Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

Ngu Van dia phuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.91 KB, 47 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo về dự lớpBồi dưỡng CM.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CHUYÊN ĐỀ Dạy Ngữ văn địa phương và nội dung giáo dục tích hợp trong môn Ngữ văn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. Mục tiêu - Hệ thống lại những nội dung đã tập huấn, trao đổi rút kinh nghiệm nhằm tạo hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. - Tìm ra những giải pháp thực hiện tối ưu nhất đưa vào kế hoạch giảng dạy trong năm học. B. Chuẩn bị - Tài liệu giáo dục địa phương từ lớp 6-9; tài liệu giáo dục tích hợp (môi trường, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, GD kĩ năng sống)..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. Chương trình dạy Ngữ văn địa phương.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> H. Đồng chí hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong quá trình biên soạn và giảng dạy ngữ văn địa phương?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Thuận lợi - Có tư liệu đầy đủ theo từng khối lớp, phù hợp nội dung địa phương. * Khó khăn - Không PPCT cụ thể, không có hướng dẫn cụ thể nên khó xây dựng nội dung giáo án một cách thống nhất..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> H. Đồng chí hãy nêu các thao tác khi biên soạn một giáo án Ngữ văn địa phương?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1. Đọc tài liệu, xem chú thích, xem kĩ ghi nhớ cuối mỗi văn bản, mục tiêu cần đạt ở mỗi tiết dạy. 2. Soạn theo hệ thống câu hỏi ở mỗi văn bản ( Hình thức: như 1 giáo án bình thường; Nội dung: bám vào các câu hỏi và hướng dẫn ở tài liệu ) 3. Sắp xếp các câu hỏi theo một hệ thống lô gíc, chặt chẽ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> II. Nội dung giáo dục tích hợp trong môn Ngữ văn..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Những nội dung tích hợp nào đã được đưa vào soạn giảng trong môn Ngữ văn + Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn. + Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. + Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1.1. Nguyên tắc - Không tích hợp tràn lan, gượng ép. - Đảm bảo đặc trưng bộ môn. - Không gây quá tải. - Chia nhỏ, rải đều. - Gây hứng thú cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1.2. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> * Thuận lợi - Có địa chỉ tích hợp cụ thể - Là vấn đề gần gũi, phù hợp với con người, khả năng liên hệ vận dụng thuận lợi. * Khó khăn - Do điều kiện vùng miền nên việc tổ chức tham quan thực tế hạn chế - Còn lúng túng khi đưa vấn đề tích hợp vào soạn giảng * Giải pháp + Chú ý đưa câu hỏi phù hợp, linh hoạt với nội dung bài học + Vận dụng triệt để theo các địa chỉ tích hợp môi trường. + Xây dựng kế hoạch giảng dạy tích hợp môi trường ngay từ đầu năm học.( Cốt cán cấp tỉnh đã xây dựng ) + Cần đưa ngay nội dung tích hợp vào mục tiêu bài học..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2. Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2.1. Thuận lợi và khó khăn khi tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh *Thuận lợi - Có địa chỉ và mức độ tích hợp rõ ràng - Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được phổ biến, nhân rộng nên gần gũi, thiết thực với mỗi người. * Khó khăn - Nội dung bài dạy dài vì phải thực hiện đúng theo chuẩn KT, KN nên việc tích hợp đôi khi chưa thực sự hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2.2. Yêu cầu, nguyên tắc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ văn - Không lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh thay thế cho việc dạy học Ngữ văn. - Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu của bài học. - Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập, say mê nghiên cứu - Tạo môi trường giáo dục có sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn. (21 kĩ năng và 19 kĩ thuật).

