Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

NGAN HANG CAU HOI GDCD 8 KI UA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.1 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BIÊN SOẠN CÂU HỎI MÔN: GDCD LỚP 8 CHUẨN CẦN KIỂM TRA Chuẩn KT. Số tiết thực học. Chủ đề 1 Phần đạo đức. 8. Tổng số Số lượng câu hỏi theo các mức độ câu hỏi Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cần xây Thấp Cao dựng 40. 20. 10. 5. 5. Tiết 1 TÔN TRỌNG LẼ PHẢI 1. Em hiểu lẽ phải là gì? VD? 2. Tôn trọng lẽ phải là gì? 3. Nêu những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải? 4. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa gì? 5. Là HS em cần phải làm gì để rèn luyện mình trở thành người biết tôn trọng lẽ phải? ĐÁP ÁN 1. lẽ phải là: Lẽ phải: Điều đúng đắn phù hợp đạo lý và lợi ích chung. VD: Ủng hộ việc làm đúng đắn của các bạn. 2. Tôn trọng lẽ phải là Tôn trọng lẽ phải: + Công nhận, ủng hộ, tuân theo điều đúng + Điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực. + Không làm việc sai trái. 3. Những biểu hiện của tôn trọng: - Công nhận, ủng hộ việc đúng. - Đấu tranh chống việc làm sai trái. 4. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa: - ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội - Làm đẹp mối quan hệ XH. Góp phần thuucs đẩy XH ổn định và phát triển. 5. Là HS em cần phải rèn luyện mình trở thành người biết tôn trọng lẽ phải: - Làm theo điều đúng. - Phê phán việc làm sai trái, không vi phạm PL..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiết 2 LIÊM KHIẾT 1. Thế nào là liêm khiết? 2. Tìm một số biểu hiện của đức tính liêm khiết mà em biết? 3. Theo em sống liêm khiết có ý nghĩa gì? 4. Là học sinh em cần rèn luyện tính liêm khiết như thế nào? 5. Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ nói về tính liêm khiết. ĐÁP ÁN 3. Liêm khiết: Là phẩm chất đạo đức -> lối sống trong sạch. 4. Một số biểu hiện của đức tính liêm khiết: - Không ăn hối lộ. - Không tham nhũng. - Không móc ngoặc, làm ăn gian lận. 3. Liêm khiết có ý nghĩa: - sống thanh thản. - Mọi người quý mến. - Xã hội trong sạch, tốt đẹp. 4. Là học sinh em cần rèn luyện tính liêm khiết: - Rèn luyện bản thân sống liêm khiết. - Làm giàu bằng chính sức lao động của mình - Không tham ô, tham nhũng, hám danh lợi. - Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi thiêu liêm khiết. 5. Những câu tục ngữ, thành ngữ nói về tính liêm khiết. - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Thác trong còn hơn sống đục. Tiết 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC 1. Thế nào là tôn trọng người khác? 2. Nêu một số biểu hiện của người biết tôn trọng người khác? 3. Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? 4. Em cần làm gì để tôn trọng người khác? 5. Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đức ĐÁP ÁN 2. Tôn trọng người khác là: - Đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, lợi ích của người khác. - Thể hiện lối sống có văn hóa. 2. Một số biểu hiện của người biết tôn trọng người khác: - Tôn trọng người khác ở mọi nơi, mọi lúc - Trong cử chỉ, hành động, lời nói..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Tôn trọng người khác có ý nghĩa: Quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. 4. Những biểu hiện của em trong việc tôn trọng người khác - Cư xử đúng mực, chan hòa. - Tôn trọng nội quy, pháp luật - Tránh xúc phạm danh dự người khác. 5. Một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đức tính tôn trọng người khác: - Khôn ngoan ba chốn bốn bề Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai. - Làm người phải đắn phải đo Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu. - Làm người mà chẳng biết suy Đến khi nghĩ lại còn gì là thân. tính tôn trọng người khác? Tiết: 4 GIỮ CHỮ TÍN 1. Em hiểu thế nào là giữ chữ tín? Cho ví dụ. 2. Giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày? 3. Nêu cách rèn luyện giữ chữ tín? 4. Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về giữ chữ tín? 5. Tình huống: Hà đến rủ Lan đi dự sinh nhật bạn nhưng Lan không đi vì em hứa với mẹ đi đón em vào giờ đó. Em cần học tập bạn Lan như thế nào? ĐÁP ÁN 1. Giữ chữ tín: Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người với mình, biết trọng lời hứa. VD: Mượn đồ của người khác nhớ trả đúng hẹn. 2. Giữ chữ tín có ý nghĩa: - Giữ chữ tín được mọi người tín nhiệm, tin cậy. - Giúp mọi người đoàn kết, hợp tác. 3. Cách rèn luyện giữ chữ tín: - Làm tốt nhiệm vụ của mình. - Hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Giữ lời hứa, đúng hẹn. 4. Một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về giữ chữ tín: Ca dao:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín, kẻ cười người chê. - Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì quên cả mười - Nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê - Tin nhau buôn bán cùng nhau Thiệt hơn, hơn thiệt trước sau như lời Tục ngữ: - Uy tín quí hơn vàng, - khách hàng là thượng đế 5. Tình huống: Em cần học tập bạn Lan: Giữ lời hứa với mọi người. Tiết 5 PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT 1. Em hiểu thế nào là pháp luật? Nêu một số luật mà em biết? 2. Thế nào là kỷ luật ? Cho ví dụ? 3. Em hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và kỷ luật? 4. Pháp luật và kỷ luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày? 5. Học sinh phải làm gì để thực hiện pháp luật và kỷ luật? ĐÁP ÁN 1. Pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc , do nhà nước ban hànhđược nhà nước bảo đảm bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục,cưỡng chế. VD: kinh doanh phải nộp thuế, Luật an toàn giao thông ... 2. Kỷ luật là những quy định chung của cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm bảo đảm sự phối hợp hoạt động thống nhất chặt chẽ của mỗi người. VD: nôi quy của cơ quan., Nội quy của trường, lớp ... 3. Sự giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và kỷ luật: * Khác nhau - Pháp luật là những quy định chung,có tính bắt buộc do nhà nước ban hành. - Kỷ luật là quy ước , quy định của tập thể mọi người phải tuân theo. * Giống nhau Giúp mọi người có chuẩn mực chung, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, gia đình và xã hội phát triển. 4. Pháp luật và kỷ luật có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày: - Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhât hoạt động. - Bảo vệ quyền lợi cho nhiều người. - Tạo điều kiện cho cá nhân và tập thể phát triển theo một định hướng chung. 5. Học sinh phải làm thực hiện pháp luật và kỷ luật: - Thực hiện tốt nội quy của nhà trường. - Tuân theo pháp luật..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Tự kiềm chế bản thân - Làm việc có kế hoạch. - Lắng nghe ý kiến của mọi người.. Tiết 6 XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG LÀNH MẠNH 1. Em hãy cho biết tình bạn là gì? 2. Tình bạn trong sáng lành mạnh có đặc điểm gì? 3. Tình bạn trong sáng lành mạnh có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? 4. Em hãy giải thích vì sao có ý kiến cho rằng 5. Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tình bạn trong sáng lành mạnh ? ĐÁP ÁN 1. Tình bạn: Là tình cảm giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, có chung sở thích hoặc chung xu hướng hoạt động, có chung lí tưởng. 2. Đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh: - Phù hợp nhau về quan niệm sống - Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. - Chân thành tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. - Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau. 3. Tình bạn trong sáng lành mạnh có ý nghĩa trong cuộc sống: Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp hơn, tự tin yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện bản thân. 4. Giải thích: “không có tình bạn trong sáng lành mạnh gữa hai người khác giới” Lại có ý kiến khác “Tình bạn trong sáng lành mạnh chỉ có từ một phía” Cả 2 ý kiến trên đều không đúng vì: Tình bạn là tình cảm giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, có chung sở thích hoặc chung xu hướng hoạt động, có chung lí tưởng. 