng kết 1. Củng cố: - Biết cách biểu diễn thuật toán bằng cách liệt kê 2. Dặn dò: - Đọc lại bài - Đọc trước phần tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> BÀI 4: BÀI TẬP VỀ THUẬT TOÁN Tiết PPCT: 13. Ngày giảng: 18/11/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết xác đinh bài toán  Biết cách biểu diễn thuật toán 2. Kỹ năng: Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán 3. Thái độ: Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong việc giải quyết các bài toán trong thực tế II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về bài toán và thuật toán III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. Ví dụ 1: Viết thuật toán giải phương trình sau: ax2 + bx + c = 0 H1: Xác định bài toán? - Xác định bài toán + Input: Các số thực a, b, c + Output: Thông tin về nghiệm của phương trình H2: Nêu ý tưởng? - Ý tưởng: Tính ∆ = b2 – 4ac, sau đó dựa vào ∆ để kết luận nghiệm H3: Trình bày thuật toán? - Thuật toán: B1: Nhập các số thực a, b, c B2: ∆ = b2 – 4ac B3: Nếu ∆ < 0 thì thong báo phương trình vô nghiệm rồi kết thúc B4: Nếu ∆ = 0 thì thong báo phương trình có nghiệm kép x = -b/ 2a B5: Thông báo phương trình có 2 nghiệm x1 = (-b + √ Δ ) / 2a X2 = (-b - √ Δ ) / 2a Ví dụ 2: Viết thuật toán tính các tổng sau: a) S = 1 + 2 + … + N.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 1 1 1 b) S= 1+ + +. ..+ 2 3 N c) S= 1-2+3-4+…..+ (-1)(2n+1)2n H1: Xác định bài toán? H2: Trình bày thuật toán?. - Hướng dẫn và yêu cầu học sinh về nhà làm câu b và câu c Ví dụ 3: Viết thuật toán giải bài toán sau: Vừa gà vừa chó Bó lại cho tròn Ba mươi sáu con Một trăm chân chẵn Hỏi số gà, số chó - Hướng dẫn học sinh về nhà viết thuật toán IV. Tổng kết 1. Củng cố: Biết cách viết một số thuật toán 2. Dặn dò: - Đọc lại bài - Đọc trước phần tiếp theo. - Xác định bài toán + Input: Số nguyên dương N + Output: S - Thuật toán: B1: Nhập các số nguyên dương N B2: S  0, i  1; B3: Nếu i >N thì thông báo tổng S rồi kết thúc B4: S  S + i B5: i  i +1, quay lại B3.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> BÀI 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (T5) Tiết PPCT: 14. Ngày giảng: 22/10/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết biểu diễn thuật toán bằng một trong hai cách liệt kê hoặc sơ đồ khối 2. Kỹ năng: Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán bằng cách liệt kê hoặc sơ đồ khối 3. Thái độ: Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong việc giải quyết các bài toán trong thực tế II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về bài toán và thuật toán III. Phương pháp dạy học: Kết hợp các phương pháp gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ Viết thuật toán sắp xếp tráo đổi? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về thuật toán tìm kiếm tuần tự Bài toán: Cho dãy A gồm N số nguyên khác nhau: a1, a2,…, aN và một số nguyên k. Cần biết có hay không chỉ số i (1≤ i ≤ N) mà ai = k. Nếu có hãy cho biết chỉ số đó. Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Xác định bài toán?. H2: Nêu ý tưởng? H3: Biểu diễn thuật toán bằng cách liệt kê?. - Chiếu đoạn mô hình minh họa thuật toán với một ví dụ cụ thể cho HS xem.. - Xác định bài toán: + Input: N; a1, a2,…, aN, k + Output: “i" mà ai = k hoặc “không có số hạng nào có giá trị bằng k” - Lần lượt đi so sánh k với các số hạng của dãy cho đến khi gặp một số bằng k hoặc hết dãy mà không có số hạng nào bằng k. - Thuật toán bằng cách liệt kê: B1: Nhập N, a1, a2,…, aN, k; B2: i 1; B3: Nếu ai = k thì thông báo i rồi kết thúc; B4: i i +1; B5: Nếu i >N thì thông báo dãy A không có số hạng nào có giá trị bằng k rồi kết thúc. B6: Quay lại B3.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - GV mô phỏng việc thực hiện thuật toán trên với từng dãy số cụ thể. - Yêu cầu học sinh vê nhà viết thuật toán bằng cách vẽ sơ đồ khối Hoạt động 2: Viết thuật toán tính tổng: S= 1+ 1/2 + 1/3 + … + 1/N Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. H1: Xác định bài toán?. - Xác định bài toán + Input: N + Output: S H3: Nêu ý tưởng? - Thực hiện cộng lần lượt các số tự nhiên liên tiếp cho đến N vào tổng S H4: Trình bày thuật toán của bài này theo - Viết thuật toán bằng cách liệt kê phương pháp liệt kê? B1: Nhập N B2: S  0, i 1 B3: Nếu i > N thì thông báo S rồi kết thúc B4: S  S + 1/i B5: i  i + 1, quay lại B3 - GV mô phỏng việc thực hiện thuật toán trên với từng dãy số cụ thể. IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm chắc một trong hai cách biểu diễn thuật toán - Bằng cách liệt kê - Bằng cách dùng sơ đồ khối 2. Dặn dò: - Đọc lại bài - Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> BÀI TẬP Tiết PPCT: 15. Ngày giảng: 26/10/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức về bài toán và thuật toán. 2. Kỹ năng: Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán bằng cách liệt kê hoặc sơ đồ khối 3. Thái độ: Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong việc giải quyết các bài toán trong thực tế II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về bài toán và thuật toán III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm các bài tập tương tự các bài đã làm Bài tập 4: Cho N và dãy số nguyên a1, a2, …, aN. Hãy tìm giá trị nhỏ nhất (Min) của dãy đó. Áp dụng tương tự bài toán tìm giá trị lớn của dãy N số nguyên đã được tìm hiểu: thay biến Max bằng biến Min và thay phép so sánh ở bước 4.1 theo chiều ngược lại Bài tập 6: Cho N và dãy số a1, a2, … aN. Hãy sắp xếp dãy số đó thành dãy số không tăng Áp dụng tương tự với bài toán và thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi: thay bất đẳng thức ở bước 7 thành ai < ai+1. Hoạt động 2: Chữa một số bài tập trong sách giáo khoa Bài tập 5: Tìm nghiệm của phương trình bậc hai tổng quát: ax2 + bx + c + 0 Hoạt động của GV H1: Xác định bài toán? H2: Nêu ý tưởng? H3: Biểu diễn thuật toán bằng cách liệt kê?. Hoạt động của HS - Xác định bài toán: + Input: a, b, c + Output: thông tin về nghiệm của phương trình - Ta đi xem xét giá trị của a. Nếu a = 0 thì đưa phương trình về dạng bậc nhất. Ngược lại thì tính delta sau đó biện luận nghiệm theo delta - Thuật toán bằng cách liệt kê: B1: a, b, c B2: Nếu a = 0 thì TB nghiệm x = -c/b rồi KT B3: D  b2 – 4ac B4: Nếu D < 0 thì TB phương trình vô nghiệm rồi KT B5: Nếu D = 0 thì đưa ra nghiệm kép x= -b/2a rồi KT.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> B6: Đưa ra 2 nghiệm của phương trình −b+ √ D ¿ /2 a x 1=¿ −b − √ D ¿ /2 a - Minh họa thuật toán với các ví dụ cụ thể x 2=¿ cho HS xem. Rồi kết thúc - Về nhà tìm hiểu cách biểu diễn thuật toán trên bằng sơ đồ khối?. Bài tập 7: Cho N và dãy số: a1, a2,…, aN. Hãy cho biết có bao nhiêu số hạng trong dãy có giá trị bằng 0. Hoạt động của GV Hoạt động của HS H2: Xác định bài toán? - Xác định bài toán + Input: N, dãy a1, a2,…, aN. + Output: d – số lượng số 0 có trong dãy H3: Nêu ý tưởng? - Duyệt từ đầu dãy đến cuối dãy, nếu bắt gặp một số nào có giá trị bằng không thì tăng biến đếm lên 1 H4: Trình bày thuật toán của bài này theo - Viết thuật toán bằng cách liệt kê phương pháp liệt kê? B1: Nhập N, dãy a1, a2,…, aN B2: i 1; d0; B3: Nếu i>N thì đưa ra d rồi kết thúc B4: Nếu ai = 0 thì dd+1; B5: ii+1 rồi quay lại B3 - Minh họa thuật toán với các ví dụ cụ thể . cho HS xem. - Về nhà tìm hiểu cách biểu diễn thuật toán trên bằng sơ đồ khối? IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm chắc một trong hai cách biểu diễn thuật toán - Bằng cách liệt kê - Bằng cách dùng sơ đồ khối 2. Dặn dò: - Làm các bài tập còn lại, các bài tập trong sách bài tập - Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> KIỂM TRA 45 PHÚT Tiết PPCT: 16. Ngày giảng: 29/10/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức về: Các thành phần của máy tính và hoạt động của máy tính  Củng cố lại các kiến thức về bài toán và thuật toán  2. Kỹ năng:  Rèn luyện kĩ năng thuật toán  Rèn luyện kĩ năng làm bài thi 3. Thái độ: Rèn luyện các đức tính nghiêm túc, cẩn thận, khoa học,… II. Ma trận đề Nội dung Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng. §2. §3. §4. Câu 2 Câu 1, 3 Câu 1, 3. Câu 4 Câu 4. III. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, đề kiểm tra 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về các thành phần của máy tính, bài toán và thuật toán. IV. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… V. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Nội dung kiểm tra Câu 1: Dãy 10101 (trong hệ nhị phân) biểu diễn số nào trong hệ thập phân? A. 39 B. 15 C. 98 D. 21 Câu 2: Điền vào chỗ trống các cụm từ thích hợp trong các câu dưới đây. (1) Khi bộ nhớ trong là ………………………. nội dung của nó có thể được thay đổi (2) Bộ nhớ trong còn có tên gọi khác là …………………….. (3) Với chương trình và dữ liệu muốn lưu trữ lâu dài, chúng ta lưu trữ chúng ở ……………………….. (4) Cache là vùng nhớ đóng vai trò trung gian giữa bộ nhớ và các ………………………….. Câu 3: Ghép mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B nếu chúng cùng giá trị: A B (1) 360 KB (a) 102400 KB.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> (2) 200 KB. (b) 3 GB. (3) 1.4 MB. (c) 204800 byte. (4) 100 MB. (d) 368640 byte. (5) 3072 MB. (e) 1433.6 KB. Câu 4: Cho dãy A gồm N số nguyên dương a1, a2, …, aN. Viết thuật toán tính tổng các số lẽ có trong dãy VI. Đáp án và thang điểm 1. Đáp án Câu 1: Đáp án D Câu 2:  (1): Ram  (2): Bộ nhớ chính  (3): Bộ nhớ ngoài  (4): Thanh ghi Câu 3: 1 – d, 2 – c, 3 – e, 4 – a, 5 – b Câu 4: - Xác định bài toán Input: Các số nguyên dương N và a1, a2, …, aN  Output: S – tổng các số lẽ có trong dãy  - Viết thuật toán: B1: Nhập N và dãy a1, a2, …, aN B2: S  0, i  1; B3: Nếu i > N thì thông báo S rồi kết thúc thuật toán B4: Nếu ai không chia hết cho 2 thì S  S + ai B5: i  i + 1, quay lại B3 2. Thang điểm: - Câu 1: 2 điểm - Câu 2: 2 điểm, đúng mỗi ý 0.5 điểm - Câu 3: 2 điểm, đúng mối ý 0.4 điểm - Câu 4: 4 điểm ( xác định được bài toán: 1 điểm, viết được thuật toán: 3 điểm).

