1
A. Lời nói đầu
Trong những năm bao cấp, nhãn hiệu hàng hoá, tên của doanh nghiệp
sản xuất ra hàng hoá bị hoà tan trong nhiều yếu tố đôi khi người ta khkông
biết đến nó. Một số doanh nghiệp được biết đến như "Bánh kẹo Hữu Nghị",
"Bánh kẹo Hải Châu", "Cơ khí Hà Nội", "Xà phòng Hà Nội"… bởi nó có vị
trí độc quyền trong sản xuất và phân phối. Các nhãn hiệu này không phải là
dấu ấn của mộ
t sức cạnh tranh trên thị trường mà nó có ý nghĩa về mặt chính
trị xã hội.
Sau khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì
nhãn hàng hoá, tên giao dịch thương hiệu trở thành một sự nhận biết của
người kinh doanh, của khách hàng. Rồi khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
thì nhãn hiệu đẹp, hấp dẫn sẽ gây ấn tượng và thu hút người mua hàng. Các
doanh nghiệp phải liên tục cho ra mẫu mã sản phẩm m
ới. Khit hay đổi hình
thức của sản phẩm thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến nội dung của nó
bởi nội dung ý thức phải luôn đi kèm với nhau, không thể tách rời nhau, trong
đó nội dung có vai trò quyết định còn hình thức thúc đẩy nội dung phát triển.
Đó chính là vấn đề mà cặp phạm trù "Nội dung - hình thức" của Triết học
Mác đề cập tới.
Vận dụng cặp phạm trù "Nội dung - hình thức" để giả
i quyết vấn đề
thương hiệu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là
mục đích chính của bài Tiểu luận này. Trong đó, nội dung của bài Tiểu luận
được trình bày theo 3 phần:
Phần I: Lý luận của Triết học Mác về cặp phạm trù "Nội dung - hình
thức"
Phần II: Thực tiễn áp dụng cặp phạm trù "Nội dung - hình thức"
trong vấn đề thương hiệu, trong n
ền kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam.
Phần III: Một số giải pháp để giải quyết vấn đề thương hiệu của
nước ta hiện nay.
2
B. Phần nội dung
I. Lý luận của triết học Mác về cặp phạm trù "Nội dung - hình thức"
1. Khái niệm Nội dung và hình thức
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình
tạo nên sự vật. Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,
là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
VD: Nội dung của quá trình sản xuất là tổng hợp tất c
ả những yếu tố
vật chất như con người, công cụ lao động, đối tượng lao động, các quá trình
con người sử dụng công cụ để tác động vào đối tượng lao động, cải biến nó
tạo ra sản phẩm cần thiết cho con người. Còn hình thức của quá trình sản xuất
là trình tự kết hợp, thứ tự sắp xếp tương đối bền vững các yếu tố vật chấ
t của
quá trình sản xuất, quy định đến vị trí của người sản xuất đối với tư liệu sản
xuất và sản phẩm của quá trình sản xuất.
Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó. Song phép biện
chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ
cấu bên trong của nội dung. Thí dụ, nội dung của tác phẩ
m văn học phản ánh,
còn hình thức bên trong của tác phẩm đó là thể loại, những phép thể hiện
được tác giả sử dụng trong tác phẩm như phương pháp kết cấu bố cục, nghệ
thuật xây dựng hình tượng, các thủ pháp miêu tả, tu từ… Ngoài ra, một tác
phẩm văn học còn có hình thức bề ngoài như màu sắc trình bày, khổ chữ, kiểu
chữ… Trong cặp phạm trù nội dung và hình thức, phép biện chứng duy v
ật
chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu
của nội dung chứ không muốn nói đến hình thức bề ngoài của sự vật.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
a. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
Vì nội dung là những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự
vật, còn hình thức là hệ thố
ng các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các
3
yếu tố của nội dung. Nên nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau
trong một thể thống nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần tuý không
chứa đựng nội dung, ngược lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tại
trong một hình thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó.
