Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

69. TÁC PHẨM “LÀM GÌ” VỚI VẤN ĐỀ CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI, Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.75 KB, 22 trang )

Để nhận tài liệu liên hệ: Zalo 0978494441

TIỂU LUẬN
TÁC
TÁC PHẨM
PHẨM “LÀM
“LÀM GÌ”
GÌ” VỚI
VỚI VẤN
VẤN ĐỀ
ĐỀ CHỐNG
CHỐNG CHỦ
CHỦ NGHĨA
NGHĨA CƠ
CƠ HỘI,
HỘI,
Ý
Ý NGHĨA
NGHĨA ĐỐI
ĐỐI VỚI
VỚI CÔNG
CÔNG TÁC
TÁC XÂY
XÂY DỰNG
DỰNG ĐẢNG
ĐẢNG HIỆN
HIỆN NAY
NAY

1


Hà Nội
Nội -- 2021
2021


MỞ ĐẦU
Với mục đích chống lại và đánh bại khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa của phái
“kinh tế” ở Nga, đồng thời cũng để chống chủ nghĩa cơ hội Quốc tế, đặt cơ sở cho
việc thành lập một chính đảng tập trung thống nhất của giai cấp công nhân, Lênin
đã tập hợp các bài viết trong báo Tia lửa với nhan đề “Bắt đầu từ đâu?” từ tháng 5
năm 1901 và viết tác phẩm “Làm gì?”. Được xuất bản vào tháng 2 năm 1902.
Trong tác phẩm “Làm gì” của mình, lần đầu tiên trong lịch sử mác xít, Lênin đã
bóc trần triệt để nguồn gốc, bản chất, đặc điểm tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội
(CNCH).
BẮC
NĂM
2013
Trong hồn cảnh,
chế NINH,
độ nơngTHÁNG
nơ bị bãi55bỏ
(1861),
chủ nghĩa tư bản (CNTB)
BẮC
NINH,
THÁNG
NĂM
2013
ở Nga phát triển mạnh, nhưng công nhân và nông dân Nga vẫn phải sống dưới ách
thống trị tàn bạo của Nga hồng. Cơng nhân và nông dân không được hưởng một

chút quyền tự do chính trị nào.
Giai cấp cơng nhân (GCCN) Nga phát triển rất nhanh về số lượng từ 7 vạn
(1965) sang đầu thế kỷ XX tăng lên 3 triệu người và bắt đầu thức tỉnh để đấu tranh,
lúc đầu bằng cách đập phá máy móc, cửa kính trong xưởng. Phá hoại phịng làm
việc và các cửa hàng làm việc của chủ, rồi họ dần hiểu rằng, muốn đấu tranh chống
tư bản thắng lợi, cơng nhân phải có tổ chức và thơng qua tổ chức. Vì lẽ đó, hai tổ
chức đầu tiên là: Hội liên hiệp công nhân miền Nam Nga thành lập ở Ơđétxa
(1875), sau đó Hội liên hiaệp cơng nhân miền Bắc Nga (1878) ở Pêtécbua. Nhưng
cả hai đều bị Nga hồng đàn áp và phá tan, cịn phong trào cơng nhân càng phát
triển, trong 5 năm (1881-1886) có tới 48 cuộc bãi cơng, số cơng nhân tham gia có
tới 8 vạn người.
Nhờ cao trào công nhân trong nước và chịu ảnh hưởng của phong trào công
nhân Tây Âu, các tổ chức mácxít đầu tiên được thành lập ở Nga. “Nhóm giải phóng
lao Động” đầu tiên tổ chức ở Giơnevơ do Plêkhanốp lãnh đạo, nhóm này đã cố
2


gắng và có nhiều hình thức để truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga, nhưng lại bị
Phái dân túy đang chiếm ưu thế trong công nhân tiên tiến và tầng lớp tri thức có
tinh thần cách mạng ngăn cản. Theo Phái dân túy, lực lượng cách mạng chính là
nơng dân, và có thể lật đổ Nga hồng bằng các cuộc bạo động của nông dân, họ đã
không hiểu GCCN là lực lượng cơ bản của cách mạng, phủ nhận vai trị của quần
chúng nên khơng hoạt động cách mạng trong quần chúng công nhân và nông dân.
Với quan điểm, phương pháp hoạt động như thế, nên Phái dân túy đã làm cho quần
chúng lao động lạc hướng, sao nhãng cuộc đấu tranh chống lại giai cấp áp bức bóc
lột, lật đổ nền thống trị về chính trị của nó. Họ làm cho GCCN khơng nhìn thấy vai
trị của mình và cản việc thành lập một chính Đảng độc lập của GCCN. Vì vậy,
muốn truyền bá chủ nghĩa Mác vào Nga thì phải đấu tranh chống chủ nghĩa dân
túy. Nhóm giải phóng lao động đã khơng đánh bại được tư tưởng của Phái dân túy,
vì họ cịn phạm những sai lầm nghiêm trọng, ngay trong bản Cương lĩnh đầu tiên

của họ cịn ảnh hưởng của Phái dân túy, họ khơng đả động gì đến vai trị của giai
cấp nơng dân trong cách mạng, mà lại cho rằng giai cấp tư sản tự do Nga là một lực
lượng cách mạng, có thể ủng hộ cách mạng mặc dù sự ủng hộ không vững trắc, hơn
thế nữa họ cũng như các tổ chức Mácxít khác chưa hề liên hệ với phong trào công
nhân (PTCN). Cho nên, họ chỉ thành lập được Đảng dân chủ xã hội Nga trên lí
thuyết, chưa kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) với PTCN.
PTCN tự phát ngày càng phát triển mạnh ở Nga, đồng thời cũng đặt ra yêu
cầu phải kết hợp CNXHKH với PTCN. Lần đầu tiên ở Nga, Lênin đã tổ chức lại
các tổ chức của công nhân ở Pêtécbua thành “Hội liên hiệp chiến đấu giải phóng
giai cấp cơng nhân Pêtécbua”. Tổ chức đó là mầm mống chủ yếu, tổ chức tiền thân
của một đảng cách mạng dựa vào PTCN. Nhưng không khơng bao lâu, Hội bị
chính quyền Nga hồng khủng bố. Lênin và các bạn chiến đấu của người bị bắt,
trong thành phần của ban lãnh đạo “Hội liên hiệp chiến đấu giải phóng giai cấp
cơng nhân Pêtécbua”có sự thay đổi lớn, một số nhân vật tự nhận là “thanh niên”
còn Lênin và các bạn chiến đấu của người là “già”. Họ chủ trương: công nhân chỉ
3