<span class='text_page_counter'>(34)</span> BÀI 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Tiết PPCT: 17. Ngày giảng: 03/11/2012. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết ngôn ngữ lập trình dùng để diễn đạt thuật toán  Biết được khái niện ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao  2. Kỹ năng:  Phân biệt được sự khác nhau giữa các ngôn ngữ lập trình.  Hình thành sự lựa chọn ngôn ngữ lập trình để giải quyết các bài toán. 3. Thái độ: Hình thành cách làm việc khoa học II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ Thuật toán là gì? Có mấy cách để diễn tả thuật toán? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm chương trình, ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ máy - Chương trình là mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình để máy tính có thể thực hiện được - Ngôn ngữ để viết chương trình được gọi là ngôn ngữ lập trình. - Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được. Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Với cách diễn tả thuật toán bằng cách - Máy tính chưa có khả năng trực tiếp thực hiện liệt kê hoặc sơ đồ khối, máy tính đã có thể thuật toán được. trực tiếp thực hiện thuật toán được chưa? - Nêu khái niệm chương trình - Nêu khái niệm ngôn ngữ lập trình - Yêu cầu HS đọc, nghiên cứu sgk - Nêu khái niệm ngôn ngữ máy H2: Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở - Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị dạng nào? phân hoặc ở dạng mã hexa. H3: Nêu ưu và nhược điểm của ngôn ngữ - Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ máy: máy? + Ưu điểm: máy tính trực tiếp hiểu, thực hiện  có thể khai thác triệt để các đặc điểm phần cứng của máy. + Nhược điểm: khó viết, khó hiểu chương trình.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Hoạt động 2: Tìm hiểu về hợp ngữ - Hợp ngữ cho phép người lập trình sử dụng một số từ (thường là viết tắt các từ tiếng Anh) để thể hiện các lệnh thường thực hiện. - Chương trình hợp dịch có nhiệm vụ dịch chương trình viết bằng hợp ngữ sang ngôn ngữ máy. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu khái niệm hợp ngữ - Đưa ra ví dụ: Để cộng giá trị chứa trong 2 thanh ghi có tên AX, BX: ADD AX, BX H1: Một chương trình được viết bằng hợp - Máy tính chưa thể thực hiện được vì ngôn ngữ ngữ, máy tính đã thực hiện được chưa? Vì máy là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà sao? máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được. H2: Để chương trình đó thực hiện được - Cần có chương trình để dịch chương trình viết trên máy tính thì cần có điều kiện gì? bằng hợp ngữ sang ngôn ngữ máy - Nêu vai trò của chương trình hợp dịch - Yêu cầu HS nhận xét về ưu và nhược - Đưa ra nhận xét điểm của hợp ngữ? Hoạt động 3: Tìm hiểu về ngôn ngữ bậc cao - Trong ngôn ngữ bậc cao các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể. - Chương trình dịch có nhiệm vụ dịch những chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc, nghiên cứu sgk H1: Nêu những ưu điểm của ngôn ngữ bậc - Trong ngôn ngữ bậc cao các câu lệnh được viết cao? gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể. H2: Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc - Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao máy cao máy tính đã thực hiện được chưa? Cần tính chưa thể thực hiện được. Muốn thực hiện được có cái gì? cần phải có chương trình dịch nó sang ngôn ngữ máy. - Nêu khái niệm chương trình dịch. H3: Nêu một số ngôn ngữ bậc cao mà em - Pascal, C,… biết? IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm được ba loại ngôn ngữ lập trình - Ngôn ngữ máy - Hợp ngữ - Ngôn ngữ bậc cao 2. Dặn dò: - Làm các bài tập trong sách bài tập - Đọc trước bài mới..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> BÀI 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH Tiết PPCT: 18. Ngày giảng: 27/10/2011. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính  2. Kỹ năng:  Xác định được bài toán và lựa chọn được thuật toán. 3. Thái độ: Hình thành thói quen làm việc khoa học, đúng trình tự II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Ngôn ngữ lập trình là gì? - Vì sao phải phát triển các ngôn ngữ bậc cao? Cần dùng thêm chương trình gì để máy tính có thể hiểu được các chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu bước xác định bài toán, lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán - Xác định bài toán: xác định rõ hai thành phần Input, Output và mối quan hệ giữa chúng - Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán + Lựa chọn thuật toán: lựa chọn được thuật toán tối ưu + Diễn tả thuật toán: sử dụng một trong hai cách đã học (liệt kê hoặc sơ đồ khối). Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Xác định bài toán H1: Bài toán được cấu tạo bởi những thành - Bài toán được cấu tạo bới hai thành phần: Input và phần nào? Output H2: Xác định bài toán tức là xác định cái - Xác định Input và Output gì? Ví dụ: Tìm ước chung lớn nhất (UCLN) của hai số nguyên dương M và N H3: Hãy xác định bài toán trên? - Xác định bài toán + Input: N và M + Output: UCLN(M,N) 2. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán H4: Thuật toán là gì? - Trả lời H5: Theo em, mỗi bài toán có mấy thuật - Một bài toán có nhiều thuật toán để giải toán để giải? H6: Thuật toán như thế nào được gọi là - Thuật toán tối ưu: thuật toán tối ưu? + Thời gian chạy nhanh + Tốn ít bộ nhớ.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> H7: Có mấy cách để diễn tả thuật toán?. + Trình bày dễ nhìn, dễ hiểu - Có hai cách: + Cách liệt kê + Dùng sơ đồ khối - Diễn tả thuật toán. H8: Diễn tả thuật toán tìm UCLN của hai số nguyên dương M và N? - Dùng phần mềm Crocodile chạy thuật toán cho HS hiểu Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước viết chương trình, hiệu chỉnh và viết tài liệu - Viết chương trình là tổng hợp giữa việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán - Hiệu chỉnh là quá trình chạy thử chương trình với một số bộ Input đặc trưng, nếu phát hiện sai sót thì phải sửa chữa lại chương trình. - Viết tài liệu mô tả chi tiết bài toán, thuật toán, chương trình và hướng dẫn sử dụng Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Có mấy loại ngôn ngữ lập trình là - Có 3 loại ngôn ngữ lập trình: những loại nào? + Ngôn ngữ máy + Hợp ngữ + Ngôn ngữ bậc cao - Nêu khái niệm viết chương trình H2: Hiệu chỉnh là gì? - Trả lời H3: Các Test là gì? - Là các bộ Input tiêu biểu, đặc trưng - Nêu khái niệm hiệu chỉnh H4: Viết tài liệu là gì? - Trả lời - Nêu khái niệm viết tài liệu IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm được các bước giải bài toán trên máy tính - Bước 1: Xác định bài toán - Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán - Bước 3: Viết chương trình - Bước 4: Hiệu chỉnh - Bước 5: Viết tài liệu 2. Dặn dò: - Làm các bài tập trong sách bài tập - Đọc trước bài mới..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> BÀI 7: PHẦN MỀM MÁY TÍNH BÀI 8: NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC Tiết PPCT: 19 Ngày giảng: 02/11/2011 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết khái niệm phần mềm máy tính  Biết ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong các lĩnh vực đời sống xã hội  Biết có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc  và giải trí 2. Kỹ năng:  Phân biệt được chức năng của phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. 3. Thái độ:  Biết sử dụng MTĐT để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu các bước khi giải một bài toán trên máy tính? Công việc cụ thể cần làm của mỗi bước là gì? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về phần mềm máy tính - Chương trình để giải một bài toán trên máy tính là một phần mềm máy tính - Phần mềm hệ thống: là những chương trình tạo môi trường làm việc và cung cấp các dịch vụ cho các phần mềm khác trong quá trình hoạt động của máy tính. - Phần mềm ứng dụng: + Phần mềm ứng dụng: giúp giải quyết các công việc thường gặp + Phần mềm công cụ: hỗ trợ việc làm ra các sản phẩm phần mềm khác + Phần mềm tiện ích: giúp người dùng làm việc thuận lợi hơn Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Sản phẩm chính thu được sau khi thực hiện các bước giải bài toán trên máy tính là gì? - Nêu khái niệm phần mềm máy tính - Nêu khái niệm phần mềm hệ thống H2: Kể tên những phần mềm hệ thống mà em biết - Nêu khái niệm phần mềm ứng dụng H3: Kể tên một số phần mềm ứng dụng mà em biết?. - Cách tổ chức dữ liệu, chương trình và tài liệu. - Một số phần mềm hệ thống: MS Dos, MS Window XP, Window Vista - Một số phần mềm ứng dụng: word, exel, pikachu, fifa,….

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Nêu khái niệm phần mềm công cụ H4: Kể tên một số phần mềm công cụ mà - Một số phần mềm công cụ: Visual Basic, ASP,… em biết? - Nêu khái niệm phần mềm tiện ích H5: Kể tên một số phần mềm tiện ích mà - Một số phần mềm tiện ích: Bkav, Kaspersky,… em biết? - Sử dụng máy chiếu cho học sinh biết phần mềm hệ thống, một số phần mềm ứng dụng Hoạt động 2: Tìm hiểu về những ứng dụng của tin học - Giải các bài toán khoa học kĩ thuật - Hỗ trợ việc quản lí - Tự động hóa và điều khiển - Truyền thông - Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng - Trí tuệ nhân tạo - Giáo dục - Giải trí Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Kể tên những ứng dụng tin học mà em - Soạn thảo, in ấn văn bản, học tiếng Anh, nghe biết? nhạc, xem phim,… H2: Kể tên các bài toán quản lí trong nhà - Quản lí học sinh, quản lí giáo viên, quản lí thư trường? viện,… H3: Thông qua máy tính chúng ta có thể - Học tập được tất cả các môn: toán, lí, hóa, Anh, học tập được những gì trên mạng? …; các kiến thức xã hội,… trên mạng - Dùng máy chiếu giới thiệu cho học sinh về các ứng dụng của tin học IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm được - Các loại phần mềm máy tinh - Những ứng dụng của tin học 2. Dặn dò: - Làm các bài tập trong sách giáo khoa trang 52, 57 - Đọc trước bài mới..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Tiết PPCT: 20. BÀI 9: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI Ngày giảng: 03/11/2011. I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội  Biết những vấn đề thuộc văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa 2. Thái độ:  Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng máy tính II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu các loại phần mềm máy tính? - Kể tên một số ứng dụng của tin học? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội - Xã hội phát triển kéo theo sự phát triển như vũ bão của tin học - Sự phát triển của tin học đã đem lại hiệu quả to lớn cho hầu hết tất cả các lĩnh vực của xã hội. Hoạt động của GV H1: Hãy nêu một số ví dụ về các lĩnh vực mà tin học được áp dụng? H2: Tin học có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?. Hoạt động của HS - Dạy và học, thư viện, công tác văn phòng,…. - Tin học có ảnh hưởng đến nhiều ngành trong xã hội như: kinh tế, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, truyền thông… H3: Theo em nhà nước ta đã có những - Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên phát chính sách và chương trình gì để phát triển ngành Công nghệ thông tin, thực hiện các dự án tin học hóa quản lí hành chính trên phạm triển ngành tin học? vi cả nước, mở rộng đào tạo công nghệ thông tin ở các trường Đại học,….

