Tải bản đầy đủ (.pdf) (500 trang)

Sự phát triển của các lý thuyết tổ chức hiện đại và sự vận dụng vào công tác tổ chức xây dựng đảng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 500 trang )



HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH







BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2011

Mã số: B11 - 18







Tên đề tài:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÝ THUYẾT TỔ CHỨC
HIỆN ĐẠI VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO CÔNG TÁC TỔ
CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY







Cơ quan chủ trì: Học viện Xây dựng Đảng
Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Nguyễn Văn Giang
Thư ký đề tài: ThS Phạm Tất Thắng

9121



Hà Nội – 2011


LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU


Họ và tên Đơn vị công tác
1. CN Nguyễn Thị Bạch Học viện Xây dựng Đảng
2. CN Nguyễn Thanh Bình Học viện Xây dựng Đảng
3. CN Bùi Thu Chang Học viện Xây dựng Đảng
4. CN Nguyễn Phương Chi Học viện Xây dựng Đảng
5. PGS, TS Nguyễn Văn Giang Học viện Xây dựng Đảng
6. ThS Nguyễn Đức Nhuận Học viện Xây dựng Đảng
7. PGS, TS Đỗ Ngọc Ninh Học viện Xây dựng Đảng
8. TS Đặng Đình Phú Học viện Xây dựng Đảng
9. ThS Phạm Tất Thắng Học viện Xây dựng Đảng
10. CN Hà Thị Bích Thủy Học viện Xây dựng Đảng
11. PGS, TS Ngô Huy Tiếp Học viện Xây dựng Đảng
12. CN Lê Hoàng Trang Học viện Xây dựng Đảng
13. CN Đào Anh Tuấn Học viện Xây dựng Đảng
14. TS Lâm Quốc Tuấn Học viện Xây dựng Đảng



MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ LÝ
THUYẾT TỔ CHỨC HIỆN ĐẠI
13
1.1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC
13
1.2.
LÝ THUYẾT TỔ CHỨC - KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM
21
Chương 2.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ TỔNG QUAN CÁC LÝ
THUYẾT TỔ CHỨC HIỆN ĐẠI
24
2.1.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÝ THUYẾT TỔ
CHỨC HIỆN ĐẠI
24
2.2.
TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT TỔ CHỨC HIỆN ĐẠI
27
2.3.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC ĐƯỢC CÁC LÝ THUYẾT TỔ
CHỨC HIỆN ĐẠI QUAN TÂM


94
Chương 3.
CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA
123
3.1.
CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG ĐẢNG - KHÁI NIỆM,
VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ

123
3.2.
KHÁI QUÁT THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐANG ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY
DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY

128
Chương 4. VẬN DỤNG CÁC LÝ THUYẾT TỔ CHỨC HIỆN
ĐẠI VÀO CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG
ĐẢNG HIỆN NAY
153
4.1.
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TỔ CHỨC TRONG XÂY
DỰNG TỔ CHỨC, BỘ MÁY CỦA ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ
153
4.2.
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TỔ CHỨC TRONG XÂY
DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC
168

4.3.
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TỔ CHỨC TRONG XÂY
DỰNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN

169

4.4.
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TỔ CHỨC TRONG XÂY
DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

172
4.5.
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TỔ CHỨC TRONG XÂY
DỰNG PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

180
KẾT LUẬN 187
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 189


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức là hình thức liên kết cụ thể giữa con người với con người để
thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Tập
hợp người trong tổ chức không phải là một tập hợp hỗn độn mà là một tập
hợp có trật tự, theo những nguyên tắ
c nhất định, có cơ cấu tổ chức, có sự bố
trí, sắp xếp, phân công, phối hợp. Chính sự phân công, phối hợp ấy tạo nên
sức mạnh đặc biệt của tổ chức, như V.I.Lê-nin đã chỉ rõ: “Tổ chức làm cho

sức mạnh tăng thêm gấp mười lần”
1
.
Cách thức tổ chức tốt sẽ đặt mỗi cá nhân thành viên vào đúng chỗ dành
cho mình, làm cho mỗi cá nhân phát huy tối đa khả năng đã bộc lộ, khơi dậy
những khả năng còn tiềm ẩn. Không những thế, cách thức tổ chức tốt còn gắn
kết các cá nhân trong sự hợp tác chặt chẽ, khai thác triệt để năng lực đồng
sáng tạo của các thành viên trong cùng một nhóm, một tổ chức và trong toàn
th
ể cộng đồng. V.I.Lê-nin là người sớm nhận ra sức mạnh to lớn của tổ chức
và vai trò quan trọng của công tác tổ chức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Người chỉ rõ: “Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, giai cấp vô sản
không có vũ khí nào khác ngoài tổ chức”
2
. Từ thực tiễn của Đảng sau khi đã
giành được chính quyền, V.I.Lênin cho rằng: “Lĩnh vực trọng yếu nhất và khó
khăn nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ tổ chức”
3
. Người
tha thiết mong muốn có những nghiên cứu khoa học về tổ chức và quản lý.
Người chủ trương: “Mở ngay một cuộc thi soạn hai cuốn sách giáo khoa, hoặc
nhiều hơn nữa, viết về tổ chức công tác nói chung, và đặc biệt là về công tác
quản lý”
4
.
Trên bình diện nhân loại, các tác phẩm ở thế kỉ XVI của triết gia người
Ý Niccolò Machiavelli đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu tổ chức sau này.
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVIII mới có các lý luận về tổ chức đánh dấu sự
ra đời của môn khoa học tổ chức. Các lý thuyết tổ chức hiện đại được phát
triển mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XX, đặc biệ

t sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.


1
V.I.Lê-nin, Toàn tập, t.24, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.47
2
V.I.Lê-nin, Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962, t.5, tr.7.
3
V.I.Lê-nin, Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962, t.5, tr.7.
4
V.I.Lê-nin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t45, tr.449.

2
Lý thuyết tổ chức là một hệ thống các quy tắc nghiên cứu cấu trúc và thiết kế
tổ chức. Lý thuyết tổ chức mô tả cách thức thiết kế tổ chức như thế nào và
đưa ra những phương hướng xây dựng các hệ thống quy tắc nhằm nâng cao
hiệu quả tổ chức. Đến nay, các lý thuyết tổ chức hiện đại đã phát triển qua 3
giai đoạn:
Lý thuy
ết tổ chức “cổ điển”: Thịnh hành vào khoảng những năm 10
đến 30 của thế kỷ XX. Nó chú trọng phân tích cơ cấu của tổ chức và các
nguyên tắc chung của quản lý tổ chức. Nội dung nghiên cứu chủ yếu đề cập
đến các mục tiêu, sự phân công, sự nhịp nhàng, hệ thống quyền lực, trách
nhiệm, hiệu suất tổ chức, mức độ phân cấp quản lý t
ập quyền và phân quyền
của tổ chức.
Lý thuyết tổ chức khoa học hành vi: Vào thập niên 30 của thế kỷ XX đã
ra đời luận thuyết tổ chức lấy quan hệ giữa người và người làm trọng điểm
nghiên cứu. Về sau, luận thuyết đó từng bước phát triển thành lý thuyết tổ
chức khoa học hành vi. Lý thuyết này tập trung nghiên cứu hoạt động của con

