VAI TRÒ CỦA ĐẢNG VỀ NGHỆ THUẬT LỢI DỤNG MÂU THUẪN
KẺ THÙ LÀM NÊN THẮNG LỢI CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM
1945
A. MỞ ĐẦU
Trong kho tàng kinh nghiệm đấu tranh dựng nước và giữ nước,
nhân dân Việt Nam luôn ý thức tinh thần yêu nước nồng nàn không cam
chịu làm kiếp nô lệ. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, nhân dân ta sẵn
sàng đứng lên đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Mỗi thời đại lịch sử,
mỗi kẻ thù khác nhau dân tộc ta đã đưa ra một đối sách khôn khéo để
chế ngự, tạo ra thời cơ lớn cho cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm,
giành thắng lợi.
Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, nhân ta đã đánh đổ thực dân Pháp, phát xít Nhật và
phong kiến tay sai, giành độc lập cho dân tộc, sau 80 năm chịu kiếp nô
lệ, mất nước. Thắng lợi đó có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nghệ
thuật lợi dụng mâu thuẫn của kẻ thù để tập hợp lực lượng tạo thời cơ và
sử dụng thời cơ cách mạng đóng một vai trị hết sức to lớn.
Vì vậy đó là lý do tơi chọn đề tài “ Vai trò của Đảng về nghệ thuật
lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù để làm nên thắng lợi cách mạng tháng Tám
năm 1945” để làm rõ vấn đề này.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta hiểu rõ được Đảng và nhân dân
ta đã xác định đúng kẻ thù như thế nào, qua đó thì rút ra những nhận xét
và đánh giá quan trọng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên thì đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề
chính sau:
Làm rõ hồn cảnh của cách mạng tháng Tám năm 1945 để dẫn tới việc
Đảng ta đã đưa ra nghệ thuật lợi dụng mâu thuẩn kẻ thù.
Nghiên cứu làm rõ nội dung của việc lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù trong
cách mạng tháng Tám năm 1945.
Đưa ra những đánh giá và nêu lên được ý nghĩa của việc lợi dụng mâu
thuẫn kẻ thù để góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám
năm 1945.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này lấy nội dung về vai trò lãnh đạo của Đảng về nghệ thuật lợi
dụng mâu thuẫn kẻ thù để làm nên thắng lợi cách mạng tháng Tám năm
1945 làm đối tượng nghiên cứu chính.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về nghệ thuật lợi dụng kẻ thù của Đảng trong cách mạng
tháng Tám năm 1945.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này , phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
-
Phương pháp logic
Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê
Phương pháp đánh giá, phân tích
Phương pháp xác minh...
5.Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội dung
gồm có 3 chương:
Chương 1. Hồn cảnh lịch sử.
Chương 2. Nội dung về vai trò lãnh đạo của Đảng về nghệ thuật lợi dụng
mâu thuẫn kẻ thù để làm nên thắng lợi mạng tháng Tám năm 1945.
Chương 3. Nhận xét, đánh giá.
B. NỘI DUNG
Chương 1. HỒN CẢNH LỊCH SỬ
1.1.
Hồn cảnh lịch sử
Cách mạng tháng Tám nổ ra trong thời cơ chín muồi.
a.Thế giới (Khách quan)Thời cơ thuận lợi đã đến
- Ở Châu Âu: Tháng 5/1945 phát xít Đức đầu hàng quân đồng
minh khơng điều kiện.
- Ở Châu Á –Thái Bình Dương: 8/1945 Nhật cũng đầu hàng vô
điều kiện.
- Các nước đồng minh chưa kịp vào Đông Dương để giải giáp quân
đội Nhật.
b.Trong nước (Chủ quan)
- Quân Nhật và bè lũ tay sai của chúng hoang mang đến cực độ,
lính Nhật mất hết tinh thần chiến đấu.
- Lực lượng cách mạng của ta lớn mạnh, nhân dân đã sẵn sàng,
Đảng ta có sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm.
+ Ngày 13/8/1945 TƯ Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập UB khởi
nghĩa tồn quốc, ra qn lệnh số 1, chính thức phát lệnh Tổng khởi
nghĩa trong cả n ước
+ Từ ngày 14-> 15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân
Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo ND Tống khởi nghĩa và quyết
định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau
khi giành được chính quyền
+Từ ngày 16 ->17/8/1945 Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân
Trào tán thành lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng, thơng qua 10 chính
sách của Việt Minh, thành lập UB dân tộc giải phóng do CT Hồ
Chí Minh đứng đầu.