5. Một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tình bạn trong sáng lành mạnh:. Tiết 7 TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI DÂN TỘC KHÁC 1. Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? 2. Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác có ý nghĩa như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3. Chúng ta cần làm gì trong việc học hỏi và tôn trọng các dân tộc khác? 4. Chúng ta nên và không nên học hỏi những gì của dân tộc khác? 5. Em hãy cho biết vì sao Bác Hồ được coi là danh nhân văn hoá thế giới? ĐÁP ÁN 1. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác: - Tôn trọng chủ quyền, lợi ích, nền văn hóa của dân tộc khác. - Tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp về VHNT. - Thể hiện lòng tự hào dân tộc. 2. Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác có ý nghĩa: - Tạo điều kiện để kinh tế phát triển. - Góp phần cùng các nước trên thế giới xây dựng nền văn hóa chung của nhân loại. Tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh, xây dựng bản sắc dt. 3. Chúng ta cần trong việc học hỏi và tôn trọng các dân tộc khác: Tích cực học tập và nâng cao đời sống kinh tế của dân tộc Tiếp thu một cách có chọn lọc phù hợp với mọi đều kiện hoàn cảnh của dân tộc mình. 4. Chúng ta nên và không nên học hỏi của dân tộc khác: * Nên học hỏi: Thành tựu khoa học Trình độ quản lí Tiến bộ văn minh Văn hoá nghệ thuật * Không nên học hỏi: Văn hoá độc hại Chạy theo mốt Phá hoại truyền thống của dân tộc 5. Bác Hồ được coi là danh nhân văn hoá thế giới vì: - Bác đã học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của thế giới. - Thành công của Bác là bất hủ. Tiết 8 GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HOÁ Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 1. Em hiểu thế nào là cộng đồng dân cư? 2. Nêu những biểu hiện và biện pháp để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư? 3. Nêu ý nghĩa của xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư? 4. HS cần làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 5. Em hãy cho biết 2 việc làm đúng và 2 việc làm sai mà gia đình em đã làm trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Em sẽ thể hiện thái độ như thế nào đối với những việc làm sai trái đó? ĐÁP ÁN 1. Cộng đồng dân cư là: Cộng đồng dân cư là toàn thể những người sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gắn bó một khối, giữa họ có sự liên kết và hơp tác với nhau cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung. 2. Những biểu hiện và biện pháp để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư: * Biểu hiện: - Giữ gìn trật tự an ninh. - Vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường. - Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng. * Biện pháp: - Bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, chống mê tín dị đoan. - Phòng chống tệ nạn XH. 3. Ý nghĩa của xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư: - Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc. - Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. 4. HS cần có những việc làm để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư: - tham gia hoạt động vừa sức như vệ sinh đường làng... - Quan tâm giúp đỡ mọi người. - Tránh xa tệ nạn xã hội. - Đoàn kết tương trợ. - Xây dựng nếp sống văn minh. 5. Hai việc làm đúng và 2 việc làm sai mà gia đình em đã làm trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: Những việc làm đúng và sai trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. * Việc làm đúng: (1 điểm) - Tổng vệ sinh vào ngày chủ nhật và các ngày lễ lớn. - Giữ gìn vệ sinh chung - Bài trừ mê tín dị đoan - Phòng, chống tệ nạn xã hội. * Việc làm sai: (1điểm) - Vứt rác bừa bãi -Tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan... * Em sẽ thể hiện thái độ như thế nào đối với những việc làm sai trái đó. Em sẽ phản đối những việc làm sai trái..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×