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Hoạt động 2: Tìm hiểu xã hội tin học hóa và văn hóa pháp luật trong xã hội tin học hóa - Xã hội tin học hóa + T¹o ra mét phu¬ng thøc giao dÞch míi hiÖu qu¶, tiÕt kiÖm thêi gian + Năng suật lao động tăng cao với sự hỗ trợ của tin học + Máy móc giúp giải phóng lao động chân tay và giúp con người giải trí - Văn hóa pháp luật trong xã hội tin học hóa + Có ý thức bảo vệ thông tin + Học tập và nâng cao trình độ  thực hiện tốt các nhiệm vụ, không vi phạm pháp luật + Xã hội phải đề ra những quy định, điều luật để bảo vệ thông tin và xử lí các tội phạm phá hoại thông tin ở nhiều mức độ khác nhau. Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. H1: Hãy nêu các mặt hoạt động chính của xã hội? H2: Trong thực tế em thấy tin học được ứng dụng vào các mặt đó như thế nào? H3: Thông tin là gì?. - Các mặt hoạt động chính của xã hội: sản xuất hàng hóa, quản lí, giáo dục và đào tạo,… - Trả lời theo sự hiểu biết của mình. H4: Tại sao cần bảo vệ thông tin? H5: Bảo vệ thông tin bằng cách nào?. - Là những hiểu biết của con người về một thực thể nào đó - Thông tin là tài sản chung của mọi người - Bảo vệ thông tin bằng cách: + Mỗi người cần có ý thức bảo vệ thông tin + Xã hội cần có các quy định để bảo vệ thông tin. IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Những ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội - Xã hội tin học hóa như thế nào - Văn hóa pháp luật trong xã hội tin học hóa 2. Dặn dò: - Làm các bài tập trong sách bài tập - Đọc trước bài mới..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> BÀI 9: BÀI TẬP Tiết PPCT: 21. Ngày giảng: 09/11/2011. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức đã học về: - Ngôn ngữ lập trình - Các bước giải một bài toán trên máy tính - Phần mềm máy tính - Những ứng dụng của tin học - Tin học và xã hội 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tế để giải một số bài tập 2. Thái độ: Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng máy tính II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Ổn định lớp 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài 1: Hãy ghép mỗi đặc điểm ở cột bên phải với ngôn ngữ lập trình tương ứng ở cột bên trái cho đúng A a. Ngôn ngữ máy b. Hợp ngữ c. Ngôn ngữ bậc cao. B 1. Máy có thể trực tiếp hiểu được 2. Phải có chương trình hợp dịch để dịch sang ngôn ngữ máy 3. Gần với ngôn ngữ tự nhiên 4. Các lệnh là các dãy bit 5. Có tính độc lập với từng loại máy cụ thể 6. Trong các lệnh sử dụng một số từ tiếng Anh để thay nhóm bit làm chương trình.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> dễ đọc, dễ viết hơn a 1 và 4 Bài 2: Có một chương trình giải bài toán: “nhập từ bàn phím 3 số nguyên dương a, b, c. Kiểm tra xem 3 số này có phải là 3 cạnh của một tam giác hay không”. Em hãy nêu một vài bộ dữ liệu kiểm thử để kiểm định tính đúng đắn của chương trình đó. Bài 3: Hãy giới thiệu một phần mềm học tập mà em biết? - Gọi một số học sinh giới thiệu một số phần mềm học tập Bài 4: Em suy nghĩ gì về trach nhiệm của thế hệ các em đối với sự phát triển tin học ở nước ta? - Cho HS thảo luận theo bàn rồi trả lời. b 2 và 6. - Một số bộ Test: + a = 2, b = -5, c = 4 + a = 2, b = 7, c = 3 + a= 2, b = 3, c = 4. - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Suy nghĩ, thảo luận và trả lời. IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Các loại ngôn ngữ lập trình - Các bước giải một bài toán trên máy tính - Xã hội tin học hóa - Những ứng dụng của tin học 2. Dặn dò: - Xem lại bài - Đọc trước bài mới. c 3 và 5.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> BÀI 10: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH Tiết PPCT: 22 Ngày giảng: 10/11/2011 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết khái niệm hệ điều hành. Nhận thức đúng về vai trò và vị trí của hệ điều hành  Biết các chức năng và thành phần của hệ điều hành 2. Kĩ năng:  Nhận biết được hệ điều hành 2. Thái độ:  Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm bảo vệ hệ thống không thực hiện các thao tác khi không biết trước hệ quả của thao tác đó… II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Phần mềm máy tính là gì? Nêu các loại phần mềm máy tính? - Phần mềm hệ thống là gì? Cho ví dụ? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hệ điều hành (HĐH) Hệ điều hành là tập hợp các chương trình thành một hệ thống có nhiệm vụ:  Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính  Cung cấp các phương tiện, dịch vụ để điều phối việc thực hiện các chương trình  Quản lí và tổ chức khai thác các tài nguyên của máy Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. H1: Hãy nêu nhiệm vụ của phần mềm hệ thống? - Nêu khái niệm hệ điều hành H2: Nêu một số hệ điều hành mà em biết H3: Hiện nay hệ điều hành nào đang được sử dụng phổ biến. - Tạo môi trường làm việc và cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác. - Một số hệ điều hành: MS Dos, Windows XP, Windows Vista,… - Hệ điều hành Windows.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Hoạt động 2: Tìm hiểu các chức năng và thành phần của hệ điều hành - Chức năng:  Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống  Cung cấp tài nguyên  Tổ chức lưu trữ thông tin, cung cấp các công cụ tìm hiếm thông tin  Kiểm tra, hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị ngoại vi  Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống - Thành phần: Các thành phần của HĐH là các nhóm chương trình đảm bảo thực hiện những chức năng cụ thể. Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Hãy nêu các chức năng của hệ điều - Trả lời hành? - Nêu các chức năng của hệ điều hành H2: Trong tin học, tài nguyên là gì? - Bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi H3: Thiết bị ngoại vi là những thiết bị - Chuột, bàn phím, màn hình, đĩa CD,… nào? IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Những ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội - Xã hội tin học hóa như thế nào - Văn hóa pháp luật trong xã hội tin học hóa 2. Dặn dò: - Làm các bài tập trong sách bài tập - Đọc trước bài mới..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> BÀI 11: TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP Tiết PPCT: 23 Ngày giảng: 16/11/2011 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết khái niệm tệp và quy tắc đặt tên tệp  Hiểu khái niệm thư mục, cây thư mục 2. Kĩ năng:  Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn  Đặt được tên tệp, thư mục 2. Thái độ:  Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm bảo vệ hệ thống không thực hiện các thao tác khi không biết trước hệ quả của thao tác đó… II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Hệ điều hành là gì? Cho biết các chức năng chính của hệ điều hành? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu tệp và tên tệp - Tệp là tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài tạo thành một đơn vị lưu trữ do HĐH quản lí. - Mỗi tệp có một tên để truy cập. Tên tệp được đặt theo quy định riêng của HĐH, có cấu trúc: <Phần tên>.<phần mở rộng> - Quy tắc đặt tên tệp trong HĐH Windows:  Tên tệp không vượt quá 255 kí tự  Phần mở rộng không nhất thiết phải có, được dùng để phân loại tệp  Tên tệp không được có các kí tự: \ / : * ? “ < >  Tên tệp không phân biệt chữ hoa và chữ thường Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Để thông tin lưu trữ được một cách lâu dài thì ta lưu trữ ở đâu? - Nêu khái niệm tệp H2: Nêu các quy tắc đặt tên trên trong HĐH Windows? - Nêu các quy tắc đặt tên trong HĐH. - Lưu trữ trên bộ nhớ ngoài. - Trả lời.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Windows H3: Cho biết các tên tệp sau có hợp lệ hay không? - Các tên tệp hợp lệ trong HĐH Windows là: 1 1. ABCD 2. Abcde 3. CT1.Pas 4, 6 4. DATA.IN 5. AB.CDEF 6. My document Hoạt động 2: Tìm hiểu về thư mục - Thư mục dùng để lưu trữ từng nhóm tệp có liên quan với nhau. Thư mục có thể chứa tệp và thư mục con - Đường dẫn cho biết vị trí của tệp hoặc thư mục được lưu trữ, gồm tên các thư mục theo chiều từ thư mục gốc đến tệp (thư mục) cần tìm. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Trả lời H1: Để quản lí các tệp được dễ dàng, HĐH tổ chức lưu trữ các tệp như thế nào? - Trả lời - Nêu khái niệm thư mục H2: Xem hình 30 và cho biết đâu là thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con? - Trả lời - Nêu khái niệm đường dẫn H3: Vẽ sơ đồ cây thư mục với các tệp Quanly10A1.xls và thongbao10A2.doc nằm trong thư mục HHT ở ổ đĩa D:\ IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Khái niệm tệp và các quy tắc đặt tên tệp - Khái niệm thư mục, đường dẫn 2. Dặn dò: - Đọc lại bài - Xem trước phần tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> BÀI 11: BÀI TẬP Tiết PPCT: 24. Ngày giảng: 17/11/2011. I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Củng cố lại các kiến thức về tệp và thư mục 2. Kĩ năng:  Biết cách mở một tệp để sử dụng  Biết đặt tên tệp đúng quy định 2. Thái độ:  Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm bảo vệ hệ thống không thực hiện các thao tác khi không biết trước hệ quả của thao tác đó… II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động1: Nhắc lại các kiến thức đã học Hoạt động của GV H1: Nêu khái niệm tệp?. Hoạt động của HS - Tệp là tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. H2: Nêu các quy định đặt tên tệp của hệ - Trả lời điều hành Window? H3: Nêu các khái niệm thư mục gốc, - Trả lời thư mục mẹ, thư mục con, đường dẫn?.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Hoạt động 2: Làm một số bài tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS Câu 1: Trong HĐH Windows, những tên tệp Câu 1: Nhưng tên tệp hợp lệ là: b và d nào sau đây là hợp lệ? a. Ha?noi.TXT b. Le-lan.DOC c. Popye\Oliver.PAS d. Pop_3.EXE e. Tom/Jerry.COM Câu 2: Hai thư mục trên cùng một đĩa có thể Câu 2: Hai thư mục trong cùng một đĩa có trùng tên được không? Vì sao?. thể trùng tên, với điều kiện là chúng thuộc các thư mục mẹ khác nhau. Câu 3: Hãy chọn từ (cụm từ) thích hợp điền Câu 3: vào chỗ trống trong các câu dưới đây:. a. Tổ chức thông tin trên đĩa. a. Để ....... người ta sử dụng tệp và thư mục. b. Tệp, đơn vị lưu trữ. b. ...., còn được gọi là tập tin, là một tập hợp c. Phần tên, phần mở rộng các thông tin lưu trên đĩa, tạo thành một .... lưu trữ do hệ điều hành quản lí c. Tệp thường gồm hai phần: ..... và ....... IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm -. Làm được một số bài tập liên quan đến tệp. 2. Dặn dò: -. Đọc lại bài. -. Đọc trước bài mới..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> BÀI 12: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH (T1) Tiết PPCT: 25. Ngày giảng: 23 /11/2011. I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết thao tác nạp hệ điều hành 2. Kĩ năng:  Nạp được hệ điều hành để làm việc với máy tính 2. Thái độ:  Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định -. Kiểm tra sĩ số. -. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Kiểm tra bài cũ -. Nêu một số đặc trưng của hệ thống quản lí tệp?. -. Nêu các thao tác quản lí tệp và thư mục thường dùng?. 3. Bài mới Hoạt động: Tìm hiểu về nạp hệ điều hành Muốn nạp hệ điều hành ta cần: - Có đĩa khởi động - Thực hiện một trong các thao tác sau:  Bật nguồn . Nhấn nút Reset.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Hoạt động của GV H1: Nhắc lại khái niệm hệ điều hành?. Hoạt động của HS - Trả lời. H2: Sau khai thực hiện cài hệ điều. - Trên đĩa cứng máy tính. hành, nó được lưu trữ lâu dài ở đâu? - Để làm việc được với máy tính hệ điều hành cần được nạp vào bộ nhớ trong H3: Nêu thao tác thực hiện khởi động - Trả lời máy tính? - Nêu các thao tác nạp hệ điều hành H4: Đĩa khởi động có thể là những loại - Đĩa khởi động có thể là đĩa cứng, đĩa CD,… đĩa nào? Nó dùng để chứa gì?. Nó dùng để chứa các chương trình phục vụ nạp hệ điều hành. H5: Khi máy đang ở trạng thái hoạt - Nhấn tổ hợp phím Alt + Ctrl + Delete động, ngoài cách nhấn nút Reset có cách nào để nạp hệ điều hành nữa không? H6: Theo em, chương trình nào chịu - Các chương trình có sẵn trong Rom trách nhiệm nạp hệ điều hành? - Quá trình nạp hệ điều hành: Kiểm tra bộ nhớ trong, các thiết bị kết nối  tìm, nạp, kích hoạt chương trình khởi động  Nạp các môđun cần thiết của hệ điều hành IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm các thao tác để nạp hệ điều hành 2. Dặn dò: -. Đọc lại bài. -. Xem trước phần tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> BÀI 12: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH (T2) Tiết PPCT: 26 Ngày giảng: 24 /11/2011 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết các cách làm việc với hệ điều hành 2. Kĩ năng:  Làm việc được với hệ điều hành 2. Thái độ:  Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu thao tác nạp hệ điều hành? 3. Bài mới Hoạt động: Tìm hiểu cách làm việc với hệ điều hành Có hai cách làm việc với hệ điều hành:  Cách 1: sử dụng các lệnh  Ưu điểm: Giúp hệ thống biết chính xác công việc cần làm, thực hiện lệnh ngay lập tức  Nhược điểm: Người sử dụng phải nhớ câu lệnh, phải thao tác nhiều trên bàn phím  Cách 2: Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra  Ưu điểm: - Hệ thống cho người dùng biết những việc có thể làm, người dùng chỉ cần chọn công việc thích hợp - Không cần biết quy cách câu lệnh, khả năng của hệ thống - Dùng bàn phím, chuột để xác định mục hoặc biểu tượng  dễ khai thác hệ thống Hoạt động của GV H1: Nhắc lại các chức năng của hệ điều hành? - Một trong những chức năng của HĐH là tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống H2: Người dùng giao tiếp với hệ thống bằng cách nào?. Hoạt động của HS - Trả lời. - 2 cách giao tiếp giữa người dùng và hệ thống: + Sử dụng câu lệnh.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> + Thông qua các đề xuất của hệ thống - Nêu các cách làm việc với hệ điều hành H3: Theo em, cách làm việc với hệ điều - Trả lời hành thông qua các câu lệnh có ưu, nhược điểm gì? - Nêu ưu, nhược điểm của cách làm việc với hệ điều hành thông qua các câu lệnh H4: Cách làm việc với hệ điều hành - Trả lời thông qua các đề xuất do hệ thống đưa ra có ưu điểm gì? - Nêu ưu điểm của cách làm việc với hệ điều hành thông qua các đề xuất IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm 2 cách làm việc với hệ điều hành - Sử dụng lệnh - Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra 2. Dặn dò: - Đọc lại bài - Xem trước phần tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> BÀI 12: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH (T3) Tiết PPCT: 27 Ngày giảng: 30 /11/2011 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết cách ra khỏi hệ thống 2. Kĩ năng:  Ra khỏi hệ thống đúng quy định 3. Thái độ:  Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu thao tác nạp hệ điều hành? - Nêu các cách làm việc với hệ điều hành? Ưu, nhược điểm của từng cách? 3. Bài mới Hoạt động: Tìm hiểu cách ra khỏi hệ thống Có ba cách ra khỏi hệ thống: - Tắt máy: Hệ điều hành sẽ dọn dẹp hệ thống sau đó tắt nguồn, mọi thay đổi trong thiết đặt hệ thống được lưu vào đĩa cứng trước khi nguồn được tắt - Tạm ngừng: Chọn chế độ này để máy tạm nghỉ, tiêu thụ ít năng lượng nhất nhưng đủ để hoạt động trở lại ngay lập tức - Ngủ đông: Chọn chế độ này để tắt máy sau khi lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời vào đĩa cứng. Hoạt động của GV H1: Khi dùng các thiết bị điện, không sử dụng nữa thì chúng ta làm như thế nào? - Khác với các thiết bị điện máy tính tắt bằng cách khác nhằm giữ an toán cho máy.. Hoạt động của HS - Thực hiện tắt các thiết bị đó bằng cách nhấn vào nút power.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> H2: Em thực hiện tắt máy bằng cách nào? - Nêu cách ra khỏi hệ thống bằng tắt máy H3: Nêu nhận xét về cách ra khỏi hệ thống này? H4: Ngoài cách trên, còn cách nào để ra khỏi hệ thống? - Nêu cách ra khỏi hệ thống bằng tạm ngừng H5: Nêu các thao tác để ra khỏi hệ thống bằng tạm ngừng?. - Chọn nút Start ở góc trái bên dưới màn hình nền của Windows và chọn Shut Down hoặc Turn Off sau đó chọn Shut Down hoặc Turn Off - An toàn tuy nhiên khi vào lại thì phải chờ quá trình nạp lại hệ điều hành - Tạm ngừng. - Chọn nút Start ở góc trái bên dưới màn hình nền của Windows và chọn Shut Down hoặc Turn Off sau đó chọn Standby H6: Khi chọn chế độ này, toàn bộ trạng - Lưu vào Ram thái đang hoạt động tạm thời sẽ được lưu vào đâu? H7: Nêu nhận xét về cách ra khỏi hệ - Vào lại hệ thống nhanh tuy nhiên nếu xảy ra thống này? mất điện các thông tin trong Ram sẽ bị mất - Nêu cách ra khỏi hệ thống ngủ đông H8: Nêu các thao tác để ra khỏi hệ - Chọn nút Start ở góc trái bên dưới màn hình thống bằng tạm ngừng? nền của Windows và chọn Shut Down hoặc Turn Off sau đó nhấn giữ phím Shift đồng thời chọn Stand By H9: Nêu nhận xét về cách ra khỏi hệ An toàn, vào lại hệ thống nhanh thống này? IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm ba cách ra khỏi hệ thống - Tắt máy - Tạm ngừng - Ngủ đông 2. Dặn dò: - Đọc lại bài - Làm các bài tập trong SGK trang 71.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> BÀI TẬP Tiết PPCT: 28 Ngày giảng: 01/12/2011 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố lại các kiến thức về:  Khái niệm, các cách giao tiếp với hệ điều hành  Tệp và quản lí tệp 2. Kĩ năng:  Vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy cho biết các quy tắc đặt tên tệp trong Windows. Nêu ba tên tệp đúng và ba tên tệp sai trong Windows? - Nêu các cách làm việc với hệ điều hành? Ưu, nhược điểm của từng cách? 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Câu 1: Bài 4 – SGK trang 71. Câu 2: Bài 6 – SGK trang 71. Câu 3: Bài 7 – SGK trang 71. - Không thể, vì: + Tên tệp không phaann biệt chữ hoa và chữ thường + Trong cùng một thư mục không thể đặt hai tệp cùng tên, tệp lưu đầu sẽ bị mất - Các tên tệp hợp lệ là: A) X.Pas.P C) HUT.TXT-BMP D) A..A-C.D F) HTH.DOC - Các tên tệp không hợp lệ là: B) U/I.DOC vì chứa kí tự ?/ E) HY*O.D vì chứa kí tự * - Đường dẫn đến tệp happybirthday.mp3: C:\ Download \ luu \ happybirthday.mp3 - Đường dẫn đến tệp Emhoctoan.zip: C:\ Download \ Emhoctoan.zip.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Câu 4: Trong hệ điều hành Windows, những tên tệp nào sau đây là hợp lệ - Những tên tệp hợp lệ là: B và D A) Ha?noi.txt B) le-lan.DOC - Những tên tệp không hợp lệ là: A, C, E vì C) Copye\Oliver.Pas chứa các kí tự: ?, \, / - D) Dop_3.EXE E) Tom/Jerry.com Câu 5: Hãy so sánh hai chế độ ra khỏi hệ thống: tạm ngừng và ngủ đông Tạm ngừng - Nguồn nuôi: không tắt, tiêu thụ ít năng lượng - Các chương trình đang thực hiện: vẫn được duy trì - Khi máy trở lại hoạt động: nhanh chóng khôi phục lại trạng thái trước đó - Nếu mất điện: các thông tin trong RAM sẽ bị mất. Ngủ đông - Nguồn nuôi: tắt hẳn - Các chương trình đang thực hiện: trạng thái hiện tại được lưu vào đĩa - Khi máy hoạt động trở lại: khôi phục lại trạng thái trước đó - Nếu mất điện: không bị mất thông tin do hệ thống đã lưu lại. IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Cách đặt tên tệp - Cách viết đường dẫn - Cách nạp hệ điều hành và ra khỏi hệ thống 2. Dặn dò: - Xem lại bài - Xem trước bài thực hành.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> BTTH 3: LÀM QUEN VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH Tiết PPCT: 29 Ngày giảng: 07/12/2011 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết các thao tác vào / ra hệ thồng  Biết các thao tác cơ bản với chuột và bàn phím 2. Kĩ năng:  Thực hiện được các thao tác vào / ra hệ thống  Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột, bàn phím II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, phòng máy 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về giao tiếp với hệ điều hành III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Muốn nạp hệ điều hành ta cần những điều kiện gì?. - Muốn nạp hệ điều hành ta cần: + Có đĩa khởi động + Thực hiện một trong các thao tác: . Bật nguồn . Nhấn nút Reset . Nhấn Alt + Ctrl + Delete H2: Có những cách nào để ra khỏi hệ - Có 3 cách: thống? + Tắt máy + Tạm ngừng + Ngủ đông - Yêu cầu và hướng dẫn học sinh cách - Thực hiện vào hệ thống vào hệ thống - Yêu cầu học sinh ra khỏi hệ thống -Ra khỏi hệ thống theo ba cách trên theo những cách khác nhau. Quan sát sự - Quan sát kết quả khi vào lại và đưa ra nhận khác biệt khi vào lại hệ thống của các xét cách đó H3: Thế nào là: + Di chuyển chuột? - Đưa chuột từ vị trí này đến vị trí khác + Nháy chuột? - Nhấn một lần nút trài chuột rồi thả tay + Nháy nút phải chuột? - Nhấn một lần nút phải chuột rồi thả tay.