Như vậy cách mạng tháng Tám nổ ra trong điều kiện khách quan
và chủ quan hồn tồn chín muồi. Đó là thời cơ ngàn năm có một
(vì nó rất hiếm và rất q nếu bỏ qua thì thời cơ khơng bao giờ trở
lại nữa). Nhân thức rõ thời cơ có một khơng hai này, Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ: “Đây là thời cơ ngàn năm có một cho dân tộc ta vùng
dậy.Lần này dù có phải thiêu cháy dãy Trường Sơn cũng quyết
gìành độc lập cho đất nướ
Chương 2. NỘI DUNG VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ
NGHỆ THUẬT LỢI DỤNG MÂU THUẪN KẺ THÙ ĐỂ LÀM NÊN
THẮNG LỢI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
2.1. Xác định (Nhận thức) tầm quan trọng của mâu thuẫn.
Những năm (1939-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, dân tộc ta tiến hành một Cao trào cách mạng dân tộc dân chủ rộng
lớn nhằm tạo ra thế, thời và lực cho cuộc đấu tranh chống thực dân,
phong kiến tiến lên giành độc lập cho dân tộc. Đương trong lúc tình hình
thế giới và trong nước diễn ra phức tạp, là thời cơ, thách thức lớn cho
phong trào cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu
là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cho cách
mạng, bên cạnh đó Đảng đã triệt để lợi dụng mâu thuẫn nội bộ kẻ thù là
một yếu tố có ý nghĩa chiến lược. Càng có vai trị lớn đối với một dân
tộc nhỏ như nước ta.
Trong hàng ngũ kẻ thù về cơ bản chúng đều có một mục đích
chung là đặt ách cai trị lên nhân dân ta, nhằm vơ vét tối đa nguồn lực
của dân tộc, để cung phụng cho nền kinh tế của chúng. Nhưng không
phải kẻ thù lúc nào củng đứng bên nhau, vì lợi ích riêng, mà giữa chúng
ln nảy sinh mâu thuẫn. Mâu thuẫn về chính sách cai trị, mâu thuẫn về
quan điểm, mâu thuẫn về phân chia của cải cướp được v.v… Tuy vậy,
trước phong trào đấu tranh của quần chúng cách mạng, bọn đế quốc tay
sai luôn tìm cách giải quyết những mâu thuẫn vốn có, để đạt mục đích là
đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng cách mạng để duy trì chế độ
áp bức, bóc lơt. Vấn đề đặt ra là Đảng phải tranh thủ lợi dụng mâu thuẫn,
dù là mâu thuẫn nhỏ nhất của kẻ thù để có lợi cho cách mạng. Như
Lênin viết: “Chỉ có thể thắng một kẻ địch mạnh hơn bằng một nỗ lực hết
sức lớn với điều kiện bắt buộc là phải lợi dụng một cách hết sức tỉ mỉ,
hết sức chăm chú, hết sức cẩn thận, hết sức khôn khéo bất cứ một sự
“rạn nứt” bé nhỏ nhất nào giữa các kẻ thù…, cũng như phải lợi dụng
mọi khả năng dù nhỏ nhất để nắm cho được một bạn đồng minh mạnh
về số luợng, dù đó là một bạn đồng minh tạm thời, bấp bênh, có điều
kiện, ít vững chắc và ít đáng tin cậy” . Vận dụng những nguyên lý của
chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng ta đã xác định tầm quan trọng của mục tiêu
chiến lược và bản chất của từng kẻ thù để phân hóa cơ lập, lợi dụng mâu
thuẫn của chúng để có lợi cho cách mạng dân tộc, dù mâu thuẫn đó nhỏ
nhất hoặc chưa có cũng thúc đẩy tạo ra, với phương pháp “Vô sinh
trung hữu”.
