Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

ACID CITRIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.39 KB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỰC PHẨM Đề tài: ACID CITRIC ỨNG DỤNG TRONG HÓA THỰC PHẨM GVHD: Ths. Huỳnh Kim Liên. SVTH: mthung970.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nội dung 1. 2. 3. 4. 5. 6.. Giới thiệu acid ctric Tính chất của acid citric Sản xuất acid citric Vai trò trong hóa thực phẩm Định tính acid citric Định lượng acid citric.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. Giới thiệu acid ctric . Axít citric là một axít hữu cơ thuộc loại yếu và nó thường được tìm thấy trong các loại trái cây thuộc họ citrus (cam quít). Nó là chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và thường được thêm vào thức ăn và đồ uống để làm vị chua.. . Ở lĩnh vực hóa sinh thì axít citric đóng một vai trò trung gian vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất xảy ra trong các vật thể sống..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I.2. Cấu tạo, danh pháp Công thức phân tử: C6H8O7(dạng khan) C 6H8O7.H2O (monohydrat)  Công thức cấu tạo: . Tên theo IUPAC: 2-hydroxypropane-1,2,3tricarboxylic axit  Tên thông thường: axit chanh .

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Một vài chỉ số Mã số C.A.S : Dạng khan: 77-92-9 Dạng monohydrat: 5949-29-1  Mã INS: E330  ADI: không giới hạn  Khối lượng phân tử: Dạng khan: 192,13g/mol Dạng monohydrat:210,14g/mol .

<span class='text_page_counter'>(7)</span> I.3. Lịch sử tìm ra . Vào thế kỷ thứ 8, nhà giả kim thuật Jabir Ibn Hayyan người Iran đã phát hiện ra axít citric. Các học giả châu Âu thời trung cổ cũng đã biết về axít tự nhiên trong chanh, những kiến thức sơ bộ về axít này cũng đã được ghi nhận vào thế kỷ XIII.. . Axít Citric được nhà hóa học người Thụy Sĩ tách được vào năm 1784, ông đã kết tinh được axít citric từ nước chanh ép. Năm 1860 ngành công nghiệp nước ép trái cây của Ý đã đưa công trình sản xuất axít citric vào hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> I.3. Lịch sử tìm ra . Năm 1893 C. Wehmer đã phát hiện ra rằng nấm mốc (Penicillium) cũng có thể tạo nên axít citric từ đường.. . Vào năm 1917 nhà hóa học thực phẩm James Currie người Mỹ đã phát hiện ra rằng nấm mốc hình sợi (Aspergillus niger) có thể dùng để sản xuất axít citric rất hiệu quả. Hai năm sau tập đoàn dược phẩm Pfizer đã ứng dụng kỹ thuật này vào sản xuất axít citric theo qui mô công nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> II. Tính chất của acid citric  . Tính chất vật lý Tính chất hóa học.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> II.1. Tính chất vật lý Có dạng: tinh thể màu trắng  Có vị chua đặc trưng  Nhiệt độ nóng chảy: 153oC  Nhiệt độ sôi: 175oC (phân hủy)  Độ hòa tan trong nước: 133 g/100 ml (20°C)  Độ axít (pKa): pKa1=3,15, pKa2=4,77, pKa3=6,40 .