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> + Nháy đúp chuột? + Kéo thả chuột?. - Nháy nhanh hai lần liên tiếp nút trái chuột - Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần thiết sau đó thả ra - Yêu cầu HS thực hiện các thao tác trên - Thực hiện các thao tác vừa trình bày - Yêu cầu học sinh quan sát, nhận biết một số loại phím trên bàn phím - Thực hiện quan sát và phân loại các phím trên + Phím kí tự, số bàn phím + Phím chức năng + Phím điều khiển + Phím xóa + Phím di chuyển - Yêu cầu HS: + Quan sát ổ đĩa mềm, CD,… - Quan sát và nhận biết các thiết bị trên máy + Nhận biết cổng usb, chuột,… tính IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Cách vào ra hệ thống - Cách thao tác với chuột, bàn phím - Nhận biết một số thiết bị ngoại vi 2. Dặn dò: - Thực hành lại ở nhà - Xem trước bài tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> BTTH 4: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS Tiết PPCT: 30 Ngày giảng: 08/12/2010 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Làm quen các thao tác cơ bản với cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn  Biết ý nghĩa các thành phần chủ yếu của một cửa sổ và màn hình nền  Biết chạy chương trình bằng cách sử dụng bảng chọn 2. Kĩ năng:  Thực hiện được các thao tác cơ bản với cửa sổ, biểu tượng, bảng chọn  Chạy được các chương trình bằng cách sử dụng bảng chọn II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, phòng máy 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về giao tiếp với hệ điều hành III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS khỏi động máy H1: Quan sát màn hình nền Desktop và cho biết có những thành phần nào?. - Gồm các thành phần + Các biểu tượng + Bảng chọn Start + Thanh công việc H2: Tìm hiểu và cho biết chức năng của - Trả lời từng thành phần đó? - Yêu cầu HS mở bảng chọn Start H3: Quan sát, tìm hiểu và cho biết bảng - Bảng chọn Start cho phép: chọn này cho phép làm gì? + Mở các chương trình cài đặt trong hệ thống + Kích hoạt các biểu tượng + Chọn các chế độ ra khỏi hệ thống + Xem thiết đặt máy in, … - Yêu cầu HS mở My Computer - Nháy đúp vào biểu tượng My Computer H4: Quan sát và cho biết cửa sổ hiện ra - Gồm các thành phần: có những thành phần nào? + Thanh tiêu đề + Thanh bảng chọn + Thanh công cụ + Thanh trạng thái.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> + Thanh cuộn ngang, dọc + Các nút điều khiển H5: Nêu các cách để thay đổi kích - Dùng chuột hoặc dùng các nút điều khiển thước cửa sổ? - Thực hiện thay đổi kích thước cửa sổ theo các cách trên H6: Để di chuyển cửa sổ thì làm thế - Tìm hiểu, thực hiện và trả lời: đưa con trỏ lên nào? thanh tiêu đề của cửa sổ và kéo thả đến vị trí mong muốn - Yêu cầu HS thoát ra màn hình nền Desktop H7: Cho biết làm thế nào để: - Chọn biểu tượng? - Nháy chuột vào biểu tượng - Kích hoạt biểu tượng? - Nháy đúp vào biểu tượng - Thay đổi tên? - Nháy chuột 2 lần không liên tiếp vào biểu tượng - Di chuyển? - Chọn biểu tượng  kéo thả đến vị trí mong muốn - Xóa? - Chọn biểu tượng  nhấn Delete - Xem thuộc tính của đối tượng? - Nháy chuột phải chọn Properties H8: Quan sát và cho biết có những bảng - File, Edit, view,… chọn nào? - Tìm hiểu một số lệnh trên bảng chọn H9: Hãy thực hiện xem ngày giờ của hệ - Vào Start / Control Panel sau đó nháy đúp vào thống? biểu tượng Date and Time để xem ngày giờ H10: Thực hiện tính biểu thức: - Vào Start / All Program / Accessories / 128*4+15*9-61*35.5 Calculator để tính biểu thức - Thực hiện tắt máy IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - Biết các thao tác với cửa sổ - Biết các thao tác với biểu tượng - Biết một số thao tác khác: xem giờ, tính toán,… 2. Dặn dò: - Thực hành lại ở nhà - Xem trước bài tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> BTTH 5: THAO TÁC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC (T1) Tiết PPCT: 31 Ngày giảng: 14/12/2011 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Thực hiện được một số thao tác cơ bản với tệp và thư mục  Làm quen với hệ thống quản lí tệp 2. Kĩ năng:  Rèn luyện các thao tác với tệp và thư mục 3. Thái độ:  Cần có thái độ nghiêm túc, thao tác dứt khoát II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, phòng máy 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về tệp và quản lí tệp III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS khỏi động máy H1: Muốn xem nội dung một đĩa / thư mục thì ta phải làm gì? H2: Để kích hoạt đĩa / thư mục thì làm thế nào? - Yêu cầu HS thực hiện mở ổ đĩa D:\ và xem nội dung của nó H3: Nêu các thao tác để tạo mới một thư mục?. - Kích hoạt đĩa / thư mục đó - Nháy đúp vào đĩa / thư mục đó - Thực hiện theo yêu cầu. - Tạo mới thư mục: + Mở cửa sổ thư mục sẽ chứa thư mục mới + Nháy chuột phải tại vùng trống trong sau đó chọn mục New + Trong bảng chọn con, nháy chọn mục - Yêu cầu HS tạo thư mục HHT trong ổ Folder, sau đó gõ tên thư mục rồi nhấn Enter đĩa D:\ sau đótạo hai thư mục Lop - Thực hiện theo yêu cầu 10A9, Lop 10A10 trong thư mục HHT H4: Nêu các thao tác cần thực hiện để - Để đổi tên tệp hoặc thư mục: đổi tên tệp hoặc thư mục? + Nháy chuột vào tên tệp / thư mục.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> + Nháy chuột vào tên một lần nữa + Gõ tên mới rồi nhấn Enter - Thực hiện theo yêu cầu. - Yêu cầu HS thực hiện đổi tên thư mục HHT thành LopHoc H5: Nêu các thao tác để sao chép (di chuyển) tệp/thư mục - Để sao chép tệp: + Chọn tệp/thư mục cần sao chép (di chuyển) + Chọn EditCopy (Cut) + Chọn thư mục sẽ chứa tệp cần sao chép (di chuyển tới) H6: Nêu các thao tác để xóa tệp/thư + Chọn EditPaste mục? - Để xóa tệp/thư mục: + Chọn tệp/thư mục cần xóa H7: Nêu các thao tác để tìm kiếm + Nhấn phím Delete (Shift + Delete) tệp/thư mục? - Để tìm kiếm tệp/thư mục: + Kích hoạt vào biểu tượng My computer + Nháy chuột vào nút Search + Chọn All files and folders + Nhập tên tệp/thư mục vào ô All or part of the file name - Yêu cầu học sinh thực hiện sao chép + Nháy chọn nút Search thư mục Lop 10A9 vào ổ đĩa D:\ - Thực hiện - Yêu cầu HS xóa thư mục Lop 10A9 trong ổ đĩa D:\ - Thực hiện - Yêu cầu HS di chuyển thư mục Lop 10A9 vào trong thư mục Lop 10A10 - Thực hiện - Yêu cầu HS tìm trong ổ đĩa D:\ các tệp văn bản - Thực hiện IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - HS cần nắm được các thao tác với tệp/thư mục: tạo mới, đổi tên, sao chép,… 2. Dặn dò: - Thực hành lại ở nhà - Xem trước bài tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> BTTH 5: THAO TÁC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC (T2) Tiết PPCT: 32 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết xem nội dung tệp  Biết khởi động chương trình 2. Kĩ năng:  Rèn luyện các thao tác với tệp và thư mục 3. Thái độ:  Cần có thái độ nghiêm túc, thao tác dứt khoát II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, phòng máy 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về tệp và quản lí tệp III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động của GV - Yêu cầu HS khỏi động máy H1: Để kích hoạt đĩa / thư mục thì làm thế nào? H2: Để xem nội dung của một tệp/thư mục thì làm thế nào? H3: Nêu các thao tác cần thực hiện để khởi động một chương trình đã được cài đặt trong máy?. Ngày giảng: 15/12/2011. Hoạt động của HS. - Nháy đúp vào đĩa / thư mục đó - Nháy đúp chuột vào tên hoặc biểu tượng của tệp - Có 2 cách để khởi động chương trình: C1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình C2: Chọn Start  Program (All Program)  chọn tên chương trình - Thực hiện theo yêu cầu. - Yêu cầu HS xem nội dung một số tệp, mở một số chương trình đã được cài đặt trong máy - Yêu cầu HS đọc các câu hỏi trong phần tổng hợp trong SGK trang 83 e1): Nêu cách tạo thư mục mới với tên - Thực hiện các bước sau: + Thực hiện nháy vào biểu tượng My BAITAP trong thư mục My Document trên màn hình nền Desktop Document? + Nháy chuột phải vào vùng trống sau đó chọn.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> NewFolder + Gõ tên thư mục BAITAP rồi nhấn Enter. e2): Nêu các cách sao chép một tệp từ - C1: Sử dụng lệnh trong bảng chọn Edit đĩa này sang đĩa khác trong Windows? + Chọn tệp/thư mục cần sao chép (di chuyển) + Chọn EditCopy + Chọn thư mục sẽ chứa tệp cần sao chép (di chuyển tới) + Chọn EditPaste - C2: Sử dụng phím tắt + Chọn tệp/thư mục cần sao chép (di chuyển) + Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C + Chọn thư mục sẽ chứa tệp cần sao chép (di chuyển tới) + Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V e3): Có những cách nào để xóa một tệp - Sử dụng phím Delete hoặc Shift + Delete trong Windows? - Yêu cầu HS đọc và làm các câu e4, e5 - Thực hiện theo yêu cầu - Yêu cầu HS làm các câu e11, e12 - Thực hiện theo yêu cầu - Hướng dẫn HS thực hiện các công - Thực hiện thoát khỏi hệ thống bằng cách tắt việc trên sau đó kiểm tra đánh giá máy IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm - HS cần nắm chắc các thao tác với tệp/thư mục 2. Dặn dò: - Thực hành lại ở nhà - Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> KIỂM TRA THỰC HÀNH Tiết PPCT: 33. Ngày giảng: 17/12/2011. I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Củng cố các kiến thức về hệ điều hành  Các thao tác cơ bản với tệp/thư mục 2. Kĩ năng:  Rèn luyện kĩ năng làm việc với hệ điều hành  Kĩ năng thao tác với tệp, thư mục 3. Thái độ:  Cần có thái độ nghiêm túc, thao tác dứt khoát II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, đề kiểm tra, phòng máy 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức về tệp và quản lí tệp III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Phân máy cho học sinh 2. Thực hiện kiểm tra D:\. Câu 1: Hãy tạo cây thư mục sau:. Lop 10A11. Học tập. Pascal. Giai tri. Soan thao. BT1.Pas. Bai hat. Tro choi. TKB.doc. a. Thực hiện đổi tên thư mục Tro choi thành Game b. Viết đường dẫn đến các tệp BT1.Pas và TKB.doc c. Thực hiện chuyển tệp BT1.Pas sang thư mục Pascal Câu 2: Hãy nêu các bước thực hiện mở tiện ích Calculator và tính giá trị của biểu thức: 128*6+125*8-167*3.5.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> IV. Đáp án và thang điểm 1. Đáp án Câu 1: Thực hiện tạo cây thư mục: sử dụng các thao tác tạo thư mục mới  Thự hiện đổi tên thư mục trò chơi: sử dụng các thao tác đổi tên một thư mục  Đường dẫn đến tệp  - BT1.Pas: D:\Lop10A11\Hoc tap\Soan thao\BT1.Pas - TKB.doc: D:\Lop10A11\Hoc tap\Soan thao\TKB.doc Thực hiện chuyển tệp BT1.Pas sang thư mục Pascal: sử dụng các thao tác di chuyển tệp  Câu 2: Các bước thực hiện mở tiện ích Calculator: Vào StartProgramAccessoriesCalculator  Thực hiện tính toán cho kết quả là: -4094.5  2. Thang điểm: Câu 1: 4*2=8 điểm Câu 2: 1*2= 2 điểm.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> BÀI 13: MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG Tiết PPCT: 34 Ngày giảng: 29 /12/2010 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết có nhiều hệ điều hành  Biết một số đặc trưng cơ bản của một số hệ điều hành hiện nay 2. Kĩ năng:  Nhận biết được một số hệ điều hành II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Hệ điều hành là gì? Phân biệt các loại hệ điều hành 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ điều hành MS Dos - Hệ điều hành MS Dos của hãng Microsoft, ra đời vào thập kỉ 80 của thế kỉ XX - MS Dos là hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng - Việc giao tiếp với MS Dos được thực hiện thông qua hệ thống câu lệnh. Hoạt động của GV H1: Nêu xuất xứ của hệ điều hành MS Dos? - Nêu xuất xứ của HĐH MS Dos H2: Người dùng giao tiếp với MS Dos bằng cách nào? - Nêu cách làm việc H3: MS Dos thuộc loại HĐH nào?. Hoạt động của HS - Trả lời - Thông qua hệ thống câu lệnh - HĐH đơn nhiệm một người dùng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hệ điều hành MS Dos - HĐH Windows của hãng Microsoft ra đời vào năm 1995 - Cách làm việc: sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra - HĐH Windows là HĐH đa nhiệm một người dùng - Một số đặc trưng khác:  Cung cấp nhiều công cụ xử lí đồ họa và đa phương tiện  Đảm bảo khả năng làm việc trong môi trường mạng.