nên đấu tranh về kinh tế chống lại bọn chủ, cịn đấu tranh chính trị là cơng việc của
giai cấp tư sản (GCTS) tự do và quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh chính trị nên để cho
GCTS tự do. Đó là phái “kinh tế”, bao gồm bộn cơ hội, thỏa hiệp đầu tiên trong
hàng ngũ các tổ chức Mácxít ở Nga. Lênin cho rằng phái “kinh tế” là trung tâm
chính sách thỏa hiệp và chủ nghĩa cơ hội, nếu phái đó lãnh đạo phong trào cơng
nhân có nghĩa là phong trào cách mạng tan rã và chủ nghĩa Mác thất bại. Do đó,
muốn thành lập được chính đảng của GCCN phải đánh bại phái “kinh tế”.
Năm 1898, Đại hội lần thứ nhất của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga
tuyên bố thành lập Đảng. Đại hội không thông qua được Cương lĩnh và Điều lệ,
BCHTW do Đại hội bầu ra đều bị bắt. Nên sau Đại hội, sự dao động về tư tưởng,
phân tán về tổ chức của Đảng càng biểu hiện rõ rệt. Song, điều đó khơng làm cho
phong trào công nhân chậm phát triển, mà yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải thành lập

một đảng cách mạng tập trung thống nhất của GCCN, có đủ khả năng lãnh đạo
phong trào cách mạng (PTCM), nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn: Chính quyền
Nga sa hồng đàn áp dã man (PTCM) và dùng mọi thủ đoạn bỏ tù, cho đi đày các
cán bộ ưu tú của Đảng; một số lớn các ban chấp hành các địa phương và cán bộ địa
phương quen lối làm việc trong tình trạng lộn xộn về tư tưởng, phân tán về tổ chức,
nên không thấy sự cần thiết cấp bách của một Đảng thống nhất tập trung; trong
Đảng lúc đó có một nhóm cơ quan ngôn luận riêng (báo Tư tưởng công nhân và
báo Sự nghiệp cơng nhân) địi bào chữa về mặt lí luận cho sự dao động về tư tưởng,
phân tán về tổ chức, họ phản đối việc thành lập một chính đảng cách mạng tập
trung thống nhất. Nhóm đó chính là phái “kinh tế” trong Đảng xã hội dân chủ xã
hội Nga. Thực chất khuynh hướng của phái “kinh tế” ở Nga lúc đó là phủ nhận vai
trị lí luận cách mạng, tức là vai trò của CNXHKH. Sùng bái tính tự phát của
PTCN, phủ nhận vai trị lãnh đạo của Đảng đối với PTCN, phủ nhận CMVS và
CCVS.

4


Từ những điều trên Lênin nhận thấy, muốn thành lập một chính đảng tập
trung thống nhất. Trước hết, phải đánh bại các quan điểm tư tưởng cơ hội của phái
“kinh tế” biểu hiện chủ nghĩa cơ hội Bécstanh ở Nga.
Tác phẩm “Làm gì?” bao gồm: Lời tựa, 5 chương và phụ lục, với hơn 245
trang, đây là tác phẩm lớn. Trong tác phẩm Lênin vạnh trần và phê phán chủ nghĩa
cơ hội sùng bái chủ nghĩa “công liên”, mà thực chất là phủ nhận vai trị lí luận Mác
xít, phủ nhận vai tò lãnh đạo của đảng cách mạng, Lênin chỉ ra sự khác nhau căn
bản về quan điểm nhiệm vụ chính trị của đảng kiểu mới với đảng kiểu cũ theo quan
điểm công liên chủ nghĩa cơ hội lũng loạn. Đảng kiểu cũ cho rằng: Đảng và giai
cấp công nhân không phải đi lật đổ nhà nước tư sản mà là thừa nhận nó, chỉ nên
đấu tranh địi những cải cách về dân sinh, dân chủ trong khuân khổ chế độ đó.
Người chỉ rõ: “cuộc đấu tranh kinh tế chống chính phủ” đó là cơng liên chủ nghĩa,

từ đó đến chính trị dân chủ - xã hội thì cịn cách và rất xa”1, mục tiêu, nhiệm vụ
chính trị của Đảng kiểu mới là làm cách mạng vô sản, lật đổ chế độ tư bản, thiết lập
chun chính vơ sản. Về hình thức và tính chất đấu tranh khơng chỉ đơn thuần đấu
tranh về kinh tế mà cơ bản bao trùm và tập trung hơn là đấu tranh chính trị, “khơng
những là để đạt được những điều kiện có lợi trong việc bán sức lao động, mà còn
để thủ tiêu cái chế độ xã hội nó bắt buộc những người tay trắng phải bán mình cho
bọn nhà giầu”2; Khẳng định vai trị tầm quan trọng của lí luận cách mạng đối với
phong trào công nhân và Đảng dân chủ - xã hội Nga, Lênin khẳng định: “Khơng có
lí luận cách mạng thì cũng khơng có phong trào cách mạng”3, “chỉ Đảng nào được
một lí luận tiên phong hướng dẫn mới có khả năng làm trịn chiến sĩ tiên phong”4;
Chỉ ra khâu quyết định, mắt xích quan trọng nhất để thành lập đảng là phải ra được
tờ báo chính trị bất hợp pháp.

1
2
3
4

V.I. Lênin, Toàn tập, Tập 6. Nxb Tiến bộ. Mát-xcơ-va. 1975, tr 82
Sđd,Tr 71
Sđd, tr 30
Sđd,Tr 32

5


Để nhận diện chủ nghĩa cơ hội, Lênin đã vạch rõ nguồn gốc, bản chất đặc
điểm của chủ nghĩa cơ hội nói chung và Phái kinh tế ở Nga nói riêng.
Chủ nghĩa cơ hội xuất hiện ở trong hàng ngũ những người Dân chủ - xã hội
vào năm 1875, việc sát nhập hai tổ chức “Tổng hội liên hiệp công nhân Đức” của

Látxan vào Đảng “Dân chủ - xã hội Đức” do Lípnếch lãnh đạo, thành Đảng “Cơng
nhân dân chủ - xã hội Đức” tại Gôta với Cương lĩnh sai lầm về đường lối, thỏa hiệp
hữu khuynh, nhượng bộ phái Látxan, đã làm xuất hiện mầm mống CNCH. Đối với
Látxan Cương lĩnh về chính trị là đấu tranh cho quyền phổ thơng đầu phiếu, Cương
lĩnh về kinh tế là địi thành lập các nghiệp đoàn do Nhà nước tự cấp. Phái Látxan là
tiền thân của CNCH trong Đảng công nhân xã hội - dân chủ Đức và tư tưởng của
phái này là một trong những nguồn gốc của CNCH.
Sự ra đời và phát triển của CNCH trong Quốc tế II cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, nó có nguồn gốc của nó và nó
phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp của GCVS và GCTS trong nội bộ PTCS và PTCN
ngày càng quyết liệt, sau khi Ăngghen mất bọn Bécxtanh và những đại biểu của
những trào lưu thù địch với chủ nghĩa Mác trong phong trào dân chủ - xã hội Đức
và Quốc tế đã nấp dưới chiêu bài “tự do phê bình” để tiến hành xét lại chủ nghĩa
Mác. Chúng đã xuyên tạc và phủ nhận những nguyên lí Triết học, Kinh tế, Chính trị
của chủ nghĩa Mác và thay những ngun lí đó bằng những lí luận tư sản về điều
hòa mâu thuẫn giai cấp, về sự hợp tác giai cấp. Bécxtanh lí luận rằng dưới chế độ
tư bản, cơng nhân khơng bị bần cùng hóa mà cịn được thường xuyên cải thiện điều
kiện hoạt động như với GCTS tự do, nhờ đó mà đã thu được những thắng lợi to lớn
trong các cuộc tuyển cử và hoạt động nghị trường.
Lênin đã vạch rõ quan điểm của Bécxtanh, CNCH xét lại: “ông ta phủ nhận
khả năng đem lại cho chủ nghĩa cơ hội một cơ sở khoa học và khả năng chứng
minh theo quan điểm duy vật lịch sử, rằng chủ nghĩa xã hội là tất yếu không thể
tránh khỏi, ơng ta phủ nhận tình trạng bần cùng hóa ngày càng tăng, phủ nhận sự
6


