Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

De Dap an Ma tran kiem tra hoc ki II Su Lop 6 89

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.63 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD& ĐT THANH THỦY TRƯỜNG THCS LA PHÙ. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Lịch sử - Lớp 8 ( Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề) Đề có: 01 trang Đề bài:. Câu 1: (3,5 điểm) Em hãy trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế ( 1884 – 1913)? Chỉ ra sự khác nhau ( Về thành phần lãnh đạo, tính chất) giữa phong trào Cần Vương và phong trào Yên Thế ? Câu 2: (3,5 điểm) Chính sách khai thác kinh tế của Thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1897 đến 1914? Thực dân Pháp thực hiện các chính sách đó nhằm mục đích gì? Câu 3: (3,0 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Trình bày hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911 - 1917 ?. -------------- Hết -------------Họ và tên học sinh:…………………………………..Số báo danh:…….

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 8 Tên chủ đề 1. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi trong những năm cuối thế kỉ XIX Số câu: Số điểm Tỉ lệ % 2: Chính sách khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: 3: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % Tổng số câu TS điểm. Nhận biết Trình bày được các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế từ 1884 đến 1913. ½ 1,5 điểm 15 % Trình bày được Cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về kinh tế.. Thông hiểu. Vận dụng Chỉ ra sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế về thành phần lãnh đạo, tính chất ½ 2, 0 điểm 20 %. Cộng. Số câu: 1 3,5 điểm 35 %. Hiểu được mục đích của những chính sách đó là nhằm vơ vét, bóc lột sức người sức của của nhân dân Đông Dương.. ½ 3,0 điểm 30 % Trình bày được những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến 1917.. ½ 0,5 điểm 5% Hiểu được vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới.. Số câu: 1 3,5 điểm 35%. ½ 1,5 điểm 15 % ½ + ½ +½ 6,0 điểm. ½ 1,5 điểm 15% ½+½ 2,0 điểm. Số câu: 1 3,0 điểm 30 % TS câu: 3 10 điểm. ½ 2,0 điểm.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tỉ lệ %. 60 % 20 % 20 % ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 8. Câu. 100%. NỘI DUNG Điểm a. Các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế * Giai đoạn 1884- 1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động 0,5 riêng lẻ ở Yên Thế, dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm * Giai đoạn 1893- 1908: Là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu 0,5 vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Hoàng Hoa Thám * Giai đoạn 1909- 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công 0,5 Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Ngày 10/ 2/ 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. Câu 1 b. Chỉ ra sự khác nhau 3,5 đ * Phong trào Cần Vương: 0,5 - Thành phần lãnh đạo: Các văn thân , sĩ phu yêu nước - Tính chất: Hưởng ứng “ chiếu Cần Vương “ nhằm ủng hộ 0,5 Vua để khôi phục lại quốc gia phong kiến độc lập => tính chất phong kiến * Phong trào Yên Thế 0,5 - Thành phần lãnh đạo: Nông dân địa phương - Tính chất: Tự phát để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ quê hương 0,5 - Năm 1897 đến 1914, Thực dân Pháp tiến hành công cuộc 0,5 khai thác thuộc địa ở Việt Nam lần thứ nhất với quy mô lớn - Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập các 0,5 đồn điền. Duy trì bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô . - Công nghiệp: Pháp tập chung khai thác than và kim loại. 0,5 Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành như xi măng, điện, chế biến gỗ, rượu, đường … - Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường 0,5 Câu 2 sắt… để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân 3,5 đ sự, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. - Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng 0,5 hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế nhẹ hoặc miến thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa nước khác. - Pháp tiến hành đề ra các loại thuế mới bên cạnh các loại 0,5 thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện … * Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ 0,5 vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. Câu 3 - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19.5.1890 , trong một gia đình 0,5 3,0 đ trí thức yêu nước tại xã Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An. * Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp. Các phong trào chống Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. Được chứng kiến sự tàn bạo của thực dân Pháp và nỗi thống khổ của nhân dân Nguyễn Tất Thành đã sớm có tinh thần yêu nước - Tuy khâm phục các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... nhưng Người không tán thành đường lối yêu nước của họ... Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước * Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1917: - Ngày 5- 6 – 1911, từ cảng Nhà Rồng( Sài Gòn), Người ra đi tìm đường cứu nước - Từ 1911 – 1917, Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Âu. - Năm 1917, Người trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa- ri .Tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917. Giáo viên ra đề. Trần Thị Thanh Phương. 0,5. 0,5. 0,5 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHÒNG GD& ĐT THANH THỦY TRƯỜNG THCS LA PHÙ. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Lịch sử - Lớp 9 ( Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề) Đề có: 01 trang ĐỀ BÀI. Câu 1: ( 2,0 điểm) Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ- ne- vơ 1954? Trước tình hình đó, Đảng đề ra nhiệm vụ cho cách mạng nước ta như thế nào? Câu 2: ( 4,0 điểm) Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh? Những thắng lợi của quân dân ta trong chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ? Câu 3: ( 4,0 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam ( 1954- 1975) ? Nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao? -------------- Hết -------------Họ và tên học sinh:…………………………………..Số báo danh:…….

