Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Kỷ nguyên khoảnh khắc số pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.65 KB, 10 trang )

Kỷ nguyên khoảnh khắc số
Cách nhìn khác biệt nhất của nhiếp ảnh năm 2010 được đánh dấu bởi hai thành
tựu của công nghệ: Chụp ảnh số ISO cao, nhiễu hạt thấp và xử lý ảnh HDR.
Công nghệ chụp ảnh ISO cao, nhiễu hạt thấp và quá trình xử lý ảnh để mở rộng
dải tương phản (hay còn gọi là kỹ thuật HDR- High Dynamic Range) kết hợp lại để
tạo nên những khoảnh khắc số độc đáo có một không hai. Không chỉ quá trình chụp
ảnh được biến đổi mà trong nhiều trường hợp, kết quả cuối cùng cũng hoàn toàn khác
biệt. Công nghệ số tiên tiến đang tách rời nhiếp ảnh số ra khỏi ảnh hưởng của nhiếp
ảnh phim theo nghĩa có đủ khả năng tạo nên những bức ảnh với cách nhìn hoàn toàn
mới. Đây chính là bước đột phá mà nhiếp ảnh số đã vượt qua từ di sản sự nghiệp của
máy phim.
Khởi thủy của "khoảnh khắc quyết định"


Một ảnh trong bộ "Mát-xcơ-va không ngủ" của nhiếp ảnh gia Gerd Ludwig.
Sự thay đổi thiết bị thường dẫn tới sự thay đổi về cách nhìn. Bức ảnh chân dung
thời kỳ đầu đòi hỏi đối tượng phải ngồi yên không cử động trong vòng vài phút, dần
dần độ nhạy phim được cải thiện, cho phép người chụp ảnh có thể chụp ở tốc độ nhanh
hơn mà vẫn bắt kịp chuyển động. Cái gọi là "khoảnh khắc quyết định" ra đời kể từ
cuốn sách cùng tên (nguyên bản tiếng Pháp là "Images à la sauvette" của nhiếp ảnh gia
danh tiếng người Pháp Henri Cartier-Bresson). Trong đó, ông đã mô tả theo nghĩa bất
kỳ thứ gì trên thế giới cũng đều có một khoảnh khắc quyết định của nó, và nhiếp ảnh
gia phải bằng trực giác để nhận biết khảnh khắc này để bấm máy. Đó chính là khoảnh
khắc sáng tạo của người chụp ảnh. Một khi khoảnh khắc qua đi, nó sẽ không bao giờ
trở lại nữa.
Tuy nhiên, cái gọi là "khoảnh khắc quyết định" sẽ không xuất hiện nếu như
công nghệ không làm cho máy ảnh trở nên cơ động và đa năng hơn. Vì thế, việc nhiếp
ảnh gia "bắt" được một khoảnh khắc quyết định còn là do sự kết hợp của máy ảnh với
độ nhạy phim cùng với tốc độ cửa trập.
Nhiếp ảnh gia tư liệu chuyên chụp đời sống hàng ngày, đồng thời là phóng viên
ảnh danh tiếng của tạp chí