vơ sản hóa và tình trạng những mâu thuẫn TBCN ngày càng trầm trọng; ông ta
tuyên bố rằng ngay cả quan niệm về mục đích cuối cùng cũng khơng vững chắc gì
và kiên quyết bác bỏ chun chính vơ sản, ông ta phủ nhận sự đối lập về nguyên
tắc giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đấu tranh giai cấp; cho rằng

không thể áp dụng được lí luận đó vào một xã hội thực sự dân chủ được quản lí
theo ý chí của đa số vv..” 1
Như vậy, về thực chất tự do phê bình của chủ nghĩa xét lại là khuynh hướng
mang bản chất tư sản đối với chủ nghĩa Mác, là đòi thay thế chủ nghĩa Mác, chỉ lấy
ở chủ nghĩa Mác những điều gì mà gia cấp tư sản có thể chấp nhận được, Lênin chỉ
rõ: “... tự do phê bình là tự do của khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong Đảng dân
chủ - xã hội, là tự do biến Đảng dân chủ - xã hội thành một Đảng dân chủ cải
lương, là tự do đưa những tư tưởng tư sản và những thành phần tư sản vào trong
chủ nghĩa xã hội”2, đó chính là bản chất của “tự do phê bình”
Chủ nghĩa cơ hội là người bạn đồng hành của chủ nghĩa xét lại, chúng giả
danh là những người mác xít để chống lại chủ nghĩa Mác. Quan điểm của chúng là
thỏa hiệp, cải lương về mục đích, về nhiệm vụ chính trị của GCCN và cuộc đấu
tranh của GCCN chống lại GCTS . Điều đó có nghĩa là chúng chống lại CMVS,
CCVS. Bản chất của CNCH là không công khai phủ nhận chủ nghĩa Mác nhưng
chúng xuyên tạc hoài nghi chủ nghĩa Mác, chúng chỉ giữ lại hình thức mà vứt bỏ
nội dung, giữ lại thể xác mà vứt bỏ linh hồn của chủ nghĩa Mác. Như vậy, về bản
chất CNCH và xét lại là một. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và chuyển
hóa lẫn nhau, chúng đều phủ nhận những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác,
danh giới giữa chúng là không phân biệt, chúng ln ẩn mình, luồn lách để phá
hoại Đảng, phá hoại PTCS và PTCN
Sau khi Đảng dân - xã hội Đức ra đời thì hàng loạt các Đảng ở các nước khác
được thành lập. Tính đến năm 1896, tồn Châu Âu đã có trên dưới 15 nước có
1
2

tr 8.9
tr11

7



Đảng của giai cấp công nhân và đa phần đều mang tên Dân chủ - xã hội, đây là các
Đảng mác xít chân chính lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng tư tưởng lí luận. Sau khi
Ăngghen mất, CNCH xét lại do Bécxtanh và bọn phản động trong Quốc tế II đã
lũng loạn các Đảng dân chủ - xã hội, biến các Đảng “từ một Đảng chủ trương cách
mạng xã hội thành một Đảng dân chủ cải lương xã hội” những Đảng này trở thành
Đảng có tư tưởng mập mờ, mơ hồ, dao động, hoài nghi chủ nghĩa Mác, phản lại lợi
ích GCCN, phản bội PTCN, thỏa hiệp với GCTS .
Bằng những hoạt động lí luận và thực tiễn, với tác phẩm lí luận có tính chiến
đấu cao chống chủ nghĩa cơ hội, cùng sự ra đời của Đảng công nhân dân chủ - xã
hội Nga và Quốc tế III, các Đảng dân chủ - xã hội bị phân hóa sâu sắc. Các Đảng
phái tả là các Đảng cộng sản kiên trì vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác để thực
hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Cịn các Đảng phái hữu là các Đảng dân chủ - xã
hội còn tồn tại cho đến ngày nay, các Đảng này đặc biệt phát triển vào những thập
kỷ 80, 90 của thế kỷ XX và nhiều Đảng đã nắm chính quyền ở các nước tư sản.
Quan điểm của các Đảng này về kinh tế là xây dựng một nền kinh tế tổng hợp,
trong đó kinh tế Nhà nước chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên nền tảng kinh tế TBCN, về
chính trị chủ trương điều hòa giai cấp, thỏa hiệp giai cấp, về xã hội chủ trương mở
rộng bảo hiểm, bảo đảm đời sống tối thiểu cho người lao động, đòi chích một tỉ lệ
rất nhỏ trong lợi nhuận khổng lồ của GCTS để tăng phúc lợi cơng cộng ... Tóm lại,
quan điểm của các Đảng này là không triệt để, không nhất quán.
Về nguồn gốc của CNCH, Lênin chỉ rõ nó ra đời trên những điều kiện kinh
tế, điều kiện lịch sử, xã hội nhất định vào cuối thế kỷ XIX. Trong điều kiện tương
đối ổn định hịa bình, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ thể hiện rõ tính chất ưu
việt trong sản xuất vật chất. LLSX khổng lồ của CNTB đã tao ra một khối lượng
vật chất vơ cùng to lớn vì vậy nó có điều để đáp ứng một phần những yêu cầu đấu
tranh đòi cải thiện đời sống của người lao động, sản xuất phát triển đòi hỏi GCTS
phải sử dụng một bộ phận GCCN làm quản lí, điều hành sản xuất. Đây là những
8