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. H1: Nêu xuất xứ của HĐH Windows? - Trả lời - Nêu xuất xứ của HĐH Windows H2: Người sử dụng giao tiếp với hệ - Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thống bằng cách nào? - Nêu cách làm việc H3: HĐH Windows thuộc loại nào? - HĐH đa nhiệm một người dùng H4: Nêu một số đặc trưng khác của - Trả lời HĐH Windows? - Nêu các đặc trưng của HĐH Windows Hoạt động 2: Tìm hiểu về các HĐH Unix và Linux - HĐH Unix  HĐH của hãng AT&T, ra đời vào năm 1970  Một số đặc trưng: Unix là HĐH đa nhiệm nhiều người dùng; có hệ thống quản lí tệp đơn giản, hiệu quả; có hệ thống các môđun, chương trình tiện ích phong phú - HĐH Linux  Linux do Li-nux Tua-rơ-van phát triển vào năm 1991  Một số đặc trưng: cung cấp chương trình nguồn của toàn hệ thống, có tính mở cao, … Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu sgk và trả lời H1: Nêu xuất xứ của HĐH Unix? - Trả lời H2: Nêu một số đặc trưng của HĐH - Trả lời Unix? - Nêu xuất xứ và các đặc trưng của HĐH Unix H3: Nêu xuất xứ của HĐH Linux? - Trả lời H4: Nêu một số đặc trưng của HĐH - Trả lời Linux? - Nêu xuất xứ và các đặc trưng của HĐH Linux IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm được các loại hệ điều hành và các đặc trưng của chúng - HĐH MS Dos - HĐH Windows - HĐH Unix và Linux 2. Dặn dò: - Đọc lại bài - Làm các bài tập trong sgk trang 87.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> ÔN TẬP Tiết PPCT: 35 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Củng cố lại các kiến thức cơ bản trong học kỳ I 2. Kĩ năng:  Rèn luyện kĩ năng làm bài tập 3. Thái độ:  Tích cực ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức đã học trong học kỳ I III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số 2. Bài mới Hoạt động của GV. Ngày giảng: 21/12/2011. Hoạt động của HS. Câu 1: Nêu nguyên lý mã hóa nhị - Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, phân? văn bản, hình ảnh, âm thanh,… khi đưa vào máy tính chúng đều được biến đổi thành dạng chung – dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn Câu 2: Nêu các bước để giải một bài - Các bước để giải một bài toán: toán trên máy tính? + B1: Xác định bài toán + B2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán + B3: Viết chương trình + B4: Hiệu chỉnh + B5: Viết tài liệu Câu 3: Nêu quy tắc đặt tê tệp trong hệ - Quy tắc: điều hành Windows? + Tên tệp không quá 255 kí tự <phần tên>.<phần mở rộng> + Phần mở rộng không nhất thiết phải có và được HĐH sử dụng để phân loại tệp + Tên tệp không được sử dụng các kí tự: \ / : * ?“<>| Câu 4: Thực hiện chuyển đổi qua lại giữa các hệ đếm a. (27)10 (?)2 a. (27)10 (11011)2.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> b. (10100101)2  (?)10. b.. (10100101)2 = 1.27+0.26+1.25+0.24 +0.23+1.22+0.21+1.20. = (165)10 Câu 5: Cho N và dãy A: a1, a2,…,aN. - Xác định bài toán Viết thuật toán đếm số lượng các số có + Input: N, dãy A + Output: d- số lượng số có giá trị bằng 0 giá trị bằng 0 trong dãy A - Viết thuật toán: B1: Nhập N, dãy a1,a2,…,aN B2: i1, d0 B3: Nếu i>N thì thông báo d rồi kết thúc B4: Nếu ai=0 thì dd+1 B5: ii+1 rồi quay lại B3 IV. Tổng kết 1. Củng cố: - HS cần nắm vững lí thuyết - Biết cách chuyển đổi qua lại giữa các hệ đếm - Biết cách viết thuật toán 2. Dặn dò: - Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> KIỂM TRA HỌC KỲ I Tiết PPCT: 36 Ngày giảng: 22 /12/2011 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố các khái niệm cơ bản của tin học  Củng cố các kiến thức về hệ điều hành  2. Kĩ năng: Có khả năng viết được thuật toán cho một số bài toán  Có khả năng thao tác với các thành phần của hệ điều hành  3. Thái độ: Rèn luyện các phẩm chất: nghiêm túc, cẩn thận, sáng tạo,…  II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, đề kiểm tra 2. Chuẩn bị của HS - Đồ dùng học tập - Các kiến thức đã học trong học kỳ I III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số 2. Thực hiện kiểm tra Câu 1: Những phát biểu sau đúng hay sai 1. Tệp là một đơn vị lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài do hệ điều hành quản lí 2. Thư mục gốc được tạo tự động 3. Trong mỗi thư mục chỉ được tạo duy nhất một thư mục con 4. Trong mỗi tệp có thể tạo một thư mục 5. Môi trường Windows không phân biệt chữ hoa hay chữ thường khi nhận biết tên tệp 6. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao thì không cần dịch sang ngôn ngữ máy trước khi thực hiện nó Câu 2: Hai phần mềm cần được lưu trên đĩa cứng trong một máy tình cá nhân. Hãy xác định dung lượng tối thiểu của đĩa cứng cần thiết để lưu và thực hiện các phần mềm này. Giả sử hai phần mềm không được sử dụng đồng thời. Kích thước các phần mềm được cho như sau (đơn vị đo là MB) Hệ điều hành Phần mềm 1 Phần mềm 2 Dung lượng để lưu trữ 250 120 80 Dung lượng vùng đĩa tạm thời cho thực hiện 90 60 90 chương trình A. 290 B. 450 C. 630 D. 690 Câu 3: Những tên tệp nào sau đây là hợp lệ trong môi trường Windows A. LOP10A B. lop10A C. KETQUA.TI D. AB.C.D E. My*Work F. TL1.DOC G. Diem:Toan Câu 4: Thực hiện chuyển đổi qua lại giữa các hệ đếm A. (31)10  ( ? )2 B. (10011010)2  ( ? )10 Câu 5: Cho dãy A gồm N số nguyên dương a1, a2, …, aN. Viết thuật toán tìm giá trị nhỏ nhất của dãy A.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> IV. Đáp án và thang điểm 1. Đáp án Câu 1: Các phát biểu đúng: 1, 2, 5  Các phát biểu sai: 3, 4, 6  Câu 2: Đáp án: C. 630 (250+120+80+90+max(60,90))  Câu 3: Các tên tệp hợp lệ: A, B, C, D, F  Câu 4: A. (31)10  ( 11111 )2  B. (10011010)2  ( 154 )10  Câu 5:  Xác định bài toán - Input: Số nguyên dương N, dãy A gồm: a1, a2, …, aN - Output: Giá trị nhỏ nhất (Min) của dãy A  Thuật toán: - B1: Nhập N, dãy A: a1, a2, …, aN - B2: Min  a1; i2; - B3: Nếu i > N thì thông báo giá trị nhỏ nhất là Min rồi kết thúc - B4: Nếu Min > ai thì Min  ai; - B5: i i+1; quay lại B3 2. Thang điểm: Mỗi câu 2 điểm. Trong mỗi câu nếu có nhiều ý nhỏ thì chia đều.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> BÀI 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN(T1) Tiết PPCT: 37 Ngày giảng: 11/ 01/2011 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản  Biết khái niệm về định dạnh văn bản 2. Thái độ:  Rèn luyện đức tính cẩn thận, ham học hỏi II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hệ soạn thảo văn bản Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: gõ văn bản, sửa đổi, trình bày,, lưu trữ và in văn bản Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Kể tên một số công việc liên quan đến việc soạn thảo văn bản mà em biết? - Các công việc: làm thông báo, báo cáo, đơn H2: Em biết gì về soạn thảo văn bản từ, viết bài trên lớp,… trên máy? - Nhanh, sạch, đẹp, ngoài phần chữ còn có thể H3: Nêu khái niệm hệ soạn thảo văn chứa hình ảnh, chữ nghệ thuật,… bản? - Trả lời - Trình bày khái niệm hệ soạn thảo văn bản. Hoạt động 2: Tìm hiểu các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản Có nhiều hệ soạn thảo văn bản khác nhau nhưng chúng đều có các chức năng chung:  Nhập và lưu trữ văn bản  Sửa đổi văn bản  Trình bày văn bản  Một số chức năng khác: tìm kiếm và thay thế, gõ tắt, sửa lỗi,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Chức năng nhập và lưu trữ văn bản - Không thể tách rời việc viết và việc trình bày H1: Đối với việc soạn thảo văn bản văn bản bằng tay có đặc điểm gì? - Nêu các đặc điểm của việc soạn thảo.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> văn bản bằng máy H2: Khi muốn xuống dòng tại một vị trí bất kì thì làm thế nào? b. Chức năng sửa đổi văn bản H3: Các sửa đổi trên văn bản gồm những sửa đổi nào? H4: Việc sửa đổi kí tự và từ gồm những thao tác gì? H5: Việc sửa đổi cấu trúc văn bản bao gồm những thao tác gì? c. Chức năng trình bày văn bản H6: Nêu các khả năng định dạng kí tự mà em biết? H7: Nêu các khả năng định dạng đoạn văn bản mà em biết?. - Nhấn phím Enter - Bao gồm: sửa đổi kí tự và từ, sửa đổi cấu trúc văn bản - Các thao tác: xóa, chèn, thêm, thay thế kí tự - Các thao tác: xóa, di chuyển, chèn thêm một đoạn văn bản hay hình ảnh. - Khả năng định dạng kí tự: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc,… - Khả năng định dạng đoạn văn bản: vị trí lề trái, lề phải của đoạn văn bản, căn lề, khoảng H8: Nêu các khả năng định dạng trang cách các đoạn văn bản,… văn bản mà em biết? - Khả năng định dạng trang văn bản: định dạng H9: Ngoài các chức năng trên, hệ soạn lề, hướng giấy, kích thước trang,… thảo văn bản còn có những chức năng - Một số chức năng khác: tìm kiếm và thay thế, nào? tạo bảng, thực hiện tính toán, tạo mục lục,… IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm khái niệm hệ soạn thảo văn bản và các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản 2. Dặn dò: - Đọc lại bài - Xem trước phần tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> BÀI 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN(T2) Tiết PPCT: 38 Ngày giảng: 13/01/2010 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết một số quy ước trong soạn thảo văn bản  Có khái niệm về các vấn đề xử lí chữ việt trong soạn thảo văn bản  2. Kĩ năng:  Thực hiện được việc soạn thảo văn bản đơn giản 3. Thái độ:  Rèn các đức tính cẩn thận II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS Đồ dùng học tập III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy ước trong việc gõ văn bản - Các đơn vị xử lí văn bản: kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang văn bản - Một số quy ước trong việc gõ văn bản Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Thành phần cơ sở trong văn bản là gì? - Kí tự là thành phần cơ sở trong văn bản H2: Em hiểu gì về từ, câu, dòng, đoạn trong một văn bản? - Một vài kí tự ghép lại với nhau thành một từ, các từ được phân cách nhau bởi dấu cách - Câu là tập hợp nhiều từ kết thúc bằng một dấu kết thúc câu. - Dòng là tập hợp các kí tự nằm trên cùng một hàng. - Nhiều câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản H3: Các từ được phân cách nhau bởi dấu - Các từ được phân cách nhau bởi dấu cách, các nào, các đoạn được phân cách nhhau bởi đoạn được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn dấu nào ? (Enter) H4: Em hiểu như thế nào là trang, trang - Trang là phần văn bản được định dạng để in ra màn hình? giấy - Trang màn hình là phần văn bản hiển thị trên màn hình tại một thời điểm - Trình bày khái niệm các đơn vị xử lí trong văn bản..