ng
ười và tổ chức, khích lệ nghệ thuật lãnh đạo giữa người và tổ chức.
Lý thuyết tổ chức quản lý hệ thống: Đây là loại lý luận dùng quan điểm
hệ thống để phân tích tổ chức. Nó coi tổ chức là một hệ thống, xem xét sự
sống còn và phát triển của tổ chức trong tác động qua lại của hệ thống và
hoàn cảnh (môi trường).
Thậ
p kỉ 60 và 70 của thế kỉ XX, môn khoa học tổ chức chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi khoa Tâm lý xã hội và sự nhấn mạnh về nghiên cứu định lượng
trong các trường đại học Mỹ. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỉ XX, các
kiến giải về tác động của yếu tố văn hóa trong các tổ chức và đối với quá trình
thay đổi trở thành bộ ph
ận quan trọng của việc nghiên cứu tổ chức.
Việc hình thành và phát triển lý luận tổ chức là thành quả của quá trình
nghiên cứu, nhận thức tổ chức và hoạt động của nó, khiến cho con người có
thể tự giác ứng dụng lý luận này để quản lý tổ chức một cách hữu hiệu. Các lý
thuyết tổ chức hiện đại đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển các lĩnh
v
ực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học trong thế giới hiện đại.
Ở nước ta, công tác tổ chức xây dựng Đảng là một bộ phận của công
tác xây dựng Đảng, bao gồm các mặt chủ yếu như: xây dựng tổ chức, bộ máy

3
của Đảng và hệ thống chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây
dựng phương thức lãnh đạo của Đảng; chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, chất lượng, hiệu
quả công tác tổ chức xây dựng Đảng không chỉ có vai trò quyết định đến chất
lượng tổ ch
ức đảng mà còn ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tổ chức bộ
máy Nhà nước và tất cả các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, công tác tổ chức xây dựng
Đảng đã có nhiều đổi mới trên các mặt công tác: xây dựng tổ chức, bộ máy
của Đảng và hệ thống chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây
dựng phương thức lãnh đạo của Đảng; chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của Đảng. Ðảng đã quan tâm xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ
chức. Từng bước sắp xếp tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan Ðảng, Nhà nước,
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân; điều chỉnh, bổ sung và quy định cụ thể
hợp lý hơn ch
ức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động và lề lối làm việc
của mỗi tổ chức.
Nội dung, phương pháp, cách làm của công tác cán bộ có đổi mới, tiến
bộ; dân chủ, công khai trong công tác cán bộ được mở rộng. Công tác đảng
viên được quan tâm chỉ đạo và đạt được một số kết quả. Phương thức lãnh
đạo của Ðảng từng bước được đổi mới, phát huy tố
t hơn vai trò của các cơ
quan Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, khắc phục dần khuynh
hướng Ðảng bao biện làm thay, cũng như buông lỏng, xem nhẹ vai trò lãnh
đạo của Ðảng. Việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt một số kết quả nhất
định. Những tiến bộ và kết quả của công tác tổ chức xây dựng Đảng đã góp
phần quan trọng tạo nên các thành tự
u to lớn của công cuộc đổi mới hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật nêu trên, công tác tổ chức
xây dựng Đảng cũng còn bộc lộ không ít bất cập, yếu kém. Công tác tổ chức
trên một số mặt còn yếu; chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tổ chức, hoạt
động của Ðảng. Chậm xây dựng, hoàn thiện tổ chức và cơ chế giám sát trong
Ð
ảng và trong hệ thống chính trị, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của
Ðảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên. Còn thiếu những quy chế cụ thể bảo
đảm phát huy dân chủ, thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ.


4
Nhìn chung, việc xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức chưa đạt yêu
cầu tinh gọn, hiệu quả. Tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, cơ quan nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội vẫn còn nhiều nhược
điểm, chưa đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ mới. Cơ cấu tổ chức của các cơ
quan ở
các cấp vẫn còn có sự chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ;
thẩm quyền, trách nhiệm của cá nhân và tổ chức chưa thật rõ ràng; tình trạng
quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi; kỷ cương, kỷ luật chưa
nghiêm. Một số loại hình tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan hành chính, sự nghiệp còn
lúng túng về tổ
chức và phương thức hoạt động.
Nhiều khuyết điểm, yếu kém trong công tác cán bộ chậm được khắc
phục, nhất là việc quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, thực hành dân chủ và chế độ trách nhiệm trong công tác.
Chậm đổi mới cơ chế, phương pháp và quy trình đánh giá, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, từ chức đối v
ới cán bộ. Chưa kiên quyết và thiếu những quy chế có
hiệu lực để sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ, thay thế kịp thời những cán bộ
yếu kém về phẩm chất và năng lực, để công việc trì trệ. Chưa có chính sách
đủ hiệu lực khơi dậy tài năng và thu hút nhân tài vào các lĩnh vực quan trọng.
Chậm khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín, hẫng hụt cán b
ộ ở các địa
phương, ngành.
Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng còn chậm và lúng túng.
Chậm nghiên cứu và ban hành những quy định cụ thể về phương thức Ðảng
lãnh đạo Nhà nước; chậm xây dựng các cơ chế phối hợp giữa các tổ chức
trong hệ thống chính trị. Chưa thực sự coi trọng đổi mới phong cách, lề lối
làm việc, thực hiệ

n nói đi đôi với làm; tình trạng nói nhiều làm ít, né tránh,
đùn đẩy trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều nơi.
Những yếu kém, bất cập trong công tác tổ chức xây dựng Đảng đã làm
hạn chế những thành tựu đổi mới. Những yếu kém, bất cập đó có nhiều
nguyên nhân, trong đó có phần do công tác tổ chức nói chung, công tác tổ
chức xây dựng Đảng ở nước ta nói riêng là còn theo nếp cũ, thiếu những
nghiên cứ
u khoa học về tổ chức, cán bộ và vận dụng các thành tựu của khoa
học tổ chức trên thế giới vào đổi mới công tác tổ chức. Kết luận số 37-