cơng nhân tích cực, có tay nghề cao, có uy tín, khi tham gia vào q trình quản lí
điều hành sản xuất, tầng lớp này trở thành một bộ phận gián tiếp tham gia sản xuất
và biến thành tầng lớp trên của GCCN.
Bằng sự xâm chiếm thuộc địa và sản xuất phát triển, bọn tư sản đã thu được
lợi nhuận béo bở. Chúng dùng một phần lợi nhuận ấy để trả lương cho tầng lớp trên
của GCCN cao hơn những cơng nhân trực tiếp sản xuất nhằm mục đích mua chuộc
họ, trung thành với GCTS, lôi kéo họ làm tay sai cho chúng. Như vậy, trong GCCN
đã xuất hiện tầng lớp công nhân quý tộc, “áo trắng, cổ cồn” và thực tế tầng lớp này
chiếm tỷ lệ khá cao, như ở Anh có đến 10 -15% vào đầu thế kỷ XX. Vậy là trong
cuộc đấu tranh để thoát khỏi qua cảnh khốn cùng do CNTB gây ra, GCCN không
thể không đồng thời chống lại những xu hướng cải lương, cơ hội của chính bộ phận
cơng nhân bị CNTB làm cho biến chất.
Về nguồn gốc lịch sử, như đã phân tích, đây là thời kì CNTB phát triển
tương hịa bình, ổn định. Trong thời kì này (1870 - 1890), GCCN đã sáng tạo ra
một hình thức mới. Đấu tranh nghị trường, thiên hướng này được nhiều Đảng dân
chủ - xã hội áp dụng đã thắng lợi, như ở Pháp, ở Đức, ở Áo,...Như vậy, có những
đại biểu của GCCN tham gia Nghị viện tư sản. Những đại biểu này có trách nhiệm
thông qua hoạt động của Nghị viện để đấu tranh đòi quyền lợi cho GCCN, để giáo
dục và giác ngộ quần chúng, đấu tranh để xóa bỏ các tổ chức phản động do GCTS
lập gia. Nhưng trong điều kiện đó, những đại biểu của GCCN dễ bị GCTS lôi kéo
mua chuộc hoặc vì quyền lợi cá nhân đã ngả theo chúng và thực tế bọn lãnh tụ cơ
hội chủ nghĩa đã tham gia chính quyền tư sản phản động và sau này chúng là
những người ủng hộ chiến tranh thế giới lần thứ nhất .
Trong tác phẩm Lênin đã mỉa mai rằng: “Thật vậy, nếu Đảng dân chủ - xã
hội thực ra chỉ là một đảng cải lương, thì những người xã hội chủ nghiã khơng
những có quyền tham gia mà cịn phải ln ln có gắng để được tham gia nôi các
tư sản. nền dân chủ, về thực chất có phải là thủ tiêu sự thống trị giai cấp, thì việc gì
9



mà một bọ trưởng XHCN lại không dùng những bài diễn văn về hợp tác giai cấp để
làm đẹp lòng thế giới tư sản ? việc gì mà bộ trưởng đó lại khơng giữ chức vụ của
mình, ngay cả sau khi những vụ cảnh binh tàn sát công nhân đã vạch rõ hàng trăm
hàng nghìn lần, thực chất của sự cộng tác dân chủ giữa các giai cấp ? việc gì mà vị
bộ trưởng đó lại khơng đích thân tham gia chcs mừng Nga hoàng, kẻ mà những
người xã hội chủ nghĩa Pháp đã không gọi bằng cái tên nào khác, mà gọi là tên treo
cổ người, tên đánh người bàng roi da và tên bắt người đi đày”1 và kết quả đấu
tranh nghị trường của bọn cơ hội , xét lại cũng chỉ là: “những cải cách nhỏ nhặt,
nhỏ đến nỗi mà người ta đã từng buộc được những chính phủ tư sản phải làm nhiều
hơn nữa”2; Mặt khác, hình thức đấu tranh nghị trường, đấu tranh câu lạc bộ ... cùng
với sự lỏng lẻo về tổ chức của các Đảng công nhân và các Đảng dân chủ - xã hội,
với thành phần rộng mở của cơng đồn đã tạo thuận lợi cho GCTS len lỏi, cài cắm
người của chúng vào trong Đảng để lũng loạn ngay trong nội bộ Đảng và PTCN.
Về nguồn gốc xã hội, những năm cuối thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển
chủ nghĩa Mác, lúc này chủ nghĩa Mác đã thắng lợi tuyệt đối với tất cả các hệ tư
tưởng khác của PTCN. Chủ nghĩa Mác trở thành một hiện tượng mới lạ trong đời
sống chính trị xã hội ở các nước Tây Âu. Điều đó, đã thu hút sự chú ý của các tầng
lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản gia nhập Đảng, nhưng họ lại chưa được nghiên
cứu kỹ chủ nghĩa Mác, chưa hiểu đúng chủ nghĩa Mác “mà chỉ biết chủ nghĩa Mác
qua từng mẩu vụn vặt trình bày trong các sách báo hợp pháp”. Có nghĩa là họ vào
Đảng một cách tự phát, cảm tính chứ hồn tồn khơng phải giác ngộ mục tiêu lí
tưởng của Đảng, tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng để hi sinh phấn đấu cho
mục tiêu lí tưởng đó. Họ đã đem vào Đảng tính tự do vơ chính phủ, tâm lí do dự
thiếu kiên quyết của tư tưởng tiểu tư sản mà họ vẫn chưa gột rửa được. Vì vậy, khi
phong trào gặp khó khăn, gian khổ thì tất yếu họ sẽ dao động, mất lịng tin, hồi
nghi, từ giã lập trường GCCN thỏa hiệp với GCTS. Điều này Lênin chỉ ra rất rõ là:
1
2


Sđd, tr 10
Sđd, tr10

10


“Việc tầng lớp “các viện sĩ” tham gia đông đảo vào phong trào XHCN trong mấy
năm gần đây đã đảm bảo cho chủ nghĩa Bécxtanh được phổ biến nhanh chóng”1.
Mặt khác, GCTS và các thế lực thù địch thường xuyên tiến hành tuyên
truyền, giáo dục chống lại các tư tưởng của chủ nghĩa Mác. Vì vậy, nó làm cho một
bộ phận giới trẻ trí thức tiểu tư sản bị ảnh hưởng, cũng như bằng “việc phê bình
chủ nghĩa Mác được tiến hành trên các diễn đàn chính trị và trên giảng đường Đại
học, trong rất nhiều sách vở và trong một loạt các trước tác phẩm uyên bác, vì từ
hàng chục năm nay, nó đã được nhồi nhét một cách có hệ thống vào thế hệ trẻ của
các tầng lớp có học, nên khơng lấy gì làm lạ rằng khuynh hướng “phê bình mới”
trong Đảng dân chủ - xã hội xuất hiện ra là để thành hình hẳn hoi”2. Lênin cho rằng
về hình thức chủ nghĩa cơ hội quốc tế được biểu hiện dưới nhiều mầu sắc, nhiều
dạng loại khác nhau và những điều kiện chinh trị của từng nước, nhưng về bản chất
nội dung thì chúng giống hệt nhau.
Phái “kinh tế” là chủ nghĩa cơ hội quốc tế được biểu hiện dưới hình thức
“Chủ nghĩa kinh tế ở Nga”. Về bản chất nó hiện ngun hình là chủ nghĩa cơ hội
xét lại, nó là mối nguy cơ đặc biệt đối với cách mạng Nga.
Chính vì đặc điểm là mập mờ, khơng định hình rõ ràng cụ thể, khó hiểu,
khơng dứt khốt nên Chủ nghĩa cơ hội nói chung và Phái “kinh tế” Nga nói riêng
rất sợ cơng bố, rất sợ phê bình. Họ sợ cơng bố ngay cả Cương lĩnh, cả những điều
mà họ nghĩ ra, viết ra và họ làm, Lênin viết: tác giả những dòng này, người đã góp
phần vào việc phơi bày ra ánh sáng cái “Cương lĩnh mới đó”, đã có dịp nghe thấy
lời phàn nàn và trách móc rằng, bản tóm tắt những quan điểm của những diễn giả,
do họ phác ra, đã bị đem ra phổ biến bằng nhiều bản sao... thậm trí lại bị cơng bố
trên báo chí cùng lời phản đối, sở dĩ chúng tơi nhắc đến tình hình đó, chính vì nó

vạch rõ một đặc điểm rất kì lạ của “Chủ nghĩa kinh tế” ở nước ta là sợ công bố... đó
đúng là một đặc điểm “Chủ nghĩa kinh tế” nói chung chứ khơng phải từng đặc điểm
1
2