1
2.2. Bám sát thực tế để dự đoán vấn đề của mâu thuẫn.
Tháng 9/1940, phát xít Nhật nhảy vào Đơng Dương, thực dân Pháp
khơng một chút kháng cự nào, dâng Đông Dương cho Nhật, và quay
nòng súng đàn áp phong trào cách mạng nhân dân ta, bác bỏ những lời
kêu gọi hợp tác chống phát xít của Đảng. Có thể thấy rõ, thực dân Pháp
khơng bao giờ từ bỏ mục đích cai trị bóc lột, áp bức, đàn áp phong trào
đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam. Nhật-Pháp sẵn sàng bắt tay
nhau cùng đối phó với phong trào cách mạng và bóc lột nhân dân ta,
khơng phải giữa chúng khơng có mâu thuẫn, sợ dĩ như vậy, Nhật muốn
dùng Pháp như cộng cụ tay sai gián tiếp bóc lột nhân dân ta cho chúng,
trong lúc chúng chưa cần phải nắm quyền cai trị trực tiếp để làm bình
phong cho những âm mưu lâu dài, nhằm tập trung lực lượng đối phó với
phong trào cách mạng Trung Quốc và mở rộng phạm vi chiếm đóng ở
Châu Á – Thái Bình Dương, mà chúng vẫn đạt được mục đích. Phía thực
dân Pháp “Chúng đã tự biết không đủ sức chống nhau với Nhật, để giữ
nguyên vẹn lợi quyền của chúng trên Đông Dương, nên chúng tự nguyện
làm tên đày tớ “trung thành” cho Nhật hồng trên bán đảo Đơng Dương
này để giúp Nhật phá cách mạng Tàu, dựa vào Nhật đặng đối phó với
1 Lê Duẩn “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới”, Nxb.
Tiền phong, Sài Gòn. 1970, tr. 39.
cách mạng Đơng Dương” . Chính sách đầu hàng đó của thực dân Pháp,
làm cho hàng ngũ thực dân Pháp ngay tại Đơng Dương cũng có những
mâu thuẫn, quan điểm đối lập nhau và chia bè phái. Phái bọn đại tư bản
phản động muốn dựa vào Nhật để tiêu thụ hàng hóa, phái chống Nhật
thân Anh, Mỹ để giữ những quyền lợi cho đế quốc Pháp, phái còn lại cấp
tiến dân chủ hơn có tinh thần chống phát xít, nhưng cũng khơng ưa Anh,
Mỹ, họ phần nhiều là binh lính Pháp, lính lê dương và một phần tiểu
cơng chức thuộc địa. Nắm được điều đó, Đảng ta một mặt phát động
phong trào quần chúng chống phát xít, chống chiến tranh, địi những
quyền dân chủ, dân sinh về kinh tế, chính trị, đồng thời lơi kéo một bộ
phận binh lính và người Pháp có tinh thần chống phát xít vào “Mặt trận
dân tộc thống nhất Phản đế” rồi “Việt Nam Độc lập Đồng minh”. Thay
đổi khẩu hiệu, xác định kẻ thù chính của cách mạng dân tộc, khơng phải
thực dân Pháp nói chung mà phát xít Nhật-Pháp và bè lũ tay sai; “Lập
mặt trận dân tộc thống nhất phản đế, vô sản giai cấp phải mật thiết liên
lạc với bần nông, liên minh với trung nông và tiểu tư sản thành thị, bắt
tay tư sản bản xứ và địa chủ phản đế, biến họ thành những lực lượng
phụ thuộc (auxiliaine) của cách mạng tư sản dân quyền, của mặt trận
phản đế, liên hiệp với Hoa kiều kháng Nhật và những người Pháp chống
phát xít, chống đầu hàng và có những xu hướng dân chủ, tán thành cho
Đông Dương độc lập” . Có lẽ khơng có dẫn chứng nào xác thực đầy đủ
hơn để chưng minh cho việc ra đời mặt trận Việt Minh, thể hiện thiên tài
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là khát vọng, mục tiêu duy nhất của toàn thể
dân tộc Việt Nam đó là độc lập và tính thần đoàn kết quốc tế. Với bốn
chữ Độc - Lập - Đồng- Minh, cách mạng Việt Nam đã tập hợp mọi lực
lượng có thể tập hợp được, kể cả người Pháp và người Mỹ trong một
khối thống nhất chống phát xít Nhật. Những phân tích, chỉ đạo trên của
Đảng, khơng những phân hóa, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù
2
3
2 ĐCSVN: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, t.7, HN.2000, Tr.46
3 ĐCSVN: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, t.7, HN.2000, Tr.77
để làm suy yếu thế và lực của chúng, mà còn làm tăng sức mạnh của
phong trào cách mạng đến mức cao nhất, nhằm tạo ra thế, lực mới đưa
cách mạng thành công.
2.3. Xác định đúng kẻ thù, dựa vào sức mạnh toàn dân, tranh thủ
thời cơ để giành thắng lợi.