National Geographic, Gerd Ludwig, cho biết, "xét về mặt
lịch sử mà nói, tiến bộ công nghệ luôn dẫn tới những cách thức nhìn nhận mới. Chẳng
hạn, nhiếp ảnh báo chí với cách nhìn nhận mới chỉ bắt đầu nổi lên sau khi sáng chế
máy ảnh phim 35 mm ra đời, và việc bắt được những khoảnh khắc quyết định đã trở
thành một chủ đề quan trọng cho các nhiếp ảnh gia".
ISO cao, nhiễu hạt thấp
Chỉ sử dụng một chút ánh sáng đèn phụ trợ, Ludwig đã tạo nên một
hình ảnh rất sâu. Người xem có thể cảm nhận hoàn toàn không khí của toàn
bộ khung cảnh của một hộp đêm với đầy đủ ánh sáng, màu sắc, hình ảnh và
cả không khí sôi động.
Không lâu trước đây, cuộc cách mạng về chụp ảnh ISO cao có nghĩa nhiếp ảnh
gia có thể chụp ảnh với ISO lên tới 1.600 mà không lo quá nhiễu đến nỗi ảnh không
dùng được. Nhưng các máy ảnh gần đây nhất đã có thể đẩy ISO lên cao tới hàng trăm
nghìn. Mặc dù đây chưa phải là trường hợp thông dụng, nhưng những con số tưởng
chừng không tưởng này hiện đã bắt đầu tham dự cuộc chơi. Mức ISO từ 6.400 trở lên
hiện đang trở thành một mức thông thường được coi là có thể cho chất lượng ảnh dùng
được.
Canon đã có những phiên bản máy ảnh với dải ISO lên tới 12.800 (EOS-1D
Mark IV). Giám đốc kỹ thuật của hãng, Chuck Westfall, cho biết việc cải thiện chất
lượng ảnh ở mức ISO cao là sự kết hợp của nhiều công nghệ riêng lẻ, như cải tiến thiết
kế cảm biến CMOS với các lớp thấu kính bắt sáng lớn và đặt gần nhau, bề mặt cảm
biến được đặt sát với thấu kính bắt sáng hơn…; và công nghệ vi xử lý cải tiến chíp xử
lý DIGIC 4 với tốc độ nhanh hơn… Tất cả tạo nên quá trình chuyển đổi ánh sáng
thành các tín hiệu điện trong cảm biến với khả năng quản lý nhiễu hạt càng ngày càng
hiệu quả.
Một ví dụ khác về tầm quan trọng của ISO ngày nay thậm chí còn hơn cả độ
phân giải, là phiên bản đầu bảng Nikon D3S. Dù chỉ được trang bị cảm biến độ phân
giải 12,1 triệu điểm ảnh nhưng ISO của phiên bản này được đẩy tới con số đầy ấn
tượng, 102.400. Giám đốc kỹ thuật Nikon, Lindsay Silverman, cho biết, hãng đã rất
cân nhắc trong việc lựa chọn cải thiện chất lượng hình ảnh thay vì kích cỡ ảnh.

Vị này khẳng định, khi phiên bản D3S được giới thiệu, thay vì làm một máy
ảnh có độ phân giải cao, các kỹ sư của Nikon đã giữ nguyên độ phân giải và kích cỡ
điểm ảnh, lựa chọn giải pháp cải tiến bản thân đặc tính của cảm biến. Vì thế, D3S sử
dụng một thế hệ cảm biến được thiết kế mới hơn hẳn so với đời trước D3 nhằm giảm
thiếu tới mức thấp nhất nhiễu hạt gây ra bởi các tín hiệu khi khuyếch đại. Giải pháp
này đã mang lại một chất lượng hình ảnh đầy ấn tượng cho phiên bản này, kể cả khi
được chụp ở ISO lên đến 12.800.
Cách nhìn mới cho phóng viên ảnh
Chỉ sử dụng một chút ánh sáng đèn phụ trợ, Ludwig đã tạo nên một
hình ảnh rất sâu. Người xem có thể cảm nhận hoàn toàn không khí của toàn
bộ khung cảnh của một hộp đêm với đầy đủ ánh sáng, màu sắc, hình ảnh và
cả không khí sôi động.
Cải tiến kích cỡ cảm biến, điểm ảnh và cấu trúc trên DSLR đã tạo ra những bức
ảnh có nhiễu hạt thấp hơn nhiều ở những mức ISO cao chưa từng có trước đây. Ảnh
hưởng rõ rệt nhất có thể nhận thấy là trong thể loại ảnh tư liệu báo chí. Tập ảnh "Mát-
xcơva không ngủ" của nhiếp ảnh gia Gerd Ludwig trên tạp chí
National Geographic
được chụp hoàn toàn nhờ sự tiến bộ của độ nhạy ISO
. Ludwig cho biết ở thời đại
phim, các bức ảnh này sẽ không thể nào thực hiện được.

×