<span class='text_page_counter'>(19)</span> H. Giáo dục KNS trong môn Ngữ văn nhằm đạt được mục tiêu gì?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 3.1. Mục tiêu giáo dục KNS trong môn Ngữ văn - Kiến thức: nâng cao hiểu biết các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố, mở rộng và bổ sung khắc sâu kiến thứ đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, về nghề nghiệp. Nhận thức được sự cần thiết của các KNS giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất và tinh thần của bản thân và người khác. Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các KNS..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Kĩ năng: có kĩ năng làm chủ bản thân, có trách nhiệm, biết ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Có kĩ năng quan hệ tích cực và hợp tác, biết bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Thái độ: hứng thú và có nhu cầu được thể hiện các KNS mà bản thân đã rèn luyện được, đồng thời biết động viên người khác cùng thực hiện các KNS đó. Hình thành và thay đổi hành vi, nhất là hành vi liên quan đến lối sống lành mạnh có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng. Có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức nghề nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 3.2. Các nguyên tắc GD KNS.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Tương tác: học sinh được hoạt động tương tác với người khác - Trải nghiệm: học sinh được trải nghiệm qua các tình huống thực tế - Tiến trình: GDKNS phải trải qua quá trình lâu dài “ mưa dầm thấm lâu”. - Thay đổi hành vi: giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực - Thời gian - môi trường: GDKNS được thực hiện thường xuyên trong các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động GD ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác..

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Bài soạn tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục KNS trong môn Ngữ Văn..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> VIẾNG LĂNG BÁC Viễn Phương I. Mục tiêu cần đạt: - Cảm nhận đợc niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của ng ời con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu. - Biết đợc sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bµi th¬ * Träng t©m kiÕn thøc, kÜ n¨ng 1/ KiÕn thøc - Hiểu đợc những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của mét ngêi con miÒm Nam ra viÕng l¨ng B¸c. - Hiểu và phân tích đợc những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giäng ®iÖu cña bµi th¬..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 2/ Kü n¨ng - BiÕt §äc - HiÓu 1 v¨n b¶n tr÷ t×nh. - Cã kh¶ n¨ng tr×nh bµy nh÷ng suy nghÜ, c¶m nhËn vÒ mét h×nh ¶nh th¬, mét khæ th¬, 1 t¸c phÈm th¬. 3. Thái độ - Thể hiện lòng thành kính về Bác kính yêu. Từ đó nguyện tu dưỡng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục 1. Tự nhận thức: tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 2. Suy nghĩ và sáng tạo: đánh gía, bình luận về ước muốn của nhà thơ, về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài thơ. III. Chuẩn bị 1. Thầy: giáo án, tư liệu về lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh 2. Trò: bài soạn, nháp học tập, những hiểu biết về Bác Hồ và lăng Chủ tịch. IV. Phương pháp và các kỹ thuật: - Thảo luận nhóm, trình bày một phút, giảng bình, phát vấn. V. Các bước lên lớp 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình các hoạt động dạy học.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> HĐ1: Khởi động ( 5’) - Ngày 2/9/1969 đã xảy ra 1 sự kiện đặc biệt quan trọng, em hãy cho biết đó là sự kiện gì? - GV tr×nh chiÕu phim t liÖu c¶nh tríc lóc B¸c ra ®i. - GT vµo bµi:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Không đợc tiễn đa Bác trớc lúc đi xa để rồi 7 năm sau ngày đất nớc đợc thống nhất, còng lµ lóc c«ng tr×nh L¨ng CTHCM võa đợc khánh thành, hoà trong dòng ngời với nçi nhí tiÕc kh«n ngu«i, nhµ th¬ ViÔn Ph ơng đã nói hộ ND miền Nam nói riêng và c¶ d©n téc VN nãi chung nçi niÒm thµnh kÝnh Êy qua bµi th¬.