5
KL/TW ngày 2-2-2009 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến
năm 2020 chủ trương: “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng tổ
chức và con người làm công tác tổ chức, cán bộ. Xây dựng chương trình, kế
hoạch và lộ trình thực hiện việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứ
u khoa học về tổ
chức và cán bộ phù hợp với đặc điểm của nước ta trong tình hình mới”.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, việc nghiên cứu đề tài khoa học: “Các
lý thuyết tổ chức hiện đại và việc vận dụng vào công tác tổ chức xây dựng
Đảng ở nước ta hiện nay”, nhằm khảo sát những lý thuyết tổ chức hiện đại
trên thế giới, từ đó tìm những gi
ải pháp để cá biệt hoá ở Việt Nam cho phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể là một nhu cầu bức thiết của công tác tổ
chức nói chung và công tác tổ chức xây dựng Đảng nói riêng, do đó là hướng
nghiên cứu có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, việc nghiên cứu khoa học tổ chức,
nghiên cứ
u nội dung, những mặt ưu điểm cũng như hạn chế của các lý thuyết

tổ chức hiện đại để vận dụng vào công tác tổ chức của hệ thống chính trị nước
ta đã được quan tâm ở những mức độ khác nhau. Tuy chưa nhiều nhưng đã có
một số công trình khoa học của các nhà hoạt động thực tiễn và nghiên cứu lý
luận đề cập
đến vấn đề này.
Về công tác tổ chức xây dựng Đảng, do đây là một lĩnh vực quan trọng,
rộng lớn nên đã có khá nhiều nghiên cứu, nhất là từ khi đổi mới đến nay, đã
có nhiều đề tài khoa học, nhiều công trình nghiên cứu độc lập của các nhà
hoạt động thực tiễn và lý luận xây dựng Đảng. Sau đây là các công trình tiêu
biểu ở cả hai phương diện nghiên cứu về khoa học t
ổ chức và công tác tổ
chức xây dựng Đảng
2.1. Ở trong nước
* Đề tài khoa học
- Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Chương
trình khoa học xã hội cấp Nhà nước, mã số KX05 (1998) do GS. Nguyễn Đức
Bình làm chủ nhiệm. Đề tài đó đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của
Đảng Cộng sản cầm quyền, đề xuất quan điể
m, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn

6
Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời
kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
- Những luận cứ khoa học về tổ chức bộ máy của Đảng trong hệ thống
chính trị để đảm bảo vai trò lãnh đạo (2000), mã số KX 05-08 và đề tài “Kiện
toàn tổ chức bộ máy của Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đo
ạn mới”
(2006) do PGS, TS Nguyễn Hữu Tri làm chủ nhiệm. Hai đề tài trên đi sâu
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức bộ máy của Đảng cộng
sản, đặc biệt là hệ thống luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và của Đảng ta về vị trí, vai trò của Đảng cộng sản trong hệ thống
chính trị XHCN. Các đề tài này đ
ã khẳng định vai trò quan trọng và sự cần
thiết phải xây dựng hệ thống luận cứ khoa học làm căn cứ cho việc tổ chức và
kiện toàn bộ máy của Đảng. Các đề tài bước đầu đã đưa ra được những quan
điểm, giải pháp mang tính định hướng cho việc tổ chức bộ máy của Đảng
nhằm đáp ứng với những yêu cầu xây dựng, chỉnh đố
n Đảng trong thời kỳ
mới.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ
lãnh đạo quản lý trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đề tài
độc lập cấp Nhà nước ĐTĐL (2002)- 07, do PGS, TS Trần Đình Hoan làm
chủ nhiệm. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển
cán bộ lãnh đạo quản lý- ba mặt quan trọng củ
a công tác cán bộ.
- Đề tài KX 10.03: Đổi mới quan hệ giữa Đảng, bộ máy nhà nước và
các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam do GS, TS
Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ giữa
Đảng, bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính
trị ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, đề xuất phương hướng, giả
i pháp đổi mới
quan hệ giữa Đảng, bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong
hệ thống chính trị hiện nay.
- Đề tài KX 10-02: Các quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống
chính trị ở nước ta giai đoạn 2005 - 2020 do PGS, TS Trần Đình Hoan làm
chủ nhiệm, nghiệm thu 2006. Kết quả nghiên cứu đã bước đầu phân tích và
đánh giá sự tương quan giữa cải cách kinh tế, phát triển nề
n kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam; xác


7
định hệ thống các quan điểm, nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị; đề xuất
các giải pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị.
- Đề tài KX 10-05: Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện CNH, HĐH đất nước và chủ động
hội nhập kinh tế qu
ốc tế do GS, TS Phạm Ngọc Quang làm chủ nhiệm. Nội
dung đề tài tập trung vào hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các
tác giả nhấn mạnh về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm đổi m
ới sự lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước trong điều kiện, tình hình mới.
- Đề tài KX 10-10: Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính
trị ở một số nước trên thế giới do PGS, TS Tô Huy Rứa làm chủ nhiệm, có đề
tài nhánh KX 10-10-09 do PGS, TS Vũ Hoàng Công làm chủ nhiệm, đi sâu
nghiên cứu về kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các đảng cầm quyền trên
thế gi
ới. Đây là những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt trong việc
xây dựng mô hình tổ chức bộ máy của Đảng ta trong điều kiện đổi mới.
- Đề tài KX.03.08: Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân do GS, TS Phạm Ngọc Quang làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm
2007. Đề tài
đã góp phần phát triển lý luận về phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước, làm rõ hơn những vấn đề có tính nguyên tắc trong phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với ba loại cơ quan quyền lực quan trọng nhất của
Nhà nước: Quốc hội, Chính phủ, Viện Kiểm sát và Toà án nhân dân tối cao.
- Đề tài: Xây dựng bộ máy tổ chức Đảng trong điều kiện mớ
i (2000) và

đề tài “Về hệ thống tổ chức đảng uỷ Khối cấp Trung ương và tỉnh, thành uỷ
trong cả nước” (2003) do Tô Xuân Đại làm chủ nhiệm; Đề tài: “Căn cứ lý
luận và thực tiễn để xác lập mối quan hệ của hệ thống tổ chức Đảng theo
ngành và lãnh thổ địa phương” do Hoàng Việt Phương làm chủ nhiệm đã đi
sâu nghiên cứu những vấ
n đề lý luận và thực tiễn xây dựng bộ máy tổ chức
Đảng trong điều kiện mới; hệ thống tổ chức đảng uỷ Khối cấp Trung ương và
tỉnh, thành uỷ trong cả nước; xác lập mối quan hệ của hệ thống tổ chức đảng
theo ngành và lãnh thổ địa phương.