<span class='text_page_counter'>(6)</span> MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 9 Tên chủ đề. Nhận biết. Thông hiểu. 1. Xây dựng CNXH ở Miền Bắc, đấu trah chống ĐQ Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam 1954- 1965 Số câu 1 Số điểm : 2 Tỉ lệ % 2. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước 1965- 1973. Tình hình nước Khái quát được ta sau Hiệp định nhiệm vụ cách Giơ ne vơ 1954 mạng từng miền sau Hiệp Định. Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % 3. Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước( 19731975). 1/ 2 1,5 đ 15 % Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Số câu: 1 Số điểm: 4đ Tỉ lệ %: 40% Tổng số câu 3 Tổng số điểm Tỉ lệ %. 1/2 2,5 đ 25 % 1/2 + 1/2 + 1 2 5,0 đ 50%. 1/ 2 1,0 đ 10 % Âm mưu của Mĩ trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Vận dụng. 1/ 2 1,0 đ 10 % Cuộc chiến đấu của nhân dân Miền Nam Việt Nam chống chiến lược Việt Nam Hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh của Mĩ. 1/ 2 2,5 đ 25 %. 1/2 + 1/2 3,5 đ 35 %. Cộng. Số câu: 1 Số điểm:2,0 đ Tỉ lệ: 20%. Số câu: 1 Số điểm: 4,0 đ Tỉ lệ: 40 % Đánh giá được vai trò quan trọng của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 1/ 2 1,5 đ 15 % 1/2 1,5 đ 15 %. Số câu: 1 Số điểm:4,0 đ Tỉ lệ : 40% 3 câu 10 điểm 100 %.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 9 Câu. Câu 1 2 điểm. Câu 2 4 điểm. Nội dung cần đạt Điểm Sau Hiệp định Giơ ne vơ 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau. 0,5 Trong hoàn cảnh đó, Đảng CSVN đã đề ra nhiệm vụ cụ thể cho mỗi miền: - Miền Bắc: Hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn 0,5 cách mạng xã hội chủ nghĩa - Miền Nam: Chưa giải phóng, tiếp tục thực hiện cuộc cách 0,5 mạng dân tộc dân chủ nhân dân. => Cả 2 miền có nhiệm vụ chung : Kháng chiến chống Mĩ 0,5 cứu nước, thực hiện thống nhất tổ quốc. * Âm mưu thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh: - Sau thất bại của chiến lược chiến tranh Cục Bộ, Mĩ chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện Đông Dương hóa chiến tranh. - Lực lượng tiến hành chiến tranh là quân đội Sài Gòn, kết hợp với hỏa lực Mĩ do cố vấn Mĩ chỉ huy - Quân đội Sài Gòn được sử dụng như là lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng chiến tranh xâm lược Campu chia năm 1970, Lào 1971, thực hiện âm mưu dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. * Thắng lợi của quân dân ta chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mĩ. + Trên mặt trận chính trị: - Tháng 6- 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. Đây là thắng lợi chính trị đầu tiên trong cuộc chiến đấu chống Việt Nam hóa chiến tranh - Tháng 4/ 1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp để biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ. + Trên mặt trận quân sự: -Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1970, Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn - Từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1971, Quân đội Việt Nam có sự phối hợp chiến đấu của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “ Lam Sơn 719” của 4,5 vạn quân Mĩ. 0,5 0,5 0,5. 0,5 0,5. 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> và quân đội Sài Gòn, nhằm chiếm giữ đường 9 Nam Lào và quét sạch chúng ra khỏi đây. - Khắp các đô thị, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tục. Đặc biệt ở Huế, Sài Gòn phong trào HS- Sv rầm rộ. * Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: ( 2,5đ) - Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo - Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. - Miền Bắc XHCN không ngừng lớn mạnh trở thành hậu phương lớn, đáp ứng được nhu cầu về sức người sức của cho cuộc chiến đấu ở cả 2 miền, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Campuchia. - Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc Đông Dương. Câu 3 - Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung ( 4 điểm ) Quốc, các nước XHCN, các lực lượng cách mạng, hòa bình , dân chủ trên thế giới. * Nguyên nhân quan trọng nhất: (1,5đ) - Trong các nguyên nhân trên, sự lãnh đạo của Đảng là nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Vì : - Nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng chúng ta mới phát huy được các nhân tố còn lại ( lòng yêu nước của nhân dân, vai trò của hậu phương, sức mạnh đoàn kết quốc tế…) - Sự lãnh đạo của Đảng đã phát huy được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo thành sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ thù. Giáo viên ra đề. Trần Thị Thanh Phương. 0.5. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5. 0,5. 0,5. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> PHÒNG GD& ĐT THANH THỦY TRƯỜNG THCS LA PHÙ. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Lịch sử - Lớp 6 ( Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề) Đề có: 01 trang ĐỀ BÀI. Câu 1: ( 3,5 Điểm) Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc Thuộc ? Em hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc? Ý nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa đó? Câu 2: ( 3,0 Điểm) Trình bày những việc làm của họ Khúc ( 907 – 930)? Ý nghĩa? Câu 3: ( 3,0 Điểm) Trình bày diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938? Vì sao nói đây là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?. -------------- Hết -------------Họ và tên học sinh:…………………………………..Số báo danh:…….