<span class='text_page_counter'>(77)</span> H5: Khi gõ văn bản chúng ta có cần tuân - Một số quy ước: theo quy tắc nào hay không? Nếu có hãy + Các dấu ngắt câu phải được đặt sát vào kí tự nêu những quy tắc mà em biết? đứng trước nó + Dùng một kí tự trắng để phân cách các từ, dùng một lần nhấn Enter để phân cách các đoạn + Các dấu mở ngoặc, mở nháy phải đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.Các dấu đóng ngoặc, đóng nháy phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước nó H6: Tại sao các dấu ngắt câu phải được đặt - Tránh trường hợp dấu ngắt câu đứng một mình sát vào kí tự cuối cùng của từ đứng trước nó? Hoạt động 2: Tìm hiểu chữ Việt trong soạn thảo văn bản  Xử lí chữ Việt trong máy tính  Gõ chữ Việt  Bộ mã chữ Việt  Bộ phông chữ Việt  Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Xử lí chữ Việt trong máy tính là làm - Bao gồm các việc: những việc gì? + Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính + Lưu trữ, hiển thị và in ấn chữ Việt - Trình bày xử lí chữ Việt trong máy tính H2: Nêu một số chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt? - Một số chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt: Vietkey, H3: Em biết gì về các kiểu gõ chữ Việt phổ Unikey,… biến hiện nay? - Hai kiểu gõ chữ Việt phổ biến: + Kiểu TELEX - Trình bày về gõ chữ Việt + Kiểu VNI H4: Nêu các bộ mã chữ Việt mà em biết? H5: Nêu các bộ phông chữ Việt tương ứng - Các bộ mã chữ Việt: TCVN3, VNI, Unicode,… với từng bộ mã? - TCVN3: .VnTime, .VnArial,… VNI: VNI-Times,… - Trình bày bộ mã chữ Việt, bộ phông chữ Unicode: Time New Roman,… Việt - Trình bày các phần mềm hỗ trợ chữ Việt IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm được các quy ước trong việc gõ văn bản và cách gõ chữ Việt trên máy tính khi soạn thảo văn bản 2. Dặn dò: - Đọc lại bài - Làm các bài tập trong sgk.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> BÀI 15: LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD (T1) Tiết PPCT: 39 Ngày giảng: 18/01/2010 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết cách khởi động và kết thúc hệ soạn thảo văn bản  Biết một số thành phần chính trên màn hình làm việc của hệ soạn thảo văn bản  2. Kĩ năng:  Rèn luyện kĩ năng khởi động và kết thúc hệ soạn thảo văn bản 3. Thái độ:  Rèn các đức tính cẩn thận II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS  Đồ dùng học tập  Các kiến thức về hệ soạn thảo văn bản III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu một số quy ước trong việc gõ văn bản? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu màn hình làm việc của Word  Khởi động Word: - Cách 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng của Word trên màn hình - Cách 2: StartAll ProgramsMicrosoft Word  Các thành phần chính trên màn hình làm việc của Word - Thanh bảng chọn chứa tên các bảng chọn: File, Edit, View,… Mỗi bảng chọn gồm các lệnh có chức năng cùng nhóm - Thanh công cụ chứa các biểu tượng của một số lệnh thường dùng gồm: thanh công cụ chuẩn, thanh công cụ định dạng, thanh công cụ vẽ,… - Thanh công cụ chuẩn các nút lệnh: New, Open, Save,… Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Nêu cách khởi động một số chương - Gồm hai cách: trình đã được cài đặt trong hệ thống? + Cách 1: Nháy đúp vào biểu tượng của chương trình đó trên màn hình nền Desktop + Cách 2: StartProgramchọn tên chương trình cần mở - Nêu các cách khởi động Word H2: Thực hiện khởi động Word, cho HS - Các thành phần chính trên màn hình làm việc: quan sát màn hình làm việc và cho biết các + Thanh tiêu đề thành phần chính trên màn hình làm việc? + Thanh bảng chọn + Thanh công cụ chuẩn.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> + Thanh công cụ định dạng,… - Trình bày các thành phần chính trên màn hình làm việc H3: Quan sát thanh bảng chọn và cho biết nó bao gồm những bảng chọn nào? H4: Làm thế nào để khởi động các lệnh trên một bảng chọn? - Trình bày thanh bảng chọn H5: Nêu các thanh công cụ trong Word?. - Thanh bảng chọn gồm các bảng chọn: File, View, Edit,… - Nháy chuột vào tên bảng chọn rồi chọn lệnh thích hợp. - Các thanh công cụ: thanh công cụ chuẩn, thanh công cụ vẽ, thanh công cụ định dạng,… H6: Để thực hiện các lệnh trên thanh công - Chỉ cần nháy chuột lên biểu tượng tương ứng trên cụ ta làm thế nào? thanh công cụ Hoạt động 2: Tìm hiểu về kết thúc phiên làm việc với Word  Lưu văn bản - Cách 1: FileSave - Cách 2: Nháy vào nút lệnh Save trên thanh công cụ chuẩn - Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S  Kết thúc phiên làm việc: - Kết thúc phiên làm việc với văn bản: FileClose (Nháy chuột vào nút bảng chọn). ở bên phải thanh. - Kết thúc phiên làm việc với Word: FileExit (Nháy chuột vào nút ở góc trên bên phải màn hình làm việc) Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Muốn sử dụng tệp văn bản vào lần sau - Lưu trữ nó vào bộ nhớ ngoài thì ta làm thế nào? - Trình bày các cách lưu văn bản H2: Muốn lưu trữ thành nhiều bản thì ta - FileSave As làm thế nào? H3: Sau khi làm việc và lưu xong ta phải - Đóng tệp làm gì?? - Trình bày kết thúc phiên làm việc với Word - GV thực hiện các thao tác cho HS quan sát trên màn chiếu - Gọi một số HS lên thực hiện - Lên máy tính thực hiện cho cả lớp xem IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm được các cách khởi động và kết thúc phiên làm việc với Word, biết các thành phần cơ bản trên màn hình làm việc của Word. 2. Dặn dò: - Đọc lại bài - Đọc trước phần tiếp theo.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> BÀI 15: LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD (T2) Tiết PPCT: 40 Ngày giảng: 20/01/2010 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết cách soạn thảo văn bản đơn giản: tạo văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản trên đĩa 2. Kĩ năng:  Rèn luyện kĩ năng soạn thảo văn bản đơn giản 3. Thái độ:  Rèn các đức tính cẩn thận, ham học hỏi, có tinh thần tương trợ bạn, làm việc nhóm. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS: Đồ dùng học tập, các kiến thức về Microsoft Word đã học III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu các cách khởi động và kết thúc Word? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu cách soạn thảo một văn bản đơn giản  Mở tệp văn bản: - Mở tệp văn bản trống - Mở tệp văn bản đã có  Con trỏ văn bản và con trỏ chuột - Phân biệt được hai loại con trỏ trên màn hình: con trỏ văn bản và con trỏ chuột - Các cách di chuyển con trỏ văn bản: dùng chuột hoặc dùng bàn phím  Gõ văn bản - Trong khi gõ văn bản, con trỏ văn bản sẽ tự động xuống dòng khi nó ở cuối dòng, muốn xuống dòng tại một vị trí bất kì thì ta nhấn phím Enter - Có hai cách chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ gõ văn bản (chế độ chèn và chế độ đè): nhấn phím Insert hoặc nháy đúp chuột vào nút OVR  Các thao tác biên tập văn bản - Chọn văn bản - Xóa văn bản - Sao chép, di chuyển một phần văn bản Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Nêu các cách mở một văn bản mới? - Mở một tệp văn bản mới: + Cách 1: FileNew - Trình bày các cách mở một tệp văn bản mới H2: Nêu các cách mở một tệp văn bản đã có?. + Cách 2: Nháy chuột vào nút trên thanh công cụ chuẩn + Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N - Mở một tệp văn bản đã có: + Cách 1: FileOpen + Cách 2: Nháy chuột vào nút trên thanh công cụ chuẩn.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> - Trình bày các cách mở một tệp văn bản đã có. + Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O H3: Quan sát màn chiếu và cho biết các loại con - Có hai loại con trỏ: trỏ? + Con trỏ văn bản + Con trỏ chuột H4: Phân biệt con trỏ văn bản và con trỏ chuột? - Trả lời - Trình bày các loại con trỏ H5: Muốn xuống dòng tại một vị trí bất kì thì ta - Ta nhấn phím Enter làm thế nào? H6: Nêu các chế độ gõ văn bản, cách chuyển đổi - Có hai chế độ gõ văn bản: chế độ chèn và chế độ giữa các chế độ đó? đè. Để chuyển đổi giữa hai chế độ này ta nhấn phím Insert hoặc nháy đúp chuột vào nút OVR H7: Muốn thực hiện thao tác với một phần văn - Cần chọn phần văn bản đó bản thì trước hết ta cần làm gì? H8: Để chọn một phần văn bản ta làm thế nào? - Có hai cách: + Cách 1: đặt con trỏ vào vị trí bắt đầu chọn, nhấn giữ phím Shift sau đó đặt con trỏ vào vị trí kết thúc + Cách 2: Nháy chuột vào vị trí bắt đầu chọn, - Thực hiện thao tác chọn văn bản kéo thả chuột trên phần văn bản cần chọn H9: Khi xóa một đối tượng nào đó, các em - Dùng phím Delete hoặc Backspace thường dùng phím gì? H10: Trình bày các thao tác để xóa một phần văn - Chọn phần văn bản cần xóa, sau đó nhấn một bản? trong hai phím xóa (Backspace/Delete) hoặc chọn EditCut hoặc nhấn nút - Thực hiện thao tác xóa văn bản - Sao chép hoặc di chuyển văn bản H11: Làm thế nào để sao chép hoặc di chuyển + Chọn văn bản muốn sao chép một phần văn bản? + Sao chép C1: Chọn Edit  Copy C2: Nhấn Ctrl + C C3: Nháy nút Di chuyển C1: Chọn Edit  Cut C2: Nhấn Ctrl + X C3: Nháy nút + Đua con trỏ đến vị trí mới C1: Chọn Edit  Paste C2: Nhấn Ctrl + V - Trình bày các thao tác sao chép, di chuyển một C3: Nháy nút phần văn bản IV. Tổng kết 1. Củng cố: - Để thao tác trên một phần văn bản, việc trước tiên ta còn thực hiện là gì? Có những cách nào để thực hiện thao tác đó. - Các phím tắt: Crtl+A, Crtl+C, Crtl+V, Crtl+X, Crtl+N, Crtl+O có ý nghĩa gì? 2. Dặn dò: - Đọc lại bài - Làm các bài tập trong SGK trang 98.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> BÀI TẬP Tiết PPCT: 41 Ngày giảng: 25 /01/2010 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết được ý nghĩa của một số thành phần chính trên màn hình làm việc của Word  Biết cách gõ văn bản tiếng Việt và các thao tác biên tập văn bản đơn giản 2. Kĩ năng:  Rèn luyện kĩ năng soạn thảo văn bản 3. Thái độ:  Rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,… II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV Giáo án, phấn, bảng, máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS  Đồ dùng học tập  Các kiến thức về soạn thảo văn bản, Microsoft Word III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Hãy mô tả các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản? - Nêu các quy ước khi gõ văn bản? vì sao cần tuân thủ các quy ước đó? - Để có thể soạn thảo văn bản chữ Việt, trên máy tính cần có những gì? 3. Bài mới Hoạt động của GV Bài 1: Câu 4 – SGK trang 98. Hoạt động của HS. - Theo kiểu TELEX: Trong ddaam gif ddepj bawngf sen - Theo kiểu VNI: Trong d9a6m gi2 d9ep5 ba8ng2 sen Bài 2: Câu 5 – SGK trang 98? - Chuyển sang tiếng Việt: Máy tính là một thiết bị không thể thiểu trong công việc văn phòng thời nay Bài 3: Câu 6 – SGK trang 98? - Chuyển sang tiếng Việt: Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu Bài 4: Hãy nêu các đặc điểm phân biệt - Các đặc điểm phân biệt con trỏ văn bản và con con trỏ văn bản và con trỏ chuột? trỏ chuột: + Con trỏ văn bản nhấp nháy trên màn hình còn con trỏ chuột thì không nhấp nháy.