8
* Sách
- Lê Duẩn (1973), Mấy vấn đề cán bộ và tổ chức trong cách mạng xã
hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội. Từ thực tiễn các mạng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, tác giả đã bàn về bản chất, vai trò của công tác tổ chức, đưa ra khái
niệm về tổ chức mang tính triết học.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ
cán bộ quản lý kinh
doanh trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, do PGS, TS Nguyễn Trọng Bảo
chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. Sách giới thiệu những kết quả nghiên
cứu của đề tài cấp Nhà nước KHXH 03-09. Nội dung chính bàn về cơ sở lý
luận, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng, kiến nghị xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh trong thời k

CNH, HĐH đất nước.
- Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý: Khoa học tổ chức và
quản lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999.
Đây là sách chuyên khảo có tính hệ thống đầu tiên ở nước ta bàn về khoa học
tổ chức và quản lý
- Ban Tổ chức Trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Lý luận và nghiệp vụ công tác t
ổ chức, Hà Nội, 1999, 3 tập. Trong tập
bài giảng này có một số bài giảng giới thiệu khá hệ thống về khoa học tổ
chức.
- Lê Quang Thưởng (2001), Một số vấn đề xây dựng Đảng về tổ chức
trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả trình bày
những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn một số vấn đề xây dựng Đả
ng
về tổ chức trong giai đoạn hiện nay.
- PGS, TS Nguyễn Phú Trọng, PGS, TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ
biên): Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2001. Sách đã trình bày hệ thống những vấn đề lý luận, khảo cứu kinh
nghiệm cha ông, kinh nghiệm nước ngoài, kinh nghiệm Đảng ta về công tác
cán bộ; đánh giá toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, từ đó
đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ trong thời kỳ mới.

9
- TS. Nguyễn Thanh Khôi, TS. Phan Thăng: Quản trị học, Nxb Thống
kê, Hà Nội, 2001. Giáo trình có chương giới thiệu khái lược về vấn đề tổ chức
trong quản trị.
- Luật sư Võ Thành Vị (2002), Tổ chức và hoạt động của các cơ quan
công quyền Việt Nam (1945 - 2002), Nxb TP Hồ Chí Minh. Cuốn sách đã
khảo sát, tổng kết lịch sử công tác xây dựng bộ máy Nhà nước ta qua các giai
đoạn từ 1945 đến 2002. Tác giả
giới thiệu về tổ chức và hoạt động của cơ
quan Nhà nước, các nguyên tắc hoạt động, vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan Nhà nước trong bộ máy Nhà nước.
- Ban Tổ chức Trung ương (2002), Truyền thống 72 năm ngành tổ chức

xây dựng Đảng (1930-2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn
sách này được xây dựng trên cơ sở tổng hợp những sự
kiện và tư liệu có ý
nghĩa quan trọng; bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích trong
công tác xây dựng Đảng về tổ chức của Đảng hơn 70 năm qua kể từ khi thành
lập Đảng đến nay.
- Ngô Đức Tính: Xây dựng Đảng về tổ chức, Nxb CTQG, Hà Nội,
2003. Các tác giả đã đề cập đến việc vận dụng khoa học tổ chức vào các mặt
công tác tổ chức xây d
ựng Đảng
- PGS, TS Nguyễn Hữu Tri và TS Nguyễn Thị Phương Hồng: Một số
vấn đề đổi mới tổ chức bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2004. Nội dung sách là kết quả nghiên cứu của đề tài KX05-08. Các tác
giả đã trình bày những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về tổ chức bộ máy của đảng cầm quyền, kh
ảo cứu quá trình hình
thành phát triển tổ chức bộ máy của Đảng, đề xuất phương hướng và giải
pháp đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng trong thời kỳ mới
- PGS, TS Nguyễn Bá Dương - PGS, TS Nguyễn Sinh Cúc - TS Đức
Uy: Những vấn đề cơ bản của khoa học tổ chức, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004.
Các tác giả đi sâu phân tích các yếu tố của tổ chức với tư cách m
ột khoa học
như đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của khoa học tổ chức,
vai trò quyết định của con người trong tổ chức, các thành tố cơ bản của tổ
chức, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức, mô hình thiết kế tổ

10
chức và vấn đề xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức như là
một nghề mang tính chuyên môn hoá.
- TS Thang Văn Phúc - PGS, TS Nguyễn Đăng Thành: Một số lý thuyết

và kinh nghiệm tổ chức Nhà nước trên thế giới, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005.
Các tác giả đi sâu khảo cứu các lý thuyết và kinh nghiệm tổ chức Nhà nước
trên thế giới, từ đó có tham chiếu vào Nhà nước XHCN.
- Ngô Trung Việt: Tổ chứ
c, quản lý trong thời đại công nghệ thông tin
và tri thức, Nxb Bưu điện, Hà Nội, 2005. Từ những thành tựu công nghệ
thông tin, tác giả đã đưa ra quan điểm phát triển lĩnh vực tổ chức, quản lý ở
nước ta hiện nay.
- PGS, TS Lê Minh Thông (Chủ biên) (2007), Cơ sở lý luận về tổ chức
và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam,
Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách này cung cấp một số vấn đề
lý luận và thực tiễn của hệ thống chính trị của nước ta, qua đó đề xuất một số
vấn đề về kiện toàn hệ thống chính trị nước ta.
- GS, TS Lê Hữu Nghĩa, GS, TS Hoàng Chí Bảo, PGS, TS. Bùi Đình
Bôn (đồng chủ biên) (2009), Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị
ở Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Các tác giả tập trung phân tích những điểm trọng yếu,
những nguyên tắc hàng đầu và những nội dung cốt lõi của việc đổi mới quan
hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay.
Từ đó đề xuất giải pháp đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã h
ội.
* Báo, tạp chí
- Phương pháp thiết kế bộ máy quản lý, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số
3 (139), tháng 6 năm 1998. Bài báo đã bàn về phương pháp thiết kế bộ máy
quản lý trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
- Đổi mới cơ bản, sâu sắc tổ chức bộ máy hành chính địa phương nước
ta, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 1 (273), 1996.

- Khoa học Xây dựng Đảng- mấy suy nghĩ và ki
ến nghị: Trần Đình
Huỳnh, Tạp chí Xây dựng Đảng, 5-1992.
2.2. Ở nước ngoài:

11
- P.M.Kecgientxep (2000), Những nguyên lý của công tác tổ chức, Nxb
Thanh niên, Hà Nội. Là một nhà khoa học Xôviết nổi tiếng, tác giả viết công
trình này ngay sau Cách mạng tháng Mười Nga. Trong công trình này tác giả
trình bày hệ thống các vấn đề của khoa học tổ chức, đưa ra khái niệm tổ chức
và các nguyên lý của công tác tổ chức rất có giá trị lý luận và thực tiễn tổ
chức xây dựng đất nước Xôviết.
- Gunter Buschges: Nhập môn xã hội học tổ
chức, Nxb Thế giới, Hà
Nội, 1996. Dưới góc độ xã hội học, tác giả đã trình bày khá hệ thống các vấn
đề cơ bản trong lĩnh vực tổ chức và khoa học tổ chức.
- Gareth Morgan: Cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ, Nxb Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội, 1994. Từ kinh nghiệm thực tiễn và sự nghiên cứu công
phu, tác giả đã đưa ra những quan điểm phong phú về bản ch
ất, cơ cấu, quy
luật vận động của tổ chức.
- Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich: Những vấn đề cốt
yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1992. Mặc dù bàn về quản
lý nhưng tác giả đã có những lý giả sâu sắc về kỹ thuật tổ chức trong quản lý.
- Robert Kreitner – Angelo Kinicki: Hành vi tổ chức (tài liệu dịch, lưu
hành nội bộ), Học việ
n Xây dựng Đảng, 2007. Đây là một giáo trình chuyên
ngành tổ chức của một đại học Mỹ nên bàn rất hệ thống về lý thuyết và thực
tiễn môn hành vi tổ chức, một khoa học đang rất thịnh hành ở Mỹ.
- Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần: Khoa học lãnh đạo hiện đại,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Sách bàn về khoa học lãnh đạo, trong
đó trình bày những quan điểm sâu sắc v
ề tổ chức của tác giả.
Nhìn chung, các công trình khoa học nêu trên đã đề cập, nghiên cứu về
lý thuyết tổ chức, công tác tổ chức xây dựng Đảng ở nhiều góc độ, phạm vi
khác nhau theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của mình và có nhiều đóng
góp có giá trị đối với lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một
công trình nào đi sâu nghiên cứu hệ thống về “Sự phát triển củ
a các lý thuyết
tổ chức hiện đại và sự vận dụng vào công tác tổ chức xây dựng Đảng hiện
nay”.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu

12
Nghiên cứu hệ thống nội dung, ưu điểm và hạn chế của các lý thuyết tổ
chức hiện đại, trên cơ sở đó đề xuất những vận dụng cụ thể vào công tác tổ
chức xây dựng Đảng nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
này hiện nay.
Nhiệm vụ
Từ mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
Thứ nhất, làm rõ các khái niệ
m cơ bản về tổ chức, lý thuyết tổ chức,
công tác tổ chức xây dựng Đảng.
Thứ hai, nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển, nội dung, ưu điểm và
hạn chế của các lý thuyết tổ chức hiện đại và những vấn đề mới khác cần
tham chiếu từ các lý thuyết tổ chức hiện đại.
Thứ ba, khái quát được thành tựu, hạn chế và những vấ
n đề đang đặt ra
trong công tác tổ chức xây dựng Đảng hiện nay dưới góc độ khoa học tổ chức.

Thứ tư, đề xuất những vận dụng cụ thể các lý thuyết tổ chức hiện đại
vào công tác tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
4. Quá trình triển khai nghiên cứu đề tài

* Về tổ chức
- Lập ban chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Nguyễn Văn Giang là chủ nhiệm
đề tài, TS Phạm Tất Thắng làm thư ký khoa học, CN Bùi Thu Chang làm thư
ký hành chính.
* Về triển khai nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống 19 chuyên đề nghiên cứu và triển khai ký kết hợp
đồng nghiên cứu với từng cộng tác viên
- Tổ chức khảo sát thực tế và toạ đàm khoa học: Ngoài việc yêu cầu các
cộng tác viên tiến hành kh
ảo sát thực tế sát với yêu cầu chuyên đề đã hợp
đồng, Ban chủ nhiệm đề tài đã tổ chức một cuộc khảo sát và tọa đàm tại
Thành uỷ Hà Nội vào cuối tháng 7 năm 2011.




13
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ
LÝ THUYẾT TỔ CHỨC HIỆN ĐẠI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC
1.1.1. Khái niệm tổ chức
Từ thuở sơ khai, để sinh tồn, con người tập hợp nhau lại một cách có
trật tự, có sự phân công, phối hợp với nhau. Các hình thức tổ chức xã hội và
hoạt động tổ chức của loài người xuất hiện.
Xã hội là một cộng đồng người có

tính tổ chức. Ngày nay, xã hội loài người bao gồm vô vàn các hình thức tổ
chức. Cách thức tổ chức xã hội tốt sẽ đặt mỗi cá nhân vào đúng chỗ dành cho
mình, làm cho mỗi cá nhân phát huy tối đa khả năng đã bộc lộ, khơi dậy
những khả năng còn tiềm ẩn.
Tuy nhiên, tổ chức là gì lại vấn đề phức tạp. Mỗi
khoa học có cách tiếp cận riêng về tổ chức, nên đến nay có nhiều định nghĩa
khác nhau về tổ chức.
Dưới góc độ triết học: “Tổ chức, nói rộng, là cơ cấu tồn tại của sự vật.
Sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu
tố thuộ
c nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật”
5
.
Định nghĩa này có ý nghĩa triết học, bao quát cả các tổ chức trong tự nhiên và
xã hội, chỉ ra quy luật tồn tại của thế giới.
T ừ góc nhìn về sự hình thành các tổ chức xã hội người ta lại thấy tổ
chức là một công cụ để thực hiện mục tiêu của con người.
Thường là người ta
ít khi quan tâm đến tổ chức là gì và tại sao lại có tổ chức. Có lẽ ít khi có người
trong chúng ta tự hỏi tại sao lại có một cơ quan hay có một bệnh viện; tại sao
lại có công ty và một tổ chức hoạt động như thế. Chúng thường biết đến tổ
chức khi mà chúng ta thấy tổ chức đang “làm khó” chúng ta bằng một cách
nào đó. Ví dụ như là chúng ta buộc phải chờ
2 tiếng đồng hồ để được khám
bệnh trong bệnh viện hay phải xếp hàng đến lượt khi đi công chứng ở cơ quan
chính quyền. Khi chuyện đó xảy ra thì chúng ta mới nghĩ đến là tại sao bệnh
viện không có nhiều bác sĩ hơn để bệnh nhân đỡ phải chờ đợi hay chính


5

Lê Duẩn, Mấy vấn đề về cán bộ và về tổ chức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội,
1973, tr.28.

14
quyền không bố trí thêm công chức để dân đỡ khỏi phải xếp hàng. Đó là vì tổ
chức.
Hầu hết mọi người đều không thấy tổ chức là gì, vì đó là một thứ vô
hình. Chúng ta chỉ đề cập đến nó khi chúng ta muốn tạo nên hay chính xác
hơn thành lập nên một tổ chức.
Thường thì một tổ chức tạo ra thường để phục vụ cho một nhu cầu hay
một mong mu
ốn nào đó của con người. IBM, Microsoft được thành lập ra là
để tăng cường sự phát triển về công nghệ thông tin; Wal-mart xuất hiện là vì
mong muốn trao đổi hàng hóa thật nhiều của con người.
Đôi khi một người hay một số người họ nghĩ rằng họ có đủ khả năng và
kĩ thuật để tạo ra một tổ chức mà sẽ sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Chính
vì v
ậy mà một tổ chức được thành lập ra như Yahoo! hay các xưởng thiết kế,
một số người có nhiều tiền không biết làm cái gì thì góp tiền vào lập ra một
khu resort … Đó cũng là các tổ chức
Như vậy, tổ chức là một công cụ được sử dụng bởi con người để kết
hợp các hành động lại tạo ra một giá trị, hay đúng hơn là đạt được mục tiêu
của t
ổ chức. Đơn giản nhất là như một số người có chung một quê hương
mong muốn thường xuyên gặp gỡ nhau có thể thành lập một hội đồng hương,
nhưng người thích giải trí và muốn tạo ra dịch vụ giải trí thì thành lập nên
công ty giải trí như Walt Disney
Kéc-gien-txép, nhà tổ chức học mác-xít nổi tiếng chỉ ra ý nghĩa hai mặt
của từ tổ chức: ““Tổ chức” nghĩa là liên hiệp nhi
ều người lại để thực hiên một

công tác nhất định. Chúng ta cũng có thể gọi bản thân hình thức liên hiệp đó
là một “tổ chức””
6
.
Thực tế trong đời sống, có sự phân biệt ý nghĩa hai mặt của từ “tổ
chức”:
- Thứ nhất, tổ chức là một hoạt động - hoạt động liên hiệp nhiều người
lại để thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu nhất định.
- Thứ hai, tổ chức là một tập hợp người có trật tự để thực hiệ
n một
nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Mỗi gia đình, mỗi
trường học, mỗi doanh nghiệp, mỗi đơn vị quân đội là một tổ chức.