<span class='text_page_counter'>(10)</span> MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 6 Tên chủ đề 1: Thời kì Bắc Thuộc và đấu tranh giành độc lập. Nhận biết Kể tên những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc Thuộc. Số câu: 1 1/3 Số điểm: 3,5 2,5điểm Tỉ lệ % 25 % 2: Cuộc đấu Trình bày được tranh giành những việc làm quyền tự chủ của họ Khúc . của họ Khúc , họ Dương.. Số câu: 1 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ % 3: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Số câu: 1 Số điểm: 3,0 đ Tỉ lệ % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %. Thông hiểu - Giải thích được tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc Thuộc - Hiểu được trong thời kì Bắc Thuộc nhân dân ta liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước. 2/3 1điểm 10%. Vận dụng. Lí giải được những việc làm của họ Khúc đã chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của Phong kiến Phương Bắc đối với nước ta. 1/2 1/2 2,5 điểm 1,0 điểm 25 % 10 % Diễn biến Hiểu được ý . chiến thắng nghĩa to lớn Bạch Đằng chiến thắng năm 938 Bạch Đằng năm 938 1/2 1/2 2,0 điểm 1,0 điểm 20 % 10 % 1/3 + 1/ 2+ 1/ 2/3 + 1/2 1/2 2 2,0 điểm 1,0 điểm 7,0 điểm 20 % 10 % 70 %. Cộng. Số câu: 1 3,5 điểm 35 %. Số câu: 1 3,5 điểm 35 %. Số câu: 1 3,0 điểm 30 % TS câu: 3 10 điểm Tỉ lệ 100%.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 6 Câu. Nội dung cần đạt * Giai đoạn từ năm 179 TCN đến thế kỉ X trong lịch sử nước ta được gọi là thời kì Bắc thuộc vì nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ. * Dưới ách thống trị của Phong kiến Phương Băc, nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40) - Khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248) - Khởi nghĩa Lí Bí – Triệu Quang Phục ( năm 542- 550) - Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( năm 722) Câu 1 - Khởi nghĩa Phùng Hưng ( năm 766- 791) 3,5 đ - Họ Khúc và họ Dương giành quyền tự chủ ( năm 905- 930) - Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 chống giặc Nam Hán * Ý nghĩa: - Khẳng định lòng yêu nước, ý chí quyết tâm đánh đổ ách thống trị của phong kiến Phương Bắc của dân tộc ta. * Những việc làm của họ Khúc Năm 907 Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay, chủ trương xây dựng đất nước theo đường lối “ chính sự côt chuộng khoan dung giản dị, nhân dân đều được yên vui” - Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mội việc đến tận các xã. - Xem xét và định lại mức thuế Câu 2: - Bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc Thuộc 3,5 đ - Lập lại sổ hộ khẩu * Ý nghĩa: - Những việc làm của họ Khúc đã chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của Phong kiến Phương Bắc đối với nước ta. - Những việc làm của họ Khúc chứng tỏ người Việt tự cai quản và quyết định tương lai của mình, xây dựng đất nước tự chủ. Câu 3 * Diến biến: 3,0 đ - Cuối năm 938 đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta - Ngô Quyền cho quân ra đánh nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc kéo qua bãi cọc ngầm mà không biết. - Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn. Điểm 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Hoằng Tháo bị giết tại trận, trận Bạch Đằng hoàn toàn thắng lợi. * Chiến thắng Bạch Đằng là chiến thắng vĩ đại của dân tộc, vì: - Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. - Mở ra một thời kì mới, thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của tổ quốc.. Giáo viên ra đề. Trần Thị Thanh Phương. 0,5. 0,5. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> PHÒNG GD& ĐT THANH THỦY TRƯỜNG THCS LA PHÙ. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Lịch sử - Lớp 7 ( Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề) Đề có: 01 trang. Đề bài Câu 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×