Sđd, tr 13
Sđd, tr 9

11


riêng của từng tác giả ..., đặc điểm ấy biểu hiện cả trong tờ “Tư tưởng công nhân”
cả trong tờ “Sự nghiệp công nhân”, cũng như đã đại biểu ở nhiều đại biểu riêng lẻ
của “chủ nghĩa kinh tế” chủ trương thu hẹp và hạ thấp nhiệm vụ đấu tranh chính trị
của GCCN xuống trình độ của chủ nghĩa cơng liên. Mục tiêu của họ xa dời mục
đích cuối cùng của GCCN. Mà trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” C.Mác và
Ăngghen đã xác định. Họ muốn cuộc đấu tranh của GCCN tập trung vào tổ chức
kinh tế, tố cáo tình trạng bất công về đời sống khổ cực của công nhân ở trong phạm
vi từng công xưởng, từng nhà máy, từng ngành nghề nhất định, với mục đích là địi
quyền lợi kinh tế để cải thiện điều kiện sinh sống và làm việc của mình. Vì vậy,
Lênin gọi bọn họ là “bọn Bécxtanh cải trang”. Về tình trạng đó trong tác phẩm
Lênin chỉ rõ: “đại đa số những người dân chủ xã hội Nga, trong thời gian vừa qua,
gần như hoàn toàn bị thu hút vào tổ chức những sự tố cáo ấy về các công xưởng ...
người ta quyên rằng thực ra hoạt động ấy, tự bản thân nó, chưa phải là dân chủ xã
hội, mà chỉ là công liên chủ nghĩa mà thôi” 1. Kết quả của việc đấu tranh kinh tế đó
chỉ đạt đến “dạy cho người bán sức lao động biết bán “thứ hàng hóa” ấy một cách
có lợi hơn và biết đấu tranh chống người mua trên lĩnh vực giao dịch thuần túy có
tính chất mua bán”2.
Phái “kinh tế” hạ thấp vai trò đấu tranh chính trị của GCCN, cho rằng đó chỉ
là một hình thức của đấu tranh kinh tế, đi sâu vào đấu tranh kinh tế mà thôi và coi

đấu tranh kinh tế là phương sách duy nhất có thể “áp dụng rộng rãi nhất” và chính
điều này đã làm thu hẹp một cách tai hại đấu tranh chính trị.
Lênin chỉ rõ đối với những người dân chủ - xã hội chân chính phải tích cực
giáo dục lí luận chủ nghĩa Mác cho GCCN, để nâng cao ý thức giác ngộ chính trị,
tổ chức họ đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội, coi đấu
tranh kinh tế để phục vụ cho mục đích chính trị, nhằm lật đổ sự thống trị của GCTS
thiết lập quyền lực chính trị của GCCN. Lênin viết: “Đảng dân chủ xã hội đạt cuộc
1
2

Sđd, tr 17
Sđd, tr 71

12


đấu tranh địi những cải cách, coi đó là các bộ phận của toàn bộ - phụ thuộc vào
cuộc đấu tranh cách mạng cho tự do vì chủ nghĩa xã hội”1 và mục đích cuối cùng
của GCCN và nhân dân lao động “chỉ có thể thỏa mãn được bằng một cuộc cách
mạng chính trị thay thế chuyên chính của GCTS bằng CCVS”2.
Về mặt tư tưởng, “Chủ nghĩa kinh tế” ở Nga sùng bái tính tự phát của PTCN.
Họ cho rằng, phong trào tự phát ấy phát triển tất yếu sẽ tạo nên sự giác ngộ XHCN,
tạo nên hệ tư tưởng độc lập của GCCN, Đảng không nên là một lực lượng lãnh đạo
và can thiệp vào tính tự phát của PTCN mà phải chờ đợi phong trào đó phát triển.
Từ đó họ hạ thấp vai trị của chủ nghĩa Mác, tầm thường hóa chủ nghĩa Mác, phủ
nhận chủ nghĩa Mác trong việc xây dựng ý thức tự giác trong PTCN.
Lênin xác định rõ, hệ tư tưởng GCCN không thể tự phát sinh từ phong trào
tự phát của GCCN. Tính tự phát đó chỉ dẫn phong trào đến chỗ lệ thuộc, theo đuôi
GCTS, chỉ dẫn đến làm nô lệ cho hệ tư tưởng tư sản. Lênin viết: “công nhân trước
đây không thể có ý thức dân chủ xã hội được. Ý thức này chỉ có thể từ bên ngồi

đưa vào. Lịch sử tất cả các nước chứng thực rằng dù cho lực lượng của độc bản
thân mình thơi thì giai cấp cơng nhân chỉ có thể đi đến ý thức cơng liên chủ nghĩa,
tức là đi đến chỗ tin rằng phải đoàn kết lại thành hội liên hiệp, phải đấu tranh chống
bọn chủ, phải địi hỏi chính phủ ban hành những luật này hay luật khác cần thiết
cho công nhân”3. Người cho rằng, chủ nghĩa Mác một hệ thống lí luận cách mạng
khoa học đó là kết quả phát triển lịch sử tư tưởng của nhân loại, do những nhà khoa
học thuộc tầng lớp hữu sản, những trí thức cách mạng có điều kiện học tập, nghiên
cứu, phát triển khái quát nên, hệ thống lí luận này phản ánh mục tiêu, quan điểm,
lập trường của GCCN và PTCN. Chủ nghĩa Mác và PTCN có cùng nguồn gốc là
phương thức sản xuất TBCN, nhưng lại xuất phát từ những tiền đề khác nhau. Vì
vậy, nó xuất hiện hồn tồn độc lập với phong trào tự phát của công nhân, để PTCN
phát triển thành phong trào tự giác thì phải làm cho chủ nghĩa Mác được truyền bá
1
2
3