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> HĐ 2: HD Đọc, thảo luận chú thích GV hướng dẫn học sinh đọc bài thơ Giọng đọc tha thiết, chậm, thể hiện niềm thành kính, xúc động chân thành của nhà thơ. H. Nêu những nét chính về tác giả Viễn Phương?. I. Đọc, thảo luận chú thích 1.Đọc. 2. Chú thích a. Tác giả - Viễn Phương tên thật Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê An Giang. - Ông là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam. - Giọng thơ trang trọng, tha thiết, giàu cảm xúc..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> H. Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?. b. Tác phẩm - Viết năm 1976, sau ngày đất nước thống nhất nhân dịp Viễn Phương ra Bắc thăm lăng Bác. c. Chú thích khác GV lưu ý HS các chú thích 1, 2.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> HĐ 3: HD Tìm hiểu bố II. Bố cục cục: H. Qua mạch cảm xúc và trình tự miêu tả, em hãy nêu bố cục bài thơ? + Khổ 1: cảm xúc của tác giả khi đến trước lăng Bác. + Khổ 2: cảm xúc khi vào lăng viếng Bác. + Khổ 3: cảm xúc khi nghĩ về ngày chia xa..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> HĐ 4: HD Tìm hiểu văn bản Học sinh chú ý khổ thơ 1 H. Em nhận xét gì về cách xưng hô của tác giả? GV giảng: Câu thơ cất lên như một lời chào hỏi rất tự nhiên, chân thành giống như tình cảm của một người con từ phương xa lâu ngày nay được trở về thăm cha với một niềm xúc động: con đã tới thăm Bác rồi đây. H. Khi đứng trước lăng, hình ảnh đầu tiên tác giả bao quát thấy là hình ảnh gì?. + Hình ảnh hàng tre. III. Tìm hiểu văn bản 1. Cảm xúc của tác giả khi đến trước lăng Bác. - Xưng hô “con - Bác” thể hiện sự gần gũi, gắn bó thiêng liêng..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> H. Tác giả đã làm nổi bật những nét đẹp nào của hình ảnh hàng tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? + Hàng tre bát ngát + Hàng tre xanh xanh Việt nam. Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng GV giảng bình: Điều sâu sa hơn nữa là giờ đây hình ảnh hàng tre – biểu trưng cho dân tộc, con người Việt Nam lại như đang tụ hội về quanh lăng để canh giữ giấc ngủ ngàn thu cho Bác. Bác như đang an nghỉ giữa lòng dân tộc. Điều đó thể hiện niềm thành kính thiêng liêng của dân tộc dành cho Bác.. - Hình ảnh ẩn dụ mang giá trị biểu tượng cao thể hiện niềm tự hào về sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc ta trong đấu tranh dựng nước và giữ nước..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Học sinh chú ý vào khổ thơ 2 H. Hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng rất đỏ” gợi cho em suy nghĩ điều gì?. 2. Cảm xúc khi vào lăng viếng Bác. - Hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm “ mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa nói được sự vĩ đại của Bác, vừa bày tỏ niềm tôn kính của tác giả và nhân dân dành cho Bác..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> H. Em hãy chỉ ra cái hay, sự độc đáo trong cách sử dụng điệp từ, hình ảnh ẩn dụ so sánh “ kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”?. - Điệp từ và hình ảnh ẩn dụ so sánh đã diễn tả tình cảm nhớ thương của nhân dân dành cho Bác: giản dị, thầm lặng mà sâu lắng thiết tha. Điều đó khẳng định sự bất tử của Bác trong lòng dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> GV dùng kênh hình – 59 để giới thiệu về hình ảnh dòng người vào lăng viếng bác. H. Với bức kênh hình và nội dung khổ thơ 2 gợi cho em thấy rõ tình cảm của nhân dân dành cho Bác như thế nào? Học sinh tự bộc lộ H. Tại sao tác giả viết “ bảy mươi chín mùa xuân” mà không viết tuổi xuân? + Vì cuộc đời Bác đẹp tựa những mùa xuân. Bởi Bác luôn đem mùa xuân, hạnh phúc đến cho mọi người, mọi nhà. GV dẫn dắt: hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác, đứng trước linh cữu Người, tác giả xúc động Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> H. Tại sao tác giả viết “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”? Cách viết đó thể hiện điều gì?. H. Cảm nhận của em về hình ảnh “ vầng trăng sáng dịu hiền”?. - Tác giả sử dụng lối nói giảm để diễn tả nỗi dau xót đang lắng lại trong tim nhà thơ.. - Hình ảnh ẩn dụ so sánh vầng trăng sáng dịu hiền đã khắc sâu vẻ hiền từ, nét thanh tao trong chân dung Bác..