Bước sang năm 1945, tình hình thế giới có nhiều thay đổi nhanh
chóng, phát xít Đức, Ý, Nhật từng bước bị đánh bại, đầu hàng qn
Đồng minh, tình hình đó đã tác động tích cực đến phong trào cách mạng
trong nước, đồng thời đẩy mâu thuẫn vốn có giữa Pháp-Nhật ở Đông
Dương trở nên gay gắt, như Đảng ta đã nhận định mâu thuẫn Nhật-Pháp
sẽ dẫn đên chỗ “Sống chết quyết liệt cùng nhau”. Đúng như nhận định
của Đảng ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông
Dương, trực tiếp nắm quyền cai trị Đông Dương. Trước tình đó, Ban
Thường vụ Trung ương họp, đưa ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”, xác định kẻ thù duy nhất của nhân dân ta lúc
này là phát xít Nhật; “Đem khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật!” thay
cho khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật, Pháp!”…Chống lại chính quyền Nhật
và chính phủ bù nhìn của bọn Việt gian thân Nhật” . Nắm vững phương
hướng và biện pháp đúng đắn đó, Đảng đã triệt đề phát huy thời cơ
thuận lợi do cuộc đảo chính của phát xít Nhật đem lại và phát động
phong trào chống Nhật, cứu nước trong cả nước. Phong trào đấu tranh
vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần diễn ra
rất sôi nổi ở thượng du, trung du miền núi phía Bắc. Phong trào đấu
tranh chính trị và xây dựng lực lượng vũ trang phát triển mạnh mẽ ở
vùng đồng bằng nông thôn và các thành thị. Đồng thời, Đảng ta thu nhận
bất cứ người Pháp nào có chủ trương đánh Nhật vào mặt trận Việt Minh.
Còn đối với Nhật sau khi lật đổ Pháp chúng dùng bọn Việt gian trun
tuyền cho chính sách “Đại Đơng Á”, “Đồng văn đồng chủng” và trao
4
4 Sđd, tr. 367.
trả độc lập cho Việt Nam, cho bọn này lập chính phủ, tổ chức mít tinh
ủng hộ Nhật. Nhưng chẳng bao lâu, chúng đã để lộ bộ mặt bóc lột tàn
nhận, sự tàn bạo đó làm cho một số người trước do tự đứng vào hàng
ngũ Nhật, thì “nay đâm ra thất vọng, bỏ hàng ngũ bọn Việt gian ngả
sang hàng ngũ chống Nhật của toàn dân” .
5
Việt Nam đặt dưới sự cai trị của phát xít Nhật, đó là một thảm họa
lớn. Nhật dùng nước ta làm căn cứ bàn đạp để đàn áp phong trào kháng
Nhật ở Trung Quốc, chống lại các nước Đồng minh. Vì vậy, trước sau gì
nước ta sẽ trở thành chiến trường chống phát xít, một khi quân Đồng
minh đổ bộ. Điều này càng thúc đẩy Đảng ta tích cực chuẩn bị để đánh
Nhật cướp lấy chính quyền một khi thời cơ đến, trước khi quân Đồng
minh vào nước ta. Đảng “lợi dụng sự mâu thuẫn của Trung Quốc-Mỹ và
Anh-Pháp Đờ Gôn để tranh thủ ngoại viện, ký hiệp ước đối với các
nước Đồng minh, và để họ thừa nhận nền độc lập của dân tộc ta” . Để
đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị tổng khởi nghĩa, cần có sự nhất trí
cao về đường lối cách mạng trọng Đảng và trong hàng ngũ cách mạng
toàn dân tộc. Đảng đã đặc biệt chú trọng đấu tranh chống lại ảnh hưởng
của phát xít Nhật và tư tưởng thân Nhật, sợ Nhật hoặc lợi dụng Nhật.
Đảng kịch kiệt vạch trần những thủ đoạn lừa bịp của phát xít Nhật và
các đảng phái chính trị thân Nhật, những luận điệu khiêu khích của bọ
tờ-rốt-kít và trấn áp những kẻ đi ngược lại lợi ích của dân tộc.