Sđd, tr 79
Sđd, tr 59
Sđd, tr 38

13


thâm nhập vào GCCN. Đồng thời, phải đưa chủ nghĩa Mác đi vào tất cả các giai
cấp trong dân cư, phải cử các đội ngũ trong đội quân của mình đi về tất cả các ngả.
Lênin chỉ ra rằng giữa hệ tư tưởng XHCN và hệ tư tưởng tư sản luôn diễn ra cuộc
đấu tranh gay gắt “vấn đề đặt là chỉ như thế này: hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư
tưởng XHCN. Khơng có hệ tư tưởng trung gian..., vì vậy, mọi sự coi nhẹ hệ tư
tưởng XHCN đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản”1
Về mặt tổ chức, Phái kinh tế cho rằng: không cần thiết phải có một Đảng tập

trung thống nhất, mà chủ trương duy trì Đảng ở các tiểu tổ, địa phương để tiến hành
đấu tranh chống bọn chủ và chính phủ với lối làm việc thủ công nghiệp. Vấn đề hết
sức trầm trọng nữa là: chúng hạ thấp và thu hẹp vai trị cơng tác tổ chức của Đảng
vào phạm vi chật hẹp. Chúng muốn biến Đảng trở thành một câu lạc bộ phù hợp
với đấu tranh nghị trường, chúng muốn xây dựng Đảng là một tổ chức theo kiểu
“đánh chống nghi tên”, đánh đồng chức năng cuả Đảng với chức năng của nghiệp
đoàn, lẫn lộn Đảng với giai cấp. Như vậy, thực chất là chúng ủng hộ quan điểm bè
phái chia rẽ trong Đảng.
Xuất phát từ mục đích chính trị cao cả của Đảng, Lênin cho rằng cuộc đấu
tranh chính trị của GCCN, của Đảng có quy mơ to lớn, tính chất phức tạp quyết liệt
hơn nhiều so với cuộc đấu tranh kinh tế mà phái “kinh tế” chủ trương. Lênin phân
biệt rõ Đảng với các tổ chức khác của GCCN: “tổ chức của cơng nhân trước hết
phải có tính nghề nghiệp; thứ hai phải càng rộng càng tốt, ..., trái lại tổ chức của
những người các mạng phải bao gồm trước hết và chủ yếu là những người lấy hoạt
động cách mạng làm nghề nghiệp, ..., tất nhiên tổ chức ấy khơng phải q rộng và
nó phải càng bí mật càng tốt”2.
Như vậy là rất rõ, Đảng phải bao gồm những cá nhân ưu tú, giác ngộ cao về
chủ nghĩa Mác tự động đứng vào hàng ngũ để đấu tranh cho mục tiêu lí tưởng và

1
2

Sđd, tr 50
Sđd, tr 143

14


hoạt động cách mạng chuyên nghiệp. Đảng phải là một tổ chức chọn lọc, có trình
độ tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, là đội tiền phong của GCCN.

Lênin chủ trương Đảng phải là một tổ tập trung thống nhất trong tồn Nga có
cơ quan lãnh đạo và tổ chức đồng bộ từ Trung ương tới cơ sở, được xây dựng và
hoạt động theo nguyên tắc thống nhất, thực hiện chế độ tập trung nghiêm ngặt.
Lênin đánh giá cao vai trị của tổ chức, Người nói rằng: “hãy cho tôi một tổ chức
nhữngngười cách mạng và chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga lên”1. Như vậy, trình
độ tổ chức chính là điều kiện để nâng cao sức mạnh của Đảng cách mạng của
GCCN.
Từ lập trường chính trị, quan điểm tư tưởng, nguyên tắc tổ chức như vậy, nên
sách lược đấu tranh của CNCH nói chung, Phái “kinh tế” nói riêng, đã nói lên tính
thiếu kiên định, thỏa hiệp, cải lương, chỉ tập vào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân
chủ, địi quyền lợi kinh tế trong khn khổ CNTB, từ bỏ con đường CMVS, để lật
đổ GCTS, thiết lập CCVS. Họ chỉ quan tâm đấu tranh với quy mô tiểu tổ, phường
hội, nghiệp đoàn mà bổ qua việc tập trung quy mơ thống nhất tồn diện. Nội dung
đấu tranh chống chế độ tư bản chỉ trên cơ sở những lợi ích hàng ngày, đến mục tiêu
trước mắt mà thơi, điều này được Lênin viết trong tác phẩm là: “tính tự phát của
những người công nhân bị cám dỗ bởi các lí lẽ cho rằng tăng thêm được dù là mỗi
Rúp, một Cơpếch cũng cịn thân thiết và q giá hơn bất cứ CNXH và chính trị nào
và cho rằng phải: đấu tranh vì họ hiểu rằng làm như thế khơng phải là cho những
thế hệ tương lai nào đó mà là cho bản thân họ và con cái họ”.
Tác phẩm “Làm gì?” của Lênin là một tác phẩm chuyên khảo về xây dựng
đảng và mang tính bút chiến sâu sắc để đấu tranh đánh bại những quan điểm của
“Chủ nghĩa kinh tế” ở Nga. Những luận điểm trong tác phẩm là bước phát triển lớn
trong học thuyết Mác về Đảng cộng sản, về cách mạng vô sản trong điều kiện
CNTB đã phát triển thành CNĐQ. Lênin đã xác lập cơ sở chính trị tư tưởng, tổ
chức cho sự ra đời của Đảng kiểu mới, đồng xác lập những tiêu chuẩn để phân biệt
1

Sđd, tr 162

15



giữa Đảng mác xít chân chính với các đảng dân chủ xã hội Tây Âu đang bị chủ
nghĩa cơ hội lũng loạn. “Làm gì?” là sự kề thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển
những tư tưởng của Mác và Ăngghen thành một Học thuyết hồn chỉnh về chính
Đảng cách mạng của GCCN, đặt cơ sở ra đời và hoạt động của Đảng mác xít ở Nga
và hàng loạt các nước sau này.
Nắm vững tư tưởng cơ bản của tác phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho
hoạt động của các Đảng cộng sản trước kia, cũng như hiện nay và về sau. Bất kỳ
một Đảng nào không tuân thủ xa rời những nguyên tắc, những quan điểm mà Lênin
đã nêu ra sẽ rơi vào chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Thực tiễn PTCS và CNQT thế kỷ XX
cho thấy, Đảng cộng sản Liên xơ một Đảng có bề dày lịch sử và truyền thống đấu
tranh, được Lênin sáng lập và rèn luyện, nhưng do Ban lãnh đạo Đảng phản bội lại
giai cấp, phản bội lại mục tiêu lí tưởng, từ bỏ những nguyên lí của chủ nghĩa Mác
-Lênin, thực hiện “đổi mới” một cách vô nguyên tắc, thỏa hiệp với kẻ thù giai cấp
bằng khẩu hiệu cải lương “ngôi nhà chung Châu Âu” nên đã dơi vào CNXL. Điều
đó đã làm Đảng cộng sản bị phân liệt trong một thời gian và đi đến hoàn toàn tan
dã.
Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là
người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta liên tục giành
được những thắng lợi vĩ đại. Suốt từ ngày Đảng ra đời đến nay, năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng đã được lịch sử khẳng định, là kết của q trình khơng
ngừng xây dựng Đảng về mọi mặt chính tặi, tư tưởng và tổ chức. Trung thành với
chủ nghĩa Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ
thể của cách mạng Việt Nam.
Trong lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam không xuất hiện chủ nghĩa cơ hội
xét lại với tư cách là một trào lưu chính trị tư tưởng, như với nhiều Đảng cộng sản
khác, đặc biệt là các Đảng cộng sản ở các nước Châu Âu là vì, ngay từ khi Đảng ra
đời các đảng viên của Đảng đã có sự thống nhất cao về mục tiêu là giải phóng dân
16