6
P.M.Kecgientxep (2000), Những nguyên lý của công tác tổ chức, Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr.10.

15
Tập hợp người trong tổ chức không phải là một tập hợp hỗn độn mà là
một tập hợp có trật tự, có sự bố trí, sắp xếp, phân công, phối hợp. Chính sự
phân công phối hợp ấy tạo nên sức mạnh đặc biệt của tổ chức. Khi đã thành tổ
chức, tổ chức có khả năng nhân sức mạnh của mỗi cá nhân lên gấp bội. Mỗ
i
cá nhân riêng lẻ, dù có trí tuệ và sức khỏe siêu việt đến mấy, nhưng nếu đứng
ngoài tổ chức, xem thường tổ chức thì sức mạnh của họ cũng không đáng kể
gì; nhưng ngược lại, một người tuy bình thường, biết đứng trong tổ chức, gắn
mình với tổ chức, phục tùng tổ chức, sức mạnh của họ sẽ được nâng lên khôn
lường. V.I.Lê-nin đã chỉ
rõ: “Tổ chức làm cho sức mạnh tăng thêm gấp mười
lần”

7
.
Ngày nay, cuộc sống hàng ngày của chúng ta phụ thuộc vào hoạt động
của nhiều loại tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Mặt khác, các tổ
chức là môi trường quan trọng không thể thiếu để cá nhân, xã hội phát triển.
1.1.2. Các yếu tố chủ yếu cấu thành tổ chức
Tổ chức xã hội của loài người là rất phức tạp. Mỗi loại hình tổ chức
khác nhau có tính chất, chứ
c năng, nhiệm vụ khác nhau, hoạt động theo
phương thức và vận hành trong không gian, thời gian khác nhau. Tuy nhiên,
nếu loại trừ ra những đặc trưng riêng biệt của các tổ chức, chỉ giữ lại những
thuộc tính chung mà bất cứ loại hình tổ chức nào cũng có, chúng ta sẽ có
được những yếu tố tạo nên cấu trúc của tổ chức. Những yếu tố đó cũng là
những khái niệm cơ b
ản của khoa học tổ chức.
* Mục tiêu của tổ chức
Đây là thành tố (hằng số) đầu tiên có tính chất nền tảng của tổ chức.
Khi thành lập bất cứ một tổ chức nào đều phải trả lời thật rõ ràng: lập nó ra để
làm gì? Câu trả lời càng đầy đủ bao nhiêu càng có cơ sở để tuyển chọn sử
dụng con người. Nhân sức mạnh con người chính xác, hi
ệu quả bấy nhiêu.
Hơn nữa, mục tiêu của tổ chức không chỉ được xác định có tính trước mắt
(gần) mà còn cả cho lâu dài (xa). Việc xác định mục tiêu của tổ chức có các ý
nghĩa như sau:
- Là cơ sở để đi đến sự thống nhất về quan điểm, thái độ, quy chế lợi
ích và một số giá trị chung khác của tổ chức.


7
V.I.Lê-nin: Toàn tập, t.24, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.47


16
- Là cơ sở để tập hợp, phối hợp hành động của mọi người với nhau một
cách chặt chẽ, giúp đỡ nhau trong công việc và trong cuộc sống.
- Là cơ sở để xây dựng bầu tâm lý tích cực, giải quyết những vấn đề
cạnh tranh quyền lực, lợi ích xung đột, tiến tới sự đồng thuận trong tổ chức.
- Là cơ sở để kiểm tra, tác động,
điều chỉnh nhận thức, thái độ hành vi
của các cá nhân trong tổ chức.
Nhìn chung, các tổ chức ít khi mang trong mình một mục tiêu tách biệt,
tự thân. Mỗi tổ chức đều hướng tới một chức năng xã hội nhất định. Không có
mục tiêu, mọi tổ chức đều không có lý do tồn tại, nhưng có những loại hình tổ
chức, việc chỉ ra mục tiêu của nó không đơn giản song vẫn phải xác định m
ục
tiêu chung.
* Con người:
Con người là nhân tố cơ bản nhất, năng động nhất của tổ chức. Tổ chức
mạnh thì từng thành viên của tổ chức đó được giáo dục, bồi dưỡng, phát huy
hết khả năng của mình và tạo ra sức mạnh của tổ chức. Ngược lại, từng người
mạnh làm cho tổ chức mạnh. Chính con người – thành viên tổ chức sẽ
quyết
định chất lượng, xu hướng phát triển của tổ chức. Các thành viên trong cơ cấu
tổ chức phải là những người có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ của tổ chức.
* Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức là cách bố trí, sắp xếp các bộ phận cấu thành tổ chức
nhằm thực hiện chứ
c năng, nhiệm vụ của tổ chức. Đó chính là kết cấu bên
trong cùng với quan hệ của các bộ phận trong tổ chức. Cơ cấu tổ chức định rõ
các bộ phận cấu thành tổ chức, vị trí và cơ chế phối hợp, vận hành của các bộ

phận đó. Cơ cấu tổ chức do nội dung hoạt động của tổ chức quy định.
V.I.Lênin khẳng
định: “Cơ cấu của bất cứ một cơ quan nào cũng do nội dung
hoạt động của cơ quan đó quyết định một cách tự nhiên và tất nhiên”
8
.
* Cơ chế hoạt động:
Cơ chế hoạt động của tổ chức có thể được hiểu là chế độ hoạt động của
các bộ phận trong cơ cấu tổ chức. Chế độ này là những nguyên tắc, những
quy định bắt buộc tất cả các bộ phận, các yếu tố của tổ chức phải phục tùng.