6
Trong khơng khí Cách mạng Tháng Tám đang lên cao, nhân dân ta
về cơ bản đã đánh đổ được chính quyền phát xít Nhật-Phong kiến tay sai
trong cả nước, đưa chính quyền về tay nhân dân. Nhưng để giữ chính
quyền cách mạng non trẻ vừa mới thành lập, khi tình hình quốc tế, trong
nước phức tạp “Thù trong giặc ngồi" lăm le chống phá cách mạng,
cướp chính quyền và chủ nghĩa thực dân Pháp âm mưu đặt lại ách cai trị
5 Sđd, tr. 368.
6 ĐCSVN: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, t.7, HN.2000, Tr.90
lên đất nước ta. Trước tình thế “Ngàn cân treo sơi tóc”, dân tộc Việt
Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khơn khéo chèo lái con
thuyền cách mạng vượt qua bão tố với phương châm “Dĩ bất biến, ứng
vạn biến”. Để làm được điều đó, một mặt Đảng đẩy mạnh xây dựng
củng cố chính quyền về chính trị, kinh tế, đồng thời tranh thủ lợi dụng
những mâu thuận trong các nước Đồng minh để có lợi cho cách mạng,
Đảng ta nhận định; “Sự mâu thuẫn giữa hai phe Đồng minh Anh, Pháp
và Mỹ, Tàu về vấn đề Đông Dương là một điều ta cần lợi dụng. Sự mâu
thuẫn giữa Anh, Mỹ, Pháp và Liên Xơ có thể làm cho Anh, Mỹ nhân
nhượng với Pháp để cho Pháp trở lại Đơng Dương” . Trước tình hình
khó khăn, cách mạng Việt Nam bị cơ lập về chính trị, khó khăn lại càng
khó khăn. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, tận dụng những mâu thuẫn trong
hàng ngũ kẻ thù, Đảng ta đã vạch ra đường lối đối ngoại khôn khéo
“Chính sách của chúng ta là phải tranh cái trường hợp một mình đối
phó với nhiều lực lượng Đồng minh (Tàu, Pháp, Anh, Mỹ) tràn vào
nước ta và chính phủ của Pháp Đờ Gơn hay một chính ohủ bù nhìn khác
trái với ý nguyện dân tộc. Bởi vậy cần tranh thủ sự đồng tình của Liên
Xơ và Mỹ chống lại mưu mô của Pháp định khôi phục địa vị cũ ở Đông
Dương và mưu mô của một số quân phiệt Tàu định chiếm nước ta” .
7
8
Có thể thấy rằng, sau 15 năm Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo
nhân dân ta làm nên một kỳ tích lịch sử, giành chính quyền về tay nhân
dân, đưa nước ta hồn tồn độc lập, mở ra thời kỳ mới cho cách mạng
Việt Nam, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Làm được điều
đó, Đảng ta ln biết dựa vào lực lượng quần chúng nhân dân, nền tảng
là liên minh cơng-nơng. Trong mỗi thời kỳ, Đảng đã phân tích chính xác
những quan hệ giai cấp, xác định kẻ thù, tập hợp lực lượng cách mạng.
Bên cạnh đó, Đảng ta triệt để lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ
7 ĐCSVN: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, t.7, HN.2000, tr. 427
8 Sđd, tr. 427
kẻ thù, phân hóa cơ lập chúng đến mức cao nhất, làm suy yếu chúng,
tăng thế và lực cho cách mạng. Đó cũng là bài học cho Đảng ta vận dụng
bảo vệ chính quyền cách mạng sau năm 1945, và sau này trên con đường
đấu tranh thống nhất nước nhà, bảo vệ nền độc lâp dân tộc.
Chương 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Cách mạng tháng Tám 1945 là một sự kiện lịch sử quan trọng của
Việt Nam và thế giới; là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đầu
tiên của Việt Nam, của Đông Nam Á, mở đầu thời kì các dân tộc thuộc
địa và phụ thuộc giành được độc lập tự do với những hình thức và mức
độ
khác
nhau,
chấm
dứt
chế
độ
thực
dân.
Cách mạng tháng Tám 1945 khơng chỉ phát huy truyền thống đấu tranh
anh hùng của dân tộc trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, giành độc lập mà
còn mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử đất nước - kỉ nguyên độc lập
dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Đây là kết quả trực tiếp cuộc đấu tranh
của nhân dân ta theo con đường cứu nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
lựa chọn, Đảng ta đã khẳng định và lãnh đạo nhân dân kiên trì thực hiện.