tộc, giải phóng nhân dân lao động; trong lúc CNCH Quốc tế về cơ bản bị đẩy lùi,
khơng cịn giữ vị trí thống trị, lũng đoạn trong PTCS, Quốc tế III đã được thành lập
và chỉ đạo PTCS Quốc tế một cách đúng đắn; Đảng ta ln có đường lối chính trị
đúng đắn, sáng tạo, có truyền thống đồn kết gắn bó, đội ngũ cán bộ Đảng viên có
phẩm chất chính tri trị tốt, phấn đấu hy sinh vì lí tưởng. Tuy nhiên, trong quá trình
đấu tranh gian khổ phức tạp kéo dài, ở vào những thời điểm bước ngoặt của lich sử,
trong nội bộ Đảng có xuất hiện những tư tưởng cơ hội, những biểu hiện của chủ
nghĩa cơ hội dưới nhiều màu sắc khác nhau, với những mức độ khác nhau.
Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền “điều trở ngại lớn nhất là nền
tảng tư tưởng trong Đảng cịn nhiều di tích tiểu tư sản, đầu cơ biệt phái”, “chưa
nhận thức rõ địa vị của vô sản giai cấp trong cách mạng và chức trách của Đảng”,
là ngun nhân của hiện tượng xóa nhịa gianh giới giai cấp, hợp tác vô nguyên tắc
với các phần tử phản động để chúng lợi dụng lôi kéo. Hội nghị Trung ương tháng
10 năm 1930 kết luận: “trong Đảng ta không có khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa xét
lại nhưng có những lệch lạc “hữu” và “tả” khuynh, phê phán những khuynh hướng
“tả”, hữu có tính chất tiểu tư sản và tính giai cấp của Đảng để làm cho phong trào
cách mạng đi đúng phương hướng và phát triển mạnh.”
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi cuộc chiến đấu vào thời điểm
quyết liệt, đã có một số người khiếp sợ sức mạnh tàn bạo của kẻ thù xâm lược,
trước những hi sinh gian khổ của cuộc kháng chiến, đã giao động về chính trị,
khơng kiên định đường lối đấu tranh giải phóng miền Nam, sợ tiến hành đấu tranh
vũ trang, có ảo tưởng về con đường thỏa hiệp, chung sống hịa bình, thi đua hịa
bình, ..., từ cơ hội về chính trị, một số người đi tới hoạt động bè phái, chống đối về
tổ chức. Ban lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì
đường lối chống Mỹ cứu nước, đấu tranh vạch trần đường lối cơ hội hữu khuynh,
tăng cường đoàn kết thống nhất tư tưởng và tổ chức trong Đảng, lãnh đạo dân tộc ta
hồn thành vẻ vang sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
17



Bước vào thời kì đổi mới, với vơ vàn khó khăn, phức tạp, có một số người hơ
hào đổi mới nhưng xa dời nguyên tắc, từ bỏ định hướng XHCN; phủ nhận vai trò
chủ đạo của kinh tế Nhà nước; đề cao vai trò điều tiết của kinh tế thị trường, nhưng
coi nhẹ chức năng quản lí của nhà nước XHCN, cổ vũ cho tư nhân hóa, tự do hóa
tư sản, tán dương CNXH dân chủ... Đồng thời, như một sự phản ứng lại, ở phía
khác xuất hiện những biểu hiện giáo điều, bám giữ những quan niệm về mô hình cũ
của CNXH, luyến tiếc cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, có định
kiến với nền kinh tế nhiều thành phần, dị ứng với cơ chế thị trường, coi nó đồng
nghĩa với đi theo con đường TBCN... Điều này Văn kiện Đại hội Đảng VI của
Đảng khẳng định: “Phải chống chủ nghĩa cơ hội dưới mọi hình thức”, “có thai độ
nghiêm khắc đối với những kẻ xu thời vụ lợi, xu nịnh ...”. Cương lĩnh xây dựng đất
nước thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội VII của Đảng, phần về
xây dựng Đảng đã nêu: “thường xuyên phê bình và tự phê bình, đấu tranh chống
chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái”, tại Đại hơi
VIII nêu rõ, trong Đảng có những người có khuynh hướng cơ hội và coi kiên quyết
chống các biểu hiện cơ hội như một việc làm cấp kíp, một giải pháp quan trọng để
gìn giữ đồn kết trong các tổ chức Đảng. Tiếp đến Đại hội IX khi nói về nhiệm vụ
cơng tác giáo dục tư tưởng - chính trị đã chỉ rõ cần “chống tư tưởng cơ hội, thực
dụng”.
Tư tưởng cơ hội với những quan điểm sai trái bộc lộ tương đối rõ nét chỉ có
ở một số rất ít người, nhưng tính chất của nó rất nguy hiểm . Nếu khơng đấu tranh
phê phán vạch trần, có thể sẽ lây lan và lừa gạt những người thiếu kiên định về
chính trị.
Đặc trưng cơ bản của tư tưởng cơ hội là sự dao động, ngả nghiêng về chính
trị, không kiên định trên những vấn đề nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, khi cách mạng
thuận lợi thì tỏ ra cấp tiến, khi cách mạng khó khăn thì hồi nghi, thiếu lịng tin,
18



thối lui và thỏa hiệp. Những người này ít bộc lộ quan điểm một cách rõ rằng, họ
che dấu bộ mặt thật, vừa tỏ ra ủng hộ đường lối của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, thổi phồng một phía trong đường lối hợp với quan điểm của họ, vừa dưới
danh nghĩa đổi mới tư duy, bổ sung, cụ thể hóa đường lối của Đảng , thêm “chi
tiết” này, “khía cạnh” nọ mà thực chất là sửa đổi cái cốt lõi của đường lối. Những
người có tư tưởng cơ hội thường mang trong mình chủ nghĩa cá nhân và được biểu
hiện trong đời sống hàng ngày, thông qua đạo đức, lối sống.
Tư tưởng cơ hội về chính trị và những biểu hiện cơ hội về đạo đức lối sống
có quan hệ gắn bó khăng khít với nhau tác động qua lại với nhau. Trong thực tiễn
những phần tử cơ hội về chính trị thường tha hóa về lối sống, họ ln tính tốn thực
dụng, tìm cách gần gũi cấp trên, lựa chiều ăn nói, luồn lách hối lộ... với động cơ cá
nhân là tìm cơ hội thăng quan tiến chức, giành lấy quyền lực, danh vọng và quyền
lợi cá nhân, họ là những con người sống không trung thực, xu thời vụ lợi, gây bè
kéo cánh, phá hoại sự đồn kết trong Đảng. Là những người khơng tơn trọng tổ
chức, coi thường tập thể, kiêu ngạo xa dời quần chúng, làm và báo cáo không trung
thực, thổi phồng thành tích, che dấu khuyết điểm. Khi khơng đạt được mục đích thì
họ bất mãn chống đối ... và ngược lại, những cán bộ đảng viên không chịu tu
dưỡng, rèn luyện, khép mình vào tổ chức, dẫn đến suy thối về đạo đức, xa đọa về
lối sống thì tất yếu lí tưởng trong họ bị phai nhạt, tình cảm cách mạng bị nguội
lạnh, mất niềm tin xa ngã về chính trị xa dời nguyên tắc, dễ dàng tiếp thu ảnh
hưởng tư sản, bị kẻ thù lôi kéo vào con đường phản bội lại Đảng, một biểu hiện
đáng lo ngại nữa tuy không thuộc vào hai dạng trên là hiện nay trong Đảng có một
bộ phận đảng viên trong sinh hoạt ngại đấu tranh, ngại phát biểu, họ chỉ chú tâm
hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn cá nhân mà không biết phát huy vai trị lãnh đạo,
phát huy tính tiền phong, gương mẫu, lơi kéo quần chúng giác ngộ chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

