Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De cuong mon su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.6 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Lịch sử Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII II. Văn Hóa: - Nho giáo vận được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo, đạo giáo giữ được phục hồi. - Văn hóa truyền thống, lễ hội được duy trì; đoàn kết xóm làng, yêu quê hương đất nước. - Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) đến nước ta truyền đạo Thiên Chúa. - Hoạt động của đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị của các chúa TrịnhNguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền đạo. 2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ: - Cho đến thế kỉ XVII, tiếng việt đã rất phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây (trong đó có a-lếch-xăng đơ Rốt) đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng việt và sử dụng trong việc truyền đạo. - Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân và trở thành Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay. 3. Văn học và nghệ thuật dân gian: - Thế kỉ XVI – XVIII: văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh, nội dung viết về hạnh phúc cn người, tố cáo những bất công xã hội... Các nhà thơ Nôm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy từ,... - Thế kỉ XVIII,văn học dân gian phát triển: truyện Nôm dài(Phan Trần, Nhị độ Mai,...) , truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn - Nghệ thuật dân gian chủ yếu múa trên dây, múa đèn, điêu khắc... Nghệ thuật sân khấu như chèo tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển.. Bài 25: Phong trào Tây Sơn (tiếp theo) II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm: 1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn: - Tháng 9 năm 1773, quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn, địa bàn hoạt động rộng suốt từ Quảng nam đến Bình Thuận. - Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc. Chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn phải vượt biễn vào Gia Định. - Quân Tây Sơn ở thế bất lợi, Nguyễn Nhạc tạm hòa với quân trịnh để dồn sức đánh chúa Nguyễn. - Lần tiến quân, năm 1777 Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785) - Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, năm 1784 hơn 5 vạn quân thủy – bộ Xiêm kéo vào chiếm miền tây Gia Định (các tỉnh miền tây Nam Bộ) và gây ra nhiều tội ác với nhân dân - Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) để nhử quân địch. - Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước, Nguyễn Ánh thoát chết đến sang Xiêm lưu vong. Ý nghĩa:. - Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. - Phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới, trở thành phong trào quật khởi của dân tộc. IV. Tây Sơn đánh tan quân Thanh: 1. Quân Thanh xâm lược nước ta: - Lê Chiêu Thống sai người cầu cứu nhà Thanh. Cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh chia làm 4 đạo tiến vào nước ta. -Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm cho quân rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp – Biện Sơn đồng thời cho người về Phú Xuân cấp báo Nguyễn Huệ. - Tại Thăng long quân ra sức cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo. Lê Chiêu Thống tìm cách trả thù báo án rất tàn ngược khiến lòng người căm phẫn 2. Quang Trung đại phá quân Thanh (1789) - Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung) lập tức tiến quân ra Bắc, đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân. - Từ Tam Diệp, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến ra Bắc, Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn điền tiêu. - Mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi bỏ chạy tán loạn. Cùng lúc đó đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan vượt sông Nhị (sông Hồng) sang Gia Lâm - Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung cùng toàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào Thăng Long. 3. Nguyên nhân thắng lơi và ý nghĩa Lịch sử a. Nguyên nhân: - Ý chí đấu tranh chống áp bức, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân. - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là vị anh hùng vĩ đại. b. Ý nghĩa: - Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền móng cho việc thống nhất quốc gia. - Giải phóng đất nước, giữ vũng nền độc lập của tổ quốc, đập tan tham vong xâm lược nước ta của ác đế chế quân chủ phương Bắc..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bài 26: Quang Trung đại phá quân Thanh 1. Phục hồi kinh tế xây dựng văn hóa dân tộc: - Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. - Ra “chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó nộng nghiệp được phục hồi nhanh chóng. - Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần. - Ban bố “chiếu lập học”, các huyện xã được nhà nước khuyến khích mở trường học, dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức. 2. Chính sách quốc phòng và ngoại giao: - Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe dọa. + Phía Bắc: Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động ở biên giới. + Phía Nam: Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. - Tiếp tục thi hành chế độ quân địch. Tổ chức quân đội gồm : * Chính sách - Mền dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. -Đối với Nguyễn Ánh: quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần (16-9-1792), Quang Toản lên ngôi hoàng đế nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng. Sự ra đời của thương cảng cù Lao Phố 1. Đôi nét về cù lao Phố: - Cù lao Phố nay xã Hiệp Hòa – Biên Hòa, có các điều kiện tự nhiên thuận lợi nên các ngành nông nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp sớm phát triển. - Năm 1698 khi Nguyễn Hưu Cảnh vào kinh lược, cù lao Phố là xã Bình Hoành, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên. - Quá trình lập làng ở đây chia làm 3 giai đoạn. 2. Sự ra đời của thương cảng cù lao Phố: - Cù lao Phố là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nên nhóm người Hoa của Trần Thượng Xuyên sớm về đây định cư. - Cù lao Phố từng là nơi tập trung các ngành nghề thủ công nghiệp với các địa danh: chợ Chiếu, xóm Củi, rạch Lò Gốm... cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của cù lao Phố tạo tiền dề cho sự hình thành thương cảng lớn bậc nhất Nam Bộ thế kỉ XVIII (Nông Nai thế kỉ XVIII (Nông Nại đại phố). 3. Thương cảng cù lao Phố, một trung tâm thương mại và giao dịch với nước ngoài ở Nam Bộ: - Nguồn xuất khẩu chính là lúa gạo, gỗ quý, hàng công-lâm-hải sản, khoáng sản... - Nguồn hàng nhập khẩu: đồ sứ Trung Quốc, tơ lạu, thuốc Bắc... - Các tàu buôn thường đến phương tây, Nhật, Mã Lai, chủ yếu là Trung Hoa..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Sự phồn thịnh của thương cảng cù lao Phố kéo dài đến năm 1776 thì chấm dứt..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×