8
V.I.Lê-nin, Toàn tập, t6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1975, tr.127.

17
Chế độ hoạt động của tổ chức càng rõ ràng, chặt chẽ bao nhiêu, thì tổ chức
hoạt động càng có ít sai sót bấy nhiêu, bộ máy tổ chức không ngừng trưởng
thành và phát triển. Ngược lại, chế độ hoạt động không rõ ràng, không hợp lý
thì tổ chức sẽ chồng chéo, ách tách, kém hiệu quả, khó quy kết trách nhiệm
cho những người phải chịu trách nhiệm.
* Thời gian:
Bất kỳ tổ chức nào cũng t
ồn tại và phát triển trong một khoảng thời
gian xác định. Yếu tố thời gian tự nó xác định tính ổn định tương đối của tổ
chức. Ví dụ, mỗi tổ chức xã hội, tuy rất khác nhau nhưng đều có thời gian tồn
tại xác định như: thời gian thành lập, thời gian tồn tại, hoạt động, kết thúc.
Yếu tố thời gian cùng với không gian tồn tại phát triển, tạo thành không - thờ
i
gian bao chứa tất cả các loại tổ chức xã hội, tất cả các điều kiện kinh tế, văn

hóa xã hội trong đó tổ chức vận động phát triển. Nhờ có yếu tố không - thời
gian mà người ta xác định được quy mô, tính chất phát triển của tổ chức, cũng
như quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức đối với xã hội. Mặt khác, nhờ
có yế
u tố không - thời gian mà người ta xác định được tính tương thích hay
không tương thích của một tổ chức xã hội nào đó với các điều kiện kinh tế -
xã hội mà tổ chức đó lệ thuộc vào.
Liên quan đến yếu tố thời gian có khái niệm “vòng đời của tổ chức”.
Tất cả các tổ chức, cũng như con người, đều trải qua các giai đoạn hình thành,
phát triển và cuối cùng là diệt vong. Hằ
ng ngày, vẫn có hàng loạt tổ chức mới
ra đời, nhưng bên cạnh đó cũng có hàng trăm tổ chức phải đóng cửa và không
bao giờ hoạt động trở lại. Vòng đời là khái niệm biểu thị sự phát triển của tổ
chức có tính tự nhiên qua một loạt các quá trình phát triển theo trình tự thời
gian. Khái niệm vòng đời của tổ chức giúp mô tả được các giai đoạn mà mỗi
tổ chứ
c đều phải trải qua có tính chu kỳ, và cho phép có thể dự đoán được các
quá trình chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của tổ chức. Việc
xem xét các tổ chức trong khái niệm vòng đời đã loại trừ xu hướng xem các tổ
chức như các thực thể tĩnh, và khẳng định các tổ chức luôn tự tiến triển dần và
theo thời gian chúng nhất định thay đổi. Để tổ chức t
ồn tại và phát triển, phải
biết điều khiển tổ chức tự đổi mới và tái sinh đúng lúc.
* Điều kiện vật chất:

18
Các điều kiện vật chất được xem là một yếu tố cấu thành tổ chức. Điều
kiện vật chất theo nghĩa rộng bao gồm: các phương tiện vật chất, kỹ thuật,
điều kiện kinh tế, điều kiện chính trị và các điều kiện khác Theo nghĩa hẹp,
điều kiện vật chất bao gồm: tài chính, phương tiện, công cụ, thiế

t bị kỹ thuật,
văn phòng, trụ sở làm việc Điều kiện vật chất không phải là yếu tố quyết
định sự trưởng thành và phát triển của tổ chức, nhưng là yếu tố không thể
thiếu để tổ chức hoạt động có hiệu quả.
1.1.3. Các quy luật của tổ chức
a. Quy luật mục tiêu rõ ràng
Tổ chức là hình thức, phương pháp do con người đặt ra nh
ằm thực hiện
mục tiêu của mình. Bất kỳ một tổ chức nào cũng phải có mục tiêu, nhiệm vụ
xác định, và đó chính lý do ra đời, tồn tại của tổ chức, là yếu tố liên kết các
thành viên của tổ chức. Mục tiêu khác nhau thì có tổ chức khác nhau. Từ mục
tiêu mới hình thành tổ chức phù hợp để thực hiện có hiệu quả nhất mục tiêu
đó. Mục tiêu càng rõ ràng thì việc thiế
t kế tổ chức và vận hành tổ chức càng
thuận lợi và sẽ đạt hiệu quả cao.
b. Quy luật hệ thống
Hệ thống là một chuỗi các bộ phận liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, được
sắp xếp theo một tổng thể thống nhất. Các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế,
con người, thực vật, máy móc đều được coi là một hệ thống. Nh
ững hệ thống
này chịu trách nhiệm đầu vào, chuyển đổi, thiết lập đầu ra. Mỗi hệ thống cần
có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và có sự thống
nhất để đảm bảo rằng hệ thống không bị tách ra thành các đơn vị riêng rẽ, biệt
lập. Đặc điểm đáng chú ý của hệ thống là mối quan hệ
tương tác giữa các bộ
phận trong cùng một hệ thống. Tính độc lập và thống nhất là đặc trưng của hệ
thống.
Hệ thống là đặc tính bản chất của tổ chức. Nói đến tổ chức là nói đến hệ
thống của tổ chức. Tổ chức chính là một hệ thống bao gồm các phần tử liên
kết với nhau trong những mối quan hệ nhất đị

nh với những tính chất nhất
định. Sức mạnh của tổ chức bắt nguồn từ tính hệ thống của nó, tuỳ thuộc vào
sự liên kết giữa các yếu tố của tổ chức trật tự hay hỗn loạn, điều khiển hay
không điều khiển được. Khi tìm hiểu một tổ chức, trước hết tìm hiểu ở tính hệ

19
thống của nó, và xây dựng một tổ chức cũng phải bắt đầu từ thiết kế hệ thống
cấu trúc của nó, xây dựng nó thành hệ thống và lại đặt nó vào trong hệ thống
lớn hơn bao trùm lên nó.
Quy luật hệ thống không chỉ cho thấy cấu trúc của tổ chức mà còn cho
ta cách quản lý, điều khiển tổ chức hay hệ thống tổ chức nữa. Quá trình đi
ều
khiển tổ chức là quá trình tác động lên hệ thống tổ chức để hoạt động thực
hiện mục tiêu thiết kế của tổ chức. Muốn tác động có hiệu quả lên quá trình
vận động của hệ thống tổ chức cần phải nghiên cứu cấu trúc bên trong của hệ
thống. Cấu trúc bên trong của hệ thống tổ chức gồm: tập hợp các trạng thái,
c
ơ chế chuyển đổi các trạng thái.
Khi xem xét hệ thống tổ chức và sự vận hành hệ thống, người ta thường
quan tâm đến tính điều khiển được của hệ thống. Tính điều khiển được của hệ
thống phụ thuộc vào mối quan hệ thông suốt trong nội bộ tổ chức, nội bộ hệ
thống và thông suốt với các tổ chức khác trong hệ th
ống lớn hơn và nhỏ hơn.
Thông tin được chuyển động thông suốt trong hệ thống là điều kiện đảm bảo
tính điều khiển được của hệ thống tổ chức.
Trong hệ thống tổ chức cần quy định rõ quyền hạn trách nhiệm và mối
quan hệ của các tổ chức cùng cấp và các cấp trong hệ thống. Hệ thống tổ chức
thường b
ắt đầu bằng các tổ chức cơ sở. Dù nhỏ thì tổ chức cơ sở cũng mang
đầy đủ tính chất của một tổ chức. Các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội có số