19



Xét về thực chất họ là người giác ngộ mục tiêu, lí tưởng chưa sâu sắc, nắm
và thực hiện các nguyên tắc của Đảng chưa nghiêm, thiếu bản lĩnh thụ động, ý chí
chiến đấu kém... Những biểu hiện của tư tưởng cơ hội chủ nghĩa lúc nào cũng có,
nó xuất hiện bởi nhiều yếu tố sâu xa và từng thời kỳ lịch sử, tùy từng trường hợp cụ
thể mà nổi lên yếu tố này hay yếu tố kia, đó là:
Tư tưởng cơ hội được nẩy sinh trong cuộc đấu tranh giai cấp gay go quyết
liệt. Ngay trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như công cuộc xây
dựng CNXH hiện nay. Từ những dao động về bản lĩnh chính trị, thiếu kiên định
mục tiêu lí tưởng của Đảng, dao động hoài nghi, xa dời nguyên tắc cả “tả” lẫn
“hữu” là con đường dẫn tới chủ nghĩa cơ hội.
Sự sụp đổ CNXH ở Đơng Âu và sự thối trào của PTCS Quốc tế có tác động
khơng nhỏ tới tư tưởng, tâm lí của bộ phận cán bộ, đảng viên. Họ khơng nhìn thấy
đó là sự sụp đổ củ mơ hình CNXH, từ đó họ hồi nghi về mục tiêu lí tưởng, mất
niềm tin vào sử tất thắng của CNXH, giao động về quan điểm lập trường.
Đảng ta là Đảng cầm quyền, các vị trí lãnh đạo trong Đảng, trong xã hội do
các đảng viên nắm giữ vị trí lãng đạo, nếu không thường xuyên tu dưỡng, người
đảng viên sẽ say mê quyền lực, giữ quyền lực bằng mọi giá, lợi dụng quyền lực
chính trị để làm giầu bất chính. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay,
đã xuất hiện việc chạy chỗ, chạy chức, chạy quyền, chạy lợi, chạy tội như báo cáo
của Bộ Chính trị tại Hội nghị TW6 (Lần 2) Khoá VIII.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch điên cuồng chống phá cách mạng
nước ta. Chúng không từ một thủ đoạn thâm độc nào để đạt được mục đích xóa bỏ
sự lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ CNXH ở nước ta. Chúng dùng chiến lược “diễn biến
hịa bình” với nhiều thủ đoạn trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực tư
tưởng lí luận, chúng xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
tuyên truyền cho các giá trị của CNTB.

20



Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, đường lối này đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt
trên lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, cùng với những mặt trái, nó càng làm cho giàu
nghèo trong xã hội tăng lên. Với nền kinh tế nhiều thành phần làm cho cơ cấu xã
hội, cơ cấu giai cấp khơng cịn thuần nhất như trước, trong xã hội xuất hiện tầng
lớp tư bản, ơng chủ ... Vì vậy, tư tưởng tư sản và một số tư tưởng phi vô sản khác
lại có đất để tồn tại, điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng tâm lí xã hội.
Từ những cơ sở trên, sự xuất hiện tư tưởng cơ hội dưới nhiều hình thức biểu
hiện khác nhau trong nội bộ Đảng sẽ không phải nhất thời ngẫu nhiên.
Để những tư tưởng cơ hội trong Đảng phát triển, dễ làm cho một số tổ chức
Đảng suy yếu cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho uy tín của Đảng bị giảm
sút, tính chất của Đảng bị đe dọa. Những người cơ hội, biểu hiện cơ hội chủ nghĩa
không cịn đủ tiêu chuẩn đảng viên về chính trị, đạo đức cần phải kiên quyết đưa ra
khỏi Đảng.
Vì vậy, chống mọi biểu hiện cơ hội là vấn đề đặt ra một cách cấp thiết hiện
nay. Cần phải vạch trần chủ nghĩa cơ hội, cũng như những biểu hiện sâu xa của chủ
nghĩa cơ hội, sự nguy hại của nó đối xã hội, với tổ chức đảng, với bộ máy Nhà
nước, để mọi người nhận diện, để tự rèn luyện và tránh xa, khi thấy xuất hiện thì
đấu tranh loai bỏ vì lợi ích của đất nước và sinh mệnh của Đảng; tiếp tục thực hiện
cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng thật chặt chẽ có chất lượng, tồn diện
trên tất cả những lĩnh vực theo đúng tinh thần Nghị quyết TW6 (lần 2) Khoa VIII;
các tổ chức đảng làm tốt cơng tác quản lí cán bộ, quản lí đảng viên trên tất cả các
lĩnh vực, trong các mỗi quan hệ, thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng cán bộ,
đảng viên. Thực hiện nghiêm quy chế cán bộ, đặc biệt trong việc bổ nhiệm cán bộ
chủ chốt, không để những kẻ cơ hội về chính trị, thối hóa về phẩm chất đạo đức,
những kẻ bất tài vào vị trí lãnh đạo; giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân kiên quyết
với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin,
21



tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng, quán triệt đường lối đổi mới, phát
huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, phát huy chủ nghĩa u nước,
lịng tự hào, ý chí tự lập tự cường của dân tộc. Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên
cứu lí luận, làm rõ hơn nữa tính khoa học con đường đi lên CNXH ở nước ta; chủ
động tấn cơng triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận lí luận tư tưởng,
làm thất bại chiến lược “diễn biến hịa bình”của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch trên lĩnh vực tư tưởng lí luận, đẩy lùi tư tưởng cơ hội.
Tóm lại, từ tác phẩm “Làm gì” và thực tiễn cho thấy: thường xuyên chăm lo
xây dựng chỉnh đống Đảng làm cho Đảng vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ
chức là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

22



×