Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghệ thuật truyện ngắn nguyễn công hoan trước cách mạng tháng 8 năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.44 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

VŨ THỊ MINH TRANG

NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN
TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Trọng Thƣởng

Thái Nguyên, năm 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Phan Trọng Thưởng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Vũ Thị Minh Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN






LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin chân thành
cảm ơn PGS.TS. Phan Trọng Thưởng - người đã tận tình hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo khoa Ngữ
văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng Quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm –
Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu tại trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên, Trung tâm học liệu và Thư viện Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tác giả
trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu của
Hội đồng khoa học đánh giá luận văn.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động
viên, quan tâm, chia sẻ và tạo điều kiện giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2015
Tác giả

Vũ Thị Minh Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỤC LỤC

Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan ..................................................................................................................i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Mở đầu ...........................................................................................................................1
Chƣơng 1: NGUYỄN CÔNG HOAN TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT
NAM HIỆN ĐẠI ........................................................................................................13
1.1. Tiểu sử và q trình sáng tác ............................................................................13
1.2. Đóng góp của Nguyễn Cơng Hoan trên phương diện thể loại .........................20
1.3. Đóng góp của Nguyễn Cơng Hoan trên phương diện nội dung .......................25
Chƣơng 2: NGUYỄN CÔNG HOAN - BẬC THẦY VỀ NGHỆ THUẬT VIẾT
TRUYỆN NGẮN ........................................................................................................32
2.1. Cốt truyện .........................................................................................................32
2.1.1. Khái niệm "cốt truyện" ..................................................................................32
2.1.2. Các đặc điểm cốt truyện truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ........................... 32
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..........................................................................44
2.2.1. Khái niệm "nhân vật" ....................................................................................44
2.2.2. Số lượng và thành phần .................................................................................46
2.2.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ........................................................47
2.2.4. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật ........................................................53
2.3. Nghệ thuật trần thuật ........................................................................................60
2.3.1. Điểm nhìn trần thuật ......................................................................................60
2.3.2. Giọng điệu trần thuật .....................................................................................62
2.3.3. Ngôn ngữ trần thuật và nhịp điệu trần thuât ..................................................67
Chƣơng 3: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN CÔNG HOAN .............71
3.1. Giới thuyết về phong cách ................................................................................71
3.2. Nét độc đáo về phong cách Nguyễn Công Hoan .............................................72
3.2.1. Tư tưởng nghệ thuật - quan niệm về hiện thực và con người .......................72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





3.2.2. Ngôn ngữ .......................................................................................................74
3.2.3. Lối kể chuyện, dẫn truyện .............................................................................79
3.2.4. Sử dụng đậm đặc các thủ pháp nghệ thuật ....................................................83
3.3. Những yếu tố tạo nên phong cách Nguyễn Công Hoan ...................................88
3.3.1. Tài năng của bản thân ....................................................................................88
3.3.2. Môi trường gia đình, xã hội ...........................................................................90
3.3.3. Thế giới quan của nhà văn .............................................................................91
3.3.4. Ý thức kế thừa truyền thống ..........................................................................92
KẾT LUẬN .................................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Cơng Hoan là nhà văn thuộc lớp kỳ cựu. Ông sáng tác ngay từ
buổi binh minh của nền văn xuôi "Quốc ngữ" - khi mà văn xi "Quốc ngữ" cịn đang
chập chững những bước đi đầu tiên. Ông cũng là cây bút tiêu biểu và xuất sắc của trào
lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đồng
thời là một trong những người đặt nền móng cho nền văn xi Việt Nam hiện đại. Sáng
tác của ơng đã góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ của văn xi dân tộc
trong thời kì đang trên đường hiện đại hóa hết sức khẩn trương. Nhà văn Tơ Hồi khi
đánh giá về sự nghiệp văn chương, về vị trí của Nguyễn Cơng Hoan trong tiến trình

lịch sử văn học dân tộc đã viết: "Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bổng trầm khóc
đứng khóc ngồi đến thời kì văn chương sạch sẽ kiểu Tự Lực thì lực lưỡng như một tay
đơ vật khơng có địch thủ, từ Kiếp hồng nhan đến nay, truyện ngắn, truyện dài Nguyễn
Công Hoan sừng sững tạo thành một cái thế Tam Đảo, Ba Vì hùng vĩ, vượt qua hai
thời kì tiến vào Cách mạng tháng 8..." (Người bạn đọc ấy). Các sáng tác của Nguyễn
Công Hoan không chỉ chiếm được cảm tình, sự quan tâm, yêu mến của bạn đọc lúc bấy
giờ mà còn cho đến tận ngày nay nó vẫn cịn ngun sự lơi cuốn đó.
Nguyễn Cơng Hoan là nhà văn có một nguồn cảm hứng dồi dào, một sự
nghiệp sáng tác hết sức đồ sộ. Cả cuộc đời viết văn gần 60 năm, ông đã để lại cho nền
văn học Việt Nam hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài và nhiều bài nghiên cứu
phê bình văn học nghệ thuật, cùng với những tập hồi ức, tự sự mang dấu ấn lịch sử
của thời đại mà ông sống. Mặc dù sáng tác nhiều thể loại khác nhau nhưng thể loại
thành công hơn cả, ghi dấu tên tuổi của ông trong nền văn học dân tộc lại là thể loại
truyện ngắn. Nói đến Nguyễn Cơng Hoan người ta thường nhớ đến một bậc thầy về
thể loại truyện ngắn.
1.2. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan mở ra trước mắt người đọc một thế giới
nghệ thuật mới lạ. Với cách thể hiện tài tình của mình, ơng đã vẽ lên một bức tranh
hiện thực nhiều màu, nhiều vẻ của cái xã hội thực dân nửa phong kiến lố lăng, kệch
cỡm, đầy bất cơng, ngang trái. Ngịi bút của Nguyễn Cơng Hoan hướng tới mọi loại

1


người thuộc mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội: từ bọn địa chủ, quan lại, bọn tư sản,
nhà giàu đến những người thuộc tầng lớp nhà nho lỗi thời và những người dân lao
động nghèo khổ.
Nguyễn Công Hoan được coi là "cây bút bậc thầy", "một tài năng lớn" về
nghệ thuật viết truyện ngắn. Nhà nghiên cứu Xô Viết N.Niculin đã từng nói: "chính
trong loại truyện ngắn trào phúng đó, thiên tài xuất sắc của nhà văn mới được nảy
nở hết sức mạnh mẽ". Đọc truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ta thấy nhà văn đã