Nội dung và hình thức không tồn tại tách rời nhau, nhưng không phải vì
thế mà lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp vớ
i nhau. Không phải một
nội dung bao giờ cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất định, và
một hình thức luôn chỉ chứa một nội dung nhất định, mà một nội dung trong
quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, một hình hệ
thốngức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau. Thí dụ, quá trình sản xuất
ra một sản phẩm có thể bao gồ
m những yếu tố nội dung giống nhau như: con
người, công cụ, vật liệu… nhưng cách tổ chức, phân công trong quá trình sản
xuất có thể khác nhau. Như vậy, nội dung quá trình sản xuất được diễn ra
dưới những hình thức khác nhau. Hoặc cùng một hình thức tổ chức sản xuất
như nhau nhưng được thực hiện trong những ngành, những khu vực, với
những yếu tố vật chất khác nhau, sả
n xuất ra những sản phẩm khác nhau. Vậy
là một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau.
b. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình
vận động phát triển của sự vật
Vì khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi, còn khuynh hướng
chủ đạo của hình thức là tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội
dung. D
ưới sự tác động lẫn nhau của những mặt trong sự vật, hoặc giữ các sự
vật, với nhau trước hết làm cho các yếu tố của nội dung biến đổi trước; còn
những mối liên kết giữa các yếu tố của nội dung, tức hình thức thì chưa biến
đổi ngay, vì vậy hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ trở
thành nhân tố kìm hãm nội dung phát tri
ển. Do xu hướng chung của sự phát
triển của sự vật, hình thức không thể kìm hãm mãi sự phát triển của nội dung
mà sẽ phải thay đổi cho phù hợp với nội dung mới. Ví dụ, lực lượng sản xuất
là nội dung của phương thức sản xuất còn quan hệ sản xuất biến là hình thức
4
của quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất biến đổi chậm hơn, lúc đầu quan hệ
sản xuất còn là hình thức thích hợp cho lực lượng sản xuất. Nhưng do lực
lượng sản xuất biến đổi nhanh hơn nên sẽ đến lúc quan hệ sản xuất lạc hậu
hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sẽ trở thành yếu tố
kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển, con người phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất
mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Như vậy sự biến đổi của nội dung quy
định sự biến đổi của hình thức.
c. Sự tác động trở lại c
ủa hình thức đối với nội dung
Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập
tương đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động của hình thức đến nội
dung thể hiện ở chỗ: Nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện
thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển; nếu không phù hợp với nội dung thì
hình th
ức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung.
II. Thực tiễn áp dụng của phạm trù "Nội dung- hình thức" trong vấn đề thương hiệu
ở Việt Nam hiện nay.
1. Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là kết quả của sự hoàn thiện của nhãn hiệu khi đã được
đăng ký bảo hộ bản quyền. Nó là tên của một sản phẩm của doanh nghiệp để
giúp phân biệt rõ ràng vị thế của sản phẩm trên thị trường. Nó là công cụ hữu
hiệu để khách hàng nhận biết được sự tồn tại của sản phẩm và có ý định sử
d
ụng sản phẩm.
Dưới giác độ kinh tế có thể thấy dấu hiệu đặc trưng của thương hiệu là:
a. Là các dấu hiệu hay một loại dấu hiệu (từ ngữ, hình vẽ, số, hình
ảnh…) hoặc tổng hợp các dấu hiệu này gắn với hàng hoá hoặc dịch vụ, là biểu
hiện bên ngoài.
b. Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một (hay một nhóm) người
này với hàng hoá dịch v
ụ của một (hay một nhóm) người khác.
5
c. Thương hiệu như vậy có cả nội dung vật chất và hình thức, nó hiển
hiện trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp hoặc doanh
nghiệp.
2. Giá trị của thương hiệu
Có nhiều giác độ để đánh giá nhận thức về giá trị của thương hiệu,
những nét chung của giá trị thương hiệu là:
Giảtị hữu hình: Tổng thu nhập thêm từ sản ph
ẩm có nhãn hiệu cao hơn
thu nhập từ sản phẩm cùng loại nhưng không có thương hiệu. Giá bán khác
nhau chính là giá trị của thương hiệu.