Trong mỗi thời kỳ trong cuộc kháng chiến gian khổ, Đảng đã phân tích
chính xác những quan hệ giai cấp, xác định đúng kẻ thù, tập hợp lực
lượng cách mạng đơng đảo. Bên cạnh đó, Đảng ta triệt để lợi dụng
những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân hóa cơ lập chúng đến mức
cao nhất, làm suy yếu chúng, tăng thế và lực cho cách mạng. Đó cũng là
bài học cho Đảng ta vận dụng bảo vệ chính quyền cách mạng sau năm
1945, và sau này trên con đường đấu tranh thống nhất nước nhà, bảo vệ
nền độc lâp dân tộc của tổ quốc.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 cũng đồng thời được tiếp
tục thể hiện, bảo vệ, phát huy sâu rộng trong cuộc kháng chiến chống
Pháp rồi kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1945-1975), xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong cả nước thống nhất, góp phần khơng nhỏ vào cơng
cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hịa bình và tiến bộ trên thế
giới.
Cách mạng tháng Tám 1945 gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, với sự lãnh đạo của Đảng; nó sống mãi trong sự nghiệp
của nhân dân Việt Nam vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nó cũng
để lại một dấu son chói lọi trong lịch sử nhân loại từ giữa thế kỉ 20 về
cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội.
C. KẾT LUẬN
Như chúng ta đã biết, thời cơ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời
gian nhất định. Đối với cuộc cách mạng Tháng Tám, thời cơ tồn tại một
cách khách quan trong vòng khoảng 20 ngày, bắt đầu từ khi Nhật hoàng
tuyên bố đầu hàng (ngày 13-8) và kết thúc khi quân Đồng minh vào tước
khí giới quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp định Pôt-xđam (ngày 5-9).
Nếu phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc trước
ngày 13-8 và sau ngày 5-9 đều khơng có khả năng thành cơng, bởi trước
ngày 13-8, qn Nhật còn mạnh, nhân dân ta sẽ tổn hại nhiều xương
máu, cịn sau ngày 5-9, trên đất nước có nhiều kẻ thù (từ vĩ tuyến 16 trở
ra là quân Tưởng - Mỹ, từ vĩ tuyến 16 trở vào là quân Anh và sau nó là
quân Pháp trở lại xâm lược), cuộc cách mạng Việt nam sẽ mất đi thế chủ
động và sẽ gặp nhiều khó khăn khác. Vì vậy, chỉ có thể giành chính
quyền thắng lợi trong ngưỡng thời gian khắc nghiệt đó.
66 năm đã trơi qua, nhưng bài học về nhận định thời cơ và chớp thời cơ
cách mạng, trong đó có phải kể đến nghệ thuật lợi dụng mâu thuẫn kẻ
thù của Ðảng trong Cách mạng Tháng Tám 1945, vẫn cịn ngun giá trị
thời sự. Qua đó chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn về hai câu thơ của
Bác ở bài thơ Học đánh cờ trong tác phẩm “Nhật ký trong tù”:
“Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành cơng”.
Nhân dân hân hoan mừng ngày q hương hồn tồn giải phóng.
Cách Mạng Tháng Tám thành công để lại cho Đảng và nhân dân Việt
Nam nhiều bài học quý báu, góp phần làm phong phú thêm kho
tàng lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và khởi nghĩa dân
tộc. Trong đó bài học về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù
là một trong những bài học quan trọng cho Đảng và nhân dân ta.
Đảng ta đã lợi dụng được mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và
chủ nghĩa đế quốc phát xít, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và
một bộ phận thế lực địa chủ phong kiến, mâu thuẫn trong hàng ngũ
ngụy quyền tay sai của Pháp và của Nhật, cơ lập cao độ kẻ thù
chính là bọn đế quốc phát xít và bọn tay sai phản động; tranh thủ
hoặc trung lập những phần tử lừng chừng, làm cho cách mạng có
thêm lực lượng dự bị hùng hậu đông đảo. Như vậy, Cách mạng
Tháng Tám mới giành được thắng lợi nhanh gọn, ít đổ máu và
tránh được những tổn thất khơng đáng có.
Đó là do có sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong suốt 15 năm và
trưc tiếp là cao trào kháng Nhật cứu nước, đó cịn là kết quả về sự tài
tình của Đảng ta trong việc tạo ra các điều kiện thời cơ chủ quan và biết
đến thời cơ khả quan, tức là Đảng ta đã biết chuẩn bị cho nó và biết dành
lấy nó.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giao trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Lê Duẩn “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa
xã hội tiến lên giành thắng lợi mới”, Nxb. Tiền phong, Sài Gòn. 1970,
tr. 39.
3. ĐCSVN: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, t.7, HN.2000, Tr.46
4. Vấn đề thời cơ khởi nghĩa tháng 8- 1945 – Nguyễn Văn Hải
5. Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của cách mạng tháng Tám năm 1945 –
Trường Chinh.