xây dựng và khẳng định được một phong cách riêng của mình. Truyện ngắn của ông
không giống với truyện ngắn của Thạch Lam chứa đầy chất thơ ngay trong chính
cuộc sống hàng ngày, nhẹ và thấm; cũng không giống với truyện ngắn Nam Cao quá
đỗi chân thực mà ta tưởng như đó chỉ là cuộc đời thực không hề hư cấu nhưng lại
mang ý vị triết lí sâu xa... Truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan thuộc loại hồn nhiên, mặn
mà, có cái hóm hỉnh thơng minh của một trí thức tiểu tư sản. Tiếng cười trào phúng
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan không thuộc loại nhẹ nhàng, thâm trầm mà
thường giịn giã, sảng khối ném thẳng vào mặt kẻ thù. Cho đến nay, nghệ thuật
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan vẫn luôn được các nhà nghiên cứu, phê bình, các
độc giả thế hệ sau quan tâm tìm hiểu.
Trong sáng tác văn học, nghệ thuật là một yếu tố vơ cùng quan trọng. Chính
nghệ thuật cùng với nội dung đã làm lên tác phẩm văn học của nhà văn. Nghệ thuật là
toàn bộ những yếu tố về mặt hình thức của tác phẩm như là cốt truyện, kết cấu, nhân
vật, lời văn, các biện pháp nghệ thuật... Nghệ thuật chính là cái để nhà văn thể hiện,
truyền tải nội dung tác phẩm. Nghệ thuật quyết định việc nội dung tác phẩm ấy - cái
hiện thực mà nhà văn muốn thể hiện có gây được ấn tượng mạnh, sâu sắc trong lịng
người đọc hay khơng và tác phẩm đó có sống mãi với thời gian được hay không. Đọc
truyện của Nguyễn Công Hoan ta thấy nhà văn rất chú ý đến vấn đề: làm thế nào để
xây dựng được một nghệ thuật độc đáo nhằm có thể truyền tải được những nội dung
mà mình muốn thể hiện một cách có hiệu quả nhất. Có thể nói, chính nghệ thuật đã
làm nên thành công về thể loại truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.
1.3. Trong khoa học giáo dục Việt Nam, Nguyễn Công Hoan là một trong số
những tác giả tiêu biểu được đưa vào chương trình giảng dạy ở nhà trường, đặc biệt là

2


trong chương trình của bậc cao đẳng và đại học. Thực hiện đề tài này, chúng tơi
mong muốn có thể đóng góp một cách đọc - hiểu mới tác phẩm của nhà văn Nguyễn
Cơng Hoan nói riêng cũng như tác phẩm của các nhà văn khác nói chung. Điều này

góp phần bổ sung và làm mới cách thức tiếp cận văn học cũng như công tác giảng
dạy của chúng tôi trong nhà trường. Đó là khi tiếp cận một tác phẩm của một nhà văn,
ta không chỉ tiếp cận từ phương diện nội dung mà còn cần thiết phải tiếp cận từ
phương diện nghệ thuật của tác phẩm. Với hướng tiếp cận tác phẩm văn chương từ
phương diện nghệ thuật sẽ giúp cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm, từ đó
nhận ra phong cách, cá tính sáng tạo của nhà văn.
Đó là những lí do khiến chúng tôi quyết định chọn đề tài "Nghệ thuật truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945", nhằm tìm ra nét đặc
trưng trong phương diện nghệ thuật, thể hiện sức sáng tạo và sự khác biệt của Nguyễn
Công Hoan so với các nhà văn khác.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ khi những truyện ngắn đầu tiên mới ra đời, nó đã gây được sự chú ý
của dư luận. Đặc biệt là sau khi tập truyện Kép Tư Bền được xuất bản năm 1935 thì
truyện ngắn của ơng càng được giới nghiên cứu quan tâm, chú ý. Từ đó đến nay đã có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về nội dung - nghệ thuật của
truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan, trong đó những cơng trình nghiên cứu về nghệ thuật
chiếm số lượng chủ yếu. Sau đây là một số nhận định, đánh giá mà chúng tôi thống
kê được có liên quan đến nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách
mạng. Các tài liệu, nhận định này được chia làm 2 giai đoạn:
2.1. Giai đoạn trƣớc cách mạng tháng 8
Năm 1932, Trúc Hà trong bài "Một ngọn bút mới" đã khá tinh vi khi nhận ra
giọng văn mới mẻ pha chút hài hước của Nguyễn Công Hoan: "văn ơng có cái hay, rõ
ràng, sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn, lời văn hàm một giọng trào phúng lại thường hay đệm một vài câu hoặc một vài chữ có ý nghĩa khơi hài bơng nhơn thú
vị" [20, tr.47].
Năm 1935, Trần Hạc Đình khi phê bình Kép Tư Bền in trên báo Bắc Hà tháng
8 đã viết: "Cái biệt tài viết tiểu thuyết của Nguyễn Cơng Hoan chỉ có ở trong truyện

3



ngắn. Nguyễn Công Hoan là nhà văn ưa tả, ưa vẽ cái xấu xa, hèn mạt, đê tiện của
một hạng người xưa nay vẫn đeo cái mặt lạ giả dối. Ơng khơng hề có tỉ mỉ, lơi thơi
như phần nhiều các nhà văn tả chân. Vậy mà từ một lời nói, từ một cử chỉ của những
nhân vật trong truyện đều như chép nguyên sự thực. Ông làm sống một cách sinh
động những nhân vật" [15, tr.40].
Cũng trong năm này trước những ý kiến khen chê trái ngược nhau thì phái
Nghệ thuật vị nhân sinh, tiêu biểu là Hải Triều đã đánh giá rất cao nội dung hiện thực
và giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Hải Triều đã tỏ ra rất
nhạy cảm trong việc cảm thụ nghệ thuật gây cười của nhà văn: "với những câu văn
rất thành thực, chắc chắn, hý hởn, ngộ nghĩnh, nhiều khi cục cằn, thô bỉ nữa" và "Cái
chủ trương nghệ thuật vị nhân sinh của tôi ngày nay đã được biểu hiện rõ bằng
những bức tranh rất linh hoạt dưới ngịi bút tài tình của nhà văn Nguyễn Cơng
Hoan" [58, tr.277].
Phái Nghệ thuật vị nghệ thuật mà đại diện là Hồi Thanh cũng khen truyện
ngắn Nguyễn Cơng Hoan. Đặc biệt là khi nói về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn
Công Hoan ông viết: "Tài nghệ của nhà văn là ở cách kể chuyện. Nguyễn Công
Hoan đã khéo lấy những điều quan sát có ý vị lắp vào những cốt truyện khơng có
gì. Đó là cái đặc sắc của ơng" và "Tài quan sát của Nguyễn Công Hoan trước sau
không thay đổi mấy nhưng nghệ thuật của ông thay đổi rất nhiều" [57, tr.265268]. Cùng với Hồi Thanh thì Thiếu Sơn trong "Phê bình Kép Tư Bền của
Nguyễn Cơng Hoan" cũng đã đánh giá cao nghệ thuật viết truyện của Nguyễn
Công Hoan: "Cái đặc sắc của Nguyễn Công Hoan là ở chỗ ơng biết quan sát
những gì xung quanh mình, biết kiếm ra truyện tức cười, biết vẽ người bằng những
nét ngộ nghĩnh, thần tình. Biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lí thú và biết kết
cấu bằng những tấn bi hài kịch" [54, tr.275].
Năm 1936, Lê Tràng Kiều lại đưa ra ý kiến trái ngược khi đánh giá về truyện
ngắn Nguyễn Cơng Hoan. Ơng chê nội dung truyện Nguyễn Cơng Hoan cũng chẳng
ra gì: "Nguyễn cơng Hoan, theo chúng tôi chỉ là một anh Kép hát được vài câu bơng
nhơn có dun thế thơi".
Năm 1939, Trương Chính trong "Dưới mắt tôi" bên cạch việc cho rằng:
"Nguyễn Công Hoan chỉ là một anh pha trò, tàn nhẫn, tinh quái, thơ lỗ" thì đã đánh