lượng tuỳ thuộc chức năng, nhiệm vụ và sự bố trí của cơ quan nhưng cũng
phải nằm trong khả năng điều khiển được. Để điề
u khiển tổ chức khi đã vượt
quá khả năng quản lý thì phải phân cấp và thành lập bộ phận trung gian.
Trong hệ thống, nếu do nhu cầu phát triển mà các cấp bậc trong tổ chức
thay đổi thì cần phải qui định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, quyền
hạn, trách nhiệm quyền hạn của cán bộ lãnh đạo và quản lý từng cấp.
Các tổ chức cùng cấ
p tạo nên hệ thống ngang. Các tổ chức trong hệ
thống ngang cần có chức năng nhiệm vụ rõ ràng thì mới không trùng lắp, gây
lãng phí và làm giảm sức mạnh tổ chức. Có trường hợp trong tổ chức để giải
quyết mâu thuẫn cá nhân, cấp trên đã tách tổ chức thành 2 đơn vị và như vậy
hệ thống ngang có sự trùng lắp chức năng nhiệm vụ. Đó là nguồn gốc của

20
mâu thuẫn làm ảnh hưởng tới tính hệ thống của tổ chức và có nguy cơ làm
suy yếu, thậm chí tan rã tổ chức.
Hệ thống ngang, cơ bản là hệ thống đồng cấp, ngoài việc quy định rõ
chức năng nhiệm vụ của các tổ chức đồng cấp thì cần quy định quan hệ giữa
các tổ chức đồng cấp với nhau để phát huy sức mạnh tổng thể
của tổ chức.
c. Quy luật cấu trúc đồng nhất và đặc thù của tổ chức
Tổ chức là một hệ thống do những phần tử của tổ chức hợp thành và có
mối liên kết nhất định. Nó là hệ thống của các tổ chức hợp thành và lại là bộ
phận của một hệ thống lớn hơn. Qui luật cấu trúc đồng nhất và đặ
c thù của tổ
chức đòi hỏi các tổ chức hợp thành phải có cấu trúc đồng nhất trong khi vẫn
duy trì tính đặc thù của chúng.
d. Quy luật vận động không ngừng và vận động theo quy trình của tổ
chức

Vận động là điều kiện tồn tại, phát triển của tổ chức. Vận động của hệ
thống tổ chức không chỉ liên tục mà còn vận động từ nh
ững tổ chức hợp thành
đến toàn bộ hệ thống. Tổ chức được thiết kế để hoàn thành các mục tiêu nhất
định. Quá trình thực hiện mục tiêu chính là quá trình vận động của tổ chức.
Sự vận động của tổ chức xã hội là sự vận động có qui trình, có sự điều
khiển. Thông thường quy trình vận hành tổ chức được quy định cụ thể trong
điều lệ
của tổ chức. Một tổ chức muốn vận động hợp lý phải xác định rõ sản
phẩm của tổ chức, phải ra quyết định đúng, phải xây dựng được điều lệ, và từ
chức năng, nhiệm vụ mà cụ thể hoá thành các qui chế hoạt động, thực hiện
hoạt động theo qui chế.
Vận động không ngừng nhưng bộ máy tổ ch
ức không phải động cơ
vĩnh cửu mà nó cũng cần năng lượng để hoạt động. Nguồn năng lượng ấy
chính là quyết định của cơ quan quản lý. Tất nhiên mỗi cấp, mỗi loại hình
thức tổ chức có các mục tiêu khác nhau, có cơ chế vận hành khác nhau, nguồn
năng lượng cung cấp cho chúng cũng khác nhau.
đ. Quy luật tự điều chỉnh của tổ chức
Quá trình th
ực hiện mục tiêu là quá trình tổ chức vận động trong môi
trường luôn luôn thay đổi, bởi vậy đó cũng là quá trình tổ chức phải tự thay
đổi để thích nghi với sự biến đổi của môi trường nhằm đạt mục tiêu một cách

21
hiệu quả nhất. Tổ chức vững mạnh phải biết tự điều chỉnh linh hoạt để đạt
được sự phù hợp, cân bằng với môi trường.
Để tạo điều kiện cho tổ chức tự điều chỉnh, ngay từ khi thiết kế đã phải
tạo hành lang cho tổ chức có thể tự điều chỉnh trong quá trình thực hiện mụ
c

tiêu. Những cơ chế quản lý, chế độ, chính sách tạo ra điều kiện và cho phép tổ
chức tự điều chỉnh.
Để tổ chức tự điều chỉnh được, cần một số điều kiện tối thiểu sau:
- Trình độ tổ chức của hệ thống điều khiển đảm bảo thu thập và xử lý
tốt thông tin để đi
ều chỉnh quyết định.
- Người lãnh đạo phải có trình độ nắm vững những vấn đề nguyên tắc,
nhạy bén với những thay đổi về cơ chế, chính sách để điều chỉnh hoạt động
của tổ chức phù hợp với điều kiện mới.
- Bộ máy quản lý giúp việc người đứng đầu xử lý tốt thông tin, giúp
người đứng đầu kịp th
ời ra các quyết định điều chỉnh tổ chức.
- Tổ chức vững mạnh, liên kết các thành phần chặt chẽ nhưng linh hoạt,
mềm dẻo, bảo đảm khả năng huy động nội lực của tổ chức để tự điều chỉnh,
thích nghi và phát triển.
e. Qui luật về tính ổn định và bền vững tương đối của tổ chức
Tổ ch
ức nào cũng có quá trình ra đời, phát triển và tiêu vong, tuy nhiên,
tổ chức khi đã ra đời thường hướng tới sự ổn định và phát triển bền vững.
Tính ổn định và phát triển là yêu cầu tất yếu để tổ chức thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ của nó. Một tổ chức mà không ổn định và phát triển thì không thể
tồn tại và hoạt động có hiệu quả. Mặt khác, sau khi tổ chức đ
ã hình thành và
hoạt động ổn định thì luôn xuất hiện tính ỳ, xu hướng bảo thủ, bền vững,
không dễ thay đổi.
1.2. LÝ THUYẾT TỔ CHỨC - KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM
1.2.1. Khái niệm, vai trò của lý thuyết tổ chức
Con người không ngừng nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức của mình và
dần dần xây dựng thành lý thuyết (hay luận thuyết, học thuyết) về tổ chức. Lý
thuyết tổ chức là một hệ thống các quy tắc nghiên cứu cấu trúc và thiết kế tổ

chức; mô tả cách thức thiết kế tổ chức như thế nào và đưa ra những phương
hướng xây dựng các hệ thống quy tắc nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức.

×