Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

THU THUAT SUA LOI TIENG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.77 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THỦ THUẬT SỬA LỖI</b>


Khi chữa câu trả lời cho bài tập hoặc một hoạt động giáo viên thường có thói quen dựa vào một cách làm
truyền thống, đó là giáo viên đứng trước lớp, hỏi học sinh xem các câu trả lời của các em là gì và nói cho
các em biết câu trả lời đó đúng hay sai. Tuy nhiên, với lớp học mà trong đó học sinh là trung tâm, giai
đoạn quan trọng này cần được tổ chức sao cho hấp dẫn, có tính tương tác và giúp các em học được nhiều
hơn. · Tại sao giáo viên cần chữa bài · Chữa bài trong bài kiểm tra · Tổ chức hoạt động chữa bài sao cho
hấp dẫn · Tổ chức hoạt động chữa bài tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh · Tổ chức hoạt động
chữa bài giúp các em học được nhiều hơn · Kết luận Tại sao chúng ta cần chữa bài Chúng ta dành thời
gian chữa câu trả lời khi học sinh đã làm xong một bài tập ở lớp hoặc ở nhà bởi học sinh cần:


 Chắc chắn là những điều các em nghĩ/hiểu là đúng, trước khi tiếp tục học và tiếp thu kiến thức


toàn diện


 Được tiếp xúc nhiều lần với ngơn ngữ để q trình tiếp thu dễ dàng hơn.


 Được khuyến khích nghĩ xem tại sao câu trả lời đó đúng, hoặc làm cách nào các em tìm ra câu trả


lời đó.


 Ghi lại các câu trả lời để tiện cho việc ôn tập sau này


 Có sự trợ giúp của giáo viên với các trình độ khác nhau. Với học sinh khá hơn, chữa bài giúp các


em củng cố những điều các em đã biết, và với học sinh yếu hơn, chữa bài là cơ hội để các em học
từ đáp án.


 Có cảm giác thoả mãn thơng qua việc thảo luận và chia sẻ về những điều các em đã làm.


<b>Là giáo viên chúng ta cần </b>



 Giám sát việc học của học sinh để xem có cần luyện tập thêm hay giải thích thêm cho các em hay


khơng


 Sử dụng câu trả lời để tóm tắt và mở rộng bài học trên cơ sở những gì đã dạy cho các em


<b>Chữa bài trong bài kiểm tra Khi chữa bài trong các bài kiểm tra thường giáo viên trả bài kiểm tra cho </b>
các học sinh đang háo hức trong tâm trạng chờ kết quả. Tuy nhiên khi cầm trong tay tờ bài thi, học sinh
thường chỉ tập trung vào điểm số hơn là việc tại sao mình làm sai câu nào. Tơi nhận thấy rằng tâm trạng
của học sinh trước khi trả bài có thể được khai thác theo mục đích học tập. Và đây là cách tôi đã làm:


 Bài học đầu tiên sau buổi kiểm tra, tôi hỏi học sinh các em nghĩ gì về bài kiểm tra. Các em nhớ rất


rõ những câu hỏi nào là khó trong bài kiểm tra đó.


 Tơi chia học sinh thành nhóm ba và giải thích đây là cơ hội để các em cùng nhìn lại các câu hỏi


trong bài kiểm tra.


 Sau khi cùng nhau làm lại một phần bài kiểm tra, tôi đưa các nhóm đáp án để các em kiểm tra.


Động cơ hiểu câu trả lời tại thời điểm này là rất lớn vì thứ nhất các em đã dành ra 20 phút để thảo
luận câu trả lời, và các em cũng đang nghĩ đến câu trả lời mình đã viết khi làm bài kiểm tra.


 Cho đến khi học sinh nhận lại bài kiểm tra đã được chấm của mình thì sự tập trung của học sinh


đã khơng cịn chỉ là xem mình được bao nhiêu điểm nữa. Học sinh có cơ hội để làm và hiểu được
lỗi sai của mình và các em sẽ khơng bao giờ quên nữa! Quá trình chữa bài diễn ra lơi cuốn, có tính
tương tác và giúp ích cho học sinh, và đây là cách tôi thường xuyên sử dụng.



<b>Tổ chức hoạt động chữa bài sao cho hấp dẫn Với tất cả các hoạt động, nếu quá trình chữa bài địi hỏi </b>
các em phải ‘tư duy’ một chút (có nghĩa là không chỉ ngồi chờ giáo viên đưa ra đáp án đúng), thì các em
sẽ nhớ được tốt hơn, và việc tiếp thụ ngôn ngữ diễn ra dễ dàng hơn. Thường thì điều này được hiểu là học
sinh cùng làm để từ từ tìm ra câu trả lời. Đây là một số cách giáo viên có thể làm:


 <b>Viết đáp án lên bảng, nhưng không theo thứ tự. Học sinh phải tìm ra xem đáp án nào ứng với </b>


câu hỏi nào trong bài kiểm tra. Cách này không áp dụng được với tất cả loại câu hỏi, chẳng hạn
câu hỏi đa lựa chọn.


 <b>Học sinh lắng nghe băng catset/đọc lời thoại bài nghe. Học sinh chọn ra câu trả lời từ bài khoá. </b>


Giúp học sinh xây dựng động cơ cho việc chữa bài bằng cách yêu cầu học sinh đưa ra các câu trả
lời của mình (nhưng khơng nói với các em câu trả lời đó đúng hay sai) trước khi bật từng câu trả
lời trong băng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

huống học sinh muốn tìm ra câu trả lời thành cơ hội để các em luyện nói/nghe. Việc này củng cố khơng
khí học tập theo nhóm và là cơ hội để học sinh học lẫn nhau. Đây là một số cách giáo viên có thể làm:


 <b>Học sinh có các câu trả lời trong tay dưới dạng thông tin khuyết thiếu. Ví dụ: Đáp án nằm </b>


trên hai trang giấy, với “Partner A” có đáp án cho các câu hỏi 1,3,5 và “Partner B” có đáp án
cho câu hỏi 2,4,6. Học sinh kiểm tra câu trả lời của mình với phần đáp án có trong tay, sau đó
thơng tin cho bạn biết đáp án những câu bạn chưa có.


 <b>Các (nhóm) học sinh khác nhau phụ trách chữa các câu hỏi khác nhau. Khi học sinh đang </b>


làm một hoạt động, tôi đi quanh lớp và chỉ định học sinh/nhóm học sinh nêu câu trả lời cho mỗi
câu hỏi, và tự kiểm tra xem câu trả lời của các em đã đúng hay chưa, rồi cho các em một vài phút


để chuẩn bị. Việc đưa ra lời thơng báo trước và có thời gian chuẩn bị giúp học sinh tự tin hơn khi
đọc lên cho cả lớp câu trả lời của mình, và đồng thời các học sinh khác sẽ tập trung lắng nghe hơn.


 <b>Học sinh tự chỉ định nhau. Để thay đổi, giáo viên để học sinh thứ nhất sau khi trả lời câu hỏi số </b>


1 sẽ chỉ định một bạn trả lời câu hỏi thứ hai, và cứ như thế. Học sinh của tơi thích cách này, và
việc tỏ mị xem bạn nào sẽ được chỉ định tiếp theo làm học sinh chú ý lắng nghe hơn.


<b>Tổ chức hoạt động chữa bài giúp các em học được nhiều hơn Tự mình chữa bài giúp cho học sinh chủ</b>
động hơn trong quá trình học, khuyến khích sự độc lập của các em. Cả học sinh khá lẫn học sinh kém có
thể làm việc theo sức của mình, và cảm giác được làm chủ giai đoạn nhạy cảm này có thể tạo ra thái độ
tích cực với việc học. Dưới đây là một số cách giáo viên có thể làm:


 <b>Học sinh đi quanh lớp và quyết định cần chữa cái gì. Treo các đáp án lên các thẻ gắn trên </b>


tường hoặc đặt trên bàn. Học sinh sẽ đi đến nơi có thẻ mình cần chữa. Hoạt động này phù hợp với
những học sinh thích học theo kiểu vận động, và cho phép những học sinh kém tự tin hơn làm việc
theo đúng tốc độ của mình.


 <b>Học sinh viết đáp án lên bảng. Những học sinh làm xong trước có thể đảm nhiệm cơng việc này.</b>
 <b>Học sinh yêu cầu giáo viên đáp án của các câu mà các em cần. Với vai trò mới này, lúc đầu </b>


học sinh có thể cần một số gợi ý. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi “What’s the answer to….?”
trên bảng để giúp các em. Khi các em đã quen, việc làm này rất hiệu quả.


<b>Kết luận </b>


 Khi chữa câu trả lời trong lớp, tôi đảm bảo là đến cuối giai đoạn này, mỗi học sinh đểu nắm rõ đáp


án của câu hỏi là gì.



 Tơi khuyến khích học sinh chữa trước theo cặp, để tăng sự tự tin, cơ hội học hỏi với bạn, và được


tiếp xúc thêm với ngơn ngữ đích.


 Tơi khuyến khích học sinh lắng nghe nhau nói. Nếu học sinh đã được nghe đáp án do một bạn


cung cấp, nhưng vẫn trơng chờ vào giáo viên vì các em chưa nghe rõ, thì tơi sẽ bảo các em u
cầu bạn đó nói lại, chứ giáo viên khơng lặp lại đáp án đó.


 Tơi ln nhớ là câu trả lời sai có thể giúp tơi hiểu rõ hơn học sinh đã nắm vững bài học đến đâu.


Tôi luôn nhớ là câu trả lời của tôi hoặc trong sách có thể khơng chính xác (!) và có thể khơng phải
là câu trả lời đúng duy nhất.


 Tôi chọn nhiều cách chữa câu trả lời phù hợp với loại bài tập/hoạt động và tâm trạng của học sinh


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×