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> GV giảng bình: Hai câu thơ cuối khổ thơ 3 như khẳng định một quy luật và sự thật không thể chối bỏ: trời xanh vẫn còn mãi mà Bác đã đi xa. Điều đó khẳng định thời gian còn trường tồn nhưng con người thì không thể. Chính vì vậy mà nỗi đau đó, sự thực phũ phàng đó khiến con tim nhà thơ nhói đau. Đó không chỉ là tình cảm của nhà thơ mà còn là tình cảm của toàn dân tộc Việt Nam hướng đến Bác. Câu thơ trào dâng một niềm cảm xúc nghẹn ngào. Để rồi khi nghĩ đến ngày chia xa, lòng tác giả đau xót và nguyện ước.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> H. Khi nghĩ đến ngày chia xa, 3. Cảm xúc khi nghĩ tác giả đã nguyện ước điều gì? đến ngày chia xa + Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác + Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây + Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> H. Phân tích cái hay trong cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ của tác giả ở khổ thơ trên?. * Kĩ thuật trình bày một phút H. Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối lặp lại có ý nghĩa gì? Học sinh đưa ra đáp án, giáo viên đánh giá kết luận.. - Điệp từ điệp ngữ thể hiện tâm trạng lưu luyến nhớ thương của tác giả dành cho Bác. Nhà thơ như muốn hóa thân vào những sự vật ở quanh lăng để luôn được ở gần bên Bác. Ước muốn giản dị nhưng thật sâu sắc, thấm đượm nghĩa tình..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> HĐ 5: HD học sinh tổngkết và rút ra ghi IV. Ghi nhớ nhớ - Mục tiêu: củng cố, chốt lại kiến thức cơ bản H. Chỉ ra những thành công về nghệ thuật của bài thơ? Qua đó đã cho em cảm nhận điều gì về nội dung tư tưởng? Học sinh trả lời ý hiểu Học sinh đọc ghi nhớ * Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh H. Trong bài thơ, tác giả đã ví Bác với những hình ảnh nào của thiên nhiên? Từ đó nhằm khẳng định điều gì về Bác? Học sinh tự trả lời.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> GV liên hệ, tích hợp: hình ảnh + Mặt trời trong lăng rất đỏ + Vầng trăng sáng dịu hiền đã khẳng định sự vĩ đại và sự bất tử của Bác trong lòng tác giả và dân tộc. Hình ảnh mặt trời trong lăng là ngầm chỉ ánh sáng chân lí - Bác đã đem lại cho Đảng, cho cách mạng, cho nhân dân. Hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền làm toát lên vẻ thanh tao, giản dị, trong sáng ở chân dung Bác. Cả cuộc đời mình Bác đã dành trọn vẹn cho đất nước cho quê hương, cho độc lập tự do của dân tộc. Đúng như nhà thơ Tố Hữu từng viết: Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho tất cả Như dòng sông chảy nặng phù sa..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> HĐ6: HD học sinh luyện tập V. Luyện tập - Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức và khả năng cảm thụ thơ của học sinh H. Viết một đoạn văn bình một khổ thơ 2 hoặc 3? + Trước hết phải chọn được khổ thơ em thích + Chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật ( từ ngữ, hình ảnh, giọng thơ và nghệ thuật tiêu biểu) -> khái quát nội dung tư tưởng sâu sắc trong khổ thơ đó. + Cảm nhận của cá nhân trong việc sử dụng nghệ thuật và nội dung của tác giả..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 4. Củng cố 5. HD học sinh học bài * Bài cũ: - Học thuộc lòng bài thơ. Làm bài tập - Học kĩ nghi nhớ * Bài mới: - soạn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích - Trả lời câu hỏi. Xem trước ghi nhớ, bài tập.

<span class='text_page_counter'>(48)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×