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II.1. Tính chất vật lý . Ở nhiệt độ phòng thì axít citric tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng dạng bột hoặc ở dạng khan hay là dạng monohydrat.. . Dạng khan thu được khi axít citric kết tinh trong nước nóng, trái lại dạng monohydrat lại kết tinh trong nước lạnh. Ở nhiệt độ trên 74oC dạng monohydrat sẽ chuyển sang dạng khan. Khi nhiệt độ trên 175oC thì nó phân hủy tạo thành CO2 và nước..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> II.2. Tính chất hóa học . Tính axít của axit citric là do ảnh hưởng của nhóm carboxyl -COOH, mỗi nhóm carboxyl có thể cho đi một proton để tạo thành ion citrat.. . Tính đệm của các citrat: Các muối citrat dùng làm dung dịch đệm rất tốt để hạn chế sự thay đổi pH của các dung dịch axít..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> II.2. Tính chất hóa học . Các ion citrat còn kết hợp với các ion kim loại để tạo thành muối , phổ biến nhất là muối canxi citrat dùng làm chất bảo quản và giữ vị cho thực phẩm.. . Bên cạnh đó ion citrat có thể kết hợp với các ion kim loại tạo thành các phức dùng làm chất bảo quản và làm mềm nước..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> III. Sản xuất acid citric . Kết tinh từ các loại quả thuộc chi citrus. Axít citric tồn tại trong một loạt các loại rau quả, chủ yếu là các loại quả của chi Citrus. Các loài chanh có hàm lượng cao axít citric; có thể tới 8% khối lượng khô trong quả của chúng. Hàm lượng của axít citric trong quả cam, chanh nằm trong khoảng từ 0,005 mol/l. Đối với các loài cam và bưởi chùm tới 0,030 mol/l. Các giá trị này cũng phụ thuộc vào các điều kiện môi trường gieo trồng..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> III. Sản xuất acid citric . Nuôi nấm sợi trên đường ăn. Trong kỹ thuật sản xuất này, các mẻ cấy nấm Aspergillus niger được nuôi trong môi trường chứa sucrozơ hay glucozơ để sinh ra axít citric. Nguồn đường là nước ngâm ngô cô đặc, nước rỉ đường, tinh bột ngô thủy phân hay các dung dịch đường rẻ tiền khác. Sau khi nấm được lọc ra khỏi dung dịch, axít citric được cô lập bằng kết tủa nó với vôi tôi (canxi hydroxit) để tạo ra muối citrat canxi, từ đó axít citric được sinh ra bằng xử lý muối này với axít sulfuric..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Rỉ đường. Dịch lên men. Tinh bột. Nguyên liệu khác Nấm mốc. Lên men Ca(OH)2 10%. Muối Citrat canxi H2SO4 Tách kết tủa Trung hoà Cô đặc Tinh chế Kết tinh Axit Citric. Sơ đồ sản xuất acid citric.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> IV. Vai trò trong hóa thực phẩm 1. 2. 3.. Tác dụng sinh lí lên cơ thể Ứng dụng trong hóa thực phẩm Các ứng dụng khác.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> IV.1. Tác dụng sinh lí lên cơ thể Trong hóa sinh học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình axít citric và vì thế xuất hiện trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật. Axít citric là một trong các hợp chất tham gia vào chuỗi phân giải các chất béo, protein và cacbohydrat thành điôxít cacbon và nước.  Nó cũng đóng vai trò của một chất chống ôxi hóa. .