4


giá rất cao một số ưu điểm của Nguyễn Công Hoan như: "tài quan sát tinh vi", "cách
dùng chữ ngộ nghĩnh", "cách kể chuyện tự nhiên".
Năm 1944, Vũ Ngọc Phan trong "Nhà văn hiện đại" đã có ý kiến sắc sảo
khi chỉ ra những ưu, nhược điểm về nhân vật của Nguyễn Cơng Hoan: "Ơng tả đủ
hạng người trong xã hội nhưng ít khi ơng tả những ý nghĩ của họ, nhất là những
điều u uẩn của họ thì khơng bao giờ ông đả động đến. Bao giờ ông cũng đặt họ
vào những khn riêng, đó là khn lễ giáo hay phong tục mà họ đã ra trò với
những bộ mặt phường tuồng của họ". Ơng cịn nhận xét hết sức sâu sắc và xác
đáng về Nguyễn Công Hoan ở cả hai thể loại: "Người ta nhận thấy Nguyễn Công
Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài. Trong các truyện dài có nhiều chỗ
lúng túng rồi ơng kết thúc giản dị quá, không xứng với một truyện to tát ông dựng.
Trái lại ở truyện ngắn ông tỏ ra là một người kể chuyện có duyên. Phần nhiều
truyện ngắn của ông linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm cho người đọc khối
trá vơ cùng. Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn rất vui, thứ văn
mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới, người ta chỉ thấy
ở ngòi bút của ơng thơi" [53, tr.979].
Qua nhận xét đó có thể thấy, Vũ Ngọc Phan là một trong số ít những nhà
nghiên cứu trước Cách mạng nhìn nhận một cách thấu đáo về nhân vật cũng như ngòi
bút xây dựng truyện của Nguyễn Công Hoan.
Như vậy, ngay từ giai đoạn trước Cách mạng, truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan đã được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm và đã có nhiều ý kiến trái chiều
nhau về giá trị của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nhưng chúng ta thấy khen vẫn
nhiều hơn chê. Những người ở cả hai phái Nghệ thuật vị nhân sinh và Nghệ thuật vị
nghệ thuật và ngay cả những nhà phê bình khơng nằm trong hai trường phái này như
Hạc Đình, Thúc Thuận... cũng đều thừa nhận nghệ thuật viết truyện tài tình của
Nguyễn Cơng Hoan.

2.2. Giai đoạn sau Cách mạng Tháng 8
Sau Cách mạng Tháng 8, cơng tác nghiên cứu, phê bình có một bước phát triển
mới. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan đã được đánh giá cao hơn, xác đáng
hơn. Các cơng trình nghiên cứu, các giáo trình đại học, các bài báo, tạp chí và gần
đây là những luận văn thạc sĩ, tiến sĩ... đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về nhiều khía

5


cạnh, nhiều mặt trong truyện ngắn của ông như là về tiếng cười, thế giới nhân vật,
tính kịch, ngơn ngữ, lời văn...
Năm 1957, khi đánh giá về nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Cơng Hoan,
Trương Chính đã có nhận xét chưa đúng về truyện ngắn của ông: "kể cũng buồn cười,
Nguyễn Công Hoan là một nhà mô phạm lâu năm như thế, nhưng trong văn chương
ơng khơng nghiêm túc tí nào cả. Âu đó cũng là hai mặt của một con người và trong
nhiều truyện của ông tiếng cười làm dịu mất nỗi chua xót, đánh tan mất lịng căm
phẫn". Tuy nhiên đa số các nhà nghiên cứu đều có những đánh giá xác thực, đúng
đắn về truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.
Năm 1968, tác giả Nguyễn Đức Đàn đã đưa ra nhận định về các khía cạnh như
là độ dài của truyện, lời văn, cốt truyện, kết cục của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan:
"Về nghệ thuật viết truyện ngắn phải nói rằng Nguyễn Cơng Hoan là người có nhiều
khả năng và kinh nghiệm. Truyện của ông thường rất ngắn. Lời văn khúc chiết, giản
dị. Cốt truyện được dẫn dắt một cách có nghệ thuật để hấp dẫn người đọc. Thường
kết cục bao giờ cũng đột ngột. Mỗi truyện thường như một màn kịch ngắn có giới
thiệu, thắt nút và mở nút. Cố nhiên không phải tất cả mọi truyện đều đạt cả. Nhưng
thường thì những truyện khơng đạt chủ yếu là do nội dung tư tưởng" [7, tr.71-88].
Và ông cũng đưa ra nhận xét về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan: "Với một số lượng khá lớn như vậy... truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan hợp thành một bức tranh rộng lớn khá đầy đủ về xã hội cũ. Hầu hết trong xã
hội thực dân phong kiến đều có mặt: nơng dân, cơng nhân, tiểu tư sản, trí thức làm

các nghề tự do như thầy thuốc, làm báo, nhà văn, nhà giáo, các nghệ sĩ, rồi tư sản,
nhà bn, nhà thầu khốn, địa chủ, quan lại, cường hào, nghị viên, công chức, học
sinh, cô đào, nhà thổ, đứa ở, phu xe, kẻ cắp, anh hát xẩm, chị bán hàng rong, binh
lính, bồi bếp... từ các giai cấp bị áp bức, bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng
lớp trung gian cho đến những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp" [7].
Năm 1973, Nguyễn Trác khi nói về thế giới nhân vật của Nguyễn Cơng Hoan
đã đưa ra nhận định đó là "thế giới những kẻ khốn khổ, đáng thương", còn về cách
viết thì "văn ơng giản dị, tự nhiên và đậm đà màu sắc dân tộc. Ông biết sử dụng ngơn
ngữ hợp với tâm lí các nhân vật thuộc nhiều hạng khác nhau trong xã hội".

6


Năm 1974, Vũ Ngọc Khánh trong "Thơ văn trào phúng Việt Nam" đã nhận xét
về thủ pháp nghệ thuật gây cười của Nguyễn Công Hoan: "Thủ pháp quen thuộc và
độc đáo của Nguyễn Công Hoan là hay làm cho bộ mặt đối tượng trở lên méo mó
hơn, lố bịch hơn để bản chất ti tiện của nó được nổi rõ hơn. Tuy vậy nụ cười phũ
phàng này nhiều lúc cũng rơi vào đối tượng không đáng châm biếm hoặc sa vào chủ
nghĩa tự nhiên ngoài ý muốn của tác giả" [39, tr.375].
Năm 1976, Phong Lê trong cuốn "Văn và Người" đã nhận định tiếng cười của
Nguyễn Công Hoan là "Một thứ vũ khí. Ơng đứng trên tất cả mà cười. Cười với mọi
cung bậc: hả hê, khoái trá, chua chát, chế giễu, khinh bỉ, đau xót, căm giận... Có cái
cười ra nước mắt của một tấm lòng ưu ái nhân hậu. Nhưng lại cũng có cái cười để
mà cười của một người vơ tình hay vơ tâm, thậm chí có khi lạc điệu. Cho nên cần
thấy được cái nét đặc sắc trong cái cười của Nguyễn Công Hoan, nhưng cũng phải
thấy không phải cái cười nào của ông cũng đúng chỗ và có ý nghĩa" [42, tr.87].
Năm 1977, tập thể tác giả cuốn "Lược thảo Lịch sử văn học Việt Nam 1930 1945" đã nhận xét: "Ông sở trường về cách mô tả tư cách hèn hạ, đê tiện hết chỗ
nói của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại hãnh tiến giàu có sang trọng và khinh
người" [3, tr.101]
Năm 1978, Nguyễn Đăng Mạnh trong "Con đường đi vào thế giới nghệ thuật