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> + Con trỏ chuột thay đổi hình dạng trên màn hình tùy thuộc vị trí, con trỏ văn bản không thay đổi hình dạng + Con trỏ văn bản chỉ nằm trong vùng soạn thảo, con trỏ chuột có thể di chuyển tới bất kì vị trí nào trên màn hình + Khi nháy chuột tại một vị trí nào đó bên trong vùng soạn thảo thì con trỏ văn bản chuyển tới vị trí đó Bài 5: Hãy giải thích tại sao trong lúc ta - Word có hai chế độ gõ: Insert và overtype. gõ văn bản đôi khi các kí tự bên phải Khi đang ở chế độ overtype thì hiện tượng đó con trỏ văn bản lại mất đi? Làm thế nào xảy ra. Nhấn phím Insert để chuyển sang chế độ để khắc phục điều này? gõ Insert IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm được: - Các cách khởi động và kết thúc phiên làm việc với Word - Biết các thành phần cơ bản trên màn hình làm việc của Word. - Gõ được chữ Việt trên Microsoft Word 2. Dặn dò: - Làm thêm các bài tập liên quan trong sách bài tập - Chuẩn bị trước bài thực hành.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> BTTH6: LÀM QUEN VỚI WORD (T1) Tiết PPCT: 42 Ngày giảng: 28/01/2010 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết cách khởi động, kết thúc hệ soạn thảo văn bản  Nhận biết được một số thành phần trên màn hình chính của hệ soạn thảo  Biết cách gõ văn bản chữ Việt, biết lưu văn bản đã gõ 2. Kĩ năng:  Rèn luyện kĩ năng soạn thảo văn bản tiếng Việt đơn giản 3. Thái độ:  Rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,… II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV Giáo án, phấn, bảng, phòng máy 2. Chuẩn bị của HS  Đồ dùng học tập  Các kiến thức về soạn thảo văn bản, Microsoft Word III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Ổn định lớp 2. Bài mới Hoạt động của GV - Phân máy cho HS theo nhóm H1: Nêu các cách khởi động Word?. Hoạt động của HS - Có hai cách: + C1: Nháy đúp lên biểu tượng Word trên màn hình nền desktop + C2: StartAll ProgramMicrosoft office Microsoft Word. - Yêu cầu HS khởi động Word bằng hai cách H2: Quan sát và nêu các thành phần - Quan sát và trả lời chính trên màn hình làm việc của Word? - Hướng dẫn HS phân biệt các thành phần chính trên màn hình H3: Nêu các cách thực hiện lệnh trong - Có 3 cách: Word? + Sử dụng bảng chọn + Sử dụng thanh công cụ + Sử dụng phím tắt.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> - Tìm hiểu các cách thực hiện lệnh trong Word H4: Nhắc lại các cách mở, đóng và lưu - Trả lời tệp? + Khi nháy chuột tại một vị trí nào đó bên trong vùng soạn thảo thì con trỏ văn bản chuyển tới vị trí đó - Word có hai chế độ gõ: Insert và overtype. Khi đang ở chế độ overtype thì hiện tượng đó xảy ra. Nhấn phím Insert để chuyển sang chế độ gõ Insert - Thao tác trên máy và hướng dẫn các em cách mở, đóng, lưu tệp, hiển thị thước đo, hiển thị các thanh công cụ,… H5: Nêu một số thanh công cụ thường - Một số thanh công cụ thường dùng: thanh dùng? công cụ chuẩn, thanh công cụ định dạng, thanh công cụ vẽ,… - Yêu cầu HS tìm hiểu các nút lệnh trên - Tìm hiểu một số lệnh trên các thanh công cụ thanh công cụ chuẩn và thanh công cụ định dạng - Hướng dẫn HS thực hành với thanh - Thực hành với thanh cuộn dọc và thanh cuộn cuộn dọc, thanh cuộn ngang ngang để di chuyển các phần khác nhau của văn bản. H6: Để gõ được chữ Việt thì trên máy - Phần mềm hỗ trợ gõ chữ Việt tính cần có cái gì? - Yêu cầu HS thực hiện gõ đoạn văn - Thực hiện bật phần mềm hỗ trợ gõ chữ Việt, bản theo mẫu trong sgk trang 107 chọn phông chữ tương ứng với bộ mã, thực hiện gõ đoạn văn bản theo mẫu - Lưu văn bản với tên Don xin hoc IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm được: - Các cách khởi động và kết thúc phiên làm việc với Word - Biết các thành phần cơ bản trên màn hình làm việc của Word. - Gõ được chữ Việt trên Microsoft Word 2. Dặn dò: - Làm thêm các bài tập liên quan trong sách bài tập - Chuẩn bị trước bài thực hành.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> BTTH6: LÀM QUEN VỚI WORD (T2) Tiết PPCT: 43 Ngày giảng: 08/02/2010 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Biết cách khởi động, kết thúc hệ soạn thảo văn bản  Sử dụng tốt các lệnh biên tập của Word: cắt, dán, xóa, sao chép  Quen với vị trí các phím trên bàn phím và biết soạn thảo văn bản chữ Việt theo một trong hai cách gõ chữ Việt 2. Kĩ năng:  Rèn luyện kĩ năng soạn thảo văn bản tiếng Việt đơn giản 3. Thái độ:  Rèn luyện các phẩm chất cần thiết: xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với kết quả ban đầu đạt được,… II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV Giáo án, phấn, bảng, phòng máy 2. Chuẩn bị của HS  Đồ dùng học tập  Các kiến thức về soạn thảo văn bản, Microsoft Word III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Ổn định lớp 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Phân máy cho HS theo nhóm - Yêu cầu HS khởi động máy, khởi động Word H1: Nêu các cách mở một tệp văn bản đã - Có ba cách: lưu? + C1: FileOpen + C2: Nháy nút lệnh Open trên thanh công cụ chuẩn + C3: Ctrl + Open - Yêu cầu HS mở tệp văn bản Don xin hoc đã lưu ở tiết trước - Yêu cầu HS sửa các lỗi chính tả trong - Thực hiện sửa lỗi chính tả văn bản trên H2: Nêu các chế độ gõ văn bản? - Hai chế độ gõ văn bản: + Chế độ chèn + Chế độ đè - Hướng dẫn HS thực hiện với hai chế độ - Thực hiện theo yêu cầu.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> gõ chèn và đè H3: Nêu các thao tác biên tập văn bản và cách thực hiện? - Hướng dẫn HS di chuyển, xóa, sao chép phần văn bản vừa gõ dùng cả ba cách: lệnh trong bảng chọn, nút lệnh trên thanh công cụ và tổ hợp phím tắt - Yêu cầu HS lưu văn bản vừa sửa H4: Nêu các cách đóng tệp văn bản? - Yêu cầu HS đóng tệp văn bản - Yêu cầu HS mở tệp văn bản trống mới - Yêu cầu HS gõ đoạn văn bản trong sgk trang 108. IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm được: - Các cách lưu, kết thúc tệp - Thành thạo các lệnh biên tập văn bản 2. Dặn dò: - Thực hành tiếp ở nhà - Đọc trước bài mới. - Trả lời - Quan sát và thực hiện. - Lưu văn bản vừa sửa - Trả lời - Mở tệp văn bản trống - Gõ đoạn văn bản - Sửa lỗi - Lưu lại - Đóng tệp văn bản - Thoát khỏi Word.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> BÀI 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN Tiết PPCT: 44 Ngày giảng: 11/02/2010 I. Mục tiêu 1. Kiến thức:  Hiểu khái niệm định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang văn bản  Biết cách định dạng kí tự, đoạn và trang văn bản 2. Kĩ năng:  Thực hiện định dạng kí tự, đoạn, trang văn bản II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV Giáo án, phấn, bảng, phòng máy chiếu 2. Chuẩn bị của HS  Đồ dùng học tập  Các kiến thức về Microsoft Word đã học III. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải,… IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số - Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Nêu các cách khởi động Word và kết thúc phiên làm việc với Word? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm định dạng, định dạng kí tự - Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản. - Định dạng kí tự bằng một trong hai cách:  Cách 1: Sử dụng lệnh FormatFont...  Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. H1: Khi ghi bài, các em thường trình bày - Trả lời như thế nào? H2: Hệ soạn thảo văn bản có những khả - Các khả năng định dạng: năng định dạng văn bản nào? + Khả năng định dạng kí tự + Khả năng định dạng đoạn + Khả năng định dạng trang văn bản H3: Định dạng văn bản nhằm mục đích - Trả lời gì? - Trình bày khái niệm định dạng văn bản H4: Các thuộc tính định dạng kí tự? - Các thuộc tính định dạng kí tự bao gồm: phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc,....

<span class='text_page_counter'>(89)</span> H5: Muốn định dạng một phần văn bản - Trước hết cần chọn phần văn bản đó, nếu nào đó trước hết chúng ta phải làm gì, nếu không các thuôc tính định dạng được thiết đặt không điều gì sẽ xảy ra? sẽ áp dụng cho các kí tự được gõ từ vị trí con trỏ văn bản trở đi - Trình bày các cách thiết đặt các thuộc - Quan sát tính định dạng kí tự Hoạt động 2: Tìm hiểu định dạng đoạn văn bản và định dạng trang văn bản - Định dạng đoạn văn bản: + Xác định đoạn văn bản cần định dạng + Thực hiện định dạng bằng một trong hai cách:  Cách 1: Vào FormatParagraph... để mở hộp thoại Paragraph, thực hiện một số thiết đặt  Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng * Có thể dùng thanh thước ngang để điều chỉnh một số thuộc tính lề của đoạn văn một cách trực quan - Định dạng trang: Vào FilePage Setup... để mở hộp thoại Page Setup, thực hiện một số thiết đặt Hoạt động của GV Hoạt động của HS H1: Các thuộc tính định dạng đoạn văn bản? - Các thuộc tính: căn lề, vị trí lề đoạn văn, H2: Có những cách nào để xác định đoạn khoảng cách đến đoạn văn trước hoặc sau văn bản cần chọn? - Thực hiện một trong các cách sau: + C1: Đặt con trỏ văn bản vào trong đoạn + C2: Chọn một phần đoạn văn bản - Trình bày các cách thực hiện định dạng + C3: Chọn toàn bộ đoạn văn bản đoạn văn bản - Quan sát H3: Các thuộc tính định dạng trang? - Các thuộc tính định dạng trang: kích thước - Trình bày cách thực hiện định dạng các lề, hướng giấy,... trang - Quan sát IV. Tổng kết 1. Củng cố: HS cần nắm được: - Định dạng kí tự - Định dạng đoạn văn bản - Định dạng trang văn bản 2. Dặn dò: - Đọc lại bài - Thực hiện lại các thao tác đã học (nếu có máy tính) - Đọc trước bài thực hành.

<span class='text_page_counter'>(90)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×