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Một số tác dụng không mong muốn  Việc. tiếp xúc với axít citric khô hay đậm đặc có thể gây ra kích ứng da và mắt, tiếp xúc gần với mắt có thể gây bỏng và làm mất thị giác..  Đôi. khi hàm lượng quá cao axít citric có thể gây tổn hại cho tóc, do nó mở lớp cutin của tóc. Nó có thể làm mất các chất cần thiết cho tóc và làm tóc bị bạc màu..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> IV.2 Ứng dụng trong hóa thực phẩm  Sử. dụng như một chất bảo quản tự nhiên  Kiểm soát mức độ pH  Chất chống oxy hóa..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> IV.2 Ứng dụng trong hóa thực phẩm . Axit citric là một axit hữu cơ yếu, được sử dụng như một chất bảo quản tự nhiên và được bổ sung vào thức ăn, đồ uống vì vị chua của nó. Loại axit này cũng được sử dụng trong thực phẩm và đồ uống để kiểm soát mức độ pH (nhờ tính chất đệm của các citrat).. . Nó cũng được dùng để chống oxy hóa cho sản phẩm, và để ngăn chặn dầu ăn bị ôi..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> IV.2 Ứng dụng trong hóa thực phẩm . Trong vai trò của một phụ gia thực phẩm, nó được ký hiệu bằng một số E là E330. Axít citric được sử dụng như là chất tạo hương vị trong thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là các loại đồ uống nhẹ. Các muối citrat của các kim loại khác nhau được sử dụng để chuyển giao các khoáng chất nên các chất này có thể sử dụng được về mặt sinh học trong nhiều chất bổ sung dinh dưỡng..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> IV.3. Các ứng dụng khác  Citric. axít có khả năng tạo phức với nhiều kim loại, bằng cách phức hóa các kim loại trong nước cứng, các phức này cho phép các chất tẩy rửa tạo nhiều bọt hơn và tẩy sạch hơn mà không cần làm mềm nước trước.  Bên cạnh đó axít citric còn dùng để sản xuất các chất trao đổi ion dùng để làm mềm nước bằng cách tách ion kim loại ra khỏi phức citrat..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> IV.3. Các ứng dụng khác Axít citric được dùng trong công nghệ sinh học và công nghiệp dược phẩm để làm sạch ống dẫn thay vì phải dùng axít nitric có tính oxi hóa cao có thể làm hỏng dụng cụ.  Citric axít là một trong những hóa chất cần thiết cho quá trình tổng hợp Hexametylen triperoxit diamin (HMDT) là một chất dễ phát nổ giống Axeton peroxit, nhạy với nhiệt và ma sát.  Axít citric cũng được cho vào thành phần của kem để giữ các giọt chất béo tách biệt. Ngoài ra nó cũng được thêm vào nước ép chanh tươi. .

<span class='text_page_counter'>(26)</span> V. Định tính acid citric Độ tan: Dễ tan trong ethanol, rất tan trong nước, ít tan trong ether  Citrat: Phải có phản ứng đặc trưng của citrat (dễ tạo phức với một số ion kim loại).  Có thể chọn một trong các cách định tính sau: .

<span class='text_page_counter'>(27)</span> V. Định tính acid citric  A.. Hoà tan ít chế phẩm trong 10 ml nước, dung dịch thu được phải có pH nhỏ hơn 4. Thêm NaOH vào dung dịch để thu được muối natri citrat, đảm bảo môi trường trung tính hoặc hơi kiềm. Điều chế thuốc thử (TT) là hydroxit đồng Cu(OH)2 bằng cách cho CuSO4 vào dd NaOH. Sau đó cho dd natri citrat vào TT, nhận thấy hydroxit đồng bị hòa tan do tạo phức với citrat..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> V. Định tính acid citric . B. Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của acid citric monohydrat chuẩn (ĐC), đo sau khi mẫu thử và chuẩn được sấy ở 100 đến 105oC trong 24 giờ..

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

<span class='text_page_counter'>(30)</span> V. Định tính acid citric . C. Thêm khoảng 5 mg chế phẩm vào hỗn hợp gồm 1 ml anhydrid acetic (TT) và 3 ml pyridin (TT). Màu đỏ xuất hiện..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> V. Định tính acid citric  D.. Hoà tan 0,5 g chế phẩm trong 5 ml nước, trung hoà bằng dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) (khoảng 7 ml), thêm 10 ml dung dịch calci clorid (TT), đun sôi, kết tủa trắng được tạo thành..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> VI. Định lượng acid citric . Cân khoảng 2,5 g (chính xác đến mg) mẫu thử, cho vào một bình đã cân bì. Hòa tan trong 40 ml nước và chuẩn độ với dung dịch natri hydroxyd 1 N, dùng chỉ thị là dung dịch phenolphtalein (TS).. . Mỗi 1ml dung dịch NaOH 1 N tương đương với 64,04 mg C6H8O7..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> KẾT LUẬN . Acid citric có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực cũng như trong hóa thực phẩm.. . Nghiên cứu trong việc tinh chế và sản xuất nó sẽ giúp chúng ta có được một nguồn nguyên liệu dồi dào..

<span class='text_page_counter'>(34)</span>

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×