của nhà văn" đã nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan: "Đọc
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thấy tài hoa của ông chủ yếu dồn vào cốt truyện và
cách kể chuyện (...). Ơng có một cái duyên kể chuyện hết sức hấp dẫn (...). Phương
thức kể chuyện biến hóa, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có
kịch tính, giọng kể chuyện tự nhiên hoạt bát, lối ví von so sánh độc đáo, cách chơi
chữ táo bạo, dí dỏm (...). Nhưng về đại thể bí quyết chủ yếu vẫn là nghệ thuật dẫn dắt
tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài hước bật ra ở cuối tác phẩm một
cách đột ngột bất ngờ" [50, tr.107].
Năm 1979, Lê Thị Đức Hạnh - người đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu
về Nguyễn Cơng Hoan trong "Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan" đã viết:
"Đề tài và các vấn đề xã hội mà Nguyễn Công Hoan nêu ra trong truyện trào
phúng của ông rất đa dạng, tạo thành những bức tranh giàu sức sống và sáng tạo,

7


đem lại cho độc giả những cảm xúc lí thú, bất ngờ" [24, tr.136] và "Nguyễn Cơng
Hoan đã có một nếp cảm nghĩ riêng, xây dựng được hàng mấy trăm truyện ngắn,
với biết bao nhiêu kiểu cười làm cho độc giả thì khoan khối, hả hê mà đối tượng
bị đả kích thì cay cú, ê chề. Nhà văn có nhiều cách để tạo nên những cốt truyện
mang chất trào phúng" [25, tr.140].
Và trong cơng trình "Nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc và độc đáo của
Nguyễn Công Hoan" Lê Thị Đức Hạnh cũng nhận xét: "Nguyễn công Hoan tiếp nhận
phần lớn những hình ảnh hay, tốt, gạn lọc lấy những phần tinh túy, nhuần nhuyễn
vào ngòi bút, tạo thành một phần máu thịt trong câu văn của ông (...). Ngôn ngữ
Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ của quần chúng được chọn lọc và nâng cao, đậm
hương vị ca dao, tục ngữ, có khi tác giả đưa ca dao, tục ngữ vào truyện một cách rất
tự nhiên thoải mái. Những chữ dùng của ơng thường giản dị, giàu hình ảnh - cụ thể,
so sánh, ví von làm cho người đọc dễ có liên tưởng thú vị" [24, tr.394].
Năm 1983, Phan Cự Đệ khi nhận xét về cấu trúc tác phẩm của Nguyễn Cơng

Hoan đã viết: "Nguyễn Cơng Hoan là người có phong cách truyện ngắn độc đáo (...),
biết tổ chức cấu trúc chặt chẽ và thay đổi hình thức cấu trúc linh hoạt". Truyện
Nguyễn Công Hoan "bộc lộ những mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội
dung và hình thức để làm bật lên tiếng cười đả kích...", "có nhiều nét gần gũi với
truyện cười dân gian. Chú ý xây dựng cốt truyện hơn là xây dựng nhân vật" và
thường "dấu cái sự kiện trung tâm mang chủ đề, chỉ ở mấy câu cuối cùng, thậm chí
có khi ở năm sáu chữ cuối cùng tác giả mới đột ngột trở lại với nó".
Năm 1988, Nguyễn Hồnh Khung trong "Từ điển văn học" đã nhận xét: "Về
mặt nghệ thuật, Nguyễn Công Hoan tỏ ra khá già dặn, độc đáo trong thể loại truyện
ngắn trào phúng. Ông giỏi phát hiện ra những tình huống mâu thuẫn đáng cười và có
cách kể chuyện thật tự nhiên, có duyên, hấp dẫn với một ngôn ngữ sinh động, rất gần
với khẩu ngữ hàng ngày khơng chút gì sách vở" [40, tr.1114]. Và trong Văn học Việt
Nam 1930 - 1945: "Nguyễn Công Hoan xứng đáng được coi là "cây bút bậc thầy",
"với một tài năng lớn" chủ yếu thể hiện ở thể loại truyện ngắn" [41, tr.370], "Có thể
nói, sự nhạy bén đặc biệt trước những mâu thuẫn trào phúng trong đời sống là một
đặc điểm quan trọng nhất trong tư duy nghệ thuật Nguyễn Công Hoan" [41, tr.371].

8


Đồng thời Nguyễn Hồnh Khung cũng giải thích rằng tính trào phúng ở Nguyễn
Công Hoan là thuộc về "năng khiếu thiên bẩm", là sự kế thừa truyền thống trào phúng
của văn học dân tộc.
Cũng trong thời gian này, nhóm tác giả Trần Đình Hượu - Lê Chí Dũng
trong "Văn học Việt Nam giao thời 1900 - 1930" cũng đưa ra nhận định: "Nguyễn
Công Hoan, mỗi truyện ngắn chỉ khai thác một tình huống, một mâu thuẫn. Ơng
biết cách đẩy mâu thuẫn lên thật cao rồi kết thúc đột ngột. Câu văn của ông gọn,
sáng sủa. Đọc ông độc giả phân biệt rõ đâu là ngôn ngữ của tác giả, đâu là ngôn
ngữ nhân vật và mỗi ngôn ngữ nhân vật đều có ngơn ngữ riêng của mình. Với
Nguyễn Cơng Hoan có thể nói, truyện ngắn hiện đại và ngơn ngữ nghệ thuật hiện

đại đã hình thành" [4, tr.263].
Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Văn Đấu, Nguyễn Minh Châu... trong các
công trình nghiên cứu của mình cũng đã đề cập đến vấn đề tính kịch trong truyện
ngắn của Nguyễn Cơng Hoan nhưng mới chỉ đề cập một cách chung chung, chứ chưa
đi vào phân tích cụ thể những biểu hiện của tính kịch trong truyện ngắn của Nguyễn
Cơng Hoan. Cụ thể là:
Tác giả Nguyễn Văn Đấu trong bài viết "Chất kịch trong truyện ngắn Nguyễn
Cơng Hoan" có viết: "Kịch hóa trở thành cảm hứng, thành phương thức xây dựng tác
phẩm, chi phối trực tiếp đến các cấu trúc cùng các thành tố cơ bản của các sáng tác
Nguyễn Công Hoan, mỗi truyện ngắn của ơng là một tình huống, một xung đột giàu
tính kịch nhất".
Tác giả Nguyễn Minh Châu trong "Trang giấy trước đèn" cũng đã nhận xét:
"Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan hiện ra trước mắt chúng ta với những lớp lang
và đối thoại như trong một màn kịch".
Năm 2001, Trần Đình Sử và Nguyễn Thanh Tú trong cuốn "Thi pháp truyện
ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan" đã xem xét tính kịch ở nhiều khía cạnh: về
khơng gian - thời gian: "Nhà văn tổ chức xây dựng không gian và thời gian theo yêu
cầu của thể loại kịch. Không gian trong truyện của ơng thường hẹp, chật chội mang
tính sâu khấu. Thời gian bị dồn nén, căng thẳng phù hợp với kịch. Thời gian, không
gian nhằm tạo khung cho sự phát triển của cốt truyện, vì vậy chúng mang tính chất sân