Giá trị vô hình: đi với sản phẩm không thể tính bằng tiền hoặc con số
cụ thể mà quan con đường tiếp thị tạo nhu cầu ở người tiêu dùng luôn muốn
trả giá cao hơn cho những sản phẩm có tên tuổi so với những sản phẩm khác
tuy chúng đều có chất lượ
ng tốt như nhau.
Sự nhận thức về chất lượng: Nhận thức tổng quát của người tiêu dùng
về chất lượng và hình ảnh đối với sản phẩm. Qua nhiều năm tiếp thị, xây
dựng hình ảnh, chăm sóc thương hiệu và sản xuất theo chất lượng, Công ty đã
hướng người tiêu dùng đến chỗ nhận thức rằng tất cả sản phẩm do Công ty
sản xuấ
t đều có chất lượng tuyệt hảo. Ví dụ: người tiêu dùng đều nhận thức
rằng Mercedes và BMW là những loại ô tô có chất lượng cao nhất so với nhãn
hiệu ô tô khác cho dù nhận thức này không có gì là bảo đảm.
3. Thực trạng xây dựng thương hiệu ở Việt Nam
Sau khi có nhiều sự kiện liên quan đến việc chống bán phá giá: triển
khai thực hiện hiệp định thương mại Việt - Mỹ: việc cấm dùng và quảng cáo
nhãn hi
ệu có từ catfish: một số nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam bị các
doanh nhân nước ngoài đăng ký ở nước ngoài, tình trạng tranh chấp nhãn
hiệu: tình trạng hàng giả ngày càng tinh vi… tất cả những tác động này đã tạo
nên một áp lực lớn trong xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ
quan quản lý Nhà nước đều vào cuộc. Từ cuối năm 2001 đến nay, thương
6
hiệu trở thành vấn đề thời sự của đời sống kinh tế thương mại, ngày càng
giành được sự quan tâm của giới doanh nghiệp và doanh nhân trong nước.
Trong xu thế kinh doanh hiện nay thì bên cạnh việc: sản xuất, chất
lượng hàng hoá hay dây chuyền kỹ thuật công nghệ.. (quá trình hoạt động bên
trong của doanh nghiệp) là phải ưu tiên hàng đầu chú trọng đặc biệt thì hình
thức bề ngoài của doanh nghiệp cũng phải đượ
c quan tâm vì đó là bộ mặt của
cả doanh nghiệp, danh tiếng, sự tín nhiệm… để khách hàng đánh giá. Một
doanh nghiệp mạnh là biết đầu tư chăm chút cả nội dung và hình thức hoạt
động của mình. Theo như ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù Triết
học:"nội dung - hình thức" cung đã khẳng định "trong nhận thức và hành
động phải thống nhất giữa nội dung và hình thức không được tách rờ
i nhau,
tuyệt đối hoá một mặt đặc biệt là đề phòng rơi vào chủ nghĩa hình thức.
VD: Thương hiệu của Tổng Công ty bảo hiểm "Bảo việt"
Trải qua 40 năm trưởng thành và phát triển, thương hiệu "Bảo việt"
cùng với Logo của thương hiệu đã trở nên quen thuộc và dễ nhận biết trong
cộng đồng doanh nghiệp và dân cư Việt Nam được hàng triệu khách hàng tin
tưởng và thuỷ
chung theo cùng năm tháng
Công ty bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo quyết định số 179CP
ngày 17/12/1964. Lô gô của Công ty bảo hiểm Việt Nam và tên viết tắt "Bảo
Việt" cũng được nghiên cứu và áp dụng từ khi công ty bắt đầu đi vào hoạt
động: Logo của Bảo Việt được thiết kế theo hình tròn, theo quan niệm á Đông
hình tròn tượng trưng và phát triển. Màu sắc trên lôgo thể hiện các mẫu truyền
thống và mang tính bản sắc và các triết lý kinh doanh củ
a Bảo Việt. Màu vàng
ở trung tâm thể hiện sự thịnh vượng và thành đạt, mầu xanh bao quanh là