Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.95 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÌNH ĐẲNG (1 tiết) 1. Mục tiêu : Học xong bài này, HS có khả năng - Biết được các biểu hiện về bình đẳng - Biết cách thể hiện quyền bình đẳng ở nhà và ở trường - Đồng tình với các hành vi thể hiện quyền bình đẳng 2. Nội dung bài học : - Một biểu hiện của bình đẳng là không có sự phân biệt đối xử nào về quyền lợi và nghĩa vụ của HS trong một lớp học, trường học. - Sự bình đẳng thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Mọi người cần phải thực hiện và tôn trọng sự bình đẳng. - Bình đẳng là đòi hỏi, là nhu cầu của mọi HS, là điều kiện để các em đòan kết và tiến bộ. - Mọi người cần phải đồng tình, ủng hộ và phấn đấu cho sự bình đẳng. 3. Tài liệu, phương tiện : - Một số tranh, ảnh thể hiện sự bình đẳng và không bình đẳng : trẻ em khác màu da, sự giàu – nghèo, trẻ em bình thường – trẻ em khuyết tật, con trai – con gái (nếu có) - Giấy khổ to - Bút dạ - Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em 4. Hướng dẫn thực hiện : * Họat động 1 : Nhận xét tranh (ảnh) a) Mục tiêu : HS hiểu thế nào là bình đẳng và không bình đẳng qua tranh (ảnh) b) Cách tiến hành : - Gv đưa ra 3 bộ tranh (mỗi bộ có hai tranh giống nhau) Tranh 1 : Cảnh một em bé vừa đánh giầy trên đường phố vừa nhìn một số bạn HS đang tung tăng, vui vẻ đến trường học. Tranh 2 : Cảnh một lớp học có các em HS đủ các màu da đang cùng nhau học tập. Tranh 3 : Cảnh những tòa nhà lớn , những người sang trọng và dãy nhà ổ chuột lụp xụp với những nguời lao động lam lũ - GV chia lớp thành 4-6 nhóm, 2 nhóm nhận xét cùng một bức tranh về sự bình đẳng hoặc không bình đẳng - Các nhóm mô tả tranh và thảo luận, trình bày trên giấy to. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Các nhóm khác bổ sung. + Phương án khác : Nếu không sưu tầm được các tranh/ảnh trên. Gv có thể cho 3 nhóm HS sắm vai thể hiện 3 tình huống sau : Tình huống 1 : Một bạn nhỏ mồ côi sống lang thang bằng nghề đánh giày. Bạn vừa đánh giày cho khách vừa ngước mắt thèm thuồng nhìn một nhóm bạn khác tầm tuổi mình đang tung tăng cắp sách đến trường và thầm nói :”Giá như mình cũng được đi học …” Tình huống 2 : Lớp 2A đầu năm học mới ở một huyện miền núi. Giờ học đầu tiên, cô giáo đang hướng dẫn các bạn giới thiệu bản thân mình với mọi người; lớp có cả các bạn người Kinh và các dân tộc khác như Thái, Dao, Tày, Nùng … Tình huống 3 : Thảo và Nam là hai anh em ruột, Thảo học lớp 5, anh Thảo học lớp 6. Sang năm Thảo vào cấp 2, nhưng bố mẹ quyết định không cho Thảo đi học nữa với lý do “Thảo là con gái chỉ học hết cấp 1 là được rồi. Anh Nam con trai cần phải học lên cao hơn”. - Sau khi quan sát các cảnh sắm vai của 3 nhóm, Gv hỏi các erm : Em có nhận xét gì về các câu chuyện trên ? Tình huống nào thể hiện sự bình đẳng hoặc không bình đẳng ? c) Kết luận : * Nếu có sử dụng tranh - Tranh 1 : + Thể hiện sự không bình đẳng.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Khẳng định : Tấc cả trẻ en đều có quyên được đến trường để học tập, xã hội phải tạo điều kiện để các em được đi học. - Tranh 2 : + Thể hiện sự bình đẳng + Tất cả trẻ em, dù thuộc dân tộc, tôn giáo nào đều được cùng học tập, họat động trong cùng một mái trường. - Tranh 3 : + Thể hiện sự không bình đẳng + Người thì được sống trong điều kiện xa hoa với những tòa nhà sang trọng. Trong khi đó đa số những người lao động lại phải sống với những điều kiện thiếu thốn, trong những khu nhà lụp xụp, ổ chuột. * Nếu sử dụng tình huống sắm vai: - Một biểu hiện của bình đẳng là sự không phân biệt đối xử giữa người này với người khác, giữa nam và nữ, người giàu với người nghèo, về quyền lợi và nghĩa vụ của HS trong lớp học, trường học. * Hoạt động 2 : Động não a) Mục tiêu : HS trải nghiệm về sự bình đẳng và không bình đẳng b) Cách tiến hành : - Gv yêu cầu HS nêu các biểu hiện về bình đẳng và không bình đẳng ở nhà, ở trường và ngoài xã hội. - GV ghi lên bảng các ý kiến của HS, hướng dẫn các em xếp các ý kiến đó vào từng khu vực: ở nhà, ở trường, xã hội, phân tích các ý kiến, trên cơ sở đó làm cho các em nhận biết được các biểu hiện đa dạng về sự bình đẳng và không bình đẳng trong cuộc sống. c) Kết luận : - Sự bình đẳng và không bình đẳng luôn tồn tại ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống - Mọi người cần phải nhận biết được sự bình đẳng và không bình đẳng. * Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến a) Mục tiêu : HS bày tỏ, chia sẻ quan niệm về sự bình đẳng trong cuộc sống hàng ngày b) Cách tiến hành : - Gv lần lượt đưa ra các ý kiến quan niệm về sự bình đẳng. HS giơ thẻ bày tỏ ý kiến của mình ( Thẻ màu đỏ là đồng ý, màu xanh là không đồng ý, màu vàng là lưỡng lự) - Các ý kiến : 1. Tất cả trẻ em đều có quyền được đối xử như nhau 2. Người da màu không thông minh bằng người da trắng 3. Con trai giỏi hơn con gái 4. Người giàu, người nghèo đều được đối xử như nhau 5. Người khuyết tật không làm được gì cả, vì vậy không cần phải học hành. 6. Người lao động trí óc và người lao động chân tay đều được quý trọng như nhau. c) Kết luận : - Các ý 1,4,6 là đúng, các ý 2,3,5 là không đúng Kết luận chung : - Bình đẳng là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống - Mọi người sinh ra đều có quyền được đối xử bình đẳng - Sự bình đẳng cần phải được duy trì và phát triển nhằm tạo cơ hội cho mọi người tồn tại và phát triển.- Mỗi chúng ta cần phải đồng tình ủng hộ và phấn đấu cho sự bình đẳng, không đồng tình với các biểu hiện vi phạm quyền bình đẳng trong cuộc sống. 5. Hướng dẫn thực hành - Gv yêu cầu HS về nhà sưu tầm các câu chuyện về bình đẳng, không bình đẳng. - Vẽ, làm thơ, sáng tác tiểu phẩm có nội dung về bình đẳng, bất bình đẳng. 6. Tư liệu tham khảo : - Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em.
<span class='text_page_counter'>(3)</span>
<span class='text_page_counter'>(4)</span>