9


khấu", về trần thuật "Trần thuật được kịch hóa tức trần thuật phải theo những quy tắc
nhất định của nghệ thuật kịch", nhân vật cũng được xây dựng theo nguyên tắc kịch.
Trên đây là những cơng trình nghiên cứu từ trước tới nay về nghệ thuật truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng. Tuy nhiên những cơng trình này chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu một khía cạnh, một yếu tố của nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan chứ chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện, sâu

sắc và có hệ thống về tồn bộ nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước
Cách mạng. Qua những cơng trình trên chúng ta thấy, truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan đã thu hút được đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình mọi thế hệ. Từ kết quả
nghiên cứu của những người đi trước, chúng tơi có được sự gợi mở, nhận xét, đánh
giá tin cậy để triển khai nghiên cứu đề tài của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
- Phạm vi nghiên cứu: Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng
tháng 8 năm 1945 (có so sánh với một số nhà văn hiện thực khác).
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu các phương diện nghệ
thuật và phong cách truyện ngắn để thấy rõ cá tính sáng tạo của nhà văn, từ đó góp
phần khẳng định vị trí của một đại biểu cho cả một khuynh hướng, một thể loại, một
phong cách. Đồng thời qua đó, hiểu rõ hơn về "một cây bút bậc thầy", "một tài năng
lớn" ở thể loại truyện ngắn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Cơng
Hoan trước Cách mạng một cách có hệ thống dưới góc độ thi pháp. Từ đó tìm ra cái
riêng của nhà văn trong sự đóng góp vào mảng văn học hiện thực và tiến trình phát
triển của văn học dân tộc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
5.1. Phƣơng pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Để thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát tồn bộ các tác phẩm
truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan trước Cách mạng, tìm hiểu những khía cạnh,

10


những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn. Do đó chúng tơi vận
dụng phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại trong luận văn.

5.2. Phƣơng pháp hệ thống
Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một hệ thống cấu trúc bao gồm
nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành. Vì vậy, các vấn đề cụ thể, các yếu
tố, các khía cạnh được triển khai trong luận văn được đặt trong mối quan hệ hệ thống.
5.3. Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh
Để chỉ ra những nét đặc sắc và những đóng góp của Nguyễn Công Hoan trên
phương diện nghệ thuật truyện ngắn thì chúng tơi khơng chỉ tiến hành đối chiếu, so
sánh trong nội bộ các sáng tác của Nguyễn Công Hoan mà còn mở rộng ra đối chiếu,
so sánh với các sáng tác của các nhà văn hiện đại khác nhằm làm nổi bật rõ đối tượng
nghiên cứu.
5.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Từ việc khảo sát, phân tích tác phẩm ở các khía cạnh, vấn đề mà đề tài khoa
học đặt ra, người viết chú ý đến những đặc sắc trong nghệ thuật để có thể làm hiện
diện ra một phong cách riêng, độc đáo. Và từ việc phân tích đó, chúng tơi có cơ sở để
đi đến những kết luận có tính chất tổng hợp, khoa học.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở khảo sát những truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan, luận
văn tiến hành khảo sát nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan, phân tích những
nét độc đáo và khẳng định vai trò, giá trị của nó trong việc truyền tải nội dung. Qua
đó góp phần khẳng định vị trí, tầm quan trọng của Nguyễn Cơng Hoan trong thể loại
truyện ngắn hiện đại nói riêng và trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam hiện đại
nói chung. Nghiên cứu tồn bộ nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, luận văn
sẽ cung cấp một cái nhìn tồn diện, đầy đủ và có hệ thống về tất cả những mặt, những
khía cạnh, những yếu tố thuộc về phương diện nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945.

11


7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Thư mục tham khảo thì Luận văn gồm
có ba chương:
Chương 1: Nguyễn Cơng Hoan trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại
Chương 2: Nguyễn Công Hoan - bậc thầy về nghệ thuật viết truyện ngắn
Chương 3: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Hoan

12


Chƣơng 1

NGUYỄN CƠNG HOAN TRONG
TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Tiểu sử và q trình sáng tác
Nguyễn Cơng Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại làng Xuân Cầu, huyện
Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), trong một gia đình quan lại phong
kiến xuất thân khoa bảng bắt đầu sa sút. Cha là Nguyễn Đạo Khang từng đỗ tú tài và làm
Huấn đạo. Vì nhà nghèo lại đông anh em nên ngay từ năm lên bốn Nguyễn Công Hoan
đã được cha gửi đến ăn học ở nhà bác là ơng Phó bảng Nguyễn Đạo Quán (đỗ Phó bảng,
được bổ làm tri huyện sau thăng lên tri phủ). Ông Nguyễn Đạo Quán là một người ln
nhận chăm sóc việc học hành của con cháu trong nhà và cũng là một người rất thích sưu
tầm những phương ngôn, tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn và soạn sách dạy chữ Nho với đề tài
Việt Nam. Đến ở nhà bác, Nguyễn Công Hoan thường xuyên được tiếp xúc với bà nội.
Bà nội ông hay dạy truyền khẩu thơ phú, truyện cổ dân gian cho các cháu trong đó có
Nguyễn Cơng Hoan cho nên những niêm luật của thơ ca, thanh điệu của ngôn ngữ và sự
say mê văn học đã thấm dần vào ông ngay từ thời thơ ấu.
Năm lên 6 tuổi, Nguyễn Công Hoan được bác cho học chữ Nho sau đó chuyển
sang học chữ Pháp. Chín tuổi, ông bắt đầu lên Hà Nội học ở trường Bưởi, trong
khoảng thời gian học ở đây mặc dù không đăng báo nhưng ông đã bắt đầu viết văn
(khoảng từ năm 1920). Đến năm 1922, ông thi đỗ vào trường Nam Sư phạm. Những

năm học ở đây Nguyễn Công Hoan được học văn học một cách tương đối có hệ
thống, nhất là văn học Pháp, còn về văn học cổ Việt Nam thì ơng được học "tồn là
một loạt thơ trào phúng, nhạo đời" [31, tr.50] và ông cũng thừa nhận là "Được nhập
tâm những thơ văn hay, tôi chịu ảnh hưởng của các bậc tiền nhân không nhỏ" [tr.50].
Năm ông 20 tuổi (tức là năm 1923) ông cho ra mắt tập truyện ngắn đầu tiên
với nhan đề "Kiếp hồng nhan" nhằm phê phán những cô gái ham giàu sang, sống bám
vào ngoại kiều. Tập truyện ngắn này chỉ mang tính chất "thử bút" của Nguyễn Cơng
Hoan, ngay chính bản thân ơng cũng đã từng nói trong "Đời viết văn của tơi" rằng tập
truyện ngắn này "khơng có nghĩa lý gì, khơng có mục đích nào" [tr.81] và " tồn thể

13


cuốn sách khơng nổi lên một hướng nào về chính trị hoặc nghệ thuật" [tr.83]. Tuy
nhiên, dù chưa thật rõ nét nhưng chúng ta cũng thấy ở tập truyện ngắn đầu tay này
phần nào cái tinh thần, tư tưởng cơ bản của nhà văn.
Năm 1926, Nguyễn Công Hoan tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm và bắt
đầu đi dạy học - một nghề bị bạc đãi trong xã hội lúc bấy giờ. Mặc dù là nghề bị xã
hội bạc đãi nhưng trong số tất cả các nghề có thể làm thì Nguyễn Cơng Hoan lại u
nghề dạy học, đơn giản vì theo ơng đó là cách kiếm ăn ít nơ lệ nhất. Ít nhất thì làm
thầy giáo cũng có thể làm chủ bản thân, có quyền quyết định mọi việc diễn ra trong
lớp học mà không cần phải nghe theo mệnh lệnh hay luồn cúi bất kì ai. Khi dạy học,
xen lẫn vào các bài giảng của mình, ơng lại trau dồi vào tâm trí những lớp học trị
lịng u nước và giúp cho học trò hiểu sự thật của hoàn cảnh lịch sử đất nước ta lúc
bấy giờ nhằm gợi sự căm giận đối với kẻ thù xâm lược và bán nước trong học trị.
Năm 1928, ơng gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng cùng với Nguyễn Thái
Học. Và cũng bắt đầu từ đây, ông vừa dạy học vừa viết văn. Khi tham gia tổ chức này
Nguyễn Công Hoan có điều kiện đọc các báo như: "Việt Nam hồn", "LE PARIA" (do
Nguyễn Ái Quốc chủ trương) bên Pháp gửi về, những sách "Một bầu tâm sự" (của
Trần Huy Liệu), "Tờ cớ mất quyền tự do" (của Trần Hữu Độ) từ Sài Gòn gửi ra và

những lịch sử về Giăng - đi, Tơn Văn, Phan Bội Châu, Lênin... thậm chí có điều kiện
tiếp xúc với cả những sách chính trị bị cấm nữa. Qua đó ý chí chống đối và lòng căm
thù đối với chế độ thực dân vốn đã có từ thuở nhỏ của ơng ngày càng được bồi đắp
hơn. Bên cạnh đó, với việc làm nghề dạy học - một nghề mà theo quan niệm của mọi
người là nghề hiền lành, khơng làm hại ai thì Nguyễn Cơng Hoan được mọi người tin
tưởng, yêu quý; họ sẵn sàng thổ lộ, giãi bày với ông mọi uẩn khúc, nỗi niềm sâu kín
trong lịng từ đó ơng được biết, được hiểu rất nhiều cảnh ngộ, nhiều cuộc đời khác
nhau trong xã hội. Cộng với khả năng quan sát, lượm nhặt những hiện tượng trực tiếp
xảy ra trước mắt trong thời kì này đã trở thành một vốn sống dồi dào, đó là kho tư
liệu quý giá quyết định cả sự nghiệp sáng tác của ông.
Đến năm 1930, Nguyễn Công Hoan có nhiều truyện đăng ở mục "Việt Nam
nhị thập thế kỷ xã hội ba đào ký" của tờ báo "An Nam tạp chí" do Tản Đà làm chủ
báo. Những truyện của ơng được độc giả chú ý, thích thú theo dõi, thậm chí có cả một

14


người viết bài khen ngợi nữa. Chính điều đó đã kích thích khả năng, hứng thú sáng
tác của ơng. Ngay sau đó, các báo như Nhật Tân, Nơng cơng thương, Phong hóa...
cũng mời ơng viết. Ơng đồng ý và gửi cho họ những tác phẩm cả truyện ngắn lẫn
truyện dài. Năm 1934, "Tiểu thuyết thứ bảy" xuất bản, Vũ Đình Long đã mời ông viết
bài cho báo. Truyện đầu tiên mà ông gửi cho "Tiểu thuyết thứ bảy" là "Tôi chủ báo,
anh chủ báo, nó chủ báo". Điều mà Nguyễn Công Hoan không ngờ là cuối tháng ông
đã được nhận một khoản tiền nhuận bút kha khá. Nó đã kích thích ơng rất nhiều trong
sáng tác, bản thân ơng cũng đã thừa nhận rằng: "cũng do ham tiền nhuận bút, cũng do
thấy mình viết sung sức" và "cũng do sự thúc giục khéo léo của Vũ Đình Long mà tơi
viết được nhiều" [31, tr.177].
Năm 1935, tập truyện ngắn "Kép Tư Bền" (gồm 15 truyện) ra đời, tập hợp một
số truyện Nguyễn Công Hoan đã viết và đăng rải rác trên các báo trong mấy năm gần
đấy. Tập truyện có nội dung tiến bộ với nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu cho một xu

hướng văn học mới. Tập truyện ra đời lập tức đã gây được tiếng vang lớn, được nhiều
báo chí khen ngợi. Đặc biệt là nó đã gây lên cuộc bút chiến sôi nổi giữa hai trường
phái văn học lúc bấy giờ là phái "Nghệ thuật vị nhân sinh" do Hải Triều đứng đầu và
phái "Nghệ thuật vị nghệ thuật" mà đại diện tiêu biểu là Hoài Thanh, Thiếu Sơn.
Riêng đối với chính bản thân Nguyễn Cơng Hoan, ơng nói "việc cuốn Kép Tư Bền
được hoan nghênh làm tơi tin rằng tơi có thể viết nổi tiểu thuyết và tơi có thể theo
đuổi được nghề viết văn" [31, tr.188].
Tháng 9/1936, ông đổi về dạy học ở trường Nam Định. Tại đây ơng có dịp tiếp
xúc với cơng nhân của các nhà máy tơ, máy sợi. Họ thường cung cấp cho ông những
đề tài để viết, cũng kể từ đây ông luôn luôn bị người của Sở mật thám theo dõi. Và
cũng trong năm này, ở Nam Định cũng như ở những nơi khác, nhiều chính trị phạm
bị nhà cầm quyền bắt trước đó đã được thả (do ở Pháp, Mặt trận bình dân lên nắm
quyền), Nguyễn Cơng Hoan có cơ hội tiếp xúc với họ, cũng từ đây Đảng cộng sản
Đơng Dương đã có ảnh hưởng trực tiếp tới ông.
Đến tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Mặt trận bình dân
khơng cịn nắm quyền ở Pháp. Ở Đông Dương cũng như ở Việt Nam, mọi hoạt động
khơng cịn được tự do như thời kì 1936 - 1939 nữa, chế độ kiểm duyệt sách báo được

15


tái lập. Bọn thực dân do thấy ông viết một số tác phẩm có tinh thần phản chiến nên đã
đến khám nhà ơng và đưa ơng ra tịa Nam án để kết tội nhưng vì ơng có giấy khai
sinh là người Hà Nội nên bản án của chúng khơng có hiệu lực. Đây là thời kì mà gia
đình cũng như cá nhân ơng đã gặp rất nhiều khó khăn: trong nhà hết người này đến
người kia bị thực dân bắt, các tác phẩm của ông bị kiểm duyệt rất gắt gao, phần lớn
các tác phẩm không được xuất bản...
Để tránh tình trạng bị "lừa" như đối với "Bước đường cùng", bọn chính quyền
khơng chấp nhận cho truyện của ơng được kiểm duyệt theo từng hồi như trước mà
phải đưa cả quyển rồi chúng mới quyết định cho in hay không. Nhiều truyện của ông

đã bị cấm, kể cả những truyện đã đăng được mấy hồi trên báo (Cái thủ lợn). Tới khi
phát xít Nhật vào Đơng Dương thì chế độ kiểm duyệt càng khắt khe hơn. Một loạt
truyện viết về những vấn đề liên quan đến chiến tranh mà ông lấy tên chung là "Hồi
còi báo động" đều bị kiểm duyệt xóa hết, truyện "Eu êu mê đo" cũng cùng chung số
phận. Số truyện của ông in từ năm 1940 rất thưa thớt, có truyện được đăng nhưng lại
bị kiểm duyệt xóa mất từng đoạn mà chúng cho là khơng được phép. Biết mình bị
treo giị nên Nguyễn Cơng Hoan cảm thấy vơ cùng chán ngán nhưng sau đó ơng liền
quay ra viết truyện của thiếu nhi, không dám lấy tên thật, ông ký tên là Ngọc Oanh.
Thấy lọt qua được kiểm duyệt, không bị làm sao ông nhận ra rằng khơng đề cập đến
chiến tranh là được. Từ đó, ơng mạnh dạn kí tên mình và dần dần ơng lấn tới viết
truyện cho người lớn. Không thể trực tiếp vạch mặt bọn quan lại thì ơng lên án chúng
bằng cách nêu gương những quan lại nổi tiếng tốt, thương dân thời trước để bạn đọc
so sánh sự khác nhau giữa xưa và nay: "Thanh đạm", "Danh tiết", "Nghịch cảnh"...
Đúng theo suy đốn của ơng, những tác phẩm này đều khơng gặp bất kì khó khăn gì
khi kiểm duyệt.
Đầu năm 1945, Nguyễn Cơng Hoan bị Nhật bắt vì tội chính trị tại thị xã Thái
Bình - nơi ơng đang dạy học và được đưa về giam ở nhà giam Dầu Sen - Hà Nội (nay
là cơ quan của Ủy ban Khoa học nhà nước, số 39 đường Trần Hưng Đạo - Hà Nội).
Ông bị giam cầm cho tới tận khi Cách mạng Tháng 8 nổ ra. Trong thời gian ở tù ông
được tiếp xúc với đủ mọi hạng người trong xã hội từ những người làm cách mạng cho

16


đến những kẻ đầu trộm đuôi cướp, thụt két lừa đảo, những bọn gác ngục và bọn giặc
lùn. Điều này đã cung cấp rất nhiều tư liệu thực tế cho q trình sáng tác của ơng.
Tháng 8/1945, Cách mạng Tháng 8 thành cơng đã đem đến một cuộc sống
hồn tồn mới cho dân tộc, một niềm vui, một niềm tin mạnh mẽ cho nhân dân. Gia
đình ơng cũng hịa vào niềm vui đó, những người trong gia đình ơng bấy lâu bị chia
lìa vì tù đầy và hoạt động bí mật nay đã dần dần trở về. Ông được bầu làm Giám đốc

sở tuyên truyền Bắc bộ. Trong quá trình cơng tác ơng đã dần tìm được những tư liệu
chính xác liên quan đến việc trồng đay và thu thóc của hai kẻ thù xâm lược là Thực
dân Pháp và Phát xít Nhật - nguồn gốc gây ra nạn đói năm 1945 mà ông tận mắt
chứng kiến. Dựa vào những tư liệu đó ơng viết "Tranh tối tranh sáng".
Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, Nguyễn Cơng
Hoan đã tình nguyện gia nhập qn đội. Ơng liên tục hoạt động ở nhiều cương vị,
nhiều lĩnh vực khác nhau như là làm báo "Vệ Quốc Quân" rồi giám đốc trường Văn
hóa quân dân, chủ nhiệm tờ "Quân dân học báo". Được tiếp xúc với những người
chiến sĩ cách mạng, ơng có thêm những mẫu nhân vật mới để viết "Đồng chí Tơ"
(1946), "Xổng cũi" (1947), "Nơng dân với địa chủ" (1955).
Đến năm 1954, hịa bình lặp lại trên miền bắc, ông trở về Hà Nội công tác
trong Hội Văn nghệ Việt Nam và được bầu làm chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
khóa I (1957). Điều này tạo cho Nguyễn Cơng Hoan có nhiều thời gian cũng như
có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc sáng tác. Thời kì này, ơng tiếp tục viết
nhiều bài cho các báo, đặc biệt là tập trung viết nhiều tiểu thuyết từ những gì mà
ơng tích lũy được về xã hội cũ trong suốt q trình hoạt động trước đó. Tiêu biểu
là "Tranh tối tranh sáng" (1956), "Hỗn canh hỗn cư" (1961), "Bà Năm đi tản cư",
"Đống rác cũ" (1963)...
Kháng chiến chống Mỹ bùng nổ, mặc dù đã ở cái tuổi (có thể gọi là) xế
chiều (65 tuổi) nhưng Nguyễn Cơng Hoan vẫn không hề chịu thua những nhà văn
thuộc lớp sau, sức sáng tác của ông vẫn vô cùng dồi dào. Từ những thực tế mới
của cuộc kháng chiến chống Mỹ ông viết những bộ tiểu thuyết "Anh con trai
người bạn đọc ấy", "nếu khơng có anh" (Xuất bản dưới tên "Một kiếp người" năm 1989) , "Trong ấy ngoài này"...

17


Năm 1960, nhờ nghe những người thân kể lại mà Nguyễn Cơng Hoan đã viết
được hai bài bút kí hay, được đánh giá cao: "Những này tháng 8 ở Côn Đảo" và
"Người cặp rằng hầm xay lúa ở ngục Côn Lôn năm 1930".

Không chỉ sáng tác mà Nguyễn Công Hoan cịn có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu nhằm cung cấp cho người đọc những nhận định, những tư liệu quý để khắc họa
một chân dung văn học (ví dụ như Tú Mỡ, Tản Đà) hay xác định một văn bản, một
tiểu sử... Ơng cịn viết những bài nhằm đính chính lại xuất xứ hay viết chú thích cho
các bài thơ cổ. Điều này đã thể hiện rất rõ khả năng và hiểu biết của ông về thơ cổ
thật sâu sắc: "Con Người Tú Xương", "Về cuốn thơ văn Nguyễn Khuyến".
Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Cơng Hoan thời kì này là hồi kí "Đời viết
văn của tơi" (1971) dày 403 trang. Đây là tác phẩm Nguyễn Cơng Hoan nhìn lại đời
viết văn của mình từ khi mới bắt đầu, vì tinh nghịch mà viết truyện đến khi trở thành
một cây bút có tên tuổi. Đồng thời qua đó, ơng phác lại quá trình hình thành, phát
triển của ngành Báo chí và Xuất bản Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8.
Ngồi những tác phẩm văn học, ơng cịn làm cơng việc của một nhà nghiên
cứu, cụ thể là ông tham gia vào cơng trình soạn thảo "Từ điển Tiếng Việt" do Ủy ban
Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì. Bài cuối cùng của ông xuất hiện trên báo Văn
nghệ là "Chữ nhà" - một trong những bài viết về Chữ và Nghĩa, một thể tài mà ông là
người mở đầu.
Vào hồi 8 giờ 05 phút ngày 6 tháng 6 năm 1977, trái tim Nguyễn Công Hoan
đã ngừng đập.
Cuộc đời viết văn của ông bắt đầu từ tuổi 17, đến 20 tuổi ra sách của riêng
mình và sáng tác cho đến tận năm 76 tuổi. Từ một cậu bé yêu văn học, thích tạo ra
tiếng cười cho những người xung quanh đến một nhà văn trào phúng bậc thầy lỗi lạc.
Như một cái cây kiên cường đứng giữa bão táp: bão táp của dư luận (Nghiên cứu toàn
bộ sự nghiệp sáng tác của ông chúng tôi thấy rằng: không phải truyện của ông ngay
từ đầu đã được giới quan sát thừa nhận, ngay từ những tập truyện ngắn đầu tiên của
ông như "Kép Tư Bền" đã nhận được rất nhiều những ý kiến khen - chê khác nhau từ
những nhà phê bình thuộc nhiều trường phái khác nhau. Và cũng không phải truyện
ngắn nào của ông cũng được độc giả đón nhận, hiểu đúng ý đồ sáng tác, thậm chí ông

18



còn bị độc giả hiểu nhầm. Khi cuốn "Thanh Đạm" ra đời năm 1942, ông đã bị dư luận
cho là "tán dương quan trường" [31, tr.219], lúc đó ơng đã rất "hậm hực, buồn bã hết
sức, đâm ra chán nản với nghề" [tr.220] và mãi đến tận hơn mười năm sau ơng mới
tự mình thanh minh được) và bão táp của cường quyền (truyện của ông luôn bị kiểm
duyệt gắt gao, mấy lần bị chính quyền Thực dân gọi ra tòa và cũng đã phải ngồi tù
trong một thời gian khá dài). Mặc dù liên tiếp gặp bão táp nhưng ơng khơng hề nản
chí, vẫn ln giữ trong mình một niềm tin để tiếp tục tạo ra những tác phẩm xuất sắc.
Cả cuộc đời 57 năm cầm bút của ông đã gắn liền với số phận của dân tộc, gắn
bó với cách mạng. Và cũng có thể khẳng định rằng ở thế hệ ơng, ít có nhà văn nào lại
phải trải qua những cảnh đời như ông đã từng thử thách và gánh chịu. Trước Cách
mạng Tháng 8, ông và gia đình ln ln phải sống trong sự theo dõi của bọn mật
thám, rồi những vụ khám xét và bắt bớ, kết tội của chính quyền Thực dân đã khiến
cho gia đình ơng tan tác. Ơng thường xun phải tận mắt chứng kiến cảnh người thân
của mình bị tra tấn, tù đầy. Niềm đau xót của ơng lên đến tận cùng khi nhận được tin
người con trai cả đã hi sinh (trong kháng chiến chống Thực dân Pháp) khi anh mới ở
độ tuổi 20. Đó là người con mà ơng u q nhất, người con giống ơng từ dáng hình
đến tính cách con người, người con thơng minh và đầy tài năng. Không chỉ chứng
kiến một người con ngã xuống mà cứ sáu tháng một lần trong những năm đầu của
cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, những người ruột thịt trong gia đình ơng
theo nhau hi sinh. Kháng chiến chín năm gia đình ơng đã hiến dâng cho Tổ quốc sáu
người. Nỗi đau đã không ngừng đến với ông và rồi khơng cịn gì đau đớn hơn khi có
tin rằng người con trai duy nhất cịn lại của ơng được lệnh đi chiến trường miền Nam
chống Mỹ đã bị địch bắt và có thể đã bị thủ tiêu.
Cuộc đời viết văn của Nguyễn Công Hoan mở ra sừng sững trước mắt người
đọc nhưng khơng vì thế mà xa lạ, ngược lại nó rất gần gũi, thân thương với chúng ta.
Những trang viết, những dòng chữ, những nhân vật, những nỗi lịng sau mỗi lần đọc
ta khơng thể qn; chúng như đang tâm sự, như nói hộ nỗi lịng của cả một thế hệ
người trong một giai đoạn khổ đau và hào hùng của dân tộc, như chia sẻ buồn vui,
khích lệ họ vượt qua mọi trở ngại để vươn lên. Cuộc đời nhà văn luôn sống mãi trong

những trang viết. Cuộc đời ấy đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng: cái đáng tồn tại

19


sẽ được tồn tại, cái qua đi sẽ buộc phải qua đi và những gì cịn đọng lại trong trái tim
mọi người - cái đó sẽ khơng bao giờ mất.
Cho đến ngày nay, các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan đã được dịch ra rất
nhiều thứ tiếng trên thế giới như: Liên Xô, Bungari, Hungari, Anbani, Trung Quốc,
Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức, Cuba, Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Tây Ban Nha...
trong đó có nhiều nước đã có những cơng trình nghiên cứu về ơng và tác phẩm của
ơng. Đặc biệt tên của ơng có trong từ điển "Bách khoa tồn thư Liên Xơ" mục
"Danh nhân thế giới".
1.2. Đóng góp của Nguyễn Cơng Hoan trên phƣơng diện thể loại
Thể loại văn học trong tiếng Pháp gọi là genre litte'raire còn tiếng Nga
gọi là literaturnyi zhanr. Theo Từ điển thuật ngữ Văn học : "Thể loại văn học
trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển vững bền, vĩnh hằng
của văn học và các thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới thường xuyên các
khuynh hướng ấy. Do đó mà thể loại văn học ln ln vừa mới, vừa cũ, vừa
biến đổi, vừa ổn định" [tr.300].
Các tác giả "Lí luận văn học" lại dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm
văn học ra thành các loại và các thể (thể loại, thể tài) khác nhau. Loại rộng hơn thể,
thể nằm trong loại. Các nhà nghiên cứu cho rằng không một tác phẩm văn học nào là
không nằm trong một loại nhất định nào đó và có một hình thức thể nào đó. Họ cũng
cho rằng tác phẩm văn học có ba loại là tự sự, trữ tình và kịch. Mỗi loại trên lại bao
gồm các thể khác nhau. Chẳng hạn như : trong kịch có bi kịch, hài kịch, chính kịch...,
trong loại tự sự có truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, ngụ ngơn...
"Thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm. Cùng một loại nhưng
các thể khác nhau rất sâu sắc. Ngồi đặc trưng của loại, các thể cịn phân biệt nhau
bởi hình thức lời văn (thơ và văn xi), dung lượng (truyện dài, truyện ngắn...), loại

nội dung cảm hứng (bi kịch, hài kịch, thơ trào phúng, thơ ca ngợi...)" [tr.301].
Theo D.Li-kha-chốp thể loại văn học "là một phạm trù lịch sử. Nó chỉ xuất